Chuyển dịch cơcấu kinh tế được xem là động lực phát triển của thếgiới. Từ
sau Đại hội Đảng lần thứVI, Đảng ta đã đềra đường lối đổi mới kinh tếvới mục
tiêu xây dựng và phát triển kinh tếtheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH). Đổi mới kinh tếphải bắt đầu từviệc đổi mới cơcấu kinh tế(CCKT), chuyển
dần từnền kinh tếnông nghiệp sang nền kinh tếcông nghiệp, dịch vụ.
Thực tiễn lịch sửphát triển kinh tếcủa các nước nói chung cũng như ởViệt
Nam nói riêng trong thời gian qua đã chỉra rằng những thành công hay thất bại
trong việc phát triển kinh tế đều bắt nguồn từviệc xác định CCKT có hợp lí hay
không. Đểthúc đẩy kinh tếphát triển, đạt hiệu quảcao và bền vững, việc xác định
và hoàn thiện một CCKT hợp lí, phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền
kinh tếkhông chỉlà yêu cầu có tính khách quan, mà còn là một trong những nội
dung chủyếu của quá trình CNH, HĐH đất nước.
Tiền Giang là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với
nền kinh tếcòn nặng vềnông nghiệp. Trong những năm qua, cùng với cảnước,
Tiền Giang đang trong tiến trình xây dựng và phát triển theo hướng CNH, HĐH.
CCKT của tỉnh từng bước được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, tuy nhiên
do nhiều nguyên nhân khác nhau sựchuyển dịch còn chậm và chưa vững chắc.
Từnăm 2006, Tiền Giang gia nhập vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam
(KTTĐPN) tạo điều kiện thúc đẩy tốc độphát triển kinh tếcủa tỉnh. Với yêu cầu
đẩy mạnh CNH, HĐH và nhất là đứng trước những đòi hỏi của quá trình hội nhập
quốc tếsâu rộng nhưhiện nay, đòi hỏi CCKT phải được chuyển dịch nhanh và hiệu
quảhơn trong thời gian tới.
Xuất phát từcơsởlí luận, từthực tiễn chuyển dịch cơcấu kinh tế(CDCCKT)
tỉnh Tiền Giang và tính cấp thiết của vấn đề, tác giảchọn đềtài “Chuyển dịch cơ
cấu kinh tếtỉnh Tiền Giang thời kỳ1995 – 2007 và định hướng đến năm 2020” để
nghiên cứu và mong muốn đóng góp phần nhỏbé vào sựnghiệp phát triển kinh tế
của tỉnh nhà trong thời gian tới.
152 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1826 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh tiền giang thời kỳ1995 – 2007 và định hướng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
________________
Huỳnh Phẩm Dũng Phát
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
TỈNH TIỀN GIANG THỜI KỲ 1995 – 2007
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ ÐỊA LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
________________
Huỳnh Phẩm Dũng Phát
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
TỈNH TIỀN GIANG THỜI KỲ 1995 – 2007
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành : Địa lí học
Mã số : 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ÐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN KIM HỒNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xem là động lực phát triển của thế giới. Từ
sau Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế với mục
tiêu xây dựng và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH). Đổi mới kinh tế phải bắt đầu từ việc đổi mới cơ cấu kinh tế (CCKT), chuyển
dần từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
Thực tiễn lịch sử phát triển kinh tế của các nước nói chung cũng như ở Việt
Nam nói riêng trong thời gian qua đã chỉ ra rằng những thành công hay thất bại
trong việc phát triển kinh tế đều bắt nguồn từ việc xác định CCKT có hợp lí hay
không. Để thúc đẩy kinh tế phát triển, đạt hiệu quả cao và bền vững, việc xác định
và hoàn thiện một CCKT hợp lí, phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền
kinh tế không chỉ là yêu cầu có tính khách quan, mà còn là một trong những nội
dung chủ yếu của quá trình CNH, HĐH đất nước.
Tiền Giang là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với
nền kinh tế còn nặng về nông nghiệp. Trong những năm qua, cùng với cả nước,
Tiền Giang đang trong tiến trình xây dựng và phát triển theo hướng CNH, HĐH.
CCKT của tỉnh từng bước được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, tuy nhiên
do nhiều nguyên nhân khác nhau sự chuyển dịch còn chậm và chưa vững chắc.
Từ năm 2006, Tiền Giang gia nhập vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
(KTTĐPN) tạo điều kiện thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh. Với yêu cầu
đẩy mạnh CNH, HĐH và nhất là đứng trước những đòi hỏi của quá trình hội nhập
quốc tế sâu rộng như hiện nay, đòi hỏi CCKT phải được chuyển dịch nhanh và hiệu
quả hơn trong thời gian tới.
Xuất phát từ cơ sở lí luận, từ thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT)
tỉnh Tiền Giang và tính cấp thiết của vấn đề, tác giả chọn đề tài “Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 – 2007 và định hướng đến năm 2020” để
nghiên cứu và mong muốn đóng góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển kinh tế
của tỉnh nhà trong thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về
CDCCKT tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua, từ đó đưa ra những định hướng và
đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch nhanh
hơn theo hướng CNH, HĐH trong thời gian tới. Để đạt được mục đích này, luận
văn đề ra những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan những vấn đề lí luận có liên quan đến CCKT và CDCCKT, làm
rõ các khái niệm, các nhân tố tác động, các chỉ tiêu đánh giá cơ bản.
- Đánh giá tác động của các nhân tố chủ yếu đến CDCCKT tỉnh Tiền Giang;
phân tích thực trạng CDCCKT của tỉnh trong thời gian qua, đánh giá những thành
tựu đã đạt được và những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.
- Đưa ra những định hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc
đẩy CDCCKT tỉnh Tiền Giang theo hướng CNH, HĐH.
3. Giới hạn nghiên cứu
Về nội dung: do đề tài có nội dung rộng và phức tạp nên phạm vi nghiên cứu
của luận văn được giới hạn: (i) phân tích ảnh hưởng của các nguồn lực tới sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; (ii) phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo ngành, theo thành phần gồm: cơ cấu GDP, cơ cấu lao động, năng suất
lao động và cơ cấu giá trị sản xuất nội ngành, không phân tích sâu các lĩnh vực
trong từng ngành; (iii) phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ gồm: cơ
cấu giá trị sản xuất của các địa phương phân theo khu vực kinh tế và tỉ trọng so với
toàn tỉnh; (iv) đưa ra những định hướng và đề xuất một số giải pháp chuyển dịch cơ
cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang theo hướng CNH, HĐH.
Về không gian: là địa bàn lãnh thổ của tỉnh Tiền Giang bao gồm 9 đơn vị
hành chính: Thành phố Mỹ Tho, Thị xã Gò Công, các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân
Phước, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây và Gò Công Đông với tổng diện tích
tự nhiên là 248.180 ha.
Về thời gian: phần đánh giá thực trạng được đề cập từ năm 1995 đến năm
2007. Phần định hướng, đề xuất một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến
năm 2020.
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là xu thế tất yếu của đất nước trong quá trình phát
triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. CDCCKT giữ vai trò quan
trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH. Trong thời gian qua, ở nước ta đã có nhiều
công trình nghiên cứu về CCKT và sự CDCCKT. Trong đó, có một số công trình
tiêu biểu về mặt lí luận và thực tiễn như: “Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
của TS. Trương Thị Minh Sâm (chủ biên) năm 2000; “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ 21” của TS. Nguyễn Trần Quốc (chủ biên)
năm 2004; “Định hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam” của TS. Trần Du Lịch, PGS. TS. Đặng Văn Phan (chủ
nhiệm đề tài) năm 2004; “Các cấp ủy Đảng ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính
trị” của Trần Trác, Trần Văn năm 2005; “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt
Nam” của PGS. TS. Bùi Tất Thắng (chủ biên) năm 2006; “Những vấn đề chủ yếu
về kinh tế phát triển” của PGS. TS. Ngô Doãn Vịnh năm 2006;…
Đối với tỉnh Tiền Giang chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Các đề tài chỉ dừng ở mức nghiên cứu
chung về kinh tế xã hội như: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Tiền Giang đến năm 2020” của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang; hay nghiên
cứu, quy hoạch về từng ngành kinh tế riêng lẻ như “Quy hoạch phát triển ngành
công nghiệp tỉnh Tiền Giang đến 2010” của Sở Công nghiệp tỉnh Tiền Giang,
“Báo cáo rà soát, bổ sung quy hoạch ngành nông lâm nghiệp – nông thôn giai đoạn
2005-2010 và 2020” của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền
Giang,…
Trên đây là những nguồn tài liệu tham khảo quý báu cho tác giả khi thực hiện
đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 – 2007 và định
hướng đến năm 2020”.
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
CCKT chính là một hệ thống hoàn chỉnh gồm nhiều tầng bậc, bản thân nó là
sự hợp thành của nhiều hệ thống khác nhau và đồng thời lại là bộ phận của hệ thống
lớn hơn - hệ thống kinh tế – xã hội (KT – XH). CCKT tỉnh Tiền Giang có mối quan
hệ chặt chẽ với môi trường xung quanh, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi
trường KT - XH. Sự CDCCKT có thể ảnh hưởng đến sự phát triển KT - XH và
ngược lại. Phải coi CDCCKT như là một hệ thống nằm trong hệ thống KT - XH
hoàn chỉnh, luôn luôn vận động và phát triển không ngừng. Vì vậy, khi nghiên cứu
sự CDCCKT tỉnh Tiền Giang phải xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến sự CDCCKT
của tỉnh và xem xét mối tương quan, sự tác động đối với sự CDCCKT vùng
ĐBSCL và cả nước.
5.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Cơ cấu lãnh thổ kinh tế Tiền Giang được coi như một thể tổng hợp tương đối
hoàn chỉnh, trong đó các yếu tố tự nhiên, KT - XH có mối quan hệ chặt chẽ, tác
động chi phối lẫn nhau tạo những thế mạnh riêng cho tỉnh hay từng vùng trong
trong tỉnh. Do vậy cần phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự CDCCKT tỉnh Tiền
Giang để từ đó đưa ra những giải pháp, định hướng phát triển có tính tổng hợp
nhằm khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhằm đẩy nhanh sự CDCCKT.
5.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Quá trình phát triển kinh tế và CDCCKT có sự biến chuyển theo thời gian và
không gian. Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh vào trong nghiên cứu đề tài để
thấy được nguồn gốc nảy sinh, quá trình diễn biến của các yếu tố kinh tế trong từng
giai đoạn, trong những điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Từ đó đánh giá
chính xác hiện trạng CDCCKT trong hiện tại và định hướng phát triển của các
ngành kinh tế, CDCCKT Tiền Giang trong tương lai.
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Nghiên cứu những vấn đề kinh tế phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát
triển bền vững. Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu phát triển KT – XH của
hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Phát triển KT - XH, CDCCKT phải đi đôi
với sử dụng hợp lí, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống gây ô nhiễm môi
trường; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Đây là một phương pháp rất quan trọng vì trên cơ sở những nguồn tài liệu, số
liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu thu thập được từ sách báo, tạp chí khoa
học, internet, niên giám thống kê, các báo cáo thường niên, quy hoạch tổng thể của
Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ban ngành tác giả mới rút ra được các đặc điểm về
tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như nhìn nhận, đánh giá chính xác sự
CDCCKT tỉnh Tiền Giang.
5.2.2. Phương pháp thống kê toán học
Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên như công cụ để phân tích,
lựa chọn những giá trị đúng nhất, gần với thực tiễn trên cơ sở các nguồn số liệu thu
thập được để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội đến
CDCCKT tỉnh Tiền Giang. Đồng thời, phương pháp toán học cũng được sử dụng
trong việc phân tích, dự báo và lựa chọn các giải pháp thích hợp cho định hướng
CDCCKT tỉnh Tiền Giang trong tương lai.
5.2.3. Phương pháp phân tích, so sánh
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, việc vận dụng phương pháp phân tích, so
sánh mang lại nhiều lợi ích. Thông qua việc tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu
các số liệu thống kê để thấy được quá trình CDCCKT qua các giai đoạn. Từ đó, rút
ra được những nội dung tổng hợp nhất, đầy đủ nhất đáp ứng được những nhiệm vụ
và mục tiêu mà vấn đề đã đặt ra.
5.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa
Thực địa là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu các vấn đề địa lí
KT - XH nhằm thu thập thêm thông tin, thực trạng phát triển, thẩm định mức độ tin
cậy của các số liệu, báo cáo. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận
văn đã tiến hành khảo sát thực địa tại một số địa phương trong tỉnh để kiểm tra độ
chính xác, tin cậy của các nguồn tài liệu đã thu thập được.
5.2.5. Phương pháp chuyên gia
CDCCKT là vấn đề tương đối rộng và phức tạp cho nên việc gặp gỡ, trao đổi
ý kiến với các nhà khoa học, cán bộ, chuyên viên của các sở, ban ngành trong tỉnh
là một yêu cầu không thể thiếu. Thông qua phương pháp này, tác giả luận văn có
thể tiếp cận, tìm hiểu hiện trạng và định hướng vấn đề nghiên cứu một cách nhanh
chóng.
5.2.6. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Đây là phương pháp đặc trưng của khoa học địa lí. Sử dụng phương pháp này
giúp cho các vấn đề nghiên cứu được cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Các bản đồ
trong đề tài được tác giả luận văn thành lập dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập và
xử lý.
Ngoài ra, đề tài còn thể hiện các mối quan hệ địa lí thông qua hệ thống các
bảng số liệu và biểu đồ.
