Nước ta đi lên từ điểm xuất phát thấp. Sau khi đất nước bước vào công cuộc đổi
mới (1986), nền kinh tếtuy đã khởi sắc nhưng trình độphát triển vẫn còn nhiều hạn
chế. Đứng trước xu thếtoàn cầu hóa, khu vực hóa, đểtránh nguy cơtụt hậu, việc
hội nhập của nước ta vào nền kinh tếthếgiới nói chung và khu vực nói riêng nhằm
bổsung nguồn vốn phát triển kinh tế- xã hội là nhu cầu cấp thiết.
Trong 20 năm qua (1988 – 2007), bên cạnh nguồn vốn trong nước, nước ta đã
thu hút được hơn 80 tỉUSD vốn đăng ký đầu tưtrực tiếp nước ngoài (Foreign
Direst Investment - FDI). Đây là nguồn vốn quan trọng góp phần đẩy nhanh sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhận thấy vai trò quan trọng của việc thu hút vốn đầu tưnước ngoài đối với quá
trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, Chính phủ đã đềra Nghịquyết
09/2001/NQ – CP ngày28/8/2001 và chỉthị19/2001/CT – TTg ngày 28/8/2001
nhằm tăng cường thu hút, nâng cao hiệu quả đầu tưnước ngoài (ĐTNN) thời kỳ
2001 – 2005: “đầu tưvào những địa bàn có nhiều lợi thế đểphát huy vai trò vùng
động lực”- Địa bàn có nhiều lợi thế ở đây có thểhiểu là địa bàn, vùng kinh tếtrọng
điểm (VKTTĐ). Tính đến tháng 4 năm 2009, Việt Nam có 4 vùng kinh tếtrọng
điểm: VKTTĐPhía Bắc, VKTTĐmiền Trung, VKTTĐphía Nam và VKTTĐ đồng
bằng sông Cửu Long (thành lập ngày 16/4/2009). Trong đó, vùng kinh tếtrọng
điểm phía Nam (VKTTĐPN) là vùng có vịtrí chiến lược trong phát triển kinh tế, có
khảnăng mởrộng giao lưu liên kết với các vùng khác trong và ngoài nước, tạo điều
kiện cho vùng cũng nhưcảnước nhanh chóng hội nhập vào thịtrường khu vực và
thếgiới. Trong thời gian qua, VKTTĐPN là địa bàn thu hút vốn FDI nhiều nhất cả
nước. Từnăm 1988 – 2007, vùng đã thu hút được hơn 50% tổng vốn đăng ký của cả
nước, giữvai trò động lực, đầu tàu lôi kéo sựphát triển chung của cảnước.
Đến nay, có thể đánh giá đây là địa bàn có khu vực đầu tưtrực tiếp nước ngoài
tăng lên đáng kểcảvềsốlượng dựán lẫn vốn đầu tư. Tuy nhiên, các dựán và vốn
đầu tưnày có sựbiến đổi trong thời gian qua.
175 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyển dịch cơcấu vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Mỹ Dung
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Mỹ Dung
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
Chuyên ngành: Địa Lý học
Mã số: 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐẶNG VĂN PHAN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô
giáo trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đặng Văn Phan - người đã tận tình
hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Qua đây, tác giả cũng trân trọng cảm ơn các cơ quan: Viện Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh, Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tác giả trong quá
trình thu thập số liệu, tài liệu và thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Cuối cùng, tác giả xin lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện
luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm2009
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Mỹ Dung
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta đi lên từ điểm xuất phát thấp. Sau khi đất nước bước vào công cuộc đổi
mới (1986), nền kinh tế tuy đã khởi sắc nhưng trình độ phát triển vẫn còn nhiều hạn
chế. Đứng trước xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, để tránh nguy cơ tụt hậu, việc
hội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới nói chung và khu vực nói riêng nhằm
bổ sung nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội là nhu cầu cấp thiết.
