Qua nhiều năm thực hiện đổi mới nền kinh tế đát nước đã bước sang một trang khác đặc biệt là khi Việt Nam tham gia WTO tham gia vào quá trình thương mại quốc tế , mọi doanh nghiệp trong nước dều bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thế giới vừa nhiều cơ hội song cũng lắm thách thức . NHTM cũng vậy không chỉ tham vào mà còn nắm giữ vai trò hết sức quan trọng cho nền kinh tế, ngân hàng thương mại đảm bảo dòng vốn của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của nền kinh tế đang phát triển như nước ta
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng 3/2007, vị thế dẫn đầu của AGRIBANK vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. AGRIBANK hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên.
Qua quá trình thực tập tại ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ TN cũng như tìm hiêu hệ thống ngân hàng nông nghiêp em đã thu được một số kiến thức thực tế về tín dụng ngân hàng. Với những điều kiện nêu trên nên em đã chọn đề tài “ Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ TN giai đoạn 2004-2007
Đề tài gồm hai chương chính:
Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng
Chương II: Vận dụng các phương pháp thống kê vào phân tích hoạt động cho vay của Ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ TN giai đoạn 2004-2007
Do thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài của em không tránh khỏi nhiều sai sót. Em mong được sự đánh giá và góp ý của các thầy cô giáo để cho đề tài của em hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cám ơn TS. Bùi Đức Triệu đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập cũng như giúp em hoàn thành tốt đề tài đã chọn!
60 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ TN giai đoạn 2004-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Qua nhiều năm thực hiện đổi mới nền kinh tế đát nước đã bước sang một trang khác đặc biệt là khi Việt Nam tham gia WTO tham gia vào quá trình thương mại quốc tế , mọi doanh nghiệp trong nước dều bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thế giới vừa nhiều cơ hội song cũng lắm thách thức . NHTM cũng vậy không chỉ tham vào mà còn nắm giữ vai trò hết sức quan trọng cho nền kinh tế, ngân hàng thương mại đảm bảo dòng vốn của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của nền kinh tế đang phát triển như nước ta
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng 3/2007, vị thế dẫn đầu của AGRIBANK vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. AGRIBANK hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên.
Qua quá trình thực tập tại ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ TN cũng như tìm hiêu hệ thống ngân hàng nông nghiêp em đã thu được một số kiến thức thực tế về tín dụng ngân hàng. Với những điều kiện nêu trên nên em đã chọn đề tài “ Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ TN giai đoạn 2004-2007
Đề tài gồm hai chương chính:
Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng
Chương II: Vận dụng các phương pháp thống kê vào phân tích hoạt động cho vay của Ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ TN giai đoạn 2004-2007
Do thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài của em không tránh khỏi nhiều sai sót. Em mong được sự đánh giá và góp ý của các thầy cô giáo để cho đề tài của em hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cám ơn TS. Bùi Đức Triệu đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập cũng như giúp em hoàn thành tốt đề tài đã chọn!
Chương I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG NN&PTNT ĐỒNG HỶ TN
I Khái niệm về NHTM
1.Khái niệm:
Ngân hàng bắt nguồn từ một công việc rất đơn giản là giữ các đồ vật quý cho những người sở hữu nó tránh mất mát, đổi lại người chủ sở hữu phải trả cho người cầm giữ hộ một khoản tiền công. Khi xã hội phát triển, thương mại phát triển, nhu cầu về tiềnngày càng lớn thì ngân hàng trở thành nơi giữ tiền cho những người có tiền và cung cấp tiền cho những người cần tiền
Ngân hàng thương mại : NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên của nó là nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay làm nghiệp vụ chiết khấu và phương tiện thanh toán
Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng vay tiền của người gửi và cho các công ty và cá nhân vay lại. Tiền huy động được của người gửi gọi là tài sản “nợ” của ngân hàng. Tiền cho công ty và cá nhân vay lại cũng như tiền gửi ở các ngân hàng khác và số trái phiếu ngân hàng sở hữu gọi là tài sản “có” của ngân hàng. Phần chênh lệch giữa số tiền huy động được và số tiền đem cho vay, gửi ngân hàng và mua trái phiếu gọi là vốn tự có của ngân hàng thương mại. Phần tài sản có tính thanh khoản được giữ để đề phòng trường hợp tiền gửi vào ngân hàng bị rút ra đột ngột gọi là tỷ lệ dự trữ của ngân hàng. Toàn bộ số vốn của ngân hàng được chia làm hai loại: vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Vốn cấp 1, còn gọi là vốn nòng cốt, về cơ bản bao gồm vốn điều lệ cộng với lợi nhuận không chia cộng với các quỹ dự trữ được lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của tổ chức tín dụng như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển. Vốn cấp 2 về cơ bản bao gồm: (i) phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản của tổ chức tín dụng (ii) nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài (bao gồm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một số công cụ nợ thứ cấp nhất định) và (iii) dự phòng chung cho rủi ro tín dụng.
