Cơcấu:là một khái niệm dùng đểchỉcách thức tổchức bên trong của một
hệthống, biểu hiện sựthống nhất của các mối quan hệqua lại vững chắc các bộ
phận của nó. Trong khi chỉrõ mối quan hệbiện chứng giữa bộphận và tổng thể,
biểu hiện ra nhưlà một thuộc tính của sựvật, hiện tượng và biến đổi cùng với sự
biến đổi của sựvật, hiện tượng. Nhưvậy, có thểthấy có nhiều kiểu tổchức cơcấu
của khách thểvà các hệthống [22, tr.28].
Nền kinh tếquốc dân là một hệthống phức tạp, được cấu thành bởi nhiều bộ
phận khác nhau. Các bộphận đó có thểlà các yếu tố “đầu vào”của quá trình SX,
gồm: đất đai, lao động, vốn và tiến bộkĩthuật; các khâu trong vòng tuần hoàn của
tái SX xã hội, gồm: SX, phân phối, trao đổi và tiêu dùng; các ngành SX của một nền
kinh tế, gồm: NN, công nghiệp và dịch vụ. Giữachúng luôn có quan hệbiện chứng
với nhau trong quá trình vận động và phát triển. Sựvận động và phát triển của nền
kinh tếcòn chứa đựng sựthay đổi của chính bản thân các bộphận và cách thức
quan hệgiữa chúng với nhau trong mỗi thời điểm và trong mỗi điều kiện cũng khác
nhau. Do đó, có thểkhái quát CCKT là tổng thểnhững mối quan hệvềchất lượng
và sốlượng giữa các bộphận cấu thành nền kinh tếtrong không gian, thời gian và
điều kiện KT - XH nhất định [22, tr.29]. CCKT được hình thành và phát triển dựa
trên những cơsởchủyếu sau:
- CCKT là kết quảcủa sựphân công lao động xã hội, được bắt đầu từviệc tăng
năng suất lao động và sựphát triển của các mối quan hệtrao đổi hàng hóa tiền tệ.
- CCKT phản ánh sựtương tác sống động giữa các yếu tốcủa lực lượng SX
và quan hệSX, trong đó vai trò quyết định là sựphát triển của lực lượng SX.
- CCKT có sựcân đối, đồng bộgiữa các bộphận trong một hệthống với các
cấp độkhác nhau, gắn với thời gian, không gian và đặc điểm chính trị, KT - XH
nhất định nhằm bảo đảm sựphát triển và có thểtái SX cảvềKT - XH.
Nhưvậy, bản chất của CCKT là sựbiểu hiện của các mối quan hệgiữa các
yếu tốcủa quá trình SX xã hội, đó là mối quan hệcủa lực lượng SX và quan hệSX,
nhưng không đơn thuần chỉlà quan hệvềmặt sốlượng và tỉlệgiữa các yếu tố-
biểu hiện vềlượng hay sựtăng trưởng của hệthống, mà là những mối quan hệbên
trong và bên ngoài của các yếu tố đó biểu hiện vềchất hay sựphát triển của hệ
thống [35, tr.11]. Mối quan hệgiữa lượng và chất trong cơcấu của nền kinh tếthực
chất là những biểu hiện vềtăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đó. Mặt khác,
nền kinh tếquốc dân được phân chia theo nhiều cách thức và ởnhiều cấp độkhác
nhau mới có thểthấy hết được các mối quan hệbên trong và bên ngoài của nền kinh
tế đó và nhìn chung người ta thường xem xét từcác góc độchủyếu sau:
Cơcấu ngành kinh tế:phản ánh sựphân công lao động theo hướng chuyên
môn hóa SX, được hình thành dựa trên mối quan hệgiữa các đối tượng khác nhau
của nền SX, SX càng phát triển thì tập hợp ngành kinh tếcàng đa dạng. Cho đến
nay, trên thếgiới vềcơbản có hai hệthống phân ngành kinh tế, đó là hệthống SX
vật chất (Material Production System - MPS), được áp dụng đối với nền kinh tếkế
hoạch hóa tập trung và hệthống tài khoản quốcgia (System of National Accounts -
SNA), được áp dụng đối với nền kinh tếthịtrường.
134 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp - Nông thôn tỉnh bình dương trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_______________________________
Nguyễn Thị Ngọc Anh
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP - NÔNG THÔN TỈNH BÌNH
DƯƠNG TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP
HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐẶNG VĂN PHAN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới
PGS.TS. Đặng Văn Phan, Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tác giả trong suốt
quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo trường
Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả
trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các cơ quan: Cục
Thống kê tỉnh Bình Dương, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã giúp đỡ tác giả trong quá
trình thu thập số liệu, tư liệu, các thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè đồng nghiệp và những
người thân đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả trong suốt thời gian học tập và
thực hiện luận văn.
Bình Dương,... tháng.... năm 2008
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ngọc Anh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCKT : Cơ cấu kinh tế
CDCC : Chuyển dịch cơ cấu
CDCCKT : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
CNH : Công nghiệp hóa
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
LTTW3 : Lâm trường Trung ương 3
DTTN : Diện tích tự nhiên
GDP : Tổng sản phẩm quốc dân
GTSX : Giá trị sản xuất
HĐH : Hiện đại hóa
HTX : Hợp tác xã
KT - XH : Kinh tế - xã hội
L/s : Lít/giây
NN : Nông nghiệp
NN - NT : Nông nghiệp - nông thôn
NT : Nông thôn
Nxb : Nhà xuất bản
VAC : Vườn, ao, chuồng
RAC : Ruộng, ao, chuồng
SX : Sản xuất
SXNN : Sản xuất nông nghiệp
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TX : Thị xã
UBND : Uỷ Ban nhân dân
UK : Ước khoảng
KTTĐPN : Kinh tế trọng điểm phía Nam
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xét trên các mặt KT - XH, môi trường, NN có vai trò hết sức quan trọng đối
với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ. CDCCKT NN - NT theo
hướng CNH - HĐH là một xu thế tất yếu khách quan của quá trình phát triển KT -
XH mỗi nước.
Đối với nước ta, từ một nước có nền kinh tế chủ yếu là NN và tuyệt đại bộ
phận dân cư đang sống ở NT thì NN - NT càng có vị trí quan trọng trong sự phát
triển kinh tế. Ở mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước, trong đường lối phát triển KT -
XH của Đảng đều chú trọng CDCCKT NN - NT theo hướng SX hàng hóa, chuyển
từ nền NN truyền thống, lạc hậu sang nền NN hiện đại.
Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ và vùng KTTĐPN nên có
thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất cả nước. Đây không chỉ là điều kiện thuận lợi
đối với các yếu tố “đầu ra” cho SXNN mà cũng là thuận lợi giảm chí phí “đầu
vào” cho nông - lâm - thuỷ sản. Mặc dù Bình Dương có rất nhiều lợi thế để phát
triển một nền NN hiện đại. Trong những năm qua, tỉnh cũng đã tiến hành CDCCKT
NN - NT và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng cho tới nay NN - NT Bình
Dương vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có, CCKT NN -
NT vẫn còn nhiều bất cập. Việc xác định một CCKT NN - NT phù hợp và thực hiện
các biện pháp thúc đẩy chuyển dịch là nhân tố quan trọng quyết định tới sự phát
triển của NN - NT Bình Dương trong thời gian tới. Với những lý do trên và mong
muốn đóng góp một phần nhỏ công sức vào sự phát triển KT - XH của địa phương,
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông
thôn tỉnh Bình Dương trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa”.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan những vấn đề lí luận, phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu về CCKT và CDCCKT NN - NT, đề tài bước đầu tìm hiểu hiện
trạng CDCCKT NN - NT tỉnh Bình Dương và cơ sở khoa học cho sự chuyển dịch
trong những năm tiếp theo. Đề ra những định hướng và giải pháp chuyển dịch cho
phù hợp với xu hướng CNH - HĐH của đất nước hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài cần thực hiện được
những nội dung nghiên cứu cơ bản sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản về CCKT nói chung và CCKT
NN - NT nói riêng làm cơ sở vận dụng vào quá trình xem xét, phân tích CDCCKT
NN - NT Bình Dương.
- Đánh giá thực trạng CDCCKT NN - NT Bình Dương từ năm 1997 đến
2006. Từ đó rút ra những đặc trưng cơ bản của CCKT NN - NT và xu hướng
CDCCKT NN - NT Bình Dương.
- Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình CDCCKT NN -
NT Bình Dương diễn ra nhanh chóng theo hướng CNH - HĐH.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
CDCCKT NN - NT Bình Dương là một quá trình mang tính toàn diện, diễn
ra trên các mặt: cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ và cả sự
thay đổi chất lượng cuộc sống dân cư. Quá trình chuyển dịch không chỉ ở cấp vĩ mô
mà còn cả ở cấp vi mô. Tuy nhiên, do hạn chế của bản thân, nguồn tư liệu và một số
yếu tố khách quan khác nên:
Về nội dung: trọng tâm của đề tài chủ yếu tập trung làm rõ sự CDCCKT
NN trên phương diện ngành và lãnh thổ, sự chuyển dịch về thành phần kinh tế chỉ
đề cập ở mức độ nhất định và chủ yếu quan tâm đến các thành phần kinh tế chiếm
vị trí quan trọng trong kinh tế NN. Về CDCCKT NT chủ yếu nghiên cứu sự biến
động của các ngành nghề phụ ở NT như tiểu thủ công nghiệp, CNCB nông sản, một
số hoạt động dịch vụ và tìm hiểu chất lượng cuộc sống dân cư NT.
NT là một khái niệm rộng bao gồm các hoạt động KT - XH và cuộc sống của
dân cư NT, khả năng nghiên cứu của bản thân tác giả cùng với những hạn chế khác
nên sự nghiên cứu CDCCKT NT Bình Dương còn chưa thật đầy đủ và chi tiết.
Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu trên phạm vi toàn bộ 7 huyện, thị
của tỉnh Bình Dương.
Về thời gian: đề tài nghiên cứu quá trình CDCCKT NN - NT từ năm 1997
(khi tỉnh Bình Dương được tái lập) đến năm 2006 và những định hướng, các giải
pháp chuyển dịch đến năm 2020.
4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Do CDCCKT NN - NT là một vấn đề quan trọng đối với sự phát triển KT -
XH của đất nước nên hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước về vấn
đề này đã được công bố. Hầu hết các công trình nghiên cứu đều tập trung vào
nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của quá trình CDCCKT NN - NT của một
vùng miền cụ thể hay một khu vực nhỏ như tỉnh, huyện, xã. Các công trình đã được
công bố và có ý nghĩa cao về mặt lí luận và thực tiễn có thể kể đến như:
Về mặt lí luận: CNH - HĐH ở Việt Nam: lí luận và thực tiễn (TS. Nguyễn
Trọng Chuẩn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2002); CDCCKT theo hướng
CNH - HĐH nền kinh tế quốc dân (tập I, II) (Ngô Đình Giao, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội năm 1994); Về đẩy nhanh CNH - HĐH NN - NT (TS. Nguyễn Thiện
Luân, Báo NN và Phát triển NT, số 12 năm 2004),...
Về mặt thực tiễn: có nhiều công trình nghiên cứu về CDCCKT NN - NT của
một số vùng trong cả nước như CDCCKT NT Bắc Trung Bộ theo CNH - HĐH (TS.
Nguyễn Đăng Bằng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội năm 2002).
5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
CCKT NN - NT chính là một hệ thống hoàn chỉnh gồm nhiều tầng bậc, bản
thân nó là sự hợp thành của nhiều hệ thống khác nhau và đồng thời lại là bộ phận
của hệ thống lớn hơn. CCKT NN - NT tỉnh có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường
xung quanh, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường KT - XH.
5.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Cơ cấu lãnh thổ kinh tế NN - NT Bình Dương được coi như một thể tổng
hợp tương đối hoàn chỉnh, trong đó các yếu tố tự nhiên, KT - XH có mối quan hệ
chặt chẽ, tác động chi phối lẫn nhau. Đặc biệt, lĩnh vực NN Bình Dương là ngành
thu hút một lực lượng lao động cơ bản và địa bàn NT Bình Dương tập trung phần
lớn dân cư của toàn tỉnh. Do vậy, cần phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển và CDCCKT NN - NT Bình Dương để từ đó đưa ra những định hướng phát
triển có tính tổng hợp nhằm khai thác tốt những tiềm năng của vùng.
5.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Vận dụng quan điểm vào trong nghiên cứu đề tài để thấy được nguồn gốc
nảy sinh, quá trình diễn biến của các yếu tố kinh tế trong từng giai đoạn, trong
những điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Từ đó đánh giá chính xác các khả
năng phát triển của ngành kinh tế NN, của địa bàn NT Bình Dương.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Trong luận văn chúng tôi đã tiến hành thu thập các số liệu, tư liệu từ các
nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là nguồn số liệu từ Niên giám thống kê của địa
phương, từ báo cáo thường niên của Sở NN và Phát triển NT. Trên cơ sở đó tiến
hành các phương pháp nghiên cứu trong phòng, xử lí số liệu để có được hệ thống
các số liệu có đủ độ tin cậy phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
5.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống
Thực trạng cơ cấu NN - NT tỉnh được nhận biết thông qua phân tích các mối
quan hệ về không gian và thời gian, về các ngành và các lĩnh vực kinh tế. Đề tài chú
ý các mối quan hệ tự nhiên và nhân văn, mối quan hệ hình thức và bản chất.
5.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Để nhận biết được đặc điểm và xu thế phát triển của quá trình KT - XH trong
lĩnh vực kinh tế NN - NT Bình Dương, trên cơ sở số liệu đã thu thập được từ các
nguồn, quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê như một công cụ để
nhận biết những giá trị gần đúng, xác thực nhất.
5.2.4. Phương pháp bản đồ
Quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng bản đồ như một phương tiện phản ánh
các kết quả nghiên cứu về các hiện tượng KT - XH của NN - NT Bình Dương.
5.2.5. Phương pháp thực địa
Do lĩnh vực NN - NT tương đối phức tạp, bao gồm nhiều ngành nghề khác
nhau cùng tồn tại đan xen trên địa bàn nên quá trình thực địa là hết sức quan trọng
để tìm hiểu sâu sắc về thực trạng phát triển.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt lí luận: đề tài đã làm rõ những lí thuyết căn bản về CCKT nói chung
và CDCCKT NN - NT nói riêng. Trên cơ sở những lí thuyết đó đề tài tìm hiểu và
làm rõ những vấn đề chủ yếu trong quá trình CDCCKT NN - NT Bình Dương từ
1997 - 2006 và đề ra những giải pháp chuyển dịch trong những năm tới.
Về mặt thực tiễn: trên cơ sở tổng hợp các số liệu thống kê về các chỉ tiêu
phát triển KT - XH trong những năm 1997 - 2006, đề tài đã nêu lên được những đặc
trưng cơ bản nhất trong quá trình CDCCKT NN - NT của Bình Dương. Từ những
kết quả nghiên cứu đó kết hợp với những định hướng phát triển đề ra những giải
pháp có tính khả thi nhất thúc đẩy quá trình chuyển dịch.
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài gồm 3 phần chính: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Trong đó phần nội dung có bố cục 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận CCKT và CDCCKT NN - NT.
Chương 2: Thực trạng quá trình CDCCKT NN - NT trong thời kì CNH -
HĐH tỉnh Bình Dương từ 1997 - 2006.
Chương 3: Định hướng và những giải pháp nhằm thúc đẩy CDCCKT NN -
NT tỉnh Bình Dương đến năm 2020.
Ngoài ra còn có phần phụ lục là những nội dung có liên quan đến các nội
dung nghiên cứu của đề tài do không có đủ điều kiện để trình bày hết trong đề tài.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu: là một khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một
hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc các bộ
phận của nó. Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa bộ phận và tổng thể,
biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật, hiện tượng và biến đổi cùng với sự
biến đổi của sự vật, hiện tượng. Như vậy, có thể thấy có nhiều kiểu tổ chức cơ cấu
của khách thể và các hệ thống [22, tr.28].
Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống phức tạp, được cấu thành bởi nhiều bộ
phận khác nhau. Các bộ phận đó có thể là các yếu tố “đầu vào” của quá trình SX,
gồm: đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kĩ thuật; các khâu trong vòng tuần hoàn của
tái SX xã hội, gồm: SX, phân phối, trao đổi và tiêu dùng; các ngành SX của một nền
kinh tế, gồm: NN, công nghiệp và dịch vụ. Giữa chúng luôn có quan hệ biện chứng
với nhau trong quá trình vận động và phát triển. Sự vận động và phát triển của nền
kinh tế còn chứa đựng sự thay đổi của chính bản thân các bộ phận và cách thức
quan hệ giữa chúng với nhau trong mỗi thời điểm và trong mỗi điều kiện cũng khác
nhau. Do đó, có thể khái quát CCKT là tổng thể những mối quan hệ về chất lượng
và số lượng giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế trong không gian, thời gian và
điều kiện KT - XH nhất định [22, tr.29]. CCKT được hình thành và phát triển dựa
trên những cơ sở chủ yếu sau:
- CCKT là kết quả của sự phân công lao động xã hội, được bắt đầu từ việc tăng
năng suất lao động và sự phát triển của các mối quan hệ trao đổi hàng hóa tiền tệ.
- CCKT phản ánh sự tương tác sống động giữa các yếu tố của lực lượng SX
và quan hệ SX, trong đó vai trò quyết định là sự phát triển của lực lượng SX.
- CCKT có sự cân đối, đồng bộ giữa các bộ phận trong một hệ thống với các
cấp độ khác nhau, gắn với thời gian, không gian và đặc điểm chính trị, KT - XH
nhất định nhằm bảo đảm sự phát triển và có thể tái SX cả về KT - XH.
Như vậy, bản chất của CCKT là sự biểu hiện của các mối quan hệ giữa các
yếu tố của quá trình SX xã hội, đó là mối quan hệ của lực lượng SX và quan hệ SX,
nhưng không đơn thuần chỉ là quan hệ về mặt số lượng và tỉ lệ giữa các yếu tố -
biểu hiện về lượng hay sự tăng trưởng của hệ thống, mà là những mối quan hệ bên
trong và bên ngoài của các yếu tố đó biểu hiện về chất hay sự phát triển của hệ
thống [35, tr.11]. Mối quan hệ giữa lượng và chất trong cơ cấu của nền kinh tế thực
chất là những biểu hiện về tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đó. Mặt khác,
nền kinh tế quốc dân được phân chia theo nhiều cách thức và ở nhiều cấp độ khác
nhau mới có thể thấy hết được các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của nền kinh
tế đó và nhìn chung người ta thường xem xét từ các góc độ chủ yếu sau:
Cơ cấu ngành kinh tế: phản ánh sự phân công lao động theo hướng chuyên
môn hóa SX, được hình thành dựa trên mối quan hệ giữa các đối tượng khác nhau
của nền SX, SX càng phát triển thì tập hợp ngành kinh tế càng đa dạng. Cho đến
nay, trên thế giới về cơ bản có hai hệ thống phân ngành kinh tế, đó là hệ thống SX
vật chất (Material Production System - MPS), được áp dụng đối với nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung và hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts -
SNA), được áp dụng đối với nền kinh tế thị trường.
Theo hệ thống tài khoản quốc gia, nền kinh tế thường được phân thành ba
khu vực: khu vực I gồm các ngành hoạt động nhằm khai thác các của cải từ thiên
nhiên (nông, lâm, thuỷ sản và khai khoáng); khu vực II gồm các ngành hoạt động
nhằm làm thay đổi hình thái của những của cải vật chất (công nghiệp chế tạo, chế
biến, xây dựng); khu vực III gồm các ngành nhằm cung ứng những dịch vụ có ích
cho nhu cầu SX và tiêu dùng của xã hội (thương nghiệp, bưu điện, vận tải, bảo
hiểm, các dịch vụ đời sống, dịch vụ quản lý Nhà nước, hoạt động đoàn thể, từ thiện,
tôn giáo) [2, tr.18]. Trong mỗi khu vực được phân thành các ngành kinh tế cấp 1 và
dưới cấp 1 được phân thành các ngành cấp 2, cấp 3, cấp 4,...
Sự phân chia các ngành như trên không phải là cách làm duy nhất mà có sự
khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế và cơ chế
quản lý của mỗi nước, nhưng có thể tìm được một cách thức duy trì một cơ cấu hợp
lý và có thể lựa chọn được những lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư các nguồn lực nhằm
thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách hiệu quả nhất.
Đối với nước ta, theo Quyết định số 10/2007/QĐ - TTg ngày 23/1/2007 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, nền kinh tế
nước ta được chia thành 21 ngành kinh tế cấp 1; 88 ngành kinh tế cấp 2; 242 ngành
kinh tế cấp 3; 437 ngành kinh tế cấp 4 và 642 ngành kinh tế cấp 5.
NN thường được xem là một ngành kinh tế, nếu hiểu theo nghĩa hẹp gồm có
trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ NN, nếu hiểu theo nghĩa rộng còn bao hàm cả lâm
nghiệp và thuỷ sản [4, tr.8]. Theo hệ thống phân ngành kinh tế của nước ta hiện nay,
SXNN, lâm nghiệp và thuỷ sản là 1 trong 21 ngành kinh tế cấp 1, trong đó được
phân chia thành:
- 3 ngành cấp 2 gồm: NN và hoạt động dịch vụ có liên quan (ngành NN); lâm
nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan (ngành lâm nghiệp); khai thác và nuôi
trồng thuỷ sản (ngành thuỷ sản).
- 13 ngành cấp 3, gồm: trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, nhân và
chăm sóc cây giống NN, săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan (7
ngành cấp 3 thuộc ngành NN); trồng rừng và chăm sóc rừng, khai thác gỗ và lâm
sản, thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải là gỗ và lâm sản khác, hoạt động dịch vụ
lâm nghiệp (4 ngành cấp 3 thuộc ngành lâm nghiệp); khai thác thuỷ sản, nuôi trồng
thuỷ sản (2 ngành cấp 3 thuộc ngành thuỷ sản).
- 41 ngành cấp 4, bao gồm: 31 ngành thuộc ngành NN, 5 ngành thuộc ngành
lâm nghiệp và 5 ngành thuộc ngành thuỷ sản.
- 56 ngành cấp 5, bao gồm: 41 ngành thuộc ngành NN, 8 ngành thuộc ngành
lâm nghiệp và 7 ngành thuộc ngành thuỷ sản.
Cơ cấu thành phần kinh tế: gắn liền với các hình thức sở hữu về tư liệu SX
và xu hướng chung là là lực lượng SX ngày càng phát triển, các hình thức sở hữu
ngày càng đa dạng. Tương ứng với mỗi hình thức sở hữu là thành phần kinh tế. Tuy
nhiên, ngày nay giữa các hình thức sở hữu có sự đan xen lẫn nhau tùy thuộc vào sự
phát triển của các nền kinh tế, dẫn đến sự phân chia nền kinh tế theo các thành phần
kinh tế ngày càng phức tạp. Từ mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong quá
trình vận động người ta có thể thấy được xu hướng phát triển và vai trò của từng
thành phần kinh tế để từ đó có thể đưa ra các giải pháp tác động phù hợp với yêu
cầu phát triển chung của nền kinh tế.
Cơ cấu vùng kinh tế: phản ánh sự phân công lao động xã hội về mặt không
gian địa lí. Thực chất của việc phân chia này là để làm cơ sở cho hoạch định chiến
lược, xây dựng kế hoạch phát triển, thực thi chính sách phù hợp với đặc điểm của
từng vùng nhằm đạt hiệu quả cao trên từng vùng và toàn lãnh thổ.
Tùy theo mục đích quản lý mà có thể phân chia lãnh thổ của một quốc gia
thành các vùng với những đặc trưng về mặt kinh tế khác nhau và trong NN, cách
phân chia lãnh thổ thành các vùng sinh thái NN mang một ý nghĩa cực kì quan
trọng, vì từ đó có thể xác lập được các cơ cấu cây trồng - vật nuôi hợp lý, vừa khai
thác được lợi thế của mỗi vùng, vừa khắc phục tình trạng phát triển dàn trải, thiếu
tập trung để có thể hình thành được các vùng SX chuyên canh có khối lượng hàng
hóa lớn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường và thúc đẩy CDCCKT.
CCKT theo ngành, theo thành phần và theo vùng kinh tế là sự biểu hiện về
bản chất ở những khía cạnh khác nhau của một nền kinh tế, giữa chúng có quan hệ
tác động qua lại lẫn nhau, trong đó cơ cấu theo ngành giữ vai trò chủ đạo trong toàn
bộ quá trình phát triển, cơ cấu theo thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng để thực
hiện cơ cấu ngành, cơ cấu theo vùng là cơ sở cho các ngành, các thành phần kinh tế
phân bố hợp lý các nguồn lực, tạo sự phát triển đồng bộ, cân đối, đạt hiệu quả cao
giữa các ngành, giữa các thành phần kinh tế của một nền kinh tế.
NN: là một ngành SX vật chất cơ bản, là một bộ phận cấu thành quan trọng
của nền kinh tế quốc dân [18, tr.25], nên có thể hiểu CCKT NN là tổng thể các mối
quan hệ về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận cấu thành nền NN diễn ra trong
không gian, thời gian và điều kiện KT - XH nhất định.
Quá trình hình thành và biến đổi của các CCKT NN gắn liền với các hoạt
động