Trong 20 năm qua (1988 – 2007), bên cạnh nguồn vốn trong nước, nước ta đã
thu hút được hơn 80 tỉ USD vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign
Direst Investment - FDI). Đây là nguồn vốn quan trọng góp phần đẩy nhanh sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhận thấy vai trò quan trọng của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ đã đề ra Nghị quyết
09/2001/NQ – CP ngày 28/8/2001 và chỉ thị 19/2001/CT – TTg ngày 28/8/2001
nhằm tăng cường thu hút, nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài (ĐTNN) thời kỳ
2001 – 2005: “đầu tư vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò vùng
động lực”- Địa bàn có nhiều lợi thế ở đây có thể hiểu là địa bàn, vùng kinh tế trọng
điểm (VKTTĐ). Tính đến tháng 4 năm 2009, Việt Nam có 4 vùng kinh tế trọng
điểm: VKTTĐ Phía Bắc, VKTTĐ miền Trung, VKTTĐ phía Nam và VKTTĐ đồng
bằng sông Cửu Long (thành lập ngày 16/4/2009). Trong đó, vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam (VKTTĐPN) là vùng có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế, có
khả năng mở rộng giao lưu liên kết với các vùng khác trong và ngoài nước, tạo điều
kiện cho vùng cũng như cả nước nhanh chóng hội nhập vào thị trường khu vực và
thế giới. Trong thời gian qua, VKTTĐPN là địa bàn thu hút vốn FDI nhiều nhất cả
nước. Từ năm 1988 – 2007, vùng đã thu hút được hơn 50% tổng vốn đăng ký của cả
nước, giữ vai trò động lực, đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả nước.
Đến nay, có thể đánh giá đây là địa bàn có khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài
tăng lên đáng kể cả về số lượng dự án lẫn vốn đầu tư. Tuy nhiên, các dự án và vốn
đầu tư này có sự biến đổi trong thời gian qua.
Nhằm đánh giá một cách tương đối khách quan và đầy đủ về tình hình đầu tư
trực tiếp nước ngoài cũng như sự thay đổi về cơ cấu vốn FDI, tìm ra những mặt
mạnh, mặt yếu của vùng kinh tế trọng điểm này trong việc thu hút và sử dụng vốn
FDI. Từ đó, đưa ra những định hướng nhằm thu hút và sử dụng tốt hơn nguồn vốn
này trong tương lai, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của vùng. Chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” góp một phần nhỏ trong việc phát triển
kinh tế của vùng cũng như cả nước.
2. Mục đích của đề tài
Đề tài thực hiện 2 mục đích chính:
- Khái quát về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự chuyển dịch cơ cấu vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Tìm ra các giải pháp nhằm thu hút và sử dụng tốt hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả
nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: chuyển dịch cơ cấu vốn FDI theo ngành, theo lãnh thổ, theo đối
tác và theo hình thức đầu tư.
Về không gian: địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thời gian: Giai đoạn 1996 – 2007 (đặc biệt từ 2000 – 2007).Tuy nhiên do tình
hình đầu tư nước ngoài năm 2008 và đầu năm 2009 có nhiều biến động, vì vậy cũng
sẽ xem xét một cách tổng quan trên cơ sở định hướng cho các năm sau.
4. Hệ thống quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Hệ thống quan điểm
4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Đây là quan điểm cơ bản, truyền thống của Địa Lý học. Trong thực tế, các sự
vật hiện tượng địa lý luôn có sự phân hóa không gian làm cho chúng có sự khác biệt
giữa nơi này với nơi khác. Do đó, khi nghiên cứu sự chuyển dịch vốn FDI tại
VKTTĐPN phải tìm hiểu mối quan hệ bên trong lãnh thổ và mối quan hệ giữa lãnh
thổ nghiên cứu với các lãnh thổ lân cận.
4.1.2. Quan điểm hệ thống
Chuyển dịch cơ cấu vốn FDI là một bộ phận của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tác động tích cực của sự chuyển dịch cơ cấu này góp phần quan trọng trong việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng lãnh thổ và cả nước. VKTTĐPN là một
trong những vùng kinh tế đầu tàu, động lực có vai trò thúc đẩy sự phát triển các
vùng kinh tế khác và cả nước. Vì vậy, khi nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu vốn
FDI trong VKTTĐPN cần xem xét, đánh giá và phân tích nó trong sự phát triển tổng
thể của hệ thống kinh tế - xã hội hoàn chỉnh.
4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Quan điểm này chú ý đến khía cạnh địa lý lịch sử. Các yếu tố địa lý không chỉ
biến đổi trong không gian mà biến đổi cả theo thời gian. Do đó, việc nghiên cứu
chuyển dịch cơ cấu vốn FDI tại VKTTĐPN trong mối liên hệ quá khứ - hiện tại -
tương lai sẽ làm rõ bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian, đảm bảo được tính
logic, khoa học và chính xác khi nghiên cứu.