Ngân hàng thương mại, bao gồm các loại hình ngân hàng thương mại quốc doanh; ngân hàng thương mại cổ phần; ngân hàng thương mại liên doanh; và chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài, được huy động vốn ngắn hạn, dài hạn để cho vay ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn và cung cấp các dịch thanh toán và dịch vụ tài chính khác
2. Các chức năng của ngân hàng thương mại (NHTM)
2.1. Ngân hàng thương mại là trung gian tín dụng
Đây là chức năng đặc trưng của ngân hàng thương mại, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Thực hiện chức năng này, NHTM đã huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cơ quan, đoàn thể, tiền tiết kiệm của dân cư,…và sử dụng cho vay nguồn vốn này để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.
Khi thực hiện chức năng làm trung gian tín dụng, NHTM đã tiến hành điều hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp.
2.2. NHTM làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán
NHTM với tư cách là thủ quỹ của các doanh nghiệp đã tạo điều kiện để ngân hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán theo sự uỷ nhiệm của khách hàng. Trong quá trình thanh toán ngân hàng đã sử dụng giấy bạc ngân hàng thay cho vàng, sau đó sử dụng các công cụ lưu thông tín dụng thay cho giấy bạc ngân hàng (séc, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán,…).
Khi khách hàng gởi tiền vào trong ngân hàng, họ sẽ được ngân hàng đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng, tiện lợi, nhất là đối với các khoản thanh toán có giá trị lớn, cùng khắp địa phương, mà nếu tự khách hàng thực hiện sẽ tốn kém và khó khăn, vì thế đã tiết kiệm được cho xã hội rất nhiều về chi phí lưu thông.
2.3. NHTM cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ ngân hàng có điều kiện thuận lợi về kho qũy, thông tin quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp, nên có thể thực hiện thêm một số dịch vụ khác kèm theo như: tư vấn tài chính, đầu tư, giữ hội giấy tờ, chứng khoám, làm đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp,… để được hưởng hoa hồng, sẽ vừa tiết kiệm được chi phí, vừa đạt hiệu quả cao.
2.4 NHTM “tạo ra tiền”
Quá trình tạo ra tiền của ngân hàng thương mại được thực hiện nhờ vào hoạt động tín dụng và nhờ vào việc các ngân hàng thương mại hoạt động trong cùng một hệ thống. Tiền ở đây chính là bút tệ. Bút tệ chỉ được tạo ra thông qua hoạt động tín dụng giữa các ngân hàng
3. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại:
3.1. Nghiệp vụ tạo vốn:
Là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, nằm bên Nguồn vốn trên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại. Các nguồn vốn của ngân hàng bao gồm:
- Vốn tự có và quỹ ngân hàng: Vốn tự có là vốn điều lệ của ngân hàng, khi mới thành lập, mức vốn này phải lớn hơn mức vốn tối thiểu (vốn pháp định) do NN qui định. Quỹ ngân hàng là các quỹ được trích lập từ lợi nhuận ròng của ngân hàng. Ngoài các quỹ được thành lập từ lợi nhuận thì ngân hàng còn có những quỹ khác như: quỹ khấu hao tài sản cố định, quỹ khấu hao sữa chữa lớn
- Tiền gởi của khách hàng: Trước đây, người ta đem tiền, vàng vào ngân hàng gởi nhờ bảo quản dùm và yêu cầu phải được hoàn trả đủ và đúng những gì đã gởi vào. Về sau, họ không đòi hỏi phải được hoàn trả đúng nữa (chỉ cần đủ) và thời hạn gởi dài hơn, nên ngân hàng có thể đem lượng tiền, vàng gởi này đem cho vay để kiếm lời; những người gởi tiền bây giờ không những không phải trả tiền thuê giữ tiền mà còn được trả lãi từ số tiền gởi đó. Trong tổng nguồn vốn hoạt động, vốn tiền gởi là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng, nó chiểm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM.