5.2.7. Phương pháp dự báo
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình vận động và phát triển lâu dài, muốn
thành công thì phải dự báo trước sự phát triển để có hướng điều chỉnh CCKT phù
hợp, đúng đắn. Đề tài sử dụng phương pháp dự báo xu hướng và dự báo biến động
dựa trên cơ sở tính toán từ các nguồn số liệu đã thu thập được, sự phát triển có tính
qui luật, những biến động của các sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và
tương lai.
6.Cấu trúc của luận văn
Đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 – 2007 và
định hướng đến năm 2020” ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung bao gồm
ba chương:
Chương I: Cơ sở lí luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chương II: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 – 2007.
Chương III: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền
Giang đến năm 2020.
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ
VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.1. Cơ cấu kinh tế
1.1.1. Khái niệm cơ cấu, cơ cấu kinh tế
Cơ cấu là cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện một chức năng của
chỉnh thể [36, tr.223].
Từ “cơ cấu” tương đương với từ “structure” hay “construction”. Nhưng chính
xác hơn “structure” tương ứng với thuật ngữ “cấu trúc” của Việt Nam và thực sự có
ý nghĩa rộng hơn thuật ngữ cơ cấu. Cấu trúc là một khái niệm nói về kết cấu bên
trong của một đối tượng nào đó, kể cả số lượng và chất lượng của các bộ phận cấu
thành như định nghĩa của thuật ngữ cơ cấu mà còn bao hàm cả mối quan hệ giữa
các bộ phận cấu thành đó. Thuật ngữ “cơ cấu” trong nghiên cứu về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế cần được hiểu như nội dung của thuật ngữ “cấu trúc” [3, tr.149]
Cơ cấu là một phạm trù triết học thể hiện cấu trúc bên trong cũng như tỉ lệ và
mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành một hệ thống. Cơ cấu là thuộc tính của một
hệ thống nhất định. Nền kinh tế của một quốc gia được xem xét như một hệ thống
với nhiều bộ phận hợp thành. Các bộ phận này có quan hệ mật thiết với nhau theo
một trật tự nào đó trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Nói một cách đơn giản, có thể
coi đó là bộ khung của khái niệm cơ cấu kinh tế [37, tr.201]
Cơ cấu kinh tế (CCKT) là tổng thể các ngành, lĩnh vực, các bộ phận kinh tế
có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành [19, tr.16].
CCKT là vấn đề có nội dung rộng, biểu hiện mối quan hệ giữa quan hệ sản
xuất và lực lượng sản xuất của nền kinh tế. Mối quan hệ đó không chỉ là những
quan hệ riêng lẻ của từng bộ phận cấu thành nền kinh tế (bao gồm các yếu tố kinh
tế, các lĩnh vực tổ chức sản xuất phân phối trao đổi tiêu dùng), các khu vực kinh tế
(nông thôn, thành thị), thành phần kinh tế (nhà nước, cá thể, tư nhân, vốn đầu tư
nước ngoài…). Hiểu một cách đầy đủ, CCKT là tổng thể một hệ thống kinh tế bao
gồm nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau trong không gian
và thời gian nhất định, phù hợp với mục tiêu đã xác định của nền kinh tế [44].
CCKT là một hệ thống ràng buộc, có các đặc trưng chủ yếu là mang tính
khách quan và tính lịch sử. Đồng thời, CCKT là một hệ thống động, gắn với sự
biến đổi và phát triển không ngừng của các yếu tố, các bộ phận cấu thành. Muốn
phát huy tác dụng, CCKT phải trải qua một quá trình, một thời gian nhất định.
Thời gian dài hay ngắn tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại CCKT. Vì thế, các
loại cơ cấu thường không tồn tại một cách cố định bất biến mà có sự thay đổi,
chuyển dịch cần thiết, phù hợp với biến động và thay đổi của điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử.
CCKT không chỉ quy định về số lượng và tỉ lệ giữa các yếu tố cấu thành, biểu
hiện về lượng (là sự tăng trưởng của hệ thống), mà còn thể hiện những mối quan hệ
cơ cấu giữa các yếu tố, biểu hiện về chất (là sự phát triển của hệ thống). Mối quan
hệ giữa lượng và chất trong cơ cấu của nền kinh tế thực chất là những biểu hiện về
tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đó. Nền kinh tế chỉ có thể ổn định và tăng
trưởng bền vững khi có cơ cấu cân đối, hợp lí. Như vậy, nghiên cứu CCKT nhằm
nhận biết cấu trúc của nền kinh tế và phát hiện xu hướng vận động của nền kinh tế
theo từng thời kỳ để có những tác động cần thiết, thúc đẩy các xu hướng tích cực
hay hạn chế những tiêu cực, tiến tới đạt các mục tiêu định trước. Nghiên cứu CCKT
có ý nghĩa rất lớn đối với thực tiễn phát triển kinh tế trong từng thời kỳ phát triển
KT - XH của đất nước.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI chỉ rõ: nền kinh tế quốc dân có
một cơ cấu kinh tế hợp lí là cơ cấu kinh tế trong đó các ngành, các vùng, các thành
phần, các loại hình sản xuất có qui mô và trình độ kĩ thuật khác nhau phải được bố
trí cân đối, liên kết với nhau, phù hợp với điều kiện kinh tế, bảo đảm cho nền kinh
tế phát triển ổn định.
Theo tác giả luận văn, CCKT là tổng thể những mối liên hệ giữa các bộ phận
hợp thành nền kinh tế gồm các ngành sản xuất, các thành phần kinh tế, các vùng
kinh tế. CCKT là một hệ thống động, biến đổi không ngừng nhằm đạt hiệu quả cao
về mặt kinh tế xã hội và môi trường trong những điều kiện cụ thể của đất nước, phù
hợp với mục tiêu đã xác định của nền kinh tế.
1.1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ và cơ cấu
thành phần kinh tế
1.1.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành là quan hệ gắn bó với nhau theo những tỉ lệ nhất định giữa các
ngành sản xuất, trong nội bộ nền kinh tế quốc dân cũng như giữa các ngành nghề
và các doanh nghiệp trong các ngành [19, tr.18]. Cơ cấu ngành là bộ phận then
chốt trong CCKT, vì cơ cấu ngành quyết định trạng thái chung và tỉ lệ đầu vào,
đầu ra của nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay, về cơ bản hệ thống phân ngành kinh tế được sử dụng trên thế giới là
hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts - SNA) được áp dụng
đối với nền kinh tế thị trường. Trước đây còn có hệ thống sản xuất vật chất
(Material Production System - MPS) được áp dụng đối với nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung.
Theo hệ thống tài khoản quốc gia, nền kinh tế thường được phân thành ba
nhóm ngành (hay khu vực) là: Khu vực I (KVI) gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản (đối với nhiều nước khác là các ngành khai thác trực tiếp tài nguyên thiên
nhiên); Khu vực II (KVII) gồm công nghiệp và xây dựng (đối với nhiều nước khác
là các ngành chế biến); Khu vực III (KVIII) là dịch vụ.
Ba khu vực này bao gồm 21 ngành cấp 1. Các ngành cấp 1 lại đuợc chia nhỏ
thành các ngành cấp 2. Các ngành cấp 2 lại được phân nhỏ thành các ngành sản
phẩm [3, tr.150]. Có nhiều mức phân ngành khác nhau, tùy theo mức độ gộp hay chi
tiết hóa đến chừng nào mà có được tập hợp các ngành tương ứng. Đối với nước ta,
theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, nền kinh tế nước ta được chia thành
21 ngành kinh tế cấp 1; 88 ngành kinh tế cấp 2; 242 ngành kinh tế cấp 3; 437 ngành
kinh tế cấp 4 và 642 ngành kinh tế cấp 5.
Theo quan điểm hiện nay của nước ta, các ngành cấu thành KVI gồm có nông,
lâm nghiệp và thủy sản. Đến lượt mình, nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi
và dịch vụ nông nghiệp; còn lâm nghiệp có trồng, chăm sóc rừng và khai thác lâm
sản; thủy sản có đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. KVII là công nghiệp và xây
dựng; công nghiệp lại bao gồm nhiều phân ngành thuộc ba nhóm: công nghiệp khai
thác mỏ; công nghiệp chế biến; sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. KVIII
là tập hợp của nhiều ngành và hoạt động liên quan đến dịch vụ với đặc điểm chung
là các sản phẩm tạo ra không tồn tại dưới hình thái vật thể bao gồm: khách sạn và
nhà hàng; vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; tài chính, tín dụng; hoạt động khoa
học và công nghệ; các hoạt động liên quan tới kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn;
giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động cứu trợ xã hội; hoạt động văn hóa, thể
thao;…
Đối với nền kinh tế quốc dân chuyển dịch cơ cấu ngành có nghĩa là sự vận
động và biến đổi của các ngành kinh tế thuộc khu vực I, II, III theo chiều hướng
tăng tỉ lệ các ngành khu vực II và III, giảm tỉ lệ các ngành khu vực I trong cơ cấu
tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
1.1.2.2. Cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế gắn với các loại hình sở hữu nhất định về tư liệu
sản xuất. Tùy theo phương thức sản