Rủi ro lãi suất là rủi ro tài chính của ngân h àng do biến động lãi suất trên thị
trường. Trong hoạt động ngân h àng, chấp nhận loại rủi ro n ày là điều bình
thường và rủi ro này cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và giá trị cổ đông.
Tuy nhiên, rủi ro lãi suất vượt quá mức sẽ đe dọa đến lợi nhuận v à vốn của
ngân hàng. Bi ến động lãi suất trên thị trường sẽ làm thay đổi thu nhập r òng từ
lãi suất của ngân h àng và các thu nh ập nhạy cảm l ãi suất khác cũng nh ư tác
động đến chi phí hoạt động của ngân h àng. Biếnđộng lãi suất cũng đồng thời
tác động đến các trị giá ẩn (underlying value) của Tài sản nợ -tài s ản có (TSC-TSN)và các công c ụ ngoại bảng khác do l àm thay đ ổi hiện giá của các d òng
tiền trong tương lai (ho ặc đôi khi l à chính các dòng ti ền này). Theo đó, vì mục
tiêu hoạt động an to àn và bền vững của ngân h àng, cần phải thiết lập một quy
trình qu ản trị rủi ro hiệu quả trong đó rủi ro l ãi suất luôn nằm trong tầm kiểm
soát của ngân hàng
84 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất tại Việt Nam Eximbank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ............................... 7
1.1 Lý luận tổng quan: ................................ ................................ ........................ 7
1.1.1 Định nghĩa rủi ro lãi suất:................................ ................................ ...7
1.1.2 Nguyên nhân của rủi ro lãi suất ................................ .......................... 7
1.1.3 Tác động của rủi ro lãi suất: ................................ ............................... 8
1.1.3.1 Khía cạnh lợi nhuận ................................ ................................ ...........8
1.1.3.2 Khía cạnh giá trị kinh tế : ................................ ................................ ...9
1.1.3.3 Thiệt hại ẩn: ................................ ................................ ....................... 9
1.2 Nghiên cứu tổng quan : ................................ ................................ ............... 10
1.2.1 Rủi ro lãi suất tại các ngân hàng ở Ấn Độ: ................................ .......10
1.2.2 Rủi ro lãi suất tại ngân hàng ở các quốc gia thuộc Châu Phi: ........... 15
1.2.3 Tại Việt Nam ................................ ................................ ................... 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO L ÃI SUẤT
TẠI VIỆT NAM EXIMBANK ................................ ...................... 21
2.1 Giới thiệu chung về Việt Nam Eximbank: ................................ ................. 21
2.1.1 Lịch sử hình thành: ................................ ................................ .......... 21
2.1.2 Quy mô hoạt động................................ ................................ ............ 21
2.1.3 Các sản phẩm dịch vụ: ................................ ................................ .....21
2.1.4 Cơ cấu tổ chức: ................................ ................................ ............. 23
2.2 Chính sách lãi suất của Viet Nam Eximbank trong thời gian qua:........... 24
2.2.1 Lãi suất huy động: ................................ ................................ ............ 24
2.2.2 Lãi suất cho vay: ................................ ................................ .............. 26
2.3 Thực trạng công tác quản lý rủi ro l ãi suất tại Viet Nam Eximbank: ......27
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG QUY TR ÌNH QUẢN LÝ RỦI RO LÃI
SUẤT TẠI VIET NAM EXIMBANK ................................ ........... 28
3.1 Xây dựng chính sách quản lý rủi ro l ãi suất: ................................ ............. 28
3.1.1 Nhiệm vụ của Hội Đồng Quản trị: ................................ .................... 28
3.1.2 Nhiệm vụ của Ban Giám Đốc: ................................ .......................... 29
3.1.3 Nhiệm vụ của phòng quản lý rủi ro: ................................ ................. 30
3.1.4 Nhiệm vụ của kiểm tra nội bộ: ................................ ......................... 31
