Cơ cấu tổ chức Tổng cục Thuế Việt Nam
Cao nhất là tổng cục trực thuộc trung ương, dưới là cục thuế các tỉnh và chi cục thuế ở tuyến huyện, thị xã. Về cơ bản tổng cục thuế có 13 ban, 3 trung tâm và văn phòng tổng cục.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ cấu tổ chức Tổng cục Thuế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Cơ cấu tổ chức Tổng cục Thuế Việt Nam.
Cao nhất là tổng cục trực thuộc trung ương, dưới là cục thuế các tỉnh và chi cục thuế ở tuyến huyện, thị xã.
Về cơ bản tổng cục thuế có 13 ban, 3 trung tâm và văn phòng tổng cục.
Ban Pháp chế - Chính sách.
Ban Dự toán thu thuế.
Các Ban Quản lý thuế đối với doanh nghiệp.
Ban Doanh nghiệp Nhà nước.
Ban QL Thuế DN đầu tư nước ngoài.
Ban QL Thuế DN tư nhân và DN khác .
Ban Quản lý thuế thu nhập cá nhân.
Ban Quản lý thuế tài sản và thu khác.
Ban Hợp tác Quốc tế.
Ban Tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế.
Ban Thanh tra.
Ban Tổ chức cán bộ.
Ban Tài vụ - Quản trị.
Văn Phòng Tổng cục Thuế.
Đại diện Tổng cục Thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh.
II. Đại diện tổng cục thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là đại diện phía Nam - Tổng cục B).
1. Nhiệm vụ của tổng cục thuế TP. Hồ Chí Minh.
- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra tình hình thu thuế các tỉnh phía nam.
- Thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân nộp thuế lớn, thanh tra nội bộ ngành, xác minh đơn khiếu nại tố cáo theo chương trình của Tổng cục Thuế tại các tỉnh phía nam.
- Thực hiện công tác quản trị, tài vụ, quản lý ấn chỉ, văn phòng phục vụ cho các hoạt động của Tổng cục Thuế tại cơ quan Đại diện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế giao.
2. Quyền hạn.
- Được quyền yêu cầu các đơn vị, cá nhân trong ngành Thuế cung cấp đầy đủ các văn bản, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Được ký các văn bản hướng dẫn, giải thích, trả lời các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
3. Tổ chức bộ máy.
Các Ban (trừ các ban quy định tại điểm b) tổ chức làm việc theo chế độ chuyên viên.
Các Ban và tương đương sau đây thuộc Tổng cục Thuế được tổ chức theo phòng:
Ban Tài vụ - quản trị, gồm:
+ Phòng Tài vụ.
+ Phòng Quản trị.
+ Phòng Quản lý ấn chỉ.
Văn phòng Tổng cục Thuế, gồm:
+ Phòng Hành chính-Lưu trữ.
+ Phòng Thi đua.
Đại diện Tổng cục Thuế tại thành phố Hồ Chí Minh, gồm:
+ Phòng Thanh tra.
+ Phòng Hành chính quản trị tài vụ và Quản lý ấn chỉ (gọi tắt là phòng Hậu cần).
Đại diện Tổng cục Thuế tại TP Hồ Chí Minh có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Các phòng thuộc Đại diện phía Nam ngoài việc chịu sự quản lý trực tiếp của Trưởng đại diện, còn chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của các Ban có liên quan và Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế.
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng thuộc Ban và Đại diện Tổng cục Thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định.
Trong trường hợp cần thiết do nhu cầu cấp bách của công tác đối ngoại, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế được quyền trao chức danh cấp Phòng hoặc cấp Ban cho những chuyên viên thuộc cơ quan Tổng cục Thuế trong thời gian công tác và làm việc với các đối tác nước ngoài.
Biên chế của các đơn vị do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định trong tổng số biên chế được giao.
Mỗi đơn vị có 1 cấp trưởng và một số cấp phó giúp việc, cấp trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về toàn bộ hoạt động của đơn vị, cấp phó chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được phân công. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động và kỷ luật cấp Trưởng, cấp Phó của đơn vị được thực hiện theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức và tài sản của đơn vị theo quy định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
III. Trung tâm Tin học - Thống kê.
Trung tâm Tin học và Thống kê là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thống nhất quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trong ngành Thuế thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế, thống kê thuế và tổ chức thực hiện trong toàn ngành thuế.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn.
Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển ứng dụng công nghệ tin học và các chính sách quy định về ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý của ngành Thuế. Hướng dẫn thực hiện các qui định về thống kê thuế.
Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trong ngành thuế thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, nghiệp vụ của ngành và thống kê về thuế trong toàn ngành.
Xây dựng, phát triển, bảo trì và nâng cấp các phần mềm ứng dụng theo yêu cầu quản lý thuế. Tổ chức triển khai các phần mềm ứng dụng thống nhất trong toàn ngành thuế.
Tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu cho các đơn vị trong ngành và trực tiếp quản trị kho cơ sở dữ liệu tập trung của toàn ngành. Thực hiện các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo bảo mật và an toàn dữ liệu cho toàn ngành.
Thiết kế, xây dựng và quản trị hệ thống mạng máy tính toàn ngành thuế. Đảm bảo an ninh mạng, kết nối mạng với các ngành liên quan và kết nối với mạng Internet.
Thực hiện việc mua sắm, lắp đặt trang thiết bị tin học thống nhất cho toàn ngành thuế theo yêu cầu quản lý và đảm bảo các tiêu chuẩn công nghệ quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính và ngành Thuế.
Trực tiếp quản lý, vận hành và bảo trì hệ thống phần mềm, quản trị cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng và trang thiết bị tin học tại văn phòng Tổng cục Thuế.
Tổ chức thực hiện Thống kê về thuế.
+ Phân tích các chính sách, chế độ và biểu mẫu thống kê quy định về thuế để xây dựng phần mềm ứng dụng thu thập và xử lý thông tin, số liệu đáp ứng yêu cầu thống kê thuế.
+ Xử lý các thông tin, số liệu có trong cơ sở dữ liệu của ngành để cung cấp thông tin thống kê thuế theo các yêu cầu của công tác chỉ đạo, nghiệp vụ, thanh tra thuế, kiểm tra thuế và xây dựng chính sách thuế.
+ Tổ chức việc truyền, nhận, cập nhật thông tin thống kê vào hệ thống mạng máy tính. Quản lý, bảo trì dữ liệu thống kê về thuế trong toàn ngành theo chế độ quy định.
Quản lý hệ thống cấp mã số thuế trên mạng máy tính thống nhất toàn ngành. Hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến việc đăng ký cấp mã số thuế.
Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác ứng dụng công nghệ thông tin, thống kê thuế của toàn ngành theo quy định.
Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành thuế để trao đổi thông tin phục vụ công tác thuế. Tập hợp, phân tích những đề xuất, kiến nghị liên quan để sửa đổi, bổ sung, chấn chỉnh, tiếp thu cập nhật hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của ngành thuế.
Nghiên cứu khoa học công nghệ thông tin, tham gia xây dựng chương trình nội dung và giảng dạy về công nghệ thông tin và thống kê thuế cho cán bộ ngành thuế.
Quản lý cán bộ, công chức, tài sản của Trung tâm Tin học và thống kê theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
2. Cơ cấu tổ chức.
Gồm:
Phòng Phát triển ứng dụng.
Phòng Quản trị cơ sở dữ liệu.
Phòng Quản lý thiết bị tin học.
Phòng Quản trị hệ thống và hỗ trợ.
Phòng Thống kê - Tổng hợp.
Trung tâm công nghệ thông tin có trách nhiệm chỉ đạo về tin học thống kê đối với Tổ tin học thuộc Phòng Hậu cần thuộc đại diện Tổng cục Thuế tại thành phố Hồ Chí Minh.
3. Phòng Tin học và xử lý dữ liệu về thuế.
Giúp Cục trưởng Cục Thuế: ứng dụng, quản lý, phát triển công tác tin học của Cục Thuế, xử lý dữ liệu và thống kê thuế.
a. Nhiệm vụ về tin học.
