Chuyển giá và những vấn đề đặt ra đối với kiểm toán nhà nước

Việc phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã mang lại những kết quả rất tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, từ sự phát triển đó đã phát sinh vấn đề “chuyển giá”, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Chuyển giá là vấn đề kinh tế có tính thời sự, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chuyển giá và giải pháp chống chuyển giá. Bài viết này, Tác giả dựa trên khái quát hóa những nghiên cứu về chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, từ đó, xác định những vấn đề đặt ra và đề xuất những giải pháp đối với KTNN trong việc tham gia vào hoạt động kiểm soát (chống) chuyển giá của Chính phủ Việt Nam.

pdf8 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyển giá và những vấn đề đặt ra đối với kiểm toán nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN24 Số 132 - tháng 10/2018 cHuYeÅn giaù Vaø nHöÕng VaÁn ñeà ñaËt ra ñoÁi Vôùi kieÅM toaùn nHaø nöôùc PGS.TS. ĐINH TRọNG HANH* * Chuyên gia, Nguyên Kiểm toán trưởng KTNN Khu vực X Việc phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã mang lại những kết quả rất tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, từ sự phát triển đó đã phát sinh vấn đề “chuyển giá”, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Chuyển giá là vấn đề kinh tế có tính thời sự, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chuyển giá và giải pháp chống chuyển giá. Bài viết này, Tác giả dựa trên khái quát hóa những nghiên cứu về chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, từ đó, xác định những vấn đề đặt ra và đề xuất những giải pháp đối với KTNN trong việc tham gia vào hoạt động kiểm soát (chống) chuyển giá của Chính phủ Việt Nam. Từ khóa: Chuyển giá, kiểm toán nhà nước, FDI Pricing transfer and issues for SAV The development of foreign invested enterprises (FDI) into Vietnam has brought about very positive results for the development of the economy. However, from that development, the issue of “transfer pricing” has been negatively impacted on the economy. Transfer pricing is a timely economic issue, there are many studies on transfer pricing and anti- transfer pricing solutions. In this paper, the author bases on generalizing research on transfer pricing in FDI enterprises in Vietnam, thus identifies issues and proposes solutions for SAV to participate in the fight against transfer pricing of the Government of Vietnam. key words: Pricing transfer, State Audit, FDI 1. Tổng quan về chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI 1.1. Khái niệm, phạm vi và mục đích của chuyển giá Chuyển giá là việc doanh nghiệp thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn tại các quốc gia không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia trên toàn cầu. Việc chuyển giá được thực hiện giữa các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn gọi chung là các doanh nghiệp liên kết thông qua xác định giá trị chuyển dịch hàng hóa dịch vụ giữa các doanh nghiệp liên kết. Theo thông lệ quốc tế và theo pháp luật của Việt Nam, các doanh nghiệp được coi là liên kết khi có một trong 2 điều kiện sau: - Một doanh nghiệp tham gia vào quản lý, điều hành hay góp vốn vào doanh nghiệp kia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qua trung gian; - Hai doanh nghiệp có cùng một hoặc nhiều người hay những thực thể khác tham gia quản lý, điều hành hay góp vốn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc thông qua trung gian. Nếu tại một quốc gia chưa có các quy định pháp luật riêng về chống chuyển giá thì hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp chỉ là sự lựa chọn nơi ưu đãi thuế để tối đa hóa lợi nhuận của tập đoàn mà không trái pháp luật. Tuy nhiên, do việc đầu tư của các tập đoàn kinh tế giữa các nước trở thành phổ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 25Số 132 - tháng 10/2018 biến nên hoạt động chuyển giá cũng trở thành phổ biến, gây thiệt hại về thuế và tác động tiêu cực đến nền kinh tế của các quốc gia nên các nước thường ban hành các quy định pháp luật về chống chuyển giá nhằm kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp, giảm thiểu hậu quả tác động đến thuế và kinh tế. Như vậy, mục đích của chuyển giá là nhằm đạt lợi nhuận tối đa trong hoạt động kinh doanh của các tập đoàn xuyên quốc gia, dựa trên việc làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Các doanh nghiệp liên kết thực hiện chuyển giá dựa trên các cơ sở: i) Quyền quyết định giá cả trong kinh doanh; ii) Mối quan hệ về lợi ích toàn cục giữa các doanh nghiệp liên kết; và iii) Sự thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp liên kết. Do có sự khác nhau về điều kiện của nền kinh tế và chính sách phát triển kinh tế giữa các quốc gia nên sự khác nhau về chính sách thuế giữa các quốc gia là phổ biến; do vậy, thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại. 1.2. Các hình thức chuyển giá và hậu quả (1) Các hình thức chuyển giá Qua nhiều công trình nghiên cứu và kết quả của công tác thanh tra, cơ quan chức năng đã xác định những hình thức cơ bản, phổ biến trong chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam gồm: - Nâng giá trị vốn góp: Nâng giá trị máy móc, thiết bị và công nghệ, giá trị thương hiệu... của vốn góp cao hơn giá thị trường; - Bán giá thấp: Công ty ở Việt Nam bán cho công ty liên kết tại nước ngoài hàng hoá, dịch vụ, vốn với giá thấp hơn giá thị trường hoặc giá trị thực; - Mua giá cao: Các tập đoàn, công ty mẹ, công ty liên kết tại nước ngoài bán hàng hóa, dịch vụ cho công ty liên kết tại Việt Nam cao hơn giá thị trường hoặc giá trị thực; Việc chuyển giá của doanh nghiệp FDI có thể theo chiều ngược lại với các biểu hiện trên trong trường hợp việc ưu đãi thuế tại Việt Nam có lợi hơn nộp thuế tại quốc gia khác. Trong thực tế, các thủ đoạn chuyển giá của các doanh nghiệp rất tinh vi; việc kiểm soát chuyển giá cần hệ thống các cơ sở dữ liệu phức tạp và có độ tin cậy cao, do vậy, là một công tác rất khó khăn và có nhiều rủi ro. TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN26 Số 132 - tháng 10/2018 (2) Hậu quả của chuyển giá Các dự án FDI tạo nguồn lực, góp phần tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán, là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ, phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao mức sống cho người lao động. Tuy vậy, việc chuyển giá của các doanh nghiệp FDI có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, tài chính của Việt Nam; những biểu hiện như sau: - Gây thất thu ngân sách nhà nước do thất thu nguồn thuế thu nhập doanh nghiệp từ các doanh nghiệp FDI; - Gia tăng giá trị nhập khẩu (tăng giá thiết bị, nguyên, vật liệu nhập khẩu), tác động tiêu cực đến cán cân thương mại và cán cân thanh toán; - Tạo nên sự cạnh tranh bất bình đẳng, gây khó khăn cho doanh nghiệp nội địa (tạo ra lợi thế từ việc “tối thiểu hóa” số thuế phải nộp và “tối đa hóa” lợi nhuận của toàn cục, thậm chí “chịu lỗ” dài hạn); - Làm sụt giảm hiệu quả đầu tư vốn FDI (về phía nhà nước và nền kinh tế); - Làm tăng chi phí quản lý và tăng rủi ro trong quản trị thuế của nhà nước (bao gồm cả rủi ro chuyên môn và đạo đức của công chức thuế). Như vậy, bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, khu vực FDI cũng đã và đang bộc lộ những vấn đề gây ảnh hưởng tiêu cực là: Chuyển giá, trốn thuế, gây thất thu ngân sách, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước, tác động không tốt đến môi trường đầu tư... 1.3. Pháp luật về chống chuyển giá của Việt Nam Hiện tượng chuyển giá ngày càng diễn biến phức tạp tại các doanh nghiệp FDI. Thống kê những năm qua cho thấy: “Cả nước có khoảng 50% DN FDI kê khai lỗ, trong đó nhiều DN thua lỗ liên tục trong nhiều năm liên tiếp. Từ năm 2012, Tổng cục Thuế đã xây dựng chương trình thanh tra kiểm soát giá chuyển giao trong giai đoạn 2012-2015. Qua thanh tra chuyển giá, hàng năm, ngành Thuế đã thu về NSNN hàng ngàn tỉ đồng tiền thuế từ các doanh nghiệp FDI; đồng thời, cho thấy hiện tượng chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI trở thành phổ biến (chiếm trên 80% số doanh nghiệp được thanh tra) và có xu hướng ngày càng tăng: “Báo cáo (năm 2013) của 63 cục thuế, hơn 100 chi cục thuế trên cả nước: Kết quả thanh tra tại 870 DN FDI có tới 720 DN vi phạm (83%). Tại một số đơn vị, tỷ lệ vi phạm lên đến 100% như Cục thuế Bắc Giang thanh tra 16 DN thì cả 16 đều vi phạm. Tỷ lệ này diễn ra tương tự tại Hòa Bình (16/16), Gia Lai (15/15)”; “Tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2015, ngành Thuế đã kiểm tra và phát hiện 1.600 DN có dấu hiệu chuyển giá”.[5]. Chuyển giá đã được Chính phủ xác định là một vấn đề quan trọng, cần kiểm soát chặt chẽ. Từ năm 1997 đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều Thông tư hướng dẫn kiểm soát chuyển giá, chống thất thu thuế. Hiện nay, văn bản pháp lý trực tiếp là công cụ cho việc thực hiện kiểm soát chuyển giá là Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết và Thông tư số 41/2017/TT-BTC, ngày 28/04/2017 của Bộ tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP. Những nội dung cơ bản về quản lý thuế theo quy định của Nghị định 20/2017/NĐ-CP như sau: (1) Nguyên tắc áp dụng - Người nộp thuế có giao dịch liên kết phải thực hiện kê khai các giao dịch liên kết; loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện; - Cơ quan thuế thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với giá giao dịch liên kết của người nộp thuế theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất quyết định hình thức để không công nhận các giao dịch liên kết làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước và thực hiện NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 27Số 132 - tháng 10/2018 điều chỉnh giá giao dịch liên kết để xác định đúng nghĩa vụ thuế quy định tại Nghị định này; - Nguyên tắc giao dịch độc lập được áp dụng theo nguyên tắc giao dịch giữa các bên độc lập, không có quan hệ liên kết tại các Hiệp định thuế có hiệu lực thi hành tại Việt Nam. (2) Lựa chọn đối tượng so sánh độc lập và các phương pháp so sánh giá của giao dịch liên kết Phân tích so sánh, lựa chọn đối tượng so sánh độc lập để so sánh, xác định giá giao dịch liên kết: - Nguyên tắc phân tích so sánh với các giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất quyết định hình thức để xác định bản chất giao dịch liên kết có tính chất tương đồng với các đối tượng so sánh độc lập; - Phân tích so sánh phải đảm bảo tính tương đồng giữa đối tượng so sánh độc lập và giao dịch liên kết, không có khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến mức giá; tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận giữa các bên; - Phân tích so sánh áp dụng phương pháp đối chiếu, rà soát, điều chỉnh khác biệt trọng yếu đối với các yếu tố so sánh để lựa chọn các đối tượng so sánh độc lập. Quy trình phân tích so sánh (3 bước): - Xác định bản chất của giao dịch liên kết trước khi tiến hành phân tích tính tương đồng với các đối tượng so sánh độc lập; - Phân tích so sánh, tìm kiếm, lựa chọn các đối tượng so sánh độc lập tương đồng; - Xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận căn cứ kết quả phân tích các đối tượng so sánh độc lập để làm cơ sở so sánh, áp dụng xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của người nộp thuế, không làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước. Các phương pháp so sánh xác định giá của giao dịch liên kết: - Phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập (sau đây viết tắt là phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập); - Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận của người nộp thuế với tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập; - Phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết. (3) Tổ chức thực hiện quản lý giá giao dịch liên kết Trách nhiệm của người nộp thuế (doanh nghiệp FDI): - Người nộp thuế có giao dịch liên kết có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết, không làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này; - Người nộp thuế có trách nhiệm chứng minh việc lựa chọn phương pháp xác định giá theo quy định tại Nghị định này khi Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; - Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm và phải lưu giữ, xuất trình theo yêu cầu cung cấp thông tin của Cơ quan thuế. Khi Cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra người nộp thuế, thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin. - Người nộp thuế đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định của pháp luật về Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá. Các giao dịch liên kết không thuộc phạm vi áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định. Trách nhiệm của cơ quan thuế: Căn cứ các nguyên tắc phân tích so sánh, nguyên tắc và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết và các thông tin kê khai nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp có giao dịch liên kết để thực hiện ấn định thuế trong các trường hợp: - Trường hợp doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ: Việc ấn định TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN28 Số 132 - tháng 10/2018 doanh thu, chi phí hoặc thu nhập chịu thuế để xác định nghĩa vụ thuế được thực hiện theo các nguyên tắc phân tích so sánh, phương pháp xác định giá giao dịch liên kết và cơ sở dữ liệu sử dụng trong quản lý giá giao dịch liên kết quy định tại Nghị định này; - Các trường hợp khác: Việc ấn định thuế căn cứ cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế theo quy định về ấn định thuế đối với doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ hoặc các quy định xử lý vi phạm về thuế; - Cơ quan thuế có quyền ấn định mức giá; tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận được sử dụng để kê khai tính thuế, ấn định thu nhập chịu thuế hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết trong kỳ tính thuế căn cứ các thông tin, dữ liệu và phân tích đánh giá của Cơ quan thuế, trong các trường hợp người nộp thuế có các hành vi vi phạm pháp luật về xác định giá giao dịch liên kết. - Trường hợp Cơ quan thuế ký thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá với người nộp thuế, Cơ quan thuế có trách nhiệm: i) Thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra các giao dịch liên kết không thuộc phạm vi áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá theo nguyên tắc quản lý rủi ro; ii) Quản lý, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá của người nộp thuế theo quy định. Bộ Tài chính (trực tiếp là cơ quan Thuế) là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về giá giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định này. 2. Những vấn đề đặt ra đối với kiểm toán nhà nước và giải pháp KTNN thực hiện chức năng kiểm toán việc quản lý và sử dụng tài chính công, trong đó có hoạt động quản lý thuế đối với các doanh nghiệp FDI của cơ quan Thuế mà kiểm soát giá trị chuyển giao là một nội dung của công tác quản lý thuế. Kiểm toán việc quản lý giá trị chuyển giao hàng hóa dịch vụ giữa các doanh nghiệp liên kết (sau đây gọi là kiểm toán quản lý giá trị chuyển giao) là hoạt động kiểm toán nhằm đánh giá về công tác quản lý (của cơ quan Thuế) và phát hiện các hành vi và hậu quả chuyển giá để kiến nghị quản lý và xử lý. Như vậy, kiểm NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 29Số 132 - tháng 10/2018 toán quản lý giá trị chuyển giao thuộc là nhiệm vụ kiểm toán của KTNN; từ đó đặt ra những “vấn đề” và cần có giải pháp để thực hiện kiểm toán sau đây: 2.1. Phương thức tổ chức hoạt động kiểm toán quản lý giá trị chuyển giao Việc thực hiện kiểm toán quản lý giá trị chuyển giao thực hiện theo phương thức tổ chức hiện hành thường dưới hình thức cuộc kiểm toán NSĐP, trong đó có cuộc kiểm toán thành phần là cuộc kiểm toán công tác quản lý thuế; các doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm “cung cấp thông tin, tài liệu”. Thực chất của phương thức tổ chức kiểm toán này là thực hiện hoạt động khá