4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Con người luôn chịu tác động của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, con người đã làm biến đổi tự nhiên, gây
ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng. Cho nên, khi nghiên cứu cần phải quán
triệt quan điểm sinh thái và phát triển bền vững để đề ra những giải pháp nhằm đảm
bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường và vấn đề phát
triển bền vững.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập và phân tích các tài liệu, văn bản, số liệu liên quan đến FDI trong phạm
vi cả nước và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Kế thừa các nguồn tư liệu có sẵn.
- Phương pháp thống kê và phương pháp so sánh.
- Sử dụng phương pháp hệ thống thông tin địa lý (GIS), excel và powerpoint để
vẽ và xử lí các số liệu, biểu đồ, lược đồ.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Nhìn lại những thành tựu và hạn chế trong thu hút vốn FDI tại vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam trong thời gian qua một cách cụ thể thông qua việc phân tích
sự chuyển dịch cơ cấu vốn FDI của vùng kinh tế này.
- Tìm ra một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng tốt hơn nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng và
cả nước.
6. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một đề tài mới, được nhiều nhà khoa học quan
tâm và tiến hành nghiên cứu.
Một trong số đó là:
- Đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh – tình trạng và
giải pháp” (do TSKH Trần Trọng Khuê, TS. Trương Thị Minh Sâm, PGS.TS. Đặng
Văn Phan và các cộng sự thực hiện).
- Đề tài: “Đánh giá vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế
- xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” (do Thạc sỹ Nguyễn Văn Quang chủ
nhiệm – Thạc sỹ Cao Ngọc Thành phó chủ nhiệm cùng các cộng sự thực hiện, Viện
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2005).
- Đề tài: “Định hướng thu hút đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh” (do Thạc sỹ Nguyễn Văn Quang chủ
nhiệm cùng các cộng sự thực hiện, Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2007).
- Đề tài : “Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển các
ngành và các lĩnh vực của Thành phố Hồ Chí Minh” (Nguyễn Thị Hoài Phương,
luận văn Thạc sỹ địa lý, 2006).
- Đề tài : “Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế Bà Rịa – Vũng
Tàu” (Lê Thị Nga, luận văn Thạc sỹ địa lý, 2008).
Ngoài ra, còn có nhiều bài báo, phóng sự nhận định về tình tình thu hút, thực
hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông
tin, gợi mở các vấn đề mang tính khái quát.
Nhìn chung các nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài đều tập trung vào việc
nghiên cứu ở một địa phương cụ thể (đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc trên
diện rộng cả nước. Tác giả chưa thấy nghiên cứu nào về đầu tư trực tiếp nước ngoài
ở các vùng hoặc vùng kinh tế trọng điểm. Trong khi thời gian qua, nguồn vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào các vùng kinh tế này.
Trong đó không thể không kể đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng luôn
chiếm tỉ trọng lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài. Thiết nghĩ, việc tìm hiểu sự
chuyển biến về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm này có
tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” không ngoài mục đích trên.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương chính sau:
Chương 1: FDI đối với sự phát triển của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam.
Chương 2: Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam.
Chương 3: Định hướng và giải pháp.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1 - FDI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CẢ NƯỚC
VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
1.1.Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm FDI
Theo Qũy Tiền tệ Quốc Tế (International Monetary fund, IMF), Đầu tư trực
tiếp nước ngoài (Foreign Direst Investment, FDI) là một công cuộc đầu tư ra khỏi
biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (derest investor) đạt được một
phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp (derest
invesment enterprise) trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là
10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI.
Theo Ủy ban Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNCTAD): “Đầu
tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của
một pháp nhân hoặc một thể nhân nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ
đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI hoặc chi
nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp)”
Quan điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam theo qui định tại
điều 2 chương I, Luật Đầu tư nước ngoài được sửa đổi, bổ sung năm 2005 “Đầu tư
trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào việt Nam vốn bằng tiền
hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo qui định của luật
này”.
Như vậy, FDI thực chất là sự đầu tư của tổ chức kinh tế hoặc cá nhân ở nước
ngoài nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao hơn qua việc tổ chức hoạt động kinh
doanh tại nước đầu tư.
1.1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu FDI
Cơ cấu kinh tế bao gồm các cơ cấu cơ bản là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành
phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế - biểu hiện một phần các cơ cấu trên là cơ cấu
lao động, cơ cấu xuất nhập khẩu, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu vốn đầu tư…
Để hiểu khái niệm chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trước hết
cần làm rõ khái niệm vốn đầu tư và khái niệm cơ cấu.
Vốn đầu tư là vốn để thực hiện dự án đầu tư bao gồm vốn pháp định và vốn
vay. (Vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn ĐTNN là mức vốn phải có để
thành lập doanh nghiệp được ghi trong điều lệ doanh nghiệp –Luật Đầu tư nước
ngoài được sửa đổi, bổ sung năm 2005).
Cơ cấu [37, tr.15,16]
- Cơ cấu là cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức năng chung tổng
thể.
- Là một phạm trù triết học, khái niệm cơ cấu được biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ
lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của hệ thống. Cơ cấu được biểu hiện
như là tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ
thống nhất định. Cơ cấu là thuộc tính của hệ thống.
- Cơ cấu biểu thị cấu trúc của một hệ thống, gồm nhiều bộ phận, có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau; cơ cấu biểu hiện mối quan hệ về tỷ trọng giữa các bộ phận hợp
thành so với tổng thể hoặc tỷ lệ giữa các bộ phận với nhau, bộ phận này tăng thì bộ
phận kia giảm và ngược lại.
Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: là một phạm trù kinh tế, thể hiện tỷ
trọng của từng yếu tố vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo các tiêu thức khác nhau
trong tổng thể hoặc tỷ lệ của từng yếu tố so với một yếu tố khác được tính bằng
phần trăm.
Cơ cấu vốn FDI thường thể hiện qua:
- Cơ cấu vốn FDI theo ngành.
- Cơ cấu vốn FDI theo hình thức đầu tư.
- Cơ cấu vốn FDI theo đối tác đầu tư.
- Cơ cấu vốn FDI theo lãnh thổ.
Chuyển dịch cơ cấu vốn FDI là sự thay đổi qua thời gian về tỷ trọng vốn FDI
của từng bộ phận (các ngành, các hình thức đầu tư, các đối tác đầu tư và lãnh thổ)
trong tổng số dự án và vốn đầu tư theo một không gian, thời gian nhất định và diễn
ra theo xu hướng nào đó (tăng lên hoặc giảm đi …).
1.1.3. Khái niệm vùng kinh tế trọng điểm [38, tr.21]
Vùng kinh tế trọng điểm là một bộ phận lãnh thổ quốc gia, hội tụ các điều kiện
và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu
lôi kéo sự phát triển chung của cả nước.
Vùng kinh tế trọng điểm (hay vùng kinh tế động lực) là một trong những loại
vùng kinh tế - xã hội, được hình thành và phát triển ở nước ta từ đầu thập niên 90
của thế kỷ XX cho đến nay.
Về nguyên tắc, vùng kinh tế trọng điểm phải là vùng hội tụ đầy đủ nhất các
nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội và đóng vai trò quyết định đối với nền kinh
tế cả nước. Lãnh thổ được gọi là vùng kinh tế trọng điểm phải đảm bảo được các
yêu cầu chủ yếu sau đây (Ngô Doãn Vịnh, 2003):
- Hội tụ đầy đủ các thế mạnh về vị trí địa lí, về tự nhiên, kinh tế - xã hội, tập trung
tiềm lực mạnh về kinh tế và có khả năng hấp dẫn các nhà đầu tư.
- Có đóng góp lớn trong cơ cấu GDP của đất nước và tạo ra tốc độ tăng trưởng
nhanh cho các vùng khác nếu được đầu tư thỏa đáng.
- Có thể có được tích lũy đầu tư để tái sản xuất mở rộng, tạo nguồn thu ngân sách
lớn cho Nhà nước.
- Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp, dịch vụ để từ đó nhân rộng
ra các vùng khác và cả nước.
Về lãnh thổ, vùng kinh tế trọng điểm bao gồm phạm vi nhiều tỉnh, thành phố.
Ranh giới của nó tất nhiên không phải bất biến, mà có sự thay đổi theo thời gian. Số
lượng cũng như phạm vi của vùng thay đổi theo yêu cầu chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ lịch sử. Vùng kinh tế trọng điểm là đối
tượng trọng điểm về đầu tư nhằm tạo ra “cú hích” cho toàn bộ nền kinh tế của cả
nước.
1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài [44, tr.22, 23]
Các chủ ĐTNN phải đóng góp một số tối thiểu vào vốn pháp định theo qui định
của từng quốc gia. Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam qui định chủ đầu tư nước
ngoài phải đóng góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án.
- Quyền quản lí, điều hành các doanh nghiệp (DN) tuỳ thuộc vào mức độ góp vốn.