3.1.5 Quy định các hạn mức hoạt động ................................ ..................... 31
3.1.6 Quy định về việc duy trì vốn chủ sở hữu: ................................ .........33
3.2 Quy trình quản lý rủi ro: ................................ ................................ ............ 33
3.2.1 Nhận dạng rủi ro ................................ ................................ .............. 33
3.2.1.1 Rủi ro định giá lại: ................................ ................................ ........... 34
3.2.1.2 Rủi ro cơ bản: ................................ ................................ .................. 34
3.2.1.3 Rủi ro đường cong lợi nhuận: ................................ ........................... 35
3.2.1.4 Rủi ro quyền chọn: ................................ ................................ ........... 35
3.2.2 Đo lường rủi ro ................................ ................................ ................ 36
3.2.2.1 Thu thập dữ liệu ................................ ................................ ............... 39
3.2.2.2 Thực hiện các kịch bản và giả định: ................................ ................. 42
3.2.2.3 Tính toán các mức độ rủi ro ................................ ............................. 45
3.2.3 Giám sát rủi ro ................................ ................................ ................. 47
3.2.3.1 Chiến lược đánh giá ................................ ................................ .........48
3.2.3.2 Báo cáo rủi ro lãi suất ................................ ................................ ......48
3.2.4 Kiểm soát rủi ro ................................ ................................ ............... 50
3.2.4.1 Kiểm toán quá trình quản lý rủi ro lãi suất................................ ........50
3.2.4.2 Hạn mức rủi ro: ................................ ................................ ................ 51
3.3 Phương pháp đo lường rủi ro lãi suất: ................................ ....................... 53
3.3.1 Báo cáo Gap: ................................ ................................ ................... 53
3.3.1.1 Gap dương ................................ ................................ ....................... 54
3.3.1.2 Gap âm ................................ ................................ ............................ 54
3.3.1.3 Cách xây dựng báo cáo Gap ................................ ............................. 56
3.3.1.4 Xây dựng hạn mức Gap: ................................ ................................ ..59
3.3.2 Mô hình mô phỏng : ................................ ................................ .........60
3.3.2.1 Các thuận lợi của mô hình mô phỏng ................................ ............... 60
3.3.2.2 Cách xây dựng mô hình mô phỏng ................................ ................... 60
3.3.2.3 Đo lường rủi ro với mô hình mô phỏng ................................ ............ 61
3.3.3 Giá trị kinh tế của tài sản có – nợ: ................................ .................... 63
3.3.4 Báo cáo giá trị một điểm cơ bản (BVP) ................................ ............ 65
3.3.4.1 Cách tính BPV ................................ ................................ ................. 66
3.3.4.2 Quản lý rủi ro bằng BPV: ................................ ................................ .66
3.4 Các bước trong quá trình kiểm toán ................................ .......................... 70
3.4.1 Các thủ tục chung................................ ................................ ............. 71
3.4.2 Xác định phạm vi kiểm tra rủi ro lãi suất................................ .......... 71
3.4.2.1 Bước 1. ................................ ................................ ............................ 71
3.4.2.2 Bước 2. ................................ ................................ ............................ 71
3.4.2.3 Bước 3. ................................ ................................ ............................ 72
3.4.2.4 Bước 4. ................................ ................................ ............................ 73
3.4.2.5 Bước 5: ................................ ................................ ............................ 73
3.4.2.6 Bước 6. ................................ ................................ ............................ 73
3.4.3 Đánh giá chất lượng của quá trình quản lý rủi ro lãi suất ................. 76
3.4.4 Đánh giá chất lượng báo cáo đo lường rủi ro lãi suất đang sử dụng ..77
3.4.5 Đánh giá chất lượng giám sát rủi ro lãi suất: ................................ ....78
3.4.6 Đánh giá các cán bộ trong Ban điều hành và Hội đồng quản trị ........79
3.4.7 Đánh giá mức độ rủi ro lãi suất qua các tiêu chí kiểm toán: .............. 79
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1.1: Biến động lãi suất (kỳ hạn 10 năm) ................................ .................... 10
Biểu đồ 1.2: Biên độ giữa lãi suất dài hạn và ngắn hạn ................................ ............ 12
Bảng 1.1: Ngân hàng với rủi ro “nghiêm trọng” ................................ .................... 13
Bảng 1.2: Các ngân hàng được phòng ngừa rủi ro ................................ ................. 14
Bảng 1.3: Các ngân hàng chịu rủi ro nghiêm trọng ................................ ................ 15
Biểu đồ 1.3: Lãi suầt tiển gửi và cho vay trung bình ở Zimbabwe, 1983-1993 .......16
Biểu đồ 1.4: Lãi suầt tiển gửi và cho vay trung bình ở Nigeria, 1983-1993............ 17
Biểu đồ 1.5: Biến động lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm v à lãi suất liên
ngân hàng VN kỳ hạn 3 tháng ................................ .......................... 19
Bảng 3.1: Báo cáo GAP ................................ ................................ ......................... 57
Bảng 3.2: Mô phỏng kịch bản 1 ................................ ................................ ............. 62
Bảng 3.3: Mô phỏng kịch bản 2,3 ................................ ................................ .......... 63
Bảng 3.4: Giá trị kinh tế của tài sản nợ, tài sản có................................ ................ 64
Bảng 3.5: Bảng báo cáo giá trị 1 điểm cơ bản(BPV) ................................ ............. 70
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1. NH: Ngân hàng
2. BGĐ: Ban giám đốc
3. HĐQT: Hội đồng quản trị
4. EIB: Eximbank
5. TSC – TSN: Tài sản có – Tài sản nợ
6. Gap – Gap analysis program – Báo cáo phân tích chênh lệch
7. NII : Net interest income
8. MTM: Mark to market – Ghi nhận theo thị trường
9. Bp: Basic point – Điểm cơ bản
10. PMT: Payment – Thanh toán
11. PV: Present value – Giá trị hiện tại
12. FV: Future value – Giá trị tương lai
13. BPV: Basic point value – Giá trị 1 điểm cơ bản
14. RSA: Risk sensitive asset
15. RSL: Risk sensitive liability
16. A: Asset – Tài sản có
17. L: Liability – Tài sản nợ
18. I: Interest – Lãi suất
19. C: Cost – Chi phí
20. N: number – Số
21. ALCO: Asset Liability Management Committee : Ủy Ban quản lý tài sản
nợ -có
22. RBI: Reserve bank of India (central bank of India): Ngân hàng Trung
Ương của Ấn Độ
MỞ ĐẦU
Sự tập trung chính các quy định v à mối quan tâm về sự suy yếu của ngân
hàng theo truyền thống vẫn là rủi ro tín dụng. Hầu hết các quốc gia trên thế
giới đều đã trãi qua thất bại trong hoạt động ngân h àng nghiêm trọng do các
khoản nợ xấu gây ra. Lịch sử hoạt động ngành ngân hàng từng chứng kiến
trong những năm 1990, đã có không ít ngân hàng thương mại cổ phần bị rút
giấy phép hoạt động hoặc phải sáp nhập với đ ơn vị khác vì không chịu nổi
tổn thất từ những rủi ro trong hoạt động tín dụng
Những tháng nửa đầu năm 2008, với chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính
phủ, thị trường tiền tệ nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử nền kinh tế Việt
Nam, vốn VNĐ khan hiếm.
Các ngân hàng sử dụng lãi suất như một vũ khí lợi hại trong “cuộc chiến”
giành giật thị phần., lãi suất huy động rất cao tạo ra nhiều rủi ro cho các ngân
hàng. Thu nhập lãi ròng giảm kéo theo lợi nhuận giảm do thu nhập từ lãi (lãi
tín dụng, lãi tiền gửi, lãi đầu tư...) là nguồn thu chủ yếu.