đơn giản trong kiểm toán là “đối chiếu thuế”, tức đối chiếu số liệu kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế do cơ quan thuế với những thông tin, tài liệu liên quan do doanh nghiệp cung cấp. Tổ chức kiểm toán công tác quản lý thuế như vậy sẽ có rủi ro kiểm toán cao; đặc biệt, khi kiểm toán nội dung rất phức tạp là “kiểm toán quản lý giá trị chuyển giao” thì không đáp ứng được yêu cầu cả về phương thức tổ chức và thời gian, nhân sự cho hoạt động kiểm toán. Cần đổi mới phương thức kiểm toán công tác quản lý thuế để hoàn thiện bản thân cuộc kiểm đó, đặc biệt thực hiện nội dung kiểm toán quản lý giá trị chuyển giao đối với doanh nghiệp FDI theo những nội dung sau: - Chuyển từ phương thức “đối chiếu thuế” sang phương thức “kiểm tra thu thập bằng chứng” chấp hành pháp luật về thuế tại doanh nghiệp (trong đó có nội dung về giá trị chuyển giao của các doanh nghiệp liên kết để phát hiện chuyển giá). - Xây dựng mô hình tổ chức cuộc “kiểm tra” áp dụng cho cuộc kiểm toán quản lý giá trị chuyển giao tại doanh nghiệp với 2 hình thức chính: i) Cuộc kiểm tra chuyên đề về quản lý giá trị chuyển giao và ii) Cuộc kiểm tra chuyên đề về chấp hành pháp luật thuế trong đó có nội dung quản lý giá trị chuyển giao. - Xây dựng quy trình cuộc kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế tại doanh nghiệp FDI phù hợp với 2 mô hình tổ chức cuộc kiểm tra. - Trong triển khai tổ chức thực hiện giai đoạn đầu cần ưu tiên thực hiện theo mô hình cuộc kiểm tra chuyên đề quản lý giá trị chuyển giao; giai đoạn ổn định có thể lựa chọn áp dụng các mô hình tùy thuộc vào mục tiêu của cuộc kiểm toán. 2.2. Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu cho thực hiện kiểm toán quản lý giá trị chuyển giao Việc kiểm toán quản lý giá trị chuyển giao đòi hỏi sử dụng rất nhiều thông tin: Thông tin về chi phí và giá cả của các hàng hóa, dịch vụ chuyển giao trong các tập đoàn xuyên quốc gia; thông tin về giá cả của các hàng hóa, dịch vụ tương tự trong các giao dịch độc lập (trong nước và quốc tế); thông tin về các phương pháp xác định và thực tế về giá trị chuyển giao hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp liên kết... Để có thể đưa ra kết luận và kiến nghị kiểm toán quản lý giá trị chuyển giao, không những KTV cần biết sử dụng hợp lý các thông tin, tài liệu của doanh nghiệp, của cơ quan thuế mà KTNN cần có hệ thống cơ sở dữ liệu độc lập về các thông tin trên. Việc xây dựng hệ cơ sở dữ liệu cho thực hiện kiểm toán quản lý giá trị chuyển giao cần bao gồm các nội dung sau: - Cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp FDI do đơn vị (KTNN khu vực) được phân công kiểm toán; - Cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ và giá cả các hàng hóa, dịch vụ chuyển giao của doanh nghiệp FDI mà đơn vị được phân công kiểm toán; - Cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ và giá cả các hàng hóa, dịch vụ chuyển giao của doanh nghiệp FDI mà đơn vị được phân công kiểm toán; - Cơ sở dữ liệu về đối tượng so sánh độc lập và các phương pháp so sánh giá của giao dịch liên kết đối với doanh nghiệp FDI mà đơn vị được phân công kiểm toán; - Cơ sở dữ liệu lịch sử về kết quả kiểm toán quản lý giá trị chuyển giao đối với doanh nghiệp FDI mà đơn vị được phân công kiểm toán; - Liên kết thông tin về dữ liệu của doanh nghiệp FDI với cơ quan thuế và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN30 Số 132 - tháng 10/2018 2.3. Phương pháp nghiệp vụ kiểm toán áp dụng trong kiểm toán quản lý giá trị chuyển giao Kiểm toán quản lý giá trị chuyển giao là một nghiệp vụ kiểm toán mới, phức tạp nhằm hướng đến đánh giá sự tuân thủ pháp luật và “hợp lý” của việc xác định giá trị chuyển giao, do vậy, so với kiểm toán quản lý thuế truyền thống (thực hiện theo phương pháp “đối chiếu thuế” ) cần có sự đổi mới. Những nội dung cần đổi mới về phương pháp nghiệp vụ kiểm toán trong thực hiện kiểm toán quản lý giá trị chuyển giao, bao gồm: - Xác định nguồn thông tin, tài liệu kiểm toán: Không chỉ giới hạn tr
Tài liệu liên quan