Chuyên đề Xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm thuỷ tinh cao cấp nhập khẩu của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội

Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới đang có những bước phát triển mới, tạo ra ngày càng nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh ngiệp hiện có và cả các doanh nghiệp mới muốn ra nhập thị trường thì đồng nghĩa với điều đó là việc môi trường kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, xu hướng chung của các doanh nghiệp những năm gần đây là “kinh doanh đa ngành” đang bùng nổ mạnh mẽ. Không chỉ những doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mà các doanh nghiệp có phần vốn Nhà nước cũng không nằm ngoài xu thế kinh doanh chung này. Điều này giống như một con dao hai lưỡi, đồng thời với việc tăng cơ hội thu được lợi nhuận bằng cách ra nhập ngành kinh doanh mới đầy hứa hẹn là những khó khăn gặp phải khi phải đối mặt với bài toán quản lý và phân bổ nguồn lực kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Có thể nói, đây là một trong những chiến lược tạo thế vững chắc cho sự tồn tại, phát triển của các công ty, giúp họ tận dụng được nhiều cơ hội kinh doanh hơn trong bối cảnh mở của nền kinh tế. Tuy vậy, thực tế cho thấy không phải lúc nào nó cũng đem lại hiệu quả cao, do thiếu những điều kiện cần thiết, thiếu sự chuẩn bị kỹ càng về hoạt động quản trị, điều hành, nguồn nhân lực, tài chính mà rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, trị trệ và không thể phát triển. Không nằm ngoài xu thế đó, công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội đang ngày càng mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình. Những năm gần đây công ty bắt đầu thâm nhập vào thị trường đồ thuỷ tinh cao cấp cung cấp cho tiêu dùng gia đình và bước đầu thu được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, do chưa có kế hoạch và nghiên cứu một cách cụ thể chi tiết về thị trường và khách hàng, công ty có thể bỏ qua những cơ hội lớn cũng như không lường trước được hết những thách thức tiềm ẩn. Từ thực trạng đó đề tài nghiên cứu: “ Xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm thuỷ tinh cao cấp nhập khẩu của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội” ra đời.

doc44 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm thuỷ tinh cao cấp nhập khẩu của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm thuỷ tinh cao cấp nhập khẩu của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1.1 Bảng cân đối kế toán tại ngày 31 tháng 12 năm 2010 của công ty cổ phần lâm sản NAFORIMEX Hà Nội. 16 Bảng 2.1 Ma trận SWOT. 35 Bảng 1.3 Danh mục sản phẩm thuỷ tinh nhập khẩu. 21 Bảng 1.2 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội. (trang bên). 19 Sơ đồ 1.1 Bộ máy quản lý của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội. 6 Sơ đồ 1.2 Hệ thống kế toán tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu NAFORIMEX Hà Nội. 11 Sơ đồ 1.3 chu trình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. 14 Sơ đồ 1.4 Hệ thống phân phối của công ty cổ phẩn sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội. 23 Sơ đồ 4.1 sơ đồ dịnh vị sản phẩm thuỷ tinh nhập khẩu. 38 Sơ đồ 4.2 Hệ thống phân phối của công ty. 39 A – PHẦN MỞ ĐẦU Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới đang có những bước phát triển mới, tạo ra ngày càng nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh ngiệp hiện có và cả các doanh nghiệp mới muốn ra nhập thị trường thì đồng nghĩa với điều đó là việc môi trường kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, xu hướng chung của các doanh nghiệp những năm gần đây là “kinh doanh đa ngành” đang bùng nổ mạnh mẽ. Không chỉ những doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mà các doanh nghiệp có phần vốn Nhà nước cũng không nằm ngoài xu thế kinh doanh chung này. Điều này giống như một con dao hai lưỡi, đồng thời với việc tăng cơ hội thu được lợi nhuận bằng cách ra nhập ngành kinh doanh mới đầy hứa hẹn là những khó khăn gặp phải khi phải đối mặt với bài toán quản lý và phân bổ nguồn lực kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất.. Có thể nói, đây là một trong những chiến lược tạo thế vững chắc cho sự tồn tại, phát triển của các công ty, giúp họ tận dụng được nhiều cơ hội kinh doanh hơn trong bối cảnh mở của nền kinh tế. Tuy vậy, thực tế cho thấy không phải lúc nào nó cũng đem lại hiệu quả cao, do thiếu những điều kiện cần thiết, thiếu sự chuẩn bị kỹ càng về hoạt động quản trị, điều hành, nguồn nhân lực, tài chính mà rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, trị trệ và không thể phát triển. Không nằm ngoài xu thế đó, công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội đang ngày càng mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình. Những năm gần đây công ty bắt đầu thâm nhập vào thị trường đồ thuỷ tinh cao cấp cung cấp cho tiêu dùng gia đình và bước đầu thu được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, do chưa có kế hoạch và nghiên cứu một cách cụ thể chi tiết về thị trường và khách hàng, công ty có thể bỏ qua những cơ hội lớn cũng như không lường trước được hết những thách thức tiềm ẩn. Từ thực trạng đó đề tài nghiên cứu: “ Xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm thuỷ tinh cao cấp nhập khẩu của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội” ra đời. Mục tiêu của đề tài. Xây dựng một bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh cho sản phẩm thuỷ tinh cao cấp nhập khẩu của công ty, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp đồng thời tạo nền tảng mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, vì mục tiêu cuối cùng là gia tăng lợi nhuận cho công ty. Phương pháp nghiên cứu: Kế hoạch marketing cho sản phẩm thuỷ tinh cao cấp nhập khẩu của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội được xây dựng trên cơ sở nền tảng là các lý thuyết về xây dựng kế hoạch marketing và những công cụ marketing hỗn hợp của Phillip Kotler được trình bày trong cuốn “Quản trị marketing” . Chính vì thế, việc thiết lập kế hoạch mattketing sẽ đi từ giai đoạn nhận diện, đánh giá nhu cầu, phân tích môi trường marketing, phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu tới các chiến lược định vị sản phẩm và những chiến lược marketing – mix, công cụ hiện thực hoá các định hướng chiến lược đã đề ra. Do đây là sản phẩm hữu hình, không mang tính chất đặc thù nên các công cụ marketing – mix bao gồm 4P, đó là: Product (sản phẩm), Price (giá), Place ( phân phối) và Promotion (xúc tiến hỗn hợp). Cùng với quá trình xây dựng kế hoạch marketing này, đề tài này có sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu marketing nhằm nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá cũng như phân tích nhu cầu thị trường và tìm hiểu các đặc điểm của khách hàng mục tiêu của sản phẩm. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này bao gồm những nội dung chính sau: phân tích, đánh giá nhu cầu hiện có của sản phẩm, phân tích các yếu tố về cạnh tranh, môi trường vĩ mô cũng như các điều kiện tiềm lực hiện có của công ty trong việc đảm bảo thực thi được kế hoạch marketing này. Trên cơ sở đó tiến hành xây dựng kế hoạch, chiến lược cho sản phẩm hiện có: định hướng chiên lược và những giải pháp marketing – mix cho sản phẩm thuỷ tinh cao cấp nhập khẩu. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm thuỷ tinh cao cấp nhập khẩu của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội với phạm vi nghiên cứu từ giai đoạn nghiên cứu chuẩn bị tới khi thực hiện kế hoạch trên thị trường. Đề tài này giới hạn phạm vi nghiên cứu chỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội và các vùng lân cận. Chuyên đề thực tập này được xây dựng với kết cấu gồm 3 phần: Phần A: Phần mở đầu. Phần B: Nội dung chính gồm 2 chương: Chương I: Khái quát về quá trình thành lập và hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội. Chương II: Kế hoạch marketing. Phần C: Phần kết luận. B – NỘI DUNG. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN NAFORIMEX HÀ NỘI             Để có thể xây dựng hoàn chỉnh một bản kế hoạch marketing cho một sản phẩm của một công ty, đảm bảo tính thực tế và khả năng thành công, đạt được hiệu quả cao đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì bản kế hoạch marketing đó phải xuất phát từ  trên cơ sở nền tảng là các đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những điều kiện, tiềm lực của nó, đồng thời cũng phải phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của doanh nghiệp, các chiến lược kinh doanh tổng thể và chiến lược marketing đã đặt ra. Tính hiệu quả của một bản kế hoạch marketing được  đánh giá trong điều kiện cụ thể của một doanh nghiệp, trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược đã được đề ra trong một giai đoạn nhất định. Do vậy, những hiểu biết về doanh nghiệp mà  ta sẽ xây dựng kế hoạch marketing là vô cùng quan trọng. Nó là phần quan trọng đảm bảo tính thực tế, khả thi khi thực hiện kế hoạch marketing đã được thiết lập. 1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội. 1.1 Quá trình hình thành và phát triển.             Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội (tên giao dịch quốc tế là Ha Noi forest products export – import production joint stock company viết tắt là NAFORIMEX Ha Noi ) là một doanh nghiệp cổ phần độc lập. Tiền thân của công ty là Tổng công ty xuất nhập khẩu lâm thổ sản ra đời năm 1960 trực thuộc Bộ ngoại thương, đây là tổng công ty độc quyền Nhà nước về xuất nhập khẩu các mặt hàng lâm thổ sản toàn miền Bắc.             Năm 1985, Tổng công ty được chuyển giao từ Bộ ngoại thương sang Bộ lâm nghiệp với tên gọi Tổng công ty xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội.             Năm 1990, Tổng công ty sáp nhập với hai đơn vị lớn là Liên hiệp chế biến cung ứng lâm sản I và công ty xuất nhập khẩu lâm đặc sản Ngọc Khánh thành Tổng công ty dịch vụ sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản I.             Tháng 12 năm 1995, trước bối cảnh nền kinh tế nước ta chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung -bao cấp sang nền kinh tế thị trường, để phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường trên cơ sở phát huy quyền tự chủ trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đồng thời với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước, Tổng công ty dịch vụ sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản I đã sáp nhập với một số đơn vị thành viên của tổng công ty lâm sản Việt Nam thành lập nên công ty sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội theo quyết định số 73/Nhà nước-TCCB-QĐ ngày 23-01-1996 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.             Đến tháng 9- 2005, với tình hình nền kinh tế phát triển như hiện nay, để đảm bảo cho công ty hoạt động kinh doanh thật sự hiệu quả và phù hợp với toàn bộ nền kinh tế đất nước và kinh tế thế giới, công ty đã tiến hành cổ phần hoá và đổi tên thành công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội.             Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội là một công ty cổ phần hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Trụ sở chính của công ty tại số 19 Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 1.2 Chức năng nhiệm vụ và các lĩnh vực kinh doanh của công ty. 1.2.1 Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công ty.             Xuất phát từ yêu cầu thị trường trong nước và nước ngoài, trên cơ sở các điều kiện đảm bảo sản xuất kinh doanh, dịch vụ, công ty xây dựng kế hoạch, định hướng và tổ chức thực hiện thắng lợi, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh, đáp ứng ngày càng nhiều hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và cho xuất nhập khẩu. Các chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công ty là: Khai thác, sản xuất, chế biến, mua bán và xuất nhập khẩu: nông sản, lâm sản, các sản phẩm nông, lâm kết hợp, tinh dầu, dược liệu và nguyên liệu có nguồn gốc từ lâm đặc sản, cây cảnh, thực vật, động vật có nguồn gốc từ gây nuôi không thuộc danh mục Nhà nước cấm, hàng thực phẩm và đồ uống, hàng thuỷ hải sản và các sản phẩm chế biến từ thuỷ hải sản, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp (không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y) và vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế phục vụ xây dựng và giao thông thuỷ bộ, cầu đường, thiết bị máy móc, dụng cụ dùng cho gia đình, văn phòng, trường học. Cung cấp dịch vụ uỷ thác xuất khẩu. Tổ chức các dịch vụ khác liên quan tới lâm nghiệp: Mở rộng liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác với nước ngoài, phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương sở tại nói riêng và của cả nước nói chung. Tạo được nhiều công ăn việc làm, thực hiện phân phối theo lao động và công bằng xã hội, trả lương phù hợp với chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước, không ngừng nâng cao thu nhập cho người lao động, tổ chức tốt đời sống và hoạt động xã hội, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, ngoại ngữ, nghiệp vụ và tay nghề cho công nhân viên chức. Bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi, làm tròn nghĩa vụ thuế với Nhà nước và địa phương sở tại. Bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, làm tròn các nghĩa vụ và các mối quan hệ với địa phương, tuân thủ pháp luật, các chủ trương chính sách, quy định hiện hành của Nhà nước và địa phương sở tại. 1.2.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội. Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội hiện hoạt động kinh doanh những ngành nghề chính sau: Khai thác, sản xuất, chế biến, mua bán và xuất nhập khẩu lâm thuỷ sản (trong danh mục cho phép không bị Nhà nước cấm). Dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà đất. Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. Chế biến thức ăn gia súc, chăn nuôi gia súc. Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, viễn thông. Dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế, khách sạn, nhà hàng (không bao gồm kinh doanh bar, phòng hát karaoke, vũ trường). Kinh doanh bất động sản. 1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý và nguồn nhân lực của công ty. 1.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty. Sơ đồ 1.1 Bộ máy quản lý của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội. Trong bộ máy quản lý của công ty, người đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị (do hội đồng quản trị bầu ra trong số các thành viên hội đồng quản trị). Dưới chủ tịch hội đồng quản trị là giám đốc điều hành, người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Công ty có 2 phòng ban phụ trách về quản lý và 5 phòng ban phụ trách về kết quả hoạt động của công ty.             Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty NAFORIMEX Hà Nội được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Việc tổ chức sắp xếp theo chức năng nhiệm các phòng ban đảm bảo được sự tự chủ, sự thống nhất cũng như là sự hỗ trợ, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận phòng ban trong việc vận hành bộ máy quản lý, đảm bảo thực hiện được các mục tiêu ban lãnh đạo đã đặt ra.             Mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng, song luôn hỗ trợ lẫn nhau đảm bảo cho việc vận hành tốt bộ máy, thực hiện thành công các hoạt động kinh doanh của công ty. Mô hình tổ chức quản lý này rất phù hợp với một doanh nghiệp thương mại với quy mô vừa như công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội.             Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận, phòng ban trong sơ đồ tổ chức bộ máy như sau: 1.3.1.1 Đại hội đồng cổ đông.             Đại hội đồng cổ đông của công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, đây là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây: Thông qua định hướng phát triển của công ty. Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị. Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty. Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm. Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại . Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị gây thiệt hại cho công ty và các cổ đông của công ty. Quyết định tổ chức lại,, giải thể công ty. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp. 1.3.1.2 Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị của công ty gồm có 3 thành viên: chủ tịch Hội đồng quản trị và hai cổ đông.             Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị không vượt quá 5 năm, nhiệm kỳ của thành viên hội đồng quản trị cũng không quá 5 năm, thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Trong trường hợp có thành viên được bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên bị miễn nhiễm, bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ thì nhiệm kỳ của thành viên đó là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị.             Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Sau Đại hội đồng cổ đông, cơ quan quyết định cao nhất của công ty là Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị của công ty có các quyền và nhiệm vụ như sau: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty. Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác. Quyết định chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty. Quyết định mua lại cổ phần theo quy định của pháp luật. Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp đồng mua, bán, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc và những người quản lý quan trọng khác đã được quy định trong Điều lệ công ty; quyết định mức lương và những lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó. Giám sát, chỉ đạo giám đốc và những người quản lý khác trong điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định. Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh. Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.             Hiện tại thì vai trò của Hội đồng quản trị đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội chưa thật sự nổi bật, chưa thật sự đóng vai trò quan trọng quyết định tới sự hoạt động và phát triển nói chung của công ty. Nguyên nhân của thực trạng này cũng chính là do đây là một công ty cổ phần có tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước, thành viên Hội đồng quản trị chưa thật sự là chủ công ty, họ đơn giản là được chỉ định đại diện cho phần vốn của Nhà nước nên hoạt động của họ chưa đạt hiệu quả cao, chưa làm tốt nhiệm vụ quyền hạn của mình. 1.3.1.3 Ban kiểm soát. Ban kiểm soát bao gồm 3 thành viên: trưởng ban kiểm soát và thành viên ban kiểm soát chuyên trách và thành viên ban kiểm soát không chuyên trách. Các chức danh của Ban kiểm soát có nhiệm kỳ 5 năm,, trùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị và do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Chu trình thực hiện là Đại hội cổ đông bầu ra Ban kiểm soát và Ban kiểm soát bầu ra các chức danh cụ thể trong nội bộ ban. Trong ban, có một thành viên chuyên trách có trình độ chuyên môn về kế toán, kiểm toán. Thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Các quyền hạn và nghĩa vụ của Ban kiểm soát trong hoạt động của công ty như sau: Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty: có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập các báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính theo định kỳ của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị trình lên Đại hội đồng cổ đông tại các cuộc họp thường niên. Các hoạt động kiểm tra bất thường: Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông, nhóm cổ đông có yêu cầu. Có quyền can thiệp vào hoạt động của công ty khi cần thiết: Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Khi Ban kiểm soát phát hiện ra trường hợp có thành viên Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông, Giám đốc điều hành vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty thì sẽ thông báo tới Hội đồng quản trị bằng văn bản ngay lập tức, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu q
Tài liệu liên quan