Chuyên ngành kinh tế môi trường tuy là một chuyên ngành còn mới đối với Việt Nam nhưng hiện nay nó đã thể hiện là một phần không thể thiếu đối với ngành kinh tế. Ngày nay bộ môn này không chỉ có ảnh hưởng một vài quốc gia mà có ảnh hưởng tới cả một hệ thống các quốc gia trên thế giới. Tôi rất tự hào khi bản thân được học về ngành kinh tế quản lý môi trường, trong quá trình học tập tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm học tập từ thầy cô, bạn bè.
Để tiếp thu các kiến thức từ chuyên ngành ngoài những kiến thức trong sách vở, còn có các kiến thức đúc rút từ kinh nghiệm thực tế mà các thầy cô giáo đã truyền đạt trong quá trình giảng dạy. Trong quá trình học tập tôi cũng tiếp thu được các kiến thức, kinh nghiệm từ những lần đi thực tế đến cơ sở mà nhà trường và khoa tổ chức. Ngoài ra trong thời gian đi thực tập tại công ty Kỹ Nghệ Môi Trường Việt Nam tôi cũng được tham gia một số công việc tại công ty nên đã có cơ hội tìm hiểu công việc, từ đó được tiếp xúc trực tiếp với công việc thực tế áp dụng những kiến thức đã học trong quá trình học tập tại trường.
Sau quá trình học tập tôi làm chuyên đề này, tôi thực sự nghiêm túc học tập và nghiên cứu vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện chuyên đề này. Tôi cảm ơn Tiến sĩ Lê Hà Thanh đã hướng dẫn đóng góp ý kiến cho tôi thực hiện chuyên đề này.
64 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2191 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xác định mức sẵn lòng chi trả đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường. Trường hợp đánh giá mức độ chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm túi thân thiện với môi trường. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Xác định mức sẵn lòng chi trả đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường. Trường hợp đánh giá mức độ chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm túi thân thiện với môi trường. Thực trạng và giải pháp.
Họ và tên sinh viên: Hà Thương Thương
Chuyên ngành: Kinh tế và quản lý môi trường
Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường
Khoá: 47
Hệ: Chính quy
Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Lê Hà Thanh
HÀ NỘI, NĂM 2009
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
CVM: phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
HPM: phương pháp chi phí hưởng thụ
TCM: phương pháp chi phí du lịch
WTP: sẵn lòng chi trả
WTA: sẵn lòng chấp nhận
Trang
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ
Bảng 2.1.2: bảng khảo sát 100 khách hàng về mức………………………32
độ sử dụng túi ni lông tại một số siêu thị lớn trên địa
bàn thành phố Hà Nội
Bảng 3.2: kết quả hồi quy WTP theo các biến độc ……………………....40
lập (E, I, A)
hình 1.1: một số hình ảnh túi sinh thái……………………………………12
Hình 2.1.1: hình ảnh của một người đi siêu thị…………………………...27
Hình 2.1.2.1: biểu đồ thể hiện khu vực phát sinh túi …………………….31
ni lông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.1.2.2: biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng túi ni…………………….32
lông tại một số siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trang
MỞ ĐẦU …………………………………………………………6
Chương 1-Tổng quan về các sản phẩm thân thiện với……………….10
môi trường và các phương pháp định giá sản phẩm
1.1. Tổng quan về các sản phẩm thân thiện với môi trường…………….10
1.2. Các phương pháp định giá sản phẩm……………………………….15
1.2.1. Phương pháp không sử dụng đường cầu………………………….15
1.2.2. Phương pháp sử dụng đường cầu…………………………………21
Chương 2-Thực trạng sử dụng túi thân thiện với môi……………….25
trường tại siêu thị Metro
2.1. Giới thiệu về hệ thống siêu thị Metro……………………………….25
2.1.1. Trên thế giới………………………………………………………25
2.1.2. Tại Việt Nam……………………………………………………...29
2.2. Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng túi thân thiện với ……………...34
môi trường tại siêu thị Metro trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.1. Thuận lợi …………………………………………………………34
2.2.2. Khó khăn………………………………………………………….36
Chương 3-Xác định mức sẵn lòng chi trả (WTP) cho túi …………...37
thân thiện với môi trường tại siêu thị Metro thuộc huyện
Từ Liêm, thành phố Hà Nội
3.1. Phương pháp đánh giá………………………………………………37
3.1.1. Thiết lập bảng hỏi (bảng hỏi được đưa ra trong phần phụ lục)…...37
3.1.2. Đối tượng điều tra………………………………………………...38
3.1.3. Tiến hành điều tra………………………………………………....38
3.2. Xử lý số liệu điều tra………………………………………………...40
3.3. Tổng hợp và giải thích kết quả……………………………………....42
3.4. Giải pháp…………………………………………………………….42
3.4.1. Xây dựng chính sách phù hợp…………………………………...44
3.4.2. Hỗ trợ về tài chính……………………………………………….44
3.4.3. Công nghệ sản xuất túi…………………………………………..45
3.4.4. Quảng bá hình ảnh túi thân thiện với môi trường……………….47
tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân
3.4.5. Mở rộng hợp tác quốc tế…………………………………………49
3.5. Kiến nghị…………………………………………………………...50
3.5.1. Kiến nghị đối với nhà nước và cấp quản lý……………………...50
3.5.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp………………………………….53
3.5.3. Kiến nghị đối với người tiêu dùng……………………………….57
KẾT LUẬN…………………………………………………………….59
MỞ ĐẦU
♠
Chuyên ngành kinh tế môi trường tuy là một chuyên ngành còn mới đối với Việt Nam nhưng hiện nay nó đã thể hiện là một phần không thể thiếu đối với ngành kinh tế. Ngày nay bộ môn này không chỉ có ảnh hưởng một vài quốc gia mà có ảnh hưởng tới cả một hệ thống các quốc gia trên thế giới. Tôi rất tự hào khi bản thân được học về ngành kinh tế quản lý môi trường, trong quá trình học tập tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm học tập từ thầy cô, bạn bè.
Để tiếp thu các kiến thức từ chuyên ngành ngoài những kiến thức trong sách vở, còn có các kiến thức đúc rút từ kinh nghiệm thực tế mà các thầy cô giáo đã truyền đạt trong quá trình giảng dạy. Trong quá trình học tập tôi cũng tiếp thu được các kiến thức, kinh nghiệm từ những lần đi thực tế đến cơ sở mà nhà trường và khoa tổ chức. Ngoài ra trong thời gian đi thực tập tại công ty Kỹ Nghệ Môi Trường Việt Nam tôi cũng được tham gia một số công việc tại công ty nên đã có cơ hội tìm hiểu công việc, từ đó được tiếp xúc trực tiếp với công việc thực tế áp dụng những kiến thức đã học trong quá trình học tập tại trường.
Sau quá trình học tập tôi làm chuyên đề này, tôi thực sự nghiêm túc học tập và nghiên cứu vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện chuyên đề này. Tôi cảm ơn Tiến sĩ Lê Hà Thanh đã hướng dẫn đóng góp ý kiến cho tôi thực hiện chuyên đề này.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tác hại của túi ni lông
Giả sử mỗi ngày mỗi người Việt Nam sử dụng 1 túi ni lông/1 ngày nghĩa là một ngày có 86 triệu túi ni lông được sử dụng. Mỗi năm có 31,4 tỉ túi ni lông được sử dụng, có khối lượng tương đương với 1 triệu tấn nhựa. Tuy ở nước ta chưa có thống kê cụ thể nhưng con số trên đã cho thấy số lượng túi ni lông và tác động đến môi trường ngày một tăng. Như trên đã nêu lên thực trạng do các đặc tính thuận lợi mà túi ni lông mang lại nhưng bên cạnh đó lại để lại hậu quả đó là sự ô nhiễm môi trường và từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
Sự phát triển của các siêu thị
Do tình hình kinh tế ngày càng tăng nhu cầu của con người càng đòi hỏi cao hơn đặc biệt là trong những năm gần đây và chính điều này làm cho một loạt các hệ thống siêu thị ra đời buôn bán các loại hàng hoá rất phong phú và đa dạng. Do đó khách hàng đến với siêu thị ngày một tăng. Sự phát triển siêu thị là tất yếu, các siêu thị đã phát triển ở các nước phát triển như Pháp từ những năm 1930 và là hình thức bán lẻ được ưa chuộng và không thể thiếu ở những nước này. Tuy siêu thị mới chỉ phát triển ở các nước Châu Á như Thái Lan, Trung Quốc trong vòng 20 năm trở lại đây nhưng siêu thị đã chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động thương mại. Tại Việt Nam những năm gần đây hệ thống bán lẻ càng ngày càng tăng do nhu cầu của khách hàng. Tốc độ bán lẻ bình quân của thị trường Việt Nam là 15-20%/năm doanh số đặt khoảng 270 ngàn tỷ đồng sấp xỉ 18 tỷ USD. Các siêu thị tập chung chủ yếu là ở các thành phố lớn nơi mà có thu nhập cao, dân số đông như các thành phố lớn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…Riêng thành phố Hồ Chí Minh theo thống kê năm 2005 có 81 siêu thị các loại trong đó có 41 siêu thị kinh doanh tổng hợp và 40 siêu thị kinh doanh chuyên ngành. Theo thống kê của Sở Thương mại Hà Nội, số lượng các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố tăng gấp 3 lần trong thời gian từ 2000 - 2006. Do hệ thống siêu thị phát triển như vậy nên thực trạng sử dụng túi ni lông trong siêu thị ngày càng tăng và là vấn đề môi trường nóng hiện nay.
Giải pháp đưa ra
Để cải thiện tình hình trên một giải pháp được đưa ra đó là sử dụng túi thân thiện với môi trường (hay còn gọi là túi eco-bag một loại túi sinh thái) có thể sử dụng nhiều lần thay cho túi ni lông. Hiện nay đã có một số siêu thị thực hiện chương trình này vậy để nhân rộng chương trình này ra tôi thực hiện chuyên đề nghiên cứu này với mục đích chính là tính mức sẵn lòng chi trả đối với loại túi sinh thái để xem xét mức độ chấp nhận sản phẩm này từ thị trường đối với sản phẩm này, từ đó có thể mở rộng chương trình sử dụng túi sinh thái thay cho túi ni lông tại các siêu thị.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hiện nay số lượng siêu thị ngày một tăng và khánh hàng đến với các siêu thị ngày một đông tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa và doanh thu bán hàng nhưng bên cạnh đó là sự gia tăng việc sử dụng túi ni lông tại các siêu thị này. Mỗi khách hàng khi đến siêu thị khi mua hàng đều được các nhân viên siêu thị phát cho các túi ni lông để đựng hàng hoá đã mua. Vậy với số lượng khách hàng đông như vậy mà mỗi lần mua hàng không phải chỉ dùng một chiếc túi mà có thể hai, ba chiếc hoặc nhiều hơn nữa…Nếu tính toán cụ thể ra rất nhiều túi ni lông được sử dụng trong một ngày.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: túi thân thiện với môi trường (eco-bag)
- Địa điểm nghiên cứu: Siêu thị Metro tại huyện Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội
- Phạm vi không gian: Các hệ thống siêu thị đã sử dụng túi sinh thái.
- Phạm vi thời gian: Trong khoảng thời gian thực tập của sinh viên từ 1/03/2009 đến 29/04/2009.
- Phạm vi khoa học: Do hạn chế của năng lực và thời gian nên quá trình nghiên cứu còn hạn chế nhưng vẫn đảm bảo quy trình khoa học.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
Là phương pháp được sử dụng để đánh giá hàng hoá chất lượng môi trường, đây là phương pháp xây dựng thị trường ảo thông qua mức sẵn lòng chi trả (WTP) hay sẵn long chấp nhận (WTA) của người được hỏi.
4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn trực diện
Là phương pháp phóng vấn trực tiếp người được hỏi. Sau khi thiết lập bảng hỏi sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu. Người được hỏi sẽ dùng bảng hỏi đi phỏng vấn trực tiếp các đối tượng phù hợp với yêu cầu đề ra. Đây là phương pháp đưa lại kết qủa nghiên cứu cao và tương đối chính xác.
4.3. Phương pháp thực địa
Là phương pháp đi đến tận địa điểm nghiên cứu để tiến hành điều tra, phương pháp này khách quan mang lại kết quả cao do đi đến tận nơi thực địa.
4.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Là phương pháp sử dụng tài liệu để phục vụ cho quá trình nghiên cứu tìm hiểu. Trong quá trình nghiên cứu việc tham khảo tài liệu là rất cần thiết, để tăng tính thuyết và tạo cơ sở cho đề tài thì sử dụng phương pháp này rất cần thiết.
4.5. Phương pháp tổng hợp số liệu bằng Excel
Là phương pháp sử dụng chương trình Excel chạy chương trình tính toán các dữ liệu đã thu thập được trong quá trình điều tra. Đây là phương pháp thường xuyên được sử dụng do phần mềm dễ sử dụng, tính toán đưa lại kết quả cần thiết chính xác cho người sử dụng.
5. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài này bao gồm 3 phần mở bài, nội dung và kết luận, trong đó nội dung chính của bài nằm trong phần thứ hai nêu trên. Phần chính sẽ được phân tích theo các chương sau:
Chương 1-Tổng quan về các sản phẩm thân thiện với môi trường và các phương pháp định giá sản phẩm.
Chương 2-Thực trạng sử dụng túi sinh thái tại siêu thị Metro
Chương 3-Xác định mức sẵn long chi trả (WTP) cho túi thân thiện với môi trường tại siêu thị Metro thuộc huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Chương 1-TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ HÀNG HOÁ MÔI TRƯỜNG
1.1. Tổng quan về sản phẩm thân thiện với môi trường
Sản phẩm thân thiện với môi trường là: là các sản phẩm mà trong quá trình sản xuất cũng như trong quá trình tiêu dùng sản phẩm, mà sản phẩm không có hại cho con người và cho môi trường. Sản phẩm thân thiện với môi trường còn được gọi là sản phẩm “xanh”.
Lý do sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường:
+ Hiện nay do các vấn đề môi trường luôn là đề tài nóng bỏng, con người tác động vào môi trường ngày càng tăng như việc tiêu dùng và sản xuất, việc sinh hoạt hàng ngày…Vậy để hạn chế những tác động tiêu cực như thải các chất độc hại, khí hại. bụi…các doanh nghiệp hiện nay đang chú trọng vào công việc sản xuất các sản phẩm không gây hại cho môi trường hay còn gọi là các sản phẩm “xanh”- sản phẩm thân thiện với môi trường.
+ Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, ý thức bảo vệ môi trường càng cao do vậy khi họ tiêu dùng các sản phẩm hàng hoá họ luôn chú trọng các sản phẩm thân thiện với môi trường các sản phẩm mà không gây hại cho môi trường đặc biệt là ở các nước phát triển như Mỹ, các nước Châu Âu là thị trường khó tính về việc tiêu dùng sản phẩm. Do vậy để tạo tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình các doanh nghiệp sản xuất luôn tìm cách để tạo ra các sản phẩm mới, thân thiện bằng cách cải tiến công nghệ, giảm việc sử dụng các tài nguyên tự nhiên, hạn chế các đầu vào sản phẩm, tái chế quay vòng các chất thải để hạn chế đưa ra môi trường. Như vậy chính sự lựa chọn nhận thức của khách hàng mà buộc các doanh nghiệp phải luôn thay đổi nhận thức và hành động theo hướng có lợi cho môi trường.
+ Cùng với sự phát triển của kinh tế thì tác động của con người vào môi trường ngày một tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển đang là một thực trạng do cơ sở vật chất kỹ thuật về xử lý vẫn còn hạn chế và lạc hậu. Vậy để vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo cho môi trường trong lành vấn đề đặt ra để hướng tới phát triển bền vững giảm các tác động tới môi trường thì việc xử lý chất thải, khí thải, sản phẩm thân thiện với môi trường, công nghệ thân thiện với môi trường luôn được đặt lên hàng đầu.
Sự phát triển của các sản phẩm thân thiện với môi trường
Cùng với yếu tố môi trường được con người chú trọng vào những năm 80 của thế kỷ 20 thì dần dần các dòng sản phẩm thân thiện với môi trường cũng nhanh và được người tiêu dùng ưa sử dụng. Sản phẩm sinh thái được thiết kế để có được những tính năng thân thiện với môi trường. Những sản phẩm này có thể được sản xuất từ vật liệu tái chế hoặc nguyên vật liệu sinh khối. Trong quá trình sản xuất giảm thiểu nguồn năng lượng và nước để giảm chi phí sản xuất cũng như ít gây ô nhiễm môi trường. Trong quá trình sử dụng, sản phẩm này cũng góp phần tiết kiệm nước, năng lượng, giảm thiểu khí thải, chất thải và những nhu cầu về xử lý chất thải sau đó. Sản phẩm sinh thái cũng được thiết kế nhằm bảo đảm khả năng tái chế, tái sử dụng và phục hồi. Sản phẩm sinh thái thường đi kèm với nhãn hiệu sinh thái loại I, loại II hoặc loại III, theo bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Các sản phẩm thân thiện với môi trường đa dạng về các chủng loại như từ xe ô tô, xe máy, ti vi, tủ lạnh… đến những chiếc túi nhỏ tiện dụng và không gây hại cho môi trường và con người đó là túi thân thiện với môi trường hay còn gọi là túi sinh thái được chế tạo từ vải, sợi…có thể sử dụng được nhiều lần, dễ phân huỷ ngoài môi trường khi đưa ra bãi chôn lấp. Dưới đây là một số hình ảnh về mẫu túi sinh thái.
Hình 1.1: Một số hình ảnh túi sinh thái (nguồn www.vovnews.vn)
Để giới thiệu cho người tiêu dùng biết đến các sản phẩm thân thiện với môi trường ngoài việc quảng bá trên các phương tiện truyền hình sách báo còn tổ chức các hội chợ triển lãm về các mặt hàng “xanh”. Có đủ các loại sản phẩm thân thiện với môi trường của các hãng như hãng xe lâu đời Toyota nổi tiếng với việc sử dụng các công nghệ để hạn chế việc thải khí thải ra môi trường và tiết kiệm nhiên liệu một cách tối đa như xe thể thao Toyota Prius GT với hệ thống công nghệ Hybrid, xe Toyota Vios 1.5E là mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu nhất của hãng. Có khá nhiều các công ty của Nhật Bản với nhiều sản phẩm và giải pháp độc đáo, như: hãng Ohashi giới thiệu hệ thống toilet tia nước có thể dịch chuyển; Công ty EBARA với sản phẩm bơm, thiết bị màng lọc, mô hình thiết bị tạo nước sạch từ nước bẩn; Công ty Mitsubishi giới thiệu nguyên liệu xây dựng sinh thái… Tại Việt Nam là một nước đang phát triển việc tiêu dùng hàng hoá ngày càng tăng do nhu cầu của xã hội và bên cạnh đó việc đang phải đối mặt với các vấn đề môi trường ngày càng cao do việc ô nhiễm không khí, bụi bẩn, nguồn nước…do công nghệ còn lạc hậu và nhận thức của người dân còn hạn chế, nên vấn đề sử dụng các sản phẩm sinh thái đang được khuyến khích từ các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để khuyến khích các doanh nghiệp hướng vào sản xuất các sản phẩm sinh thái và người tiêu dùng chú trọng sử dụng ưu tiên cho các sản phẩm “xanh”. Hiện nay tại Việt Nam có một số doanh nghiệp hướng vào sản xuất các mặt hàng thân thiện với môi trường có một số các hiệp hội doanh ngiệp như Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường Việt Nam; Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và cộng đồng; Công ty STEPRO với những sản phẩm là lò đốt rác thải công nghiệp, lò đốt rác thải y tế, các hệ thống cung cấp nước sạch; Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, công ty môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đưa đến sản phẩm phân bón chế tạo từ rác hữu cơ sau khi đã phân loại và túi ecobag (túi thân thiện với môi trường) được sử dụng thay cho túi ni lông được người tiêu dùng chú ý…
Tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường hiện nay đang là xu hướng, không chỉ tại các nước phát triển trên thế giới nơi mà có cuộc sống cao công nghệ phát triển. Tại các quốc gia này nhận thức về vấn đề môi trường cao, có nguồn tài chính để tìm hiểu và phát triển công nghệ thân thiện với môi trường. Còn tại các nước đang phát triển và kém phát triển vấn đề về môi trường hiện đang rất khó giải quyết, do thiếu kiến thức và kinh phí, kinh nghiệm. Do vậy cần thiết phải cải thiện tình hình môi trường tại các quốc gia này, đặc biệt nên tạo điều kiện giúp đỡ và tìm các phương pháp phù hợp để giảm những tác động tiêu cực đối với môi trường. Biện pháp được khuyến khích tại các quốc gia đó là tiêu dung các sản phẩm thân thiện với môi trường. Bằng biện pháp này có thể khuyến khích nhà sản xuất hướng tới áp dụng công nghệ “xanh”, khuyến khích người tiêu dùng hướng tới sử dụng các sản phẩm không gây hại tới môi trường. Như vậy sản phẩm thân thiện với môi trường khuyến khích được sử dụng và nên mở rộng trong tương lai.
Hình 1.2: Hệ thống bình lọc nước của công ty Đức Việt
(nguồn: www.vnn.vn)
Bên cạnh đó hiện nay người tiêu dùng đón nhận các sản phẩm sinh thái một cách tích cực như tại hôi chợ triển lãm các sản phẩm sinh thái vào tháng 3 năm 2008 đã có rất nhiều người tham quan các gian hàng tìm hiểu thông tin về các mặt hàng thân thiện với môi trường của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện nay các mặt hàng “xanh” càng ngày càng phổ biến và được người tiêu dùng ưa chuộng mặc dù vậy bên cạnh đó người dân mới chỉ biết đến các mặt hàng này chưa có hiểu biết sâu sắc về các sản phẩm thân thiện với môi trường nên việc sử dụng các sản phẩm này còn hạn chế. Cho nên việc tuyên truyền đưa các thông tin về sản phẩm cũng như tuyên truyền giáo dục người dân để hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường đang được các nhà quản lý quan tâm và xúc tiến hành động.
1.2. Phương pháp định giá sản phẩm
Trên thị trường mỗi cá nhân đều có những thông tin khá rõ ràng tuỳ thuộc vào những lời quảng cáo cung cấp thông tin, để dùng làm cơ sở cho sự đánh giá và chọn lựa sản phẩm của họ. Mỗi cá nhân dựa trên những thông tin đó đánh giá được số lượng, chất lượng và giá cả sản phẩm mà họ sẽ mua. Nhưng bên cạnh đó hàng hoá và dịch vụ môi trường không có giá thị trường và khó lòng xác định được giá trị đích thực và tầm quan trọng của chúng. Trong tổng giá trị của hàng hoá có những vấn đề dựa trên cơ sở giá thị trường như giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Phần lớn các giá trị còn lại khó xác lập trên cơ sở giá thị trường nhưng phải đặt trong bối cảnh kinh tế thị trường, các nhà kinh tế cho rằng phải dựa trên nguyên lý, lý thuyết đã có của kinh tế học. Để tiếp cận đánh giá hàng hoá môi trường có hai phương pháp để đánh giá đó là phương pháp đánh giá hàng hoá thông qua đường cầu (theo Marshall hoặc Hicks), và phương pháp không thông qua đường cầu. Để làm rõ hơn sau đây tôi xin trình bày cụ thể về hai phương pháp trên.
1.2.1. Phương pháp không sử dụng đường cầu
Khái niệm: phương pháp không sử dụng đường cầu đây là phương pháp khi đánh giá không cần thiết phải sử dụng mô hình hàm cầu mà dựa trên nguyên lý đánh giá, kết hợp các mô hình đã có, các nguyên lý và sự biến động trong môi trường.
Sau đây là các phương pháp không sử dụng đường cầu:
Phương pháp liều lượng đáp ứng
- Khái niệm: phương pháp liều lượng đáp ứng là sự thay đổi nào đó của các nhân tố đưa vào môi trường như các chất độc hại…thì gây ra các phản ứng tác động lại từ phía môi trường. Sự phản ứng tác động đó tương ứng với liều lượng tăng lên làm thay đổi môi trường dẫn đến thay đổi giá trị trong kinh tế do đó xác định được thiệt hại về giá là bao nhiêu.
- Các bước tiến hành:
Bước 1: Xác định yếu tố môi trường đưa vào tính toán trong đó có hai nhân tố quan trọng đó là nhân tố gây ra phản ứng (nhiệt độ, độ ẩm, chất độc hại) và nhân tố bị tác động (nhân tố bị phản ứng) do thay đổi của nhân tố tác động.
Bước 2: Đo lường các nhân tố tác động và bị tác động thong qua các phương tiện kỹ thuật, số liệu, dữ liệu thu thập có căn cứ của hai yếu tố cơ bản là nhân tố tác động và bị