Quy hoạch tích hợp và triển khai theo hướng phối hợp đa ngành có vai trò quan
trọng đối với quá trình Quản lý phát triển đô thị bền vững. Bài viết này tập trung vào
nhận định một số yếu tố về thực trạng công tác cải tạo chỉnh trang đô thị và phân tích
một trường hợp điển hình về quy hoạch chi tiết và triển khai dự án Công viên Văn hóa
Gò vấp. Từ hướng tiếp cận thực tiễn, kết hợp những xu hướng quy hoạch phát triển đô
thị hiện nay, bài viết đề xuất mô hình Quy hoạch hạ tầng xanh (Green Blue
Infrastructure) và những khuyến nghị áp dụng những công cụ hỗ trợ tổ chức thực hiện
quy hoạch. Để nâng cao tính khả thi cho dự án cải tạo đô thị, khung MOTA
(Motivation – Ability), Phương pháp tiếp cận “động lực – năng lực”, được áp dụng
giúp xác định các động lực và nguồn lực thực thi, khi thất bại thị trường (Market
Malfunction) được khắc phục thông qua cơ chế tài chính hợp lý và xác định yếu tố cải
thiện động lực tham gia của các đối tác (Stakeholders).
12 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyển đổi đô thị dựa trên giá trị sông rạch: Hướng tiếp cận quy hoạch thực thi tích hợp và xây dựng hạ tầng xanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
CHUYỂN ĐỔI ĐÔ THỊ DỰA TRÊN GIÁ
TRỊ SÔNG RẠCH: HƯỚNG TIẾP CẬN
QUY HOẠCH THỰC THI TÍCH HỢP VÀ
XÂY DỰNG HẠ TẦNG XANH
TS. KTS. Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc, Sở
Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh;
PGS. TS. Nguyễn Hồng Quân - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Nước và Biến
đổi khí hậu, Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐH Quốc gia TPHCM;
TS. KTS. Phan Nhựt Duy - Khoa Quy hoạch, trường Đại học Kiến trúc TP.HCM.
Tóm tắt
Quy hoạch tích hợp và triển khai theo hướng phối hợp đa ngành có vai trò quan
trọng đối với quá trình Quản lý phát triển đô thị bền vững. Bài viết này tập trung vào
nhận định một số yếu tố về thực trạng công tác cải tạo chỉnh trang đô thị và phân tích
một trường hợp điển hình về quy hoạch chi tiết và triển khai dự án Công viên Văn hóa
Gò vấp. Từ hướng tiếp cận thực tiễn, kết hợp những xu hướng quy hoạch phát triển đô
thị hiện nay, bài viết đề xuất mô hình Quy hoạch hạ tầng xanh (Green Blue
Infrastructure) và những khuyến nghị áp dụng những công cụ hỗ trợ tổ chức thực hiện
quy hoạch. Để nâng cao tính khả thi cho dự án cải tạo đô thị, khung MOTA
(Motivation – Ability), Phương pháp tiếp cận “động lực – năng lực”, được áp dụng
giúp xác định các động lực và nguồn lực thực thi, khi thất bại thị trường (Market
Malfunction) được khắc phục thông qua cơ chế tài chính hợp lý và xác định yếu tố cải
thiện động lực tham gia của các đối tác (Stakeholders).
__________________________________________________________
28
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
1. Đặt vấn đề
Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), một
đô thị cực lớn có vị trí gần biển, nằm trên lưu
vực sông Sài Gòn – Đồng Nai, có quá trình phát
triển gắn liền với yếu tố sông ngòi – kênh rạch.
Đường thủy đã từng là giao thông tiếp cận chính
trong quá trình lịch sử phát triển của thành phố.
Tuy nhiên, với mục tiêu phát triển kinh tế (là đô
thị đóng vai trò là đô thị trung tâm của vùng), và
đóng góp hơn 20% GDP của quốc gia, quá trình
đô thị hóa đã diễn ra quá nhanh, nhất là tại các
quận mới phát triển. Trên thực tế, hầu hết các dự
án phát triển các khu đô thị mới đều dựa trên hệ
thống kỹ thuật hạ tầng “cứng” (bê-tông hóa).
Quá trình này có thể đã giải quyết một số lợi ích
trước mắt như chống sạt lở và ngăn triều cường
cho một khu vực cục bộ, nhưng lại gây những
ảnh hưởng dài hạn và đáng kể đến sự cân bằng
của hệ sinh thái tự nhiên trong đó có yếu tố nước,
một yếu tố quan trọng trong sự phát triển bền
vững của đô thị. Chính cách tiếp cận vấn đề chưa
phù hợp, liên quan đến công tác lập và quản lý
quy hoạch, đã dẫn đến sự chủ quan trong việc
định hướng phát triển đô thị trên các vùng đất rủi
ro dễ bị tổn thương bởi các tác động từ môi
trường tự nhiên trong đó có ngập lụt (Duy,
2017b). Bằng chứng là thực trạng ngập của
Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra ngày càng
nghiêm trọng với tác động ngày càng lớn đến sự
phát triển bền vững của đô thị và môi trường
sống của người dân (số điểm ngập đã tăng từ 680
trong 7 năm 2003 – 2009 (Phi, 2013) lên 1250
trong 7 năm tiếp theo 2010 – 2016 (nguồn tổng
hợp từ SCFC, 2010 - 2016). Do đó, Thành phố
cần có hướng tiếp cận phù hơn hơn cho các giải
pháp quy hoạch và đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đô thị góp phần tăng cường khả năng thích
ứng của đô thị trước các tác động của môi trường
ngày càng biến động khó lường.
Hướng đến hạ tầng thông minh hơn
Đối những những thách thức về ngập lụt
và môi trường hiện nay và hướng đến những mục
tiêu thiên niên kỷ của UN Habitat, tầm nhìn của
TP.HCM hướng đến một đô thị có hạ tầng thông
minh, chức năng không gian mở và cây xanh
đóng vai trò điều hòa nước và cải thiện môi
trường và chất lượng sống đô thị. Tầm nhìn này
cần được bám sát thông qua một khung phát
triển, điều này không có nghĩa là các quy định và
sự kiểm soát mang tính tập trung mà là một công
cụ để dự đoán nhu cầu, điều phối nỗ lực và tìm ra
con đường để đạt được mục tiêu mà mọi người
đều có thể làm theo. Quy hoạch hệ thống không
gian mở đa chức năng cần gắn với khái niệm Hạ
tầng Xanh và được quản lý tích hợp, gắn với tầm
nhìn và khung phát triển để dự báo đúng như cầu
và điều phối nguồn lực hợp lý. Thành phố cần có
các cách tiếp cận vấn đề mang tính đa chiều
thông qua quá trình điều chỉnh quy hoạch đô thị,
ứng dụng các giải pháp đồng bộ, liên ngành,
hướng đến một hạ tầng đa chức năng, gắn kết các
không gian mở, nông nghiệp đô thị, mảng xanh
và mặt nước của đô thị, nhằm nâng cao khả năng
thích ứng, phục hồi nhanh (tạm dịch từ
“resilience”) sau các biến cố ngập có thể xảy ra
trong tương lai, gia tăng giá trị sinh thái, sức
khỏe cộng đồng, đồng thời tạo các hiệu quả tích
cực về xã hội và môi trường đô thị.
Thực tiễn triển khai dự án đô thị
Thực tiễn cải tạo đô thị tại Thành phố Hồ
Chí Minh vẫn còn những bất cập như thiếu cơ
chế chính sách phù hợp nhằm triển khai thực
hiện quy hoạch cùng những giải pháp tổ chức
thực thi hiệu quả, phát huy các dạng nguồn lực
và các năng lực tổ chức thực hiện trong xã hội;
cơ chế kiểm soát đầu cơ đất chưa theo kịp thị
trường, thiếu những giải pháp đồng bộ và phù
hợp, vẫn còn khe hở trong cơ chế chính sách quy
định về quản lý đất đai, quy hoạch vv trước
nhu cầu nhà ở tăng nhanh và áp lực của quá trình
đô thị hóa; còn thực trạng doanh nghiệp lợi dụng
phát triển các dự án nhỏ lẻ, manh mún, đầu cơ
đất đai.
Từ mục tiêu và những tồn tại, bất cập
trong thực tiễn như đã nêu, phần tiếp theo của bài
viết trình bày những lý luận về hạ tầng xanh, tính
mềm dẻo và phục hồi nhanh cùng mô hình triển
khai thực hiện được đề xuất cho Thành phố Hồ
Chí Minh.
29
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
2. Lý luận về Hạ tầng Xanh tích hợp, khả năng phồi phục nhanh (resilience) và vai trò của hệ
thống kênh rạch
Trong những thập niên gần đây, khả năng
ứng biến trước những yếu tố bất thường của
thiên tai ngày càng được được chú trọng nhằm
đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của đô
thị. Một khi yếu tố thiên tai (ngập lụt, động đất,
hỏa hoạn) có xu hướng vượt ngoài những dự
báo của con người thì khả năng hồi phục nhanh
sau các biến cố (chẳng hạn như thảm họa) được
xem là một trong những cách tiếp cận vấn đề
được các chuyên gia nghiên cứu về đô thị ủng
hộ. Lý thuyết về “resilience” được đề cập đến từ
khoảng thập niên 1970 với những luận điểm
mang tính tiên phong của Holling C. S. (1973) về
sự tồn tại của các hệ thống trước những biến
động của bất thường, với những đặc tính cơ bản
như khả năng tự chuyển hóa, thay đổi mang tính
linh động nhằm duy trì khả năng sinh tồn. Quan
điểm này được ủng hộ và phát triển rộng, và sâu
hơn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, với hai khía
cạnh được chú trọng “engineering resilience”
(dựa trên các nhân tố kỹ thuật) và “ecological
resilience” (dựa trên các nhân tố sinh thái tự
nhiên) (Holling, 1996; Liao, 2012; Duy, 2019).
Xu hướng thứ hai hiện đang được nhiều nhà
khoa học hướng tới áp dụng vào các quy hoạch
chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề môi
trường trong đô thị, trong đó có ngập lụt – một
trong những nguy cơ hàng đầu đã và đang đe dọa
sự phát triển ổn định của nhiều đô thị trên thế
giới, nhất là những đô thị cực lớn đang có xu
hướng diễn ra sự tập trung dân cư và tài sản.
Với xu hướng tập trung ngày càng đông
dân cư, hầu hết các đô thị đều chứng kiến sự phát
triển kinh tế kéo theo quá trình đô thị hóa – mở
rộng diện tích đô thị. Theo xu hướng này, việc
quy hoạch phát triển mở rộng không gian mang
tính chủ quan, chẳng hạn trên vùng đất thấp, dễ
ngập nước, sẽ khiến đô thị càng dễ bị tổn thương
bởi yếu tố thiên tai liên quan đến yếu tố nước
mặt. Kinh nghiệm từ thực tế cho thấy, các thảm
họa ngập tại Bangkok 2012, Manila 2009 và
New Orleans 2005 có liên quan đến hệ quả của
quá trình quy hoạch và quản lý không phù hợp
dẫn đến thiệt hại lớn về con người và tài sản
(Duy et al., 2017b). Nếu tính dễ bị tổn thương
càng cao thì việc tăng cường khả năng hồi phục
nhanh càng cần được chú trọng (Balica et al.,
2012; Berkes, 2007; Tuner et al., 2003).
Do đó, khả năng phục hồi nhanh sau biến
cố ngập cần được chú trọng và phát triển đặc biệt
đối với các đô thị cực lớn gần biển (“mega-
coastal city”, khoảng 50km từ bờ biển) bằng việc
tích hợp mục tiêu giảm tính rủi ro và tăng cường
khả năng phục hồi nhanh sau biến cố vào quá
trình quy hoạch đô thị (Duy et al., 2017b). Đây
được xem là thách thức đối với các đô thị lớn tại
các nước đang phát triển (liên quan đến vấn đề
tài chính, năng lực, kinh nghiệm quy hoạch và
quản lý), nhưng cũng là cơ hội cho các đô thị này
trong quá trình điều chỉnh quy hoạch (ibid).
Nâng cao khả năng thích ứng và phục hồi nhanh
sau các tác động của môi trường là cơ sở cho
việc phát triển các giải pháp về hạ tầng xanh
trong đô thị.
Dưới tác động của quá trình đô thị hóa, sự
gia tăng của biến đổi khí hậu (vd. lượng mưa cực
đoan ngày càng tăng), cách tiếp cận truyển thống
không thể giải quyết được các áp lực về ngập lụt
đô thị, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người
dân. Xây dựng hạ tầng xanh đang được quan tâm
và được kỳ vọng là một trong những giải pháp
hiệu quả được các nước trên thế giới áp dụng vì
tính đa chức năng, nâng cao khả năng hồi phục
của các khu đô thị. Theo PGS.TS.KTS. Lê Văn
Thương, Trường đại học Kiến trúc TP.HCM, “hạ
tầng xanh đem lại các giá trị về môi trường, sinh
thái (cung cấp diện tích đô thị, cải thiện chất
lượng môi trường, vi khí hậu, giảm đảo nhiệt đô
thị, bảo vệ đất đai, tăng bề mặt thẩm thấu và giữ
nước, chống ngập, giảm tác động môi trường do
không sử dụng hóa chất, phục hồi các khu vực ô
nhiễm, bảo tồn đa dạng sinh học), giá trị về sức
khỏe cộng đồng (về thể chất, tinh thần, trí óc),
giá trị văn hóa, thẩm mỹ (văn hóa, di sản, cộng
đồng), giá trị kinh tế (thương mại, du lịch, bất
động sản, đầu tư xây dựng, dịch vụ sinh thái,
không gian xanh, rừng đô thị, không gian mở,
kiến trúc - mái xanh) cho đô thị”. Hạ tầng
xanh không chỉ mang lại các giá trị môi trường
xã hội như đã trình bày ở trên. Mặc dù các giá trị
này khó có thể được lượng giá hoàn chỉnh, giá trị
kinh tế của các khu vực dự án có hạ tầng xanh
cũng được nâng cao lên đáng kể. Theo ước tính
từ dự án Eu-Value, giá trị bất động sản khi có
thêm hạ tầng xanh gia tăng khoảng 30% so với
dự án không có hạ tầng xanh.
30
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Hình 3. Ảnh minh họa một số giải pháp thiết kế hạ tầng xanh đô thị.
Nguồn: global architecture archive
Mặc dù hạ tầng xanh có nhiều giá trị như đã được trình bày, việc triển khai các chính sách, dự
án liên quan đến hạ tầng xanh trong thực tế là việc không dễ dàng. Trong các chính sách về quy hoạch
hoặc kế hoạch dài hạn, chúng ta thường đặt ra những mục tiêu cần đạt được “những gì chúng ta
muốn”, nhưng thực tế con đường đi đến kết quả mong muốn đó phụ thuộc vào môi trường thực tế và
năng lực có sẵn hay nói cách khác là “những gì chúng ta có thể”. Vì thế để đưa ra một giải pháp thay
đổi hợp lý và khả thi trong quá trình thực hiện, cần phải có một phương pháp xác định tổ hợp các yếu
tố trên để giảm sự mâu thuẫn lợi ích và phức tạp giữa các bên liên quan, đồng thời mang đến sự thay
đổi từng bước lâu dài với các yêu tố không chắc chắn. Phương pháp MOTA, (Hồ Long Phi và nnk
2015; Nguyễn Hồng Quân và nnk, 2019) được xây dựng và phát triển phục vụ việc đánh giá tính khả
thi của việc triển khai các quy hoạch, dự án đầu tư.
31
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
3. Một số đề xuất dự án hạ tầng xanh
3.1. Quy hoạch phát triển hạ tầng xanh tích hợp
Không gian xanh dọc theo biên nước có một
tiềm năng lớn trong việc tạo dựng nên đặc trưng
thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích
sông rạch lớn, có tiềm năng hình thành hệ thống
không gian mở dọc theo hành lang sông rạch,
hình thành đặc trưng cho đô thị, phục vụ người
dân và tạo vì khí hậu đô thị. Một số ví dụ cụ thể
dưới đây cho thấy hệ thống cây xanh không gian
mở có thể trở thành những cấu phần quan trọng
của một hệ thống hạ tầng xanh đa chức năng.
a. Khu vực công viên Cảng Bạch Đằng:
Đây là một khu vực bến sông lịch sử, là bộ
mặt đô thị, cần có thiết kế đô thị để hình thành
công viên cảng, tích hợp chức năng kết nối hạ
tầng giao thông, không gian mở, du lịch và sinh
hoạt văn hóa giải trí dịch vụ dọc bờ sông.
Hình 4. Không gian ven kênh dọc bến Bình Đông, Quận 8. Nguồn: NAG Huỳnh Mỹ Thuận
b. Chuỗi không gian mở dọc bờ kênh
Khu vực ven kênh Tàu hủ Bến Nghé, Kênh
đôi Quận 8, Kênh Nhiêu Lôc Thị Nghè vv kết
hợp các dự án cải tạo chỉnh trang đô thị có thể
giúp tăng cường mảng xanh đa chức năng cho đô
thị, vừa là hành lang cảnh quan tạo đặc trưng đô
thị, tạo không gian cho các hoạt động giải trí, văn
hóa, du lịch sông nước vv vừa đóng vai trò là
một hạ tầng xanh (Blue infrastructure) quan trọng
gắn với chức năng hạ tầng giao thông thủy, phục
vụ vận chuyển nông sản, góp phần trữ nước, tiêu
thoát nước mặt.
Với đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh,
không gian cây xanh mặt nước phải được xem
như xương sống của một Hạ tầng xanh đa chức
năng và có vai trò liên kết, tích hợp các chức
năng của một hệ thống hạ tầng bền vững. Để triển
khai thực hiện, cần tích hợp hướng tiếp cận này
trong công tác điều chỉnh quy hoạch sắp tới, gắn
với xây dựng tầm nhìn, khung phát triển và chuẩn
bị các công cụ quản lý, điều phối nguồn lực đầu
tư phát triển đô thị một cách phù hợp để từng
bước xây dựng hệ thống hạ tầng xanh.
Sơ đồ trên (hình 5) dưới đây minh họa mô
hình Hạ tầng Xanh cho TP. Hồ Chí Minh, đề xuất
một hành lang xanh dọc theo kênh rạch, kết nối
liên tục chuỗi các không gian mở đa chức năng,
gắn với mô hình phát triển các trung tâm phụ đô
thị, có những chức năng hỗn hợp như văn hóa
giải trí, hoạt động cộng đồng, thương mại dịch
vụ, cư trú, du lịch, tiêu thoát nước và cải thiện
môi trường.
32
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Hình 5. Đề xuất Mô hình Hạ tầng xanh tích hợp - Chuỗi kênh rạch kết nối các không gian mở đa chức năng cho
Thành phố.
c. Hành lang dọc kênh Tham Lương – Bến Cát
Hành lang dọc kênh Tham Lương Bến Cát,
kết hợp dự án cải tạo môi trường nước, giảm
ngập là cơ hội hình thành chuỗi không gian mở
kết hợp giữa cây xanh mặt nước đa chức năng.
Ngoài chức năng cảnh quan môi trường, cần
quan tâm chức năng kinh tế sử dụng đất, kết hợp
các chức năng ở, dịch vụ giải trí biên nước hình
thành các khu vực có giá trị bất động sản, khuyến
khích đầu tư và sự tham gia các nguồn lực khác
nhau. Ví dụ công viên Đa chức năng Văn hoa Gò
Vấp: Kết hợp chức năng giảm ngập với chức
năng cảnh quan, khôi phục Đã dạng sinh học và
văn hóa giải trí cho cộng đồng (do Trung tâm
Nghiên cứu Kiến trúc, Sở Quy hoạch – Kiến trúc
tư vấn thực hiện quy hoạch với sự hỗ trợ của
chuyên gia Ngân hàng thế giới, ADB, PADDI).
Trước hết, cần hiểu đây là một dự án cải tạo
chỉnh trang đô thị đa mục tiêu. Trong quá trình
lập quy hoạch, để đảm bảo khả thi cần, việc xác
định ranh và tính chất dự án được làm rõ để lồng
nghép yêu cầu xã hội hóa và kêu gọi đầu tư. Quá
trình nghiên cứu quy hoạch vận dụng yếu tố xã
hội hóa, nhằm nâng cao tính khả thi. Công viên
đa chức năng với vai trò chính làm điều tiết giảm
ngập, gắn với các mục tiêu nâng cao đời sống
văn hóa, giải trí của cộng đồng, đồng thời cải
thiện môi trường nước của dự án Tham lương
Bến cát. Tuy nhiên, việc thực hiện theo cơ chế
đợi vốn ngân sách, không thể kết hợp các nguồn
lực đầu tư xây dựng công viên cây xanh, đến nay
dự án vẫn chưa triển khai thực hiện. Phân tích
dưới đây cho thấy vai trò quan trọng trong tổ
chức triển khai dự án đối với tiến độ và hiệu quả
thực thi.
33
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Hình 6, 7 bên dưới cho thấy một số đề xuất lựa chọn phương án sử dụng đất trong quá trình nghiên
cứu của mô hình Quy hoạch và thực hiện dự án công viên theo hướng xã hội hóa, thí điểm tại Công
viên Văn hóa Gò Vấp:
Hình 6. Nghiên cứu các phương án quy hoạch sử dụng đất công viên theo hướng xã hội hóa.
Nguồn: TTNCKT, Sở QH-KT
Hình 7. Phương án quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng công viên theo hướng xã hội hóa. Nguồn:
TTNCKT, Sở QH-KT
34
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
3.2. Tổ chức triển khai các dự án hạ tầng Xanh đô thị
3.2.1 Khung MOTA về mô hình tổ chức thực hiện:
a. Giới thiệu
Phương pháp tiếp cận “động lực – năng lực”
(MOTA: motivation – ability) (Hồ Long Phi và nnk
2015; Nguyễn Hồng Quân và nnk, 2019) được xây
dựng cho nghiên cứu như hình vẽ sau. Sau quá trình
đánh giá nhận thức, động lực và năng lực là các sự
can thiệp các giải pháp để nâng cao động lực, năng
lực thích ứng để đối tượng nghiên cứu có hành vi tốt
hơn.
Hình 8: Phương pháp tiếp cận MOTA
• Nguyên nhân (Trigger): chỉ xác định nguyên
nhân chính yếu gây ra ngập lụt đô thị (vd: đô
thị hóa, cơ sở hạ tầng thoát nước đô thị lỗi
thời). Nguyên nhân sẽ tác động lên nhận thức
(perception) của đối tượng bị ảnh hưởng bởi
nguyên nhân đó, đồng thời nguyên nhân
cũng gây ảnh hưởng gián tiếp đến năng lực
do hậu quả mà nó gây ra đối với các bộ năng
lực. Điều quan trọng phải lưu ý rằng cùng
một nguyên nhân (trigger) có thể đưa đến các
hệ quả khác nhau về động lực và năng lực
cho các đối tượng khác nhau.
• Nhận thức (Perception): Đánh giá nhận thức
(Perception) của đối tượng về các nguyên
nhân: Bao gồm hai yếu tố dẫn đến nhận thức
về ngập lụt đô thị (cơ hội hoặc thách thức).
Nếu là thách thức: đối tượng khác nhau sẽ có
ngưỡng nhận thức khác nhau, và mức thách
thức cho đối tượng càng cao sẽ tạo ra nhận
thức càng mạnh; Nếu là cơ hội: cơ hội không
chia đều cho tất cả các đối tượng, và các cơ
hội khác nhau sẽ quyết định nhận thức về
vấn đề khác nhau.
• Động lực (Motivation): Nhận thức khác nhau
thể hiện động lực để hành động của đối
tượng cũng khác nhau, động lực cho tương
lai như thế nào phụ thuộc vào nhận thức đó
là cơ hội hay thách thức. Nhận thức, động
lực và năng lực có mối liên hệ với nhau và
quyết định hành vi của con người.
• Năng lực (Ability): Đánh giá năng lực
(Ability) của việc triển khai thực hiện thực tế
các giải pháp: Các nghiên cứu khác nhau đưa
ra bộ năng lực khác nhau, tuy nhiên theo
cách tiếp cận MOTA thì năng lực của việc
triển khai thực hiện thực tế các giải pháp
gồm 4 năng lực là năng lực tài chính
(fanancial), năng lực kỹ thuật (technical),
năng lực thể chế (institutional) và năng lực
xã hội (social).
• Hành vi (Action): chịu tác động bởi yếu tố
động lực và năng lực mà đối tượng đang có.
Các động lực, năng lực khác nhau dẫn đến
các hành vi khác nhau. Các mức độ của động
lực khác nhau dẫn đến các hành động không
đồng bộ; Các năng lực khác nhau sẽ có các
cách thực hiện khác nhau.
Kết
quả
NGUYÊN NHÂN
(Trigger)
NHẬN THỨC
(Perception)
ĐỘNG LỰC
(Motivation)
NĂNG LỰC
(Ability)