- Tổ chức quản lý và phát triển công tác tin học tại Cục Thuế theo chỉ đạo của Tổng cục thuế. Đề xuất kế hoạch, nhu cầu phát triển ứng dụng tin học vào công tác quản lý của Cục Thuế với Tổng cục Thuế. Tham mưu, đề xuất các biện pháp quản lý, triển khai và vận hành hệ thống tin học của Cục Thuế;
- Tổ chức triển khai hệ thống tin học theo đúng các quy định của ngành Thuế gồm: lắp đặt trang thiết bị tin học, cài đặt phần mềm hệ thống và các chương trình ứng dụng thống nhất trong ngành; trực tiếp vận hành, quản trị hệ thống mạng, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị hệ thống mạng truyền thông kết nối với các Chi cục Thuế trực thuộc và kết nối thông tin với Tổng cục Thuế, đảm bảo an toàn hệ thống và dữ liệu;
- Quản lý hệ thống trang thiết bị tin học: thực hiện bảo dưỡng, bảo trì hệ thống trang thiết bị tin học tại Cục Thuế và Chi cục thuế theo đúng quy định của Tổng cục; tổ chức quản lý các bản quyền sử dụng phần mềm hệ thống và các phần mềm ứng dụng trong ngành theo đúng quy định của Tổng cục Thuế và ngành Tài chính;
- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc thực hiện nhiệm vụ tin học; hỗ trợ Chi cục Thuế về công tác tin học như: xử lý các vấn đề về kỹ thuật tin học, sửa chữa thiết bị, giải quyết các vướng mắc khi thực hiện chương trình ứng dụng; tập hợp và thông báo lỗi về xử lý thông tin tại các phần mềm ứng dụng của ngành về Tổng cục Thuế;
b. Nhiệm vụ xử lý dữ liệu.
- Tổ chức công tác đăng ký thuế: tiếp nhận tờ khai đăng ký thuế, kiểm tra tờ khai, nhập dữ liệu, cấp mã số thuế...; lập danh bạ tổ chức và cá nhân nộp thuế;
- Tiếp nhận tờ khai thuế, kiểm tra, nhập chính xác, đầy đủ, kịp thời các dữ liệu về quản lý thuế bao gồm dữ liệu trên tờ khai thuế, chứng từ nộp thuế và các thông tin liên quan đến việc xử lý tính thuế của các tổ chức và cá nhân nộp thuế do Cục Thuế trực tiếp quản lý thu, các dữ liệu về số thu nộp vào tài khoản tạm giữ, tài khoản nộp ngân sách từ kết quả thanh tra, kiểm tra về thuế;
- Thực hiện tính thuế, thông báo thuế, thông báo phạt nộp chậm, ấn định thuế.
- Thực hiện kế toán, thống kê thuế, in và truyền các báo cáo kế toán, thống kê thuế về Tổng cục Thuế;
- Thực hiện điều phối thông tin trực tiếp từ cơ sở dữ liệu có trên mạng máy tính của Cục Thuế để đáp ứng các yêu cầu của lãnh đạo Cục Thuế;
- Thực hiện và hướng dẫn Chi cục Thuế việc đối chiếu biên lai thuế, phí, lệ phí với bộ thuế;
- Thực hiện các thủ tục hoàn tiền thuế cho đối tượng nộp thuế sau khi có quyết định hoàn thuế của Cục trưởng Cục Thuế; theo dõi và kế toán tài khoản tạm giữ, tài khoản quỹ hoàn thuế;
- Phối hợp với các đơn vị trong hệ thống Tài chính để xây dựng chương trình khai thác dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế;
- Tổ chức công tác bảo quản, lưu giữ hồ sơ tài liệu như các tờ khai thuế, chứng từ nộp thuế của tổ chức và cá nhân nộp thuế, các báo cáo kế toán, thống kê thuế của các Chi cục Thuế, các tài liệu và văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Phòng theo qui định;
IV. Khảo sát hệ thống mạng Tổng cục B.
Hiện tại tổng cục thuế Việt Nam có một mô hình mạng riêng, cục thuế các tỉnh nối trực tiếp lên tổng cục bằng đường Lease Line thông qua Modem chuẩn G.HDSL và đường Backup bằng Dial-up.
Logic mạng hiện tại.
Logic mạng hiện tại.
2. Mạng vật lý hiện tại.
Mạng vật lý hiện tại.
Do đó mô hình mạng căn bản của tổng cục B như sau:
Vì những chức năng và nhiệm vụ quan trọng của phòng tin học - thống kê đại diện Tổng cục phía nam, vừa đảm bảo chính xác về dữ liệu thuế, vừa đảm bảo cập nhật dữ liệu hàng ngày, hàng giờ và thậm chí là hàng giây về dữ liệu thuế các tỉnh, do đó phải nghĩ tới những công nghệ làm tăng khả năng chịu lỗi của hệ thống khi có bất cứ sự cố nào xảy ra. