Chuyển đổi số: Nghiên cứu thực trạng và xuất cho doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ Việt Nam

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang tạo ra những chuyển đổi lớn; một trật tự mới hình thành, các hệ sinh thái, mô hình kinh doanh mới đồng loạt xuất hiện đang tạo ra những thách thức cũng như cơ hội cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp. Cạnh tranh kinh doanh trong thời đại số đang ngày càng mạnh mẽ, đòi hỏi doanh nghiệp liên tục đổi mới, cải tiến để thích ứng với sự thay đổi của khách hàng và nền kinh tế. Việc chuyển đổi số là một yêu cầu cần thiết với doanh nghiệp và những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Kinh doanh bán lẻ có đặc thù chi tiết, cụ thể và phức tạp. Doanh nghiệp bán lẻ vừa cần tìm cách giảm thiểu chi phí kho vận vừa cần không ngừng cải tiến vị trí lượng hàng tồn kho. Doanh nghiệp bán lẻ cũng cần lưu ý tăng cường các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng, cắt giảm chi phí nhân công và điều hành doanh nghiệp trong khi mở rộng các kênh bán hàng. Vì vậy, ứng dụng công nghệ vào kinh doanh và quản lý bán lẻ là tất yếu hiện nay. Trong bài viết này, nhóm tác giả sẽ thảo luận về thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam trong việc tiếp cận công nghệ, cơ hội, thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ trong bối cảnh cuộc cách mạng cộng nghiệp 4.0.

pdf14 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyển đổi số: Nghiên cứu thực trạng và xuất cho doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
353 CHUYỂN ĐỔI SỐ: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ XUẤT CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH BÁN LẺ VIỆT NAM ThS. Nguyễn Quang Huy Đặng Minh Anh Trường Đại học Ngoại thương Tóm tắt Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang tạo ra những chuyển đổi lớn; một trật tự mới hình thành, các hệ sinh thái, mô hình kinh doanh mới đồng loạt xuất hiện đang tạo ra những thách thức cũng như cơ hội cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp. Cạnh tranh kinh doanh trong thời đại số đang ngày càng mạnh mẽ, đòi hỏi doanh nghiệp liên tục đổi mới, cải tiến để thích ứng với sự thay đổi của khách hàng và nền kinh tế. Việc chuyển đổi số là một yêu cầu cần thiết với doanh nghiệp và những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Kinh doanh bán lẻ có đặc thù chi tiết, cụ thể và phức tạp. Doanh nghiệp bán lẻ vừa cần tìm cách giảm thiểu chi phí kho vận vừa cần không ngừng cải tiến vị trí lượng hàng tồn kho. Doanh nghiệp bán lẻ cũng cần lưu ý tăng cường các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng, cắt giảm chi phí nhân công và điều hành doanh nghiệp trong khi mở rộng các kênh bán hàng. Vì vậy, ứng dụng công nghệ vào kinh doanh và quản lý bán lẻ là tất yếu hiện nay. Trong bài viết này, nhóm tác giả sẽ thảo luận về thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam trong việc tiếp cận công nghệ, cơ hội, thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ trong bối cảnh cuộc cách mạng cộng nghiệp 4.0. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, Chuyển đổi số, doanh nghiệp bán lẻ. 1. Tổng quan về cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số 1.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 Định nghĩa và đặc điểm của cách mạng cuộc nghiệp 4.0 Theo GS. laus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn inh tế Thế giới, cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet của các dịch vụ (IoS). Bên cạnh đó, tốc độ đột phá của CMCN 4.0 hiện đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính như các cuộc CMCN trước đây. CMCN 4.0 báo trước sự phá vỡ và chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị ở hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia cả về chiều rộng và chiều sâu. Một đặc điểm của CMCN 4.0 là xu hướng ứng dụng tự động hóa và vạn vật trao đổi dữ liệu (IoT – Internet of Things) trong công nghệ sản xuất. CMCN 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các nhà máy thông minh (Smart Factory). Theo Weyer và cộng sự (2015), “công nghiệp 4.0” là một thuật ngữ chung cho một mô hình công nghiệp mới bao gồm một loạt các phát triển công nghiệp 354 trong tương lai liên quan đến hệ thống không gian mạng thực - ảo (Cyber-physical Systems - CPS), vạn vật kết nối (Internet of Things - IoT), dịch vụ kết nối (Internet of Service - IoS), robot, dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ điện toán đám mây, thực tế ảo và thực tế tăng cường. Việc áp dụng các công nghệ này là trọng tâm của quá trình sản xuất thông minh, bao gồm các thiết bị, máy móc, mô-đun sản xuất và các sản phẩm có thể trao đổi thông tin một cách độc lập, kích hoạt các hành động và kiểm soát lẫn nhau, cho phép tạo ra nhà máy thông minh và môi trường sản xuất thông minh. Như vậy, CMCN 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, thực tế tăng cường, thiết bị tự lái, công nghệ Nano, Robot, IoT đang làm chuyển đổi thế giới, xóa nhòa ranh giới giữa thế giới sinh học, thế giới số và thế giới vật lý. Thế mạnh của lực lượng lao động phổ thông đông đảo và chi phí rẻ dần mất đi, nhường chỗ cho lực lượng lao động mới, theo phương thức sản xuất mới với một hệ sinh thái mới. Sự thành công của những mô hình kinh doanh mới như Uber, irBnB, Fintech là những gợn sóng đầu tiên của CMCN 4.0. Hình 1.1: Tóm tắt về quá trình hình thành của CMCN 4.0 Nguồn: Klaus Schwab, 2018 Hội nhập CMCN 4.0 tại Việt Nam CMCN 4.0 đang diễn ra âm thầm và ngày càng mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến doanh nghiệp toàn cầu. Doanh nghiệp không thay đổi hoặc chậm bắt kịp xu hướng này sẽ dần dần bị thay thế và đào thải. Trong những năm gần đây, nhiều thương hiệu lớn bị phá sản hoặc sáp nhập là một minh chứng cho điều đó. CMCN 4.0 đã, đang và sẽ thay đổi toàn bộ nền kinh tế với nhiều mô hình kinh doanh mới ra đời. Nó thay đổi hoàn toàn cách thức doanh nghiệp tương tác với khách hàng, tương tác với nhau, từ phân tích nhu cầu, tiếp thị, bán hàng, đến chăm sóc khách hàng, chuỗi cung ứng, hệ sinh thái. Nó cũng thay đổi cách thức quản trị doanh nghiệp và hoạt động hằng ngày. Việt Nam đã tham gia khá sâu rộng trong lĩnh vực Internet và truyền thông. Theo báo cáo công tác tổng kết năm 2015 của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết năm 2015, tỷ lệ người dùng Internet Việt Nam đã đạt 52% dân số. Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về thời gian sử dụng Internet (5,2 giờ/ngày), và thứ 22 thế giới tính theo dân số về số người sử dụng mạng xã hội. Hiện nay, 55% dân số Việt Nam đang sử dụng điện thoại di động. Với điện thoại được kết nối Internet, người dùng có thể cập nhật các tin tức thời sự - kinh tế - xã hội Việt Nam cũng như thế giới. Người dùng cũng có thể đặt vé máy bay, taxi giá rẻ hay lên mạng xã hội trò chuyện với bạn bè. Việt Nam đang 355 được tận hưởng những công nghệ mới nhất của thế giới trong lĩnh vực truyền thông di động. Đây chính là cơ sở bước đầu để Việt Nam tham gia CMCN 4.0. Trong vài năm trở lại đây, sự phát triển nhanh của công nghệ thế giới đã đem lại nhiều sản phẩm tối ưu hơn, phù hợp hơn cho tất cả nhu cầu doanh nghiệp. Những khái niệm như phần mềm quản trị doanh nghiệp, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resources Planning - ERP) được doanh nghiệp Việt Nam biết đến và tiếp cận nhiều hơn. Nhờ ứng dụng công nghệ vào số hoá doanh nghiệp, Thế giới di động hay The Coffee House đang dẫn đầu, vượt xa các doanh nghiệp cùng ngành. Nhưng đối với phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam: ● Các nhà máy sản xuất ở mức dây chuyền cấp thấp bắt đầu tự động hóa, tuy nhiên chưa sử dụng robot trong công việc. ● Ứng dụng công nghệ thông tin mới được quan tâm và còn ở mức trung bình. ● Tính kết nối tạo hệ sinh thái giữa các doanh nghiệp chưa được hình thành. ● Doanh nghiệp chưa hiểu rõ CMCN 4.0, còn có tâm lý ngần ngại trong đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vì lo lắng hiệu quả đầu tư. 1.2. Chuyển đổi số Khái niệm về chuyển đổi số Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi từ một doanh nghiệp truyền thống thành doanh nghiệp số bằng cách thay đổi phương thức điều hành lãnh đạo, văn hóa công ty, quy trình làm việcChuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp thay đổi mô hình kinh doanh; áp dụng công nghệ (như IoT, Big Data, Cloud Computing) nhằm đổi mới cách thức làm việc với khách hàng và đối tác. Quá trình này cũng sẽ thay đổi quy trình, thói quen làm việc của người lao động từ việc lệ thuộc hồ sơ, giấy tờ truyền thống (hóa đơn giấy, báo cáo được in ấn) sang việc sử dụng hóa đơn điện tử, đọc báo cáo qua ứng dụng. Tuy vậy, việc xây dựng các hệ thống để tự động hóa quy trình hay chức năng phục vụ kinh doanh chưa hẳn là “doanh nghiệp số”. Mô hình này đòi hỏi công ty phải được số hóa hoàn toàn từ chính sách đến nguyên tắc kinh doanh, mà ở đó, công việc của mọi người được thể hiện với tác phong kỹ thuật số; và quan trọng hơn là hệ sinh thái công nghệ tích hợp, đảm bảo an toàn cho thông tin công ty, giúp những người được phép truy cập dễ dàng tìm kiếm, chia sẻ thông tin. Điểm mới của doanh nghiệp số là việc ứng dụng tất cả các công nghệ quản lý đồng thời như Quản lý toàn diện doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning - ERP), Quản lý mối quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management - CRM), Trí tuệ nhân tạo ( rtificial Intelligence - I), Hệ thống trả lời tự động (ChatBot) Máy tính đóng vai trò trọng trong việc hỗ trợ con người làm việc tốt hơn. Điều đó không có nghĩa là các phát minh công nghệ trong quá khứ sẽ bị bỏ đi. Những hệ thống cũ này tạo nên xương sống cho doanh nghiệp số, và được nâng đỡ bởi các công nghệ mới. Nền tảng công nghệ để chuyển đổi số Chuyển đổi số tạo cơ hội cho một doanh nghiệp chuyển đổi từ một hệ thống đóng với đầu ra là sản phẩm, dịch vụ sang “doanh nghiệp như một nền tảng”. 356 Hình 1.2.1: Chuyển đổi sang “doanh nghiệp như một nền tảng” Nguồn: Gartner, 2016 Cũng theo quan điểm Gartner, một doanh nghiệp số hoàn chỉnh cần được hỗ trợ bởi năm nền tảng công nghệ: ● Nền tảng Hệ thống thông tin (information systems platform): Hỗ trợ back office, vận hành như ERP và các hệ thống core. ● Nền tảng Trải nghiệm khách hàng (customer experience platform): Gồm các thành phần chính tiếp xúc với khách hàng như customer portal, customer apps ● Nền tảng Dữ liệu và Phân tích (data and analytics platform): Có khả năng quản lý và phân tích thông tin/dữ liệu. ● Nền tảng IoT (IoT platform): ết nối các tài sản vật lý phục vụ giám sát, tối ưu hóa, điều khiển và tạo ra doanh số/giá trị. Bao gồm kết nối, phân tích và tích hợp các hệ thống core và các hệ thống