Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện từrất sớm. Sựxuất hiện và
phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với nông nghiệp. Từmột nền nông
nghiệp săn bắt hái lượm đến nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Nông nghiệp luôn
là ngành sản xuất giữvai trò quan trọng và không thểthay thế được, ngay cả đối với
các nước có nền kinh tếphát triển, ngành nông nghiệp càng quan trọng hơn đối với
các nước kinh tế đang phát triển và các nước nghèo. Trong xu thếhội nhập hiện nay
nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết trong đó có vấn đềchuyển dịch cơcấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững. Nhiều tổchức quốc tế, nhiều nhà khoa
học vẫn tiếp tục nghiên cứu vềvai trò của nông nghiệp và sựchuyển dịch cơcấu
kinh tếnông nghiệp nhưthếnào đểcơcấu kinh tếcủa mỗi quốc gia vận động hợp lí
và theo cơchếthịtrường mà vẫn đảm bảo sựphát triển bền vững.
Việt Nam là quốc gia nông nghiệp với hơn 70% dân sốsống dựa vào nền
nông nghiệp, nên việc phát triển nền nông nghiệp bền vững là yêu cầu bức thiết, là
yếu tốsống còn. Kểtừnăm 1986 nền kinh tếViệt Nam đã bắt đầu có sự đổi mới,
Chính phủViệt Nam từng bước cải cách các chính sách một cách toàn diện, xây
dựng một nền kinh tế độc lập – tựchủ, thích ứng với hội nhập kinh tếthếgiới, với
một cơcấu kinh tếhiện đại hợp lí. Đặc biệt kểtừkhi Việt Namgia nhập vào tổ
chức thương mại hàng đầu thếgiới WTO thì ngành chịu tác động mạnh mẽnhất là
nông nghiệp. Hoà nhập với xu thế đổi mới, nông nghiệp nước ta có những chuyển
biến mạnh mẽtrên nhiều lĩnh vực, từng bước thích ứng với cơchếthịtrường, bước
đầu gặt hái được nhiều kết quảtốt đẹp. Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn
đứng trước những thửthách lớn trong tiến trình chuyển đổi và hội nhập kinh tếkhu
vực và thếgiới. Thứnhất, cơcấu kinh tếnông nghiệp chuyển dịch chậm, không cân
đối, quy mô sản xuất vừa nhỏbé vừa chưa theo sát yêu cầu thịtrường. Thứhai, cơ
sởvật chất, kĩthuật trong nông nghiệp còn thấp kém đã làm hạn chếviệc tiếp cận
thịtrường. Thứba, lao động thủcông còn phổbiến, máy móc cơgiới nông nghiệp
còn lạc hậu dẫn đến năng suất lao động nông nghiệp còn thấp. Thứtư, hội nhập
kinh tếthếgiới đòi hỏi ngành nông nghiệp phải cạnh tranh với các nước trong khu
vực có trình độphát triển cao hơn, có lợi thếso sánh vềcác mặt hàng nông sản
tương tựnhưViệt Nam.
155 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2242 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa theo hướng phát triển bền vững đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH
___________________
Phan Ngoïc Baûo
Chuyeân ngaønh : Ñòa lyù hoïc
Maõ soá : 60 31 95
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ ÑÒA LYÙ HOÏC
NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC :
PGS.TS. NGUYEÃN KIM HOÀNG
TP. Hoà Chí Minh - 2009
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCKT : Cơ cấu kinh tế
CDCCKT : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
CN : Chăn nuôi
HTX : Hợp tác xã
KTTT : Kinh tế trang trại
LN : Lâm nghiệp
NLN : Nông, lâm, ngư nghiệp
NN : Nông nghiệp
TS : Thủy sản
TT : Trồng trọt
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện từ rất sớm. Sự xuất hiện và
phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với nông nghiệp. Từ một nền nông
nghiệp săn bắt hái lượm đến nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Nông nghiệp luôn
là ngành sản xuất giữ vai trò quan trọng và không thể thay thế được, ngay cả đối với
các nước có nền kinh tế phát triển, ngành nông nghiệp càng quan trọng hơn đối với
các nước kinh tế đang phát triển và các nước nghèo. Trong xu thế hội nhập hiện nay
nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết trong đó có vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững. Nhiều tổ chức quốc tế, nhiều nhà khoa
học vẫn tiếp tục nghiên cứu về vai trò của nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp như thế nào để cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia vận động hợp lí
và theo cơ chế thị trường mà vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững.
Việt Nam là quốc gia nông nghiệp với hơn 70% dân số sống dựa vào nền
nông nghiệp, nên việc phát triển nền nông nghiệp bền vững là yêu cầu bức thiết, là
yếu tố sống còn. Kể từ năm 1986 nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu có sự đổi mới,
Chính phủ Việt Nam từng bước cải cách các chính sách một cách toàn diện, xây
dựng một nền kinh tế độc lập – tự chủ, thích ứng với hội nhập kinh tế thế giới, với
một cơ cấu kinh tế hiện đại hợp lí. Đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập vào tổ
chức thương mại hàng đầu thế giới WTO thì ngành chịu tác động mạnh mẽ nhất là
nông nghiệp. Hoà nhập với xu thế đổi mới, nông nghiệp nước ta có những chuyển
biến mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, bước
đầu gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn
đứng trước những thử thách lớn trong tiến trình chuyển đổi và hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới. Thứ nhất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm, không cân
đối, quy mô sản xuất vừa nhỏ bé vừa chưa theo sát yêu cầu thị trường. Thứ hai, cơ
sở vật chất, kĩ thuật trong nông nghiệp còn thấp kém đã làm hạn chế việc tiếp cận
thị trường. Thứ ba, lao động thủ công còn phổ biến, máy móc cơ giới nông nghiệp
còn lạc hậu dẫn đến năng suất lao động nông nghiệp còn thấp. Thứ tư, hội nhập
kinh tế thế giới đòi hỏi ngành nông nghiệp phải cạnh tranh với các nước trong khu
vực có trình độ phát triển cao hơn, có lợi thế so sánh về các mặt hàng nông sản
tương tự như Việt Nam.
Tỉnh Khánh Hoà với trên 60% dân số sống ở nông thôn và hầu hết hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp, tuy đời sống nông dân đã phần nào được cải thiện, song
vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp bước đầu chuyển
đổi theo hướng thị trường, song vẫn chưa đáp ứng các mục tiêu : khai thác có hiệu
quả tiềm năng, áp dụng tiến bộ kĩ thuật – công nghệ vào sản xuất, giải phóng sức
lao động nông nghiệp, nâng cao năng suất lao động, nâng cao sản lượng hàng hoá
quy mô lớn. Xuất phát từ yêu cầu trên, đề tài : ‘‘Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp tỉnh Khánh Hoà theo hướng phát triển bền vững đến năm 2020’’ được
lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp để giải quyết những
vấn đề tồn tại, tận dụng thế mạnh, tiềm năng tỉnh Khánh Hoà để khai thác hợp lí các
nguồn lực có hiệu quả.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hoá cơ sở lí luận và kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở một số nước và ở nước ta. Từ đó rút ra
những vấn đề có tính phương pháp luận cho việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hoà.
Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở
Khánh hoà giai đoạn 1986 – 2007, rút ra những ưu điểm và chỉ ra những tồn tại
trong cơ cấu kinh tế, nguyên nhân dẫn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp Khánh Hoà diễn ra chậm và trì trệ
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Khánh Hoà theo đúng mục tiêu xác định và đảm
bảo sự phát triển bền vững.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên các quan điểm, các lí thuyết về chuyển dịch cơ cấu và phát triển bền
vững cũng như kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ các quốc
gia trên thế giới, các vùng miền ở Việt Nam ; trên cơ sở đó phân tích thực trạng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hoà từ đó xác định những tồn
tại, khó khăn trong quá trình thực hiện chuyển dịch đưa ra cách tiếp cận giải quyết
vấn đề.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung đi sâu phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp theo nghĩa rộng, có nghĩa là nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
ngành nông – lâm – nghiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: luận văn nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo ngành, theo không gian lãnh thổ và theo thành phần kinh tế.