- Nguồn vốn đi vay:
+ Vốn vay bằng hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gởi,… nhằm bổ sung nguồn vốn hoạt động của ngân hàng khi vốn tự có và vốn tiền gởi chưa đáp ứng đủ yêu cầu kinh doanh. + Vốn vay của NHNN: khi NHNN cho vay, nhận chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá của NHTM.
+ Vay các NHTM và các tổ chức tín dụng khác: nhằm giải quyết vấn đề thiếu khả năng thanh toán tiền mặt tạm thời.
+ Vốn vay của các ngân hàng nước ngoài
- Nguồn vốn tiếp nhận: đây là những nguồn vốn mà NHTM được các tổ chức trong và ngoài nước, ngân sách NN uỷ thác cho vay trung trung và dài hạn thuộc kế hoạch xây dựng cơ bản, các chương trình và các dự án có mục tiêu định hướng trước trong sản xuất kinh doanh.
- Các nguồn vốn khác: các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng như: làm đại lý, dịch vụ thanh toán, làm trung gian thanh toán,….
3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn:
Là nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn đã hình thành của ngân hàng, chúng thuộc bên Tài sản của bảng tổng kết tài sản của NHTM. Bao gồm:
- Thiết lập dự trữ: dự trữ nhằm duy trì khả năng thanh toán thường xuyên của khách hàng và bản thân ngân hàng. Trong nghiệp vụ này ngân hàng phải duy trì các khoản sau:
+ Tiền mặt tại quỹ: ngân hàng phải để tại quỹ của mình một số tiền theo một tỷ lệ nhất định trên tiền gởi của khách hàng đế đáp ứng nhu cầu thanh toán hoặc rút tiền mặt của khách hàng.
+ Tiền gởi tại NHNN: bao gồm 2 phần:
• Phần dự trữ bắt buộc theo qui định của NHNN để bảo đảm hoàn trả tiền gởi của khách hàng khi ngân hàng bị phá sản. NHTW thực thi chính sách giới hạn khối lượng tiền lưu hành trong thời kỳ lạm phát hoặc tăng thêm khối lượng tiền vào lưu thông, mở rộng mức cho vay của NHTM. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc hiện nay qui định từ 0 – 15%
• Phần còn lại dùng để giao hoán séc và thanh toán nợ với các tổ chức tín dụng và NHTM khác.
+ Tiền gởi của NHTM tại các tổ chức tín dụng và các NHTM khác: đế đáp ứng nhu cầu thanh toán, chuyển tiền khác địa phương của khách hàng
+ Tiền đầu tư vào các chứng phiếu có giá
.
- Nghiệp vụ tín dụng: nghiệp vụ này của NHTM sử dụng phần lớn nguồn vốn hoạt động của NH. Nghiệp vụ tín dụng bao gồm:
+ Chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá khác: đây là việc ngân hàng sẽ mua lại những thương phiếu còn trong thời hạn của khách hàng.
+ Nghiệp vụ tín dụng thế chấp: đây là hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản thế chấp của khách hàng.
+ Nghiệp vụ tín dụng ứng trước vào tài khoản: đây là thể thức cấp tín dụng mà ngân hàng đồng ý cho khách hàng sử dụng một mức tín dụng nhất định trong một khoản thời gian nhất định. Được thực hiện dưới 2 hình thức: chuyển tất cả khoản vay vào tài khoản vãng lai của khách hàng, hoặc khách hàng sử dụng dần khoản vay bằng hình thức phát hành séc hoặc các công cụ thanh toán khác ngay trên tài khoản vãng lai.
Nghiệp vụ tín dụng thuê mua và tín dụng đầu tư:
Tín dụng thuê mua: là hình thức ngân hàng mua tài sản để cho thuê đối với người có nhu cầu sử dụng. Hết thời hạn của hợp đồng, người thuê
có thể gia hạn thuê tiếp hoặc có thể mua lại theo giá thoả thuận với ngân hàng.
Tín dụng đầu tư: thực chất đây là những khoản vay trung và dài hạn, ngân hàng tài trợ cho các doanh nghiệp, các dự án xây dựng cơ bản mới, cải tạo và mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh,…
- Nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng: đây là hình thức cho vay để mua hàng tiêu dùng.
- Nghiệp vụ đầu tư: trong nghiệp vụ này, ngân hàng thực hiện kinh doanh kiếm lãi như các doanh nghiệp như:
+ Đầu tư chứng khoán
+ Hùn vốn liên doanh.
Theo qui định, NHTM chỉ được phép sử dụng nguồn vốn tự có để thực hiện nghiệp vụ đầu tư.
3.3. Nghiệp vụ trung gian – nghiệp vụ kinh doanh:
Đây là những nghiệp vụ mà NHTM thực hiện theo sự uỷ nhiệm của khách hàng được hưởng hoa hồng như:
- Chuyển tiền.
- Thu hộ: ngân hàng đứng ra thay mặt ngân hàng để thu các khoản kỳ phiếu đến hạn, chứng khoán, tiền bán hàng hoá,….
- Uỷ thác: là nghiệp vụ ngân hàng thực hiện theo sự uỷ thác của khách hàng để quản lý hộ tài sản, chuyển gia tài, bảo quản chứng khoán, vật có giá trị, thực hiện thanh lý tài sản của các doanh nghiệp bị phá sản.
- Mua bán hộ: theo sự uỷ nhiệm, ngân hàng đứng ra phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho công ty, cho Nhà nước, hoặc mua ngoại tệ, đá quý,… cho khách hàng.
- Kinh doanh vàng, bạc đá quý để kiếm lời.
- Làm tư vấn về tiền tệ, tài chính như: cung cấp thông tin, hướng dẫn chính sách tài chính tiền tệ, thương mại, lập dự án đầu tư tín dụng, uỷ thác đầu tư
4.Vai trò của ngân hàng thương mại với nền KTQD
Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng thương mại thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn non yếu.
Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi xuất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của ngân hàng thương mại.. Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội.
II. Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại
1.khái niệm tín dụng
Trong quan hệ tài chính,tín dụng có thể hiểu theo các nghĩa sau đây:
Trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay
Trong quan hệ tài chính cụ thể,tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể
Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp cho khách hàng
Trong một số ngữ cảnh cụ thể thuật ngữ tín dụng đồng nghĩa với thuật ngữ cho vay
Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu:
Tín dụng là một giao dịch về tài sản(tiền hoặc hàng hóa ) giữa bên cho vay ( ngân hàng và các định chế tài chính khác )và bên đi vay ( cá nhân , doanh nghiệp và các chủ thể khác ), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán
Đặc trưng của tín dụng :
Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàn bao gồm hai hình thức là cho vay và cho thuê
Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả , vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở đẻ tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn
Gía trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay
Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện
2 Các loại tín dụng ngân hàng
2.1 Theo mục đích cho vay: dựa vào căn cứ này cho vay được chia ra làm các loại sau
- Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản như nhà ở , đất đai
- Cho vay công nghiệp và thương mại là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưa động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này
- Cho vay các định chế tài chính bao gồm cấp tính dụng cho các ngân hàng , công ty tài chính ,công ty cho thuê tài chính…
Cho vay cá nhân là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống
- Cho thuê : cho thuê của các định chế tài chính bao gồm hai loại cho thuê vận hành và cho thuê tài chính
2.2 Theo thời hạn cho vay
Theo căn cứ này cho vay được chia làm 3 loại :
Cho vay ngắn hạn : là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưuđộng của các doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn của cá nhân
Cho vay trung hạn :
Theo quy định của ngân hàng nhà nước VN cho vay trung hạn có thời gian từ 12 tháng đến 5 năm