T. ● Nền tảng Hệ sinh thái (ecosystems platform): Hỗ trợ việc tạo và kết nối đến hệ sinh thái, sàn thương mại/ giao dịch và các cộng đồng. Các thành phần chính gồm hệ thống quản lý PI, hệ thống điều khiển và hệ thống an ninh – an toàn. Từ chiến lược kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần nhận định nền tảng nào trong năm nền tảng công nghệ số ở trên cần được triển khai hay cải tiến. Quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp đòi hỏi thời gian, nguồn lực và cả điều kiện khách quan. Để đảm bảo thành công, doanh nghiệp có thể duy trì cả hai quá trình. Một là, chuyển đổi sang nền tảng công nghệ doanh nghiệp số theo lộ trình dài hạn ứng với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là, triển khai theo mô hình outsidein, phi truyền thống các nền tảng, ứng dụng nào mang lại sự khác biệt, giúp đổi mới sáng tạo nhanh chóng. Hai quá trình này cần được kết nối, tích hợp với nhau để tối đa hóa giá trị mang lại. 2. Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam trong việc tiếp cận công nghệ Theo techinsight.com, tại Việt Nam, thương mại điện tử bùng nổ nhưng 80% doanh thu bán lẻ của Việt Nam vẫn đến từ các cửa hàng bán lẻ nhỏ lẻ, truyền thống. Theo thống kê, 44% khách hàng tìm hiểu sản phẩm online và tiếp tục đặt hàng online trong khi tỷ lệ khách hàng tìm hiểu sản phẩm online nhưng mua tại các cửa hàng offline lên tới 51%. Theo khảo sát của Sapo, ba kênh bán hàng lớn nhất là tại cửa hàng, Facebook và 357 website, tạo thành thế “chân kiềng” trong kinh doanh. Như vậy, việc các cửa hàng cần chú trọng tạo trải nghiệm xuyên suốt giữa thế giới “ảo” & “thực” rất quan trọng. Hình 1.2.2: Xu hướng ngành Bán lẻ Việt Nam trong thời đại công nghệ Nguồn: hsc.com.vn 2.1. Những doanh nghiệp trong ngành bán lẻ tham gia vào chuyển đổi số Là một trong 10 nhà bán lẻ uy tín năm 2017, Thế giới Di động đã dành ra 13 năm để xây dựng hệ thống quản trị công nghệ, liên thông các bộ phận như website, app, CRM... vào trong tất cả các hoạt động quản lý bán hàng, quản lý kho, báo cáo tài chính, tính lương/thưởng, quản lý khách hàng hay cả tuyển dụng... Đó chính là “bí quyết” để vận hành một hệ thống bán lẻ với quy mô 1.500 siêu thị tại 63 tỉnh thành, hơn 31.000 nhân viên cùng 4 thương hiệu. Với bán lẻ, công nghệ sẽ thúc đẩy ngành hàng phát triển theo hướng nhanh hơn, tiện hơn, nâng cấp công cụ thanh toán hay phát triển những mô hình kinh doanh mới như kinh doanh trực tuyến, tiếp thị đa kênh... Trong khảo sát người tiêu dùng về ngành bán lẻ gần đây nhất của PwC, 49% người trả lời có thói quen mua sản phẩm qua điện thoại ít nhất là hàng tháng, cho thấy người tiêu dùng đang quen dần với việc ứng dụng công nghệ vào mua sắm. Về mảng bán hàng trực tuyến, Thế Giới Di Động tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Cụ thể, trong năm 2015, doanh thu bán hàng online đạt 1.650 tỷ đồng và đã tăng lên 3.372 tỷ đồng vào năm 2016. Tiếp nối thành công đó, đầu năm 2017, Thế Giới Di Động ra mắt sàn thương mại điện tử vuivui.com, hoạt động theo mô hình B2C với hình thức kết nối các đơn vị cung cấp hàng hóa, sản phẩm tới người tiêu dùng. Lotte Mart - nhà bán lẻ hàng đầu đến từ Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam gần đây đã ra mắt ứng dụng mua sắm trực tuyến với tên gọi Speed Lotte. Ứng dụng di động này có mặt ở kho ứng dụng Google Play (dành cho thiết bị di động ndroid) và iTunes Store (dành cho thiết bị iPhone, iPad). Người tiêu dùng có thể truy cập vào website để mua sắm trực tuyến. Với Speed Lotte, khách hàng có thể đặt mua hầu hết các loại thực phẩm