Về không gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn các huyện thuộc
tỉnh Khánh Hoà (không tính huyện đảo Trường Sa).
Về thời gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu từ năm 1986 đến nay, chủ yếu
tập trung giai đoạn từ năm 2000 đến nay.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Trước đây cũng có nhiều công trình nghiên cứu về sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nhưng thực sự chưa có một đề
tài nào nghiên cứu về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hoà
theo hướng phát triển bền vững. Đề tài nghiên cứu tìm ra những hạn chế trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Khánh Hoà và đưa ra những
giải pháp cho sự phát triển bền vững nền nông nghiệp.
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Cho tới nay có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề CCKT và CDCCKT trong
đó có đề cập tới CCKT và CDCCKT NLN. Có thể kể ra các công trình nghiên cứu
tiêu biểu sau đây:
- Nghiên cứu vấn đề CCKT và CDCCKT, lao động trong xu hướng hội nhập
quốc tế của PGS.TS Phạm Quý Thọ: “Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xu hướng
hội nhập quốc tế”(2006), Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ : “Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới” (1999).
- Trong:“Bàn về phát triển kinh tế” (nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang)
của tác giả PGS.TS Ngô Doãn Vịnh bàn về vấn đề lí luận và thực tiễn cơ cấu của
nền kinh tế Việt Nam như cơ cấu của nền kinh tế, phân tích và đánh giá CCKT và
CDCCKT.
- Tại Viện nghiên cứu Quản lí kinh tế Trung Ương, “Kinh tế Việt Nam 2005”,
các tác giả có những phân tích, đánh giá nền kinh tế và CDCCKT NLN theo các
khía cạnh ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế năm 2005.
- Trương Văn Diện (tạp chí CN số tháng 9/2005), “Bàn về cơ sở khoa học,
CDCCKT theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta hiện nay”. Trả lời
câu hỏi tại sao phải CDCCKT theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta.
- Phân tích các khái niệm CCKT, CDCCKT, thực trạng và phương hướng
CDCCKT NLN của các địa phương cụ thể có các công trình nghiên cứu như:
Trương Thị Minh Sâm, “CDCCKT nông nghiệp vùng nông thôn ngoại thành thành
phố Hồ Chí Minh” (2002), Lê Quốc Sử, “Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát
triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
từ thế kỉ XX tới Thế kỉ XXI trong thời đại kinh tế tri thức” (2001).
- “Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện Cam Lộ,
tỉnh Quảng Trị”, Luận văn thạc sĩ Địa lí học 2004 có đề cập đến vấn đề CDCCKT
NN nhưng ở một khía cạnh nhỏ.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên có đề cập đến cơ cấu và CDCCKT
NLN song còn ở mức độ khái quát. Tại địa bàn nghiên cứu là huyện Quảng Trạch
thì đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống đầu tiên về vấn đề cơ cấu và
CDCCKT NLN.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong
nghiên cứu, luận văn cũng kết hợp sử dụng các phương pháp điều tra khảo sát thực
tế ; phương pháp thống kê – thu thập - xử lí số liệu, so sánh và phương pháp bản đồ.
Nguồn dữ liệu chủ yếu thu thập bao gồm các tư liệu thống kê, điều tra kinh tế
– xã hội của cục thống kê tỉnh Khánh Hoà ; niên giám thống kê tỉnh Khánh Hoà
(1989 - 1992 – 1994 – 1996 – 1998 – 2002 – 2004 – 2005 – 2006 – 2007). Tư liệu
của các ngành, các cấp trong tỉnh, kết hợp số liệu khảo sát thực tế để chứng minh.
Luận văn có kế thừa và phát triển kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây.
6.1. Quan điểm nghiên cứu
6.1.1. Quan điểm hệ thống
Dựa trên quan điểm này, luận văn xem xét cơ cấu và CDCCKT NLN tỉnh
Khánh Hòa như là một bộ phận của cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu NLN của nước ta
và được xem xét trong mối quan hệ với cơ cấu và CDCCKT NLN của cả nước.
6.1.2. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ
Các đối tượng được đưa vào nghiên cứu có mối quan hệ tác động qua lại lẫn
nhau. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của cơ cấu NLN là một quá trình luôn vận động
và biến đổi không ngừng theo thời gian. Vì vậy, để đề xuất được phương hướng và
giải pháp CDCCKT NLN cần phải dựa trên cơ sở phân tích đánh giá tổng hợp mối
quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội và phải đặt nó trong một không
gian cụ thể là địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
6.1.3. Quan điểm lịch sử - phát triển
Luận văn xem xét các đối tượng và mối quan hệ giữa các đối tượng trong sự
vận động phát triển không ngừng và luôn đặt chúng trong các hoàn cảnh lịch sử cụ
thể. Do các nhân tố tác động đến cơ cấu và CDCCKT NLN luôn vận động và phát
triển theo cả không gian và thời gian.
6.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Sự phát triển kinh tế không những chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong hiện tại mà
còn không làm tổn hại đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Vì thế, yêu cầu
phát triển bền vững là một yêu cầu tất yếu thể hiện không những về hiệu quả kinh tế
- xã hội mà còn môi trường phát triển.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lí tài liệu
Trên cơ sở tiến hành thu thập, tham khảo tài liệu có liên quan, từ đó phân tích
có chọn lọc, tổng hợp bổ sung và hệ thống hóa các tài liệu đó phục vụ cho nội dung
nghiên cứu của luận văn.
6.2.2. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Đây là một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu. Kết hợp các bản đồ và
các tài liệu đã thu thập được để phân tích, đánh giá cơ cấu và sự CDCCKT NLN
tỉnh Khánh Hòa.
6.2.3. Phương pháp so sánh
So sánh đối chiếu giữa tài liệu thu thập được và trên thực tế, giữa địa bàn nghiên
cứu với phạm vi cả nước nhằm đề xuất phương hướng và giải pháp CDCCKT NN
tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.
6.2.4. Phương pháp thực địa
Đi khảo sát trực tiếp các huyện nghiên cứu, đặc biệt là các huyện điển hình về
chuyển dịch cơ cấu NLN để bổ sung những thông tin cần thiết trong quá trình
nghiên cứu.
7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng phụ lục và các danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được chia làm 03 chương :
Chương 1 : Cơ sở lí luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát
triển bền vững.
Chương 2 : Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh
Hoà giai đoạn 1986 – 2007
Chương 3: Những giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp tỉnh Khánh Hoà theo hướng phát triển bền vững đến năm 2020.
Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lí luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.1.1.Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Quan niệm chung về cơ cấu kinh tế
“CCKT là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế
quốc dân, giữa chúng có những mối liên hệ hữu cơ, những tương tác qua lại cả về
số lượng và chất lượng, trong những không gian và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể,
chúng vận động hướng vào những mục tiêu nhất định” [8].
Một cách tiếp cận khác cho rằng:
“ CCKT là một tổng thể bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau,
tác động lẫn nhau trong một khoảng không gian và thời gian nhất định và trong
những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, nó thể hiện đầy đủ cả hai mặt định tính
và định lượng, cả hai mặt chất lượng và số lượng, phù hợp với mục tiêu xác định
của nền kinh tế” [15].
Như vậy, về mặt bản chất CCKT biểu hiện trên các mặt:
- Tổng thể các nhóm ngành, các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế của một
quốc gia.
- Số lượng và tỷ trọng của các nhóm ngành và các yếu tố cấu thành hệ thống
kinh tế trong tổng thể nền kinh tế đất nước.
- Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các nhóm ngành, các yếu tố…
hướng vào các mục tiêu đã xác định.
Mặt khác, CCKT thể hiện 3 khía cạnh:
- Tính khách quan của CCKT: Một CCKT hợp lí là một CCKT phù hợp với
quy luật vận động khách quan của nền kinh tế quốc dân.
- Tính lịch sử cụ thể về thời gian, không gian và điều kiện kinh tế xã hội: Mỗi
quốc gia, mỗi vùng miền, địa phương khác nhau thì CCKT khác nhau. Việc xây
dựng CCKT phải dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, vùng miền,
địa phương trong một thời kì nhất định.
- Tính có mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển nhất định: Mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, vùng miền, địa phương trong từng giai đoạn
quyết định hình thành CCKT trong thời kì đó.
CCKT là thuộc tính có ý nghĩa quyết định của nền kinh tế, nó phản ánh tính
chất và trình độ phát triển của nền kinh tế, phản ánh số lượng và chất lượng của các
phần tử hợp thành trong mối liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên hệ thống kinh tế
vận động và phát triển không ngừng.
CCKT biểu hiện hình thức của nó thông qua tỷ trọng của các phần tử tạo nên
cơ cấu và biểu hiện qua nội dung, các quan hệ chặt chẽ hay lỏng lẻo giữa các phần
tử hợp thành. Chính quan hệ này sẽ chi phối sự phát triển hài hòa, nhịp nhàng của
tất cả các phần tử tạo nên cơ cấu. Và cuối cùng là đem lại kết quả và hiệu quả cho
nền kinh tế.
Xác định CCKT hợp lí và thúc đẩy sự CDCCKT là vấn đề có ý nghĩa chiến
lược quan trọng phụ thuộc vào sự hiểu biết sâu sắc các nhân tố kinh tế - xã hội ở
từng vùng trong từng thời gian và khả năng tổ chức sản xuất, quản lí kinh tế, trên cơ
sở đó khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất tài nguyên, đất đai, sức lao động, tư
liệu sản xuất, tạo ra sự phát triển trên mọi vùng đất nước.
Cơ cấu kinh tế NLN
CCKT NLN là bộ phận cấu thành rất quan trọng trong cơ cấu của nền kinh tế
quốc dân, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
“CCKT NLN là tổng thể kinh tế, bao gồm các mối quan hệ tương tác giữa các
yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thuộc các lĩnh vực NLN trong
khoảng thời gian và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể” [9].
Các khía cạnh biểu hiện
Có ba khía cạnh biểu hiện CCKT là: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần
kinh tế, và cơ cấu lãnh thổ kinh tế. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
* Cơ cấu ngành kinh tế:
“ Là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối liên hệ
giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân” [12].
Cơ cấu ngành kinh tế thực chất là kết quả của sự phân công lao động theo
ngành. Các ngành kết cấu với nhau tạo nên cơ cấu nền kinh tế, còn các phân ngành
kết hợp với nhau tạo nên cơ cấu nội bộ ngành lớn. Cơ cấu giữa các nhóm ngành lớn
phản ánh các tương quan tỷ lệ, vai trò, vị trí của mỗi nhóm ngành và liên hệ giữa
chúng trong nền kinh tế. Phản ánh trình độ phân công lao động xã hội theo ngành ở
cấp cao nhất và trình độ phát triển cao của sức sản xuất.
Cơ cấu ngành kinh tế bao gồm 3 nhóm ngành (khu vực) chính:
Nhóm ngành NN: Bao gồm các ngành NLN.
Nhóm ngành công nghiệp: Bao gồm các ngành công nghiệp và xây dựng.
Nhóm ngành dịch vụ: Bao gồm những ngành sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ
không mang tính chất vật chất như thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng, hoạt
động khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo…
Đặc biệt, khi xem xét CCKT NLN thường chú ý tới cơ cấu nội bộ ngành của
chúng.