Tín dụng trung hạn được sử dụng chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định , cải tiến hoạc đổi mới thiết bị công nghệ ..mở rộng sản xuất kinh doanh
Cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập
Cho vay dài hạn : cho vay dài hạn là cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20-30 năm cá biệt có thể còn dài hơn
Đây là loại tín dụng được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như nhà ở , cầu đường …
2.3 Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
Theo căn cứ này , cho vay được chia làm hai loại
Cho vay không đảm bảo : là loại cho vay không có tài sản thế chấp cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba
Theo phương pháp cho vay này việc cho vay chỉ dựa vào uy tín bản thân khách hàng, với khách hàng tốt khả năng tài chính lành mạnh, trung thực trong kinh doanh ngân hàng có thể cấp tín dụng .dựa vào uy tín của bản thân khác hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung
Cho vay có bảo đảm là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo như thế chấp hoặc cầm cố , hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba
Điều kiện : có tín nhiệm với tổ chức tín dụng cho vay trong việc sử dung vốn vay và trả nợ đầy đủ
Có dự án đầu tư , hoặc phương án sản xuất kinh doanh , dịch vụ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật
Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ
Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nếu sử dụng vốn vay không cam kết trong hợp đồng tín dụng
Tổng mức vay không bảo đảm và điều kiện cho vay không đảm bảo do NNNN quy định
2.4 Theo phương pháp hoàn trả
Dựa vào phương pháp này cho vay của NHTM được chia làm hai loại :
Cho vay có thời hạn là loại cho vay có thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thể theo hợp đồng :
Cho vay chỉ có kỳ hạn một lần : là loại cho vay thanh toán một lần theo thời hạn đã thỏa thuận
Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ còn gọi là cho vay trả góp là loại vay mà khách hàng phải trả vốn gốc theo định kỳ
Cho vay hoàn trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà việc trả nợ phụ thuộc vào khả năng tài chính của người đi vay , hoặc cho vay này được áp dụng theo kỹ thuật thấu chi
Cho vay không có kỳ hạn cụ thể : đối với loại cho vay không có thời hạn cụ thể thì ngân hàng có thể yêu cầu hoặc người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào , nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý
2.5 Theo xuất xứ tín dụng
Dựa vào căn cứ này cho vay chia làm hai loại
Cho vay trực tiếp : ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu , đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng
Cho vay gián tiếp : là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán
III. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ
Chỉ tiêu thống kê là những con số chỉ mặt lượng gắn liền với mặt chất của hiện tượng số lớn trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể
Chỉ tiêu thống kê thường mang tính tổng hợp biểu hiện mặt lượng của nhiều đơn vị , hiện tượng cá biệt . do đó phản ánh những mối quan hệ chcung của tất cả đơn vị tổng thể
Hệ thống chỉ tiêu cho vay
Nhóm chỉ tiêu huy động nguồn vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng , là cở sở để ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ của mình
Phân tích hoạt động huy động huy vốn của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ theo :
Tổng nguồn vốn huy động : Là toàn bộ số tiền mà ngân hàng đã huy động được thông qua việc nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế cá nhân trong xã hội, phát hành chứng chỉ tiền gửi trái phiếu giấy tờ có giá hay đi vay của các tổ chức tín dụng trong kỳ
Cơ cấu nguồn vốn huy động : NN&PTNT Đồng Hỷ thực hiện công tác huy động nguồn vốn theo :
Theo thành phần kinh tế : đối tượng huy động được chia ra thành các doanh nghiệp và cá nhân có tiền gửi tại ngân hàng
Chỉ tiêu này giúp ngân hàng xác định được đối tượng khách hàng nào đống góp nguồn vốn nhiều nhất cho ngân hàng từ đó có các biên pháp cụ thể thúc đảy nguồn vốn huy động được
- Theo thời gian huy động : NN&PTNT Đồng Hỷ phân loại tiền gửi thành 3 thời kì khác nhau : tiền gửi không kì hạn , tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng , tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng
Việc phân loại vốn huy động được theo thời gian giúp ngân hàng xác định được chính xác số vốn