thiết yếu như đồ hộp, mì gói, đồ uống, sữa...Hàn Quốc. Từ tháng 12, danh mục thực phẩm có thể mua trực tuyến còn có cơm hộp ăn trưa cho các khách hàng ở gần khu vực Lotte Mart quận 7, TP.HCM. 358 Trước đó, vào tháng 8/2016, Saigon Co.op - một doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất nước với chuỗi các trung tâm thương mại Sense City, đại siêu thị Co.op tra, siêu thị Co.opmart, cửa hàng tiện lợi Co.op Food, cửa hàng bách hóa hiện đại Co.op Smile... đã ra mắt hai ứng dụng công nghệ, gồm Co.opmart trên thiết bị di động và trang mua sắm online cải tiến. Với giao diện thân thiện cùng các thao tác đơn giản, dễ sử dụng, ứng dụng Co.opmart được xem là bước đột phá của đơn vị này trong việc áp dụng công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Giai đoạn đầu, ứng dụng Co.opmart triển khai trên hệ điều hành ndroid có tích hợp nhiều tiện ích như tra cứu điểm tích lũy, cập nhật ưu đãi, đăng ký tham gia chương trình khách hàng thân thiết và các tiện ích khác mà không cần phải đến siêu thị. Song song đó, Saigon Co.op cũng cải tiến trang mua sắm online coophomeshopping.vn với nhiều tiện ích như sàng lọc tìm kiếm thông tin sản phẩm, thanh toán online, xem ti vi trực tuyến, hỗ trợ tư vấn trực tuyến, tích hợp mạng xã hội. Ngoài ra, Co.opmart đang chạy thử một số hạng mục dựa trên nền tảng công nghệ, như thanh toán tự động ở phân khúc cao áp dụng cuối năm 2017; phát triển phục vụ đa kênh, ngoài bán lẻ theo kiểu truyền thống, bán hàng qua kênh truyền hình, thì bán hàng online đang trong giai đoạn hoàn chỉnh. Cụm vận hành bao gồm tự động hóa nhà kho kết nối logistic thông minh. Theo đó, robot sẽ soạn và lên danh sách cho từng nhóm hàng đưa đến từng siêu thị, tất cả thao tác qua máy tính một cách chính xác cả về thời gian lẫn số lượng. Trong lĩnh vực bán lẻ điện máy, công nghệ số, các thương hiệu FPT, Nguyễn Kim, Thiên Hòa... cũng đã đầu tư rất mạnh vào bán hàng trực tuyến. Bán hàng online hiện đang chiếm 5% thị trường bán lẻ và sẽ mở rộng đến 20% trong thời gian tới. Nhận thấy tiềm năng của kênh trực tuyến, năm 2016, Nguyễn im đã mua lại alora Việt Nam. Việc sở hữu alora Việt Nam sẽ giúp Nguyễn im phát triển mảng thời trang trực tuyến mà alora là thế mạnh. Và như vậy Nguyễn im sẽ đẩy mạnh song song cả 2 mảng online và offline. Cùng với đó, Nguyễn im cũng tăng cường bán hàng trực tuyến hàng điện máy trên trang web www.nguyenkim.com. Cũng trong xu thế ấy, năm 2015, Trung tâm điện máy Thiên Hòa đầu tư mạnh vào bán hàng trực tuyến khi xây dựng đội ngũ nhân sự online lên đến vài trăm người. Bởi theo đại diện của doanh nghiệp này, kinh doanh online là xu hướng tất yếu trong thị trường công nghệ số đang phát triển rất mạnh. Theo kế hoạch đến năm 2020, Thiên Hòa sẽ đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến với mục tiêu tăng trưởng 400%/năm. Hiện tại, Công ty đang đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, xây dựng marketing onnline thông qua các trang mạng xã hội, website... Hiện nay, hệ thống thông tin của FPT Shop đã được tin học hóa 100%, tiến tới tự động hóa và thông minh hơn. Tất cả công cụ, phần mềm đã giúp cho hoạt động quản lý bán hàng, mua hàng, kho bãi, bảo hành, chăm sóc khách hàng dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu trước đây, nhân viên FPT Shop phải ngồi tính toán, quyết định mua bao nhiêu hàng để đáp ứng đủ số bán mà không bị tồn kho quá nhiều thì nay dựa trên dữ liệu sẵn có, hệ thống sẽ phân tích và đưa ra con số gợi ý chính xác và nhanh chóng hơn. Hệ thống thông minh tự động liên kết các con số và tính toán giá