Cơ cấu nội bộ ngành NN: Bao gồm trồng trọt (TT), chăn nuôi (CN) và dịch vụ
NN với các sản phẩm như cây lương thực, cây công nghiệp, rau đậu các loại… CN
gia súc, gia cầm.
Cơ cấu nội bộ ngành lâm nghiệp (LN): Gồm trồng và nuôi rừng, khai thác lâm
sản.
Cơ cấu nội bộ ngành ngư nghiệp: Gồm nuôi trồng thủy sản (TS), khai thác hải
sản.
* Cơ cấu thành phần kinh tế
Thể hiện cơ cấu sở hữu của nền kinh tế. Là tỷ trọng của từng thành phần kinh
tế trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. “Một cơ cấu thành phần kinh tế hợp lí phải
dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức kinh tế với chế độ sở hữu có khả năng thúc đẩy sự
phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động và xã hội” [8].
Cơ cấu thành phần kinh tế bao gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài quốc
doanh (kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản nhà nước) và kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài.
Trong cơ cấu thành phần kinh tế NLN bao gồm:
Kinh tế nhà nước: nông, lâm trường quốc doanh chuyên sản xuất kinh doanh
nông, lâm, nghiệp.
Kinh tế tập thể: điển hình là hợp tác xã (HTX).
Kinh tế cá thể, tiểu chủ: kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại (KTTT).
* Cơ cấu lãnh thổ kinh tế
Là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Các lãnh thổ nhỏ hơn
trong một lãnh thổ lớn tạo nên CCKT của lãnh thổ lớn đó.
Một mặt, cơ cấu lãnh thổ kinh tế được hình thành từ việc bố trí sản xuất theo
không gian địa lý; mặt khác, được hình thành gắn liền với cơ cấu ngành và thống
nhất trong vùng kinh tế.
Xu hướng phát triển lãnh thổ kinh tế thường phát triển nhiều mặt, tổng hợp, ưu
tiên phát triển một vài ngành có khả năng chuyên môn hóa phù hợp với điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội cũng như tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của lãnh thổ đó
nhằm tạo ra sự tăng trưởng nhanh và các ngành bổ trợ cho các ngành chuyên môn
hóa và các ngành phục vụ.
Hình thành CCKT theo vùng nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa tập trung lớn,
đạt hiệu quả kinh tế cao đáp ứng không những nhu cầu trong nước mà còn phục vụ
xuất khẩu.
Cơ cấu lãnh thổ kinh tế NLN bao gồm: cơ cấu lãnh thổ kinh tế giữa thành thị
và nông thôn, cơ cấu lãnh thổ kinh tế giữa các tiểu vùng phản ánh chuyên môn hóa
theo lãnh thổ.
Cơ cấu lãnh thổ kinh tế giữa thành thị và nông thôn: Đô thị luôn là những “hạt
nhân tạo vùng”. Còn vùng nông thôn là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất và cũng
là nơi cung cấp sản phẩm NLN cũng như nguồn lao động cho đô thị. Khu vực thành
thị và nông thôn có quan hệ qua lại, hỗ trợ lẫn nhau.
Cơ cấu lãnh thổ kinh tế giữa các tiểu vùng: Phản ánh chuyên môn hóa lãnh
thổ, kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Tính khác biệt của các
lãnh thổ là cơ sở hình thành CCKT của hệ thống lãnh thổ.
Giữa ba khía cạnh: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, và cơ cấu
lãnh thổ kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế và cơ
cấu ngành kinh tế là hai mặt của sự thống nhất của hệ thống. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế
hình thành và phát triển gắn liền với cơ cấu ngành kinh tế. Cơ cấu ngành hình thành
trước và trên cơ sở phân bố các ngành cơ cấu lãnh thổ sẽ hình thành, trên cơ sở tổ
chức sở hữu sẽ hình thành cơ cấu thành phần kinh tế. Trong đó, cơ cấu ngành có vai
trò quan trọng nhất vì nó được phát triển dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường,
đảm bảo sản xuất theo nhu cầu kinh tế. Còn cơ