Nếu góp 100% vốn thì đối tượng đầu tư hoàn toàn do chủ ĐTNN điều hành quản lý.
- Lợi nhuận của các chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh và được phân chia theo tỉ lệ góp vốn trong vốn pháp định sau khi nộp thuế và
trả lợi tức cổ phần.
- FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng DN mới, mua lại toàn bộ hay từng
phần của DN đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hay sáp nhập các DN
với nhau.
- FDI không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn liền với chuyển giao công
nghệ, chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm quản lí và tạo ra thị trường mới cho cả
phía đầu tư và phía nhận đầu tư.
- FDI hiện nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty đa quốc
gia
1.2.2. Phân loại FDI [8, tr.62,63]
Có hai cách phân loại FDI: theo dạng và theo mục đích.
1.2.2.1. Phân loại theo dạng
- Đầu tư mới (Greenfield Investment)
Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài được sử dụng để xây dựng các doanh nghiệp
mới hoặc phát triển thêm các doanh nghiệp có sẵn trong nước. Đây là phương thức
các quốc gia nhận FDI thích nhất vì tạo thêm được công ăn việc làm cho người
trong nước, nâng cao sản lượng, chuyển giao kỹ thuật cao cấp, đồng thời tạo được
mối liên hệ trao đổi với thị trường thế giới.
Những mặt yếu của đầu tư mới là có thể “bóp nghẹt” sản xuất trong nước vì nhờ
khả năng cạnh tranh cao hơn về kỹ thuật và hiệu qủa kinh tế, đồng thời làm khô cạn
tài
nguyên trong nước. Ngoài ra, một phần lợi nhuận sẽ chảy ngược về công ty mẹ.
- Sáp nhập và tiếp thu (Mergers and acquisitions)
Xảy ra khi tài sản của một doanh nghiệp trong nước được chuyển giao cho một
doanh nghiệp nước ngoài. Hình thức chuyển giao có thể là một sự sáp nhập (merge)
giữa một công ty trong nước và một công ty nước ngoài để tạo thành một doanh
nghiệp với một tư cách pháp nhân mới. DN mới này bắt đầu có tính cách đa quốc
gia. Trường hợp sáp nhập với công ty nước ngoài, phần FDI được tính là phần tài
trợ mà công ty trong nước được nhận từ bộ phận mà công ty nước ngoài rót vào.
Hình thức chuyển giao thứ hai là bán đứt công ty trong nước cho công ty nước
ngoài. Trong trường hợp này, FDI được tính là những khoản đầu tư từ công ty mẹ
qua cho công ty con trong nước.
Theo nhiều ý kiến, FDI qua hình thức sáp nhập và chuyển nhượng không có lợi
nhiều cho quốc gia sở tại bằng hình thức đầu tư mới. Lý do thứ nhất là thông
thường, tiền DN trong nước hưởng khi bán cơ sở được trả bằng cổ phiếu của
công ty nước ngoài, do đó không có tác dụng xoay vòng thúc đẩy kinh tế ngay
lập tức. Thứ hai là toàn bộ lợi nhuận sẽ chuyển về công ty mẹ. Quốc gia sở tại
chỉ được hưởng phần tạo công ăn việc làm cho dân, một ít nghĩa vụ thuế và tạo
việc làm cho các kỹ nghệ ngoại vi (externalities).
- FDI hàng ngang (horizontal FDI)
Công ty nước ngoài đầu tư trực tiếp cùng ngành nghề.
Ví dụ: Công ty Intel đầu tư nhà máy sản xuất chip điện tử giống như ở bên Mỹ.
- FDI hàng dọc (Vertical FDI)
Đây là trường hợp công ty nước ngoài đầu tư nhằm cung cấp hàng hoá cho công
ty trong nước (backward vertical FDI) hay bán các sản phẩm công ty trong nước
làm ra (forward vertical FDI).
1.2.2.2.Phân loại theo mục đích
- Tìm tài nguyên và lao động rẻ tiền
Đây là dạng FDI tiêu biểu nhất nhằm vào các quốc gia đang phát triển như
Trung Đông, Châu Phi, Đông Âu và các nước Đông Nam Á mà Việt Nam là một
trong những mục tiêu quan trọng.
Tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ tiền là những “mặt hàng” các công ty
nước ngoài rất “mê” ở các quốc gia đang phát triển với mức sinh hoạt còn thấp.
- Tìm thị trường tiêu thụ