trị tiếp theo. Nó cũng bám theo mục tiêu tăng trưởng 40% mỗi năm của FPT Shop để tính toán các con số bán hàng, so sánh để biết có thể đạt hay không hoặc còn thiếu bao nhiêu % doanh số mới đạt kế hoạch Nhìn chung lại, các doanh nghiệp Việt Nam đang bắt kịp xu hướng nhằm chiến thị phần và tăng doanh số bán lẻ nhờ bối cảnh công nghệ cao. 359 2.2. Cơ hội của ngành bán lẻ khi tham gia vào chuyển đổi số Lợi ích của ứng dụng công nghệ đối với ngành bán lẻ ● Robot Theo sự phân tích doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu thế giới là mazon, ba ưu thế cạnh tranh của mazon là hệ thống máy chủ, đội robot, và các kho hàng. Trong đó, chính đội robot đã làm nên cách mạng tại các kho hàng khi rút ngắn thời gian hoàn thiện đơn hàng từ 90 phút xuống còn 15 phút/đơn hàng. Bắt đầu trang bị robot từ năm 2012, sau ba năm, mazon đã có khoảng 15 nghìn robot, riêng trong năm 2017 đã đưa vào sử dụng 45 nghìn robot trong các nhà kho, tăng 50% trong năm vừa qua. mazon cũng đã thử nghiệm đưa hàng bằng thiết bị bay không người lái. Dự kiến thời gian giao hàng sẽ giảm xuống còn 30 phút/đơn hàng khi áp dụng công nghệ này. Bên cạnh đó, các hãng công nghệ khác cũng tích cực thiết kế các robot hỗ trợ ngành bán lẻ. Robot Locus của Quiet Logistics, kích cỡ robot này nhỏ hơn robot iva của mazon, có màn hình cảm ứng giúp nhân viên tại nhà kho biết cần đưa hàng gì cho robot. Hãng Lowe’s thử nghiệm LoweBot có thể nói được nhiều thứ tiếng, hướng dẫn khách xem các mặt hàng. Hãng bán lẻ giá rẻ WallMart lại sử dụng robot quét mã vạch giúp nhân viên siêu thị nhanh chóng tìm ra mặt hàng bị khách để lộn xộn, những mặt hàng sắp hết hạn. Còn việc sử dụng robot làm bảo vệ tại các trung tâm mua sắm trên thế giới cũng không phải là chuyện hiếm. Các hãng bán lẻ quốc tế đã đứng trước một cuộc đua công nghệ nhằm cắt giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận nhờ sử dụng robot giúp tăng hiệu suất lao động, mà một trong các hệ quả có thể xảy ra là người lao động mất việc làm khi robot làm việc hiệu quả hơn sức người tới 70%. ● Blockchain Blockchain được biết đến là công nghệ hình thành đồng tiền mã hóa, nhưng lại giúp đổi mới chuỗi cung ứng của ngành bán lẻ. Công nghệ này giúp khách hàng luôn giám sát được nguồn gốc và tính xác thực của sản phẩm. Bằng cách này, nhà bán lẻ xây dựng được lòng tin nơi khách và tạo ra xu hướng tiêu dùng có ý thức. Ngoài ra, blockchain là nền tảng công nghệ giúp chuyển giá trị, tài sản giữa những người dùng thông qua internet. Trước mắt, tại Việt Nam, bán hàng kiểu thuần túy đơn kênh như chỉ dùng facebook ads, google ads, chỉ dùng cửa hàng sẽ dần biến mất và phương pháp bán đa kênh omnichannel sẽ thay đổi ngành bán lẻ. Mà trong đó sẽ xuất hiện xu hướng 2 , tức từ online kết hợp offline và từ offline kết hợp online. Mô thức giao tiếp sẽ chuyển dịch từ hệ thống đóng và tập trung, sang hệ thống mạng mở rộng dùng “đám mây tập trung” để chuyển giao dữ liệu, và tương lai gần là theo kiểu đám mây phân tán, kết nối trực tiếp các đầu mối với nhau. ● Thu thập dữ liệu định vị của khách hàng Là công nghệ mới nhất trong ngành bán lẻ năm 2018, công nghệ này cho phép theo dõi từng bước chân của khách dừng ở quầy kệ nào, lựa chọn món đồ nào, từ đó nhà bán lẻ phân tích từng hành vi mua sắm, hiểu chính xác phân khúc khách hàng để đưa ra sản phẩm, giá cả đúng nhu cầu, kèm theo các lợi ích được cá nhân hóa khách hàng giúp gia tăng năng lực cạnh tranh. ● Công nghệ thực tế ảo phức hợp 360 Dù còn khá mới mẻ, nhưng công nghệ thực tế ảo phức hợp ( ugmented Reality - R) được
Tài liệu liên quan