So với rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất cũng là nguyên nhân quan trọng gây nên
sự yếu kém của ngân hàng. Tài sản nợ và có của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi
sự thay đổi lãi suất. Nhìn chung, tác động của sự thay đổi lãi suất lên tài sản
nợ và có không cần bằng nhau. Điều này làm phát sinh một tác động lên
nguồn vốn chủ sở hữu, lãi hay lỗ (nếu có). Trong cuộc khủng hoảng tài chính
Châu Á diễn ra cuối thập kỷ 90, lãi suất tại Indonesia đã tăng trên 30%, ngay
sau đó, nhiều ngân hàng theo nhau phá sản.
Điều này cho thấy tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro l ãi suất của các
ngân hàng, tuy nhiên hiện nay công tác này chưa được chú trọng đúng mức.
Từ thực tiễn công tác, đề t ài xin đưa ra một số kiến nghị về quy tr ình cũng
như các biện pháp đo lường, quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1 Lý luận tổng quan:
1.1.1 Định nghĩa rủi ro lãi suất:
Rủi ro lãi suất là rủi ro tài chính của ngân hàng do biến động lãi suất trên thị
trường. Trong hoạt động ngân h àng, chấp nhận loại rủi ro này là điều bình
thường và rủi ro này cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và giá trị cổ đông.
Tuy nhiên, rủi ro lãi suất vượt quá mức sẽ đe dọa đến lợi nhuận v à vốn của
ngân hàng. Biến động lãi suất trên thị trường sẽ làm thay đổi thu nhập ròng từ
lãi suất của ngân hàng và các thu nhập nhạy cảm lãi suất khác cũng như tác
động đến chi phí hoạt động của ngân h àng. Biến động lãi suất cũng đồng thời
tác động đến các trị giá ẩn (underlying value) của Tài sản nợ - tài sản có (TSC-
TSN) và các công cụ ngoại bảng khác do làm thay đổi hiện giá của các dòng
tiền trong tương lai (hoặc đôi khi là chính các dòng tiền này). Theo đó, vì mục
tiêu hoạt động an toàn và bền vững của ngân hàng, cần phải thiết lập một quy
trình quản trị rủi ro hiệu quả trong đó rủi ro l ãi suất luôn nằm trong tầm kiểm
soát của ngân hàng.
1.1.2 Nguyên nhân của rủi ro lãi suất
Rủi ro do quy định lại mức lãi suất:
Hình thức cơ bản và phổ biến nhất của rủi ro lãi suất xuất phát từ sự chênh
lệch thời hạn (trường hợp lãi suất cố định) và việc định lại mức lãi suất
(trường hợp lãi suất thả nổi) đối với các TSN -TSC và các hạng mục ngoại
bảng.
Rủi ro ảnh hưởng đến đường cong lợi tức:
Xuất hiện khi có sự thay đổi không dự đoán tr ước trên đường cong lợi
nhuận làm ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận hoặc các giá trị kinh tế đi k èm của
ngân hàng.
Chương 1: Lý luận và nghiên cứu tổng quan
8
Rủi ro cơ bản:
Là rủi ro bắt nguồn từ mối tương quan không hoàn hảo trong việc điều
chỉnh mức lãi suất đi vay và cho vay đối với các sản phẩm tài chính có
cùng đặc điểm khi quy định lại mức l ãi suất. Khi lãi suất thay đổi, các
chênh lệch này sẽ dẫn đến thay đổi không mong muốn l ên dòng tiền và lợi
nhuận của các TSN-TSC và các hạng mục ngoại bảng có cùng thời hạn
hoặc có cùng đặc điểm quy định lại mức lãi suất.
Rủi ro liên quan đến các sản phẩm tài chính có tính chất quyền chọn:
Là rủi ro bắt nguồn từ các giao dịch quyền lựa chọn của các loại TSN -TSC
và các hạng mục ngoại bảng. Giao dịch quyền lựa chọn cho phép người
chủ giao dịch được quyền (chứ không phải là nghĩa vụ) mua, bán hay theo
một cách nào đó làm thay đổi trị giá dòng tiền của sản phẩm hay hợp đồng
tài chính.
1.1.3 Tác động của rủi ro lãi suất:
Lãi suất thay đổi có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và giá trị kinh tế của ngân
hàng
1.1.3.1 Khía cạnh lợi nhuận:
Biến động lợi nhuận là nhân tố quan trọng để phân tích rủi ro l ãi suất vì nếu
mức lợi nhuận bị giảm đi hay thiệt hại tăng nhanh sẽ đe dọa mức độ ổn định t ài
chính của ngân hàng do làm giảm mức dự trữ vốn vì mất uy tín trên thị trường.
Khi nói đến lợi nhuận, thu nhập ròng từ lãi (là chêch lệch giữa doanh thu lãi
suất trừ đi chi phí lãi suất) thường được chú ý nhiều nhất. Thu nhập r òng từ lãi
đóng vai trò quan trọng trong tổng thu nhập của ngân hàng và cũng có mối liên
hệ trực tiếp với biến động lãi suất trên thị trường. Tuy nhiên, khi ngân hàng
ngày càng mở rộng hoạt động để tạo thêm thu nhập từ các loại phí và nguồn
thu nhập không từ lãi khác thì việc tập trung vào xem xét nguồn thu nhập ròng
này hay ngoài lãi cũng đều là những vấn đề quan trọng.
Chương 1: Lý luận và nghiên cứu tổng quan
9
1.1.3.2 Khía cạnh giá trị kinh tế :
Biến động lãi suất thị trường có thể tác động lên giá trị kinh tế của TSN-TSC
và các hạng mục ngoại bảng của ngân h àng. (Giá trị kinh tế của một tài sản là
hiện giá của dòng tiền mong đợi trong tương lai được tính để phản ánh lãi suất
thị trường).
Giá trị kinh tế của ngân hàng được xem như là hiện giá của các dòng tiền ròng
trong tương lai (bằng dòng tiền ròng tương lai của TSC trừ đi của TSN cộng
với dòng tiền ròng tương lai của các giao dịch ngoại bảng).Theo nghĩa n ày,
khía cạnh giá trị kinh tế phản ánh quan điểm về độ nhạy cảm của giá trị r òng
trước biến động lãi suất.
Việc xem xét tác động của rủi ro l ãi suất trên khía cạnh trị giá kinh tế cho thấy
tác động lâu dài của biến động lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng, trong
khi đó khi xem xét trên khía c ạnh lợi nhuận chỉ cho thấy tác động ngắn hạn v à
không đưa ra được dự đoán chính xác về tác động n ày đối với tình hình chung
của ngân hàng.
1.1.3.3 Thiệt hại ẩn:
Hai khía cạnh trên chỉ bàn tới tác động của biến động lãi suất lên hoạt động tài
chính của ngân hàng. Khi đánh giá mức độ rủi ro lãi suất, ngân hàng cũng cần
xem xét ảnh hưởng của lãi suất trong quá khứ đối với các hoạt động trong
tương lai. Đặc biệt là các công cụ không được định giá theo thị trường thường
hay ẩn chứa thiệt hại hay lợi nhuận ẩn bắt nguồn từ các biến động l ãi suất
trong quá khứ. Thiệt hại hay lợi nhuận ẩn n ày đôi khi cũng được phản ảnh trên
lợi nhuận của ngân hàng. Ví dụ: khi lãi suất còn thấp, ngân hàng cho khách
hàng vay dài hạn vơi lãi suất cố định và gần đây thì lại phải huy động vốn với
lãi suất cao hơn để tài trợ tiếp cho khoản vay này và điều này làm cạn kiệt
nguồn lực của ngân hàng.
Chương 1: Lý luận và nghiên cứu tổng quan
10
1.2 Nghiên cứu tổng quan :
1.2.1 Rủi ro lãi suất tại các ngân hàng ở Ấn Độ:
Tại Ấn Độ, hoạt động giám sát rủi ro truyền thống của các ngân h àng vẫn tập
trung vào rủi ro tín dụng là chủ yếu.
Từ năm 1993 trở đi, các hạn chế hành chính đối với rủi ro lãi suất dần dần nới
lỏng. Điều này đã dẫn tới tình trạng lãi suất biến động chưa từng thấy như
miêu tả trong biểu đồ 1.1
Lãi suất
(%/năm)14
12
10
8
6
10-09-1997 25-05-1998 28-01-1999 06-10-1999 19-06-2000 07-03-2001 13-11-2001 22-07-2002
Biểu đồ 1.1: Biến động lãi suất (kỳ hạn 10 năm)
Do đó các ngân hàng và ban ki ểm soát ở Ấn độ hiện tại có nhu cầu mới về việc
đo lường và kiểm soát rủi ro lãi suất trong ngân hàng. Đặc biệt, lãi suất đã
giảm nghiêm trọng trong vòng 4 năm qua. Nếu lãi suất tăng trong tương lai, nó
sẽ làm tổn thất các ngân hàng đã sử dụng vốn ngắn hạn tài trợ cho những tài
sản dài hạn.
Theo chuẩn mực quốc tế, các ngân hàng ở Ấn Độ có phần lớn tài sản dưới
dạng trái phiếu chính phủ. Số l ượng trái phiếu mà các ngân hàng tại Ấn chiếm
27.2% tổng tài sản thời điểm 31.03.2001. N gược lại, trái phiếu chính phủ chỉ
chiếm 4.6% trong tổng tài sản của các ngân hàng ở Mỹ và chỉ có 0.3% tại các
Chương 1: Lý luận và nghiên cứu tổng quan
11
ngân hàng ở Anh. Tỷ lệ này ở các nước trong khu vực Euro cao hơn một chút
là 6.9%.
Hiện tượng việc các ngân hàng nắm giữ lượng trái phiếu chính phủ lớn phần
nào được điều chỉnh bởi các yêu cầu về dự trữ lớn như đang áp dụng tại Ấn Độ
hiện nay. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng đối mặt với những khó khăn khi tạo quy
trình hợp lý để quản lý danh mục tín dụng đ ã tự nguyện nắm giữ trái phiếu
chính phủ vượt quá yêu cầu dự trữ. Điều này đã dẫn tới hậu quả rủi ro lãi suất
cho các ngân hàng này, kể từ khi phần lớn tín dụng doanh nghiệp có xu hướng
theo hình thức lãi suất thả nổi (là những khoản có thời lượng thấp), khi số
lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp l à các sản phẩm có lãi suất cố định (là
những khoản có thời lượng dài hơn danh mục tín dụng điển hình)
Đối với hầu hết hệ thống ngân h àng thương mại ở Ấn Độ, các khoản tiền gửi
có kỳ hạn ngắn và tiền gửi thanh toán chiếm khoản 50% tổng l ượng tiền gửi.
Xem xét một ngân hàng điển hình, có trái phiếu chính phủ chiếm 30% trong
tổng tài sản. Trong trường hợp này, lãi suất tăng sẽ thường xuyên tổn thất đến
giá trị ròng của nó. Nếu lãi suất tăng, giá trị của các khoản tiền gửi không thay
đổi, nhưng danh mục đầu tư sẽ bị giảm giá trị.
Rủi ro lãi suất đi kèm với việc nắm giữ lượng lớn trái phiếu chính phủ bị trầm
trọng hơn bởi quyết định của Ngân hàng Trung Ương Ấn Đô (RBI) năm 1998,
để mở rộng đường cong lợi tức và tăng thời lượng của trái phiếu nợ chính phủ.
Điều này đồng nhất với các mục tiêu của ban quản lý nợ cộng đồng, n ơi phát
hành các khoản nợ dài hạn giảm rủi ro tới hạn tái tục cho chính phủ. Kỳ hạn
tới hạn trung bình của các trái phiếu thứ cấp tăng từ 5.5 năm năm 1996 -97 đến
14.3 năm trong giai đoạn 2001-02.
Ở những quốc gia có yêu cầu dự trữ ít, các chính sách có li ên quan đến
quản lý nợ cộng đồng có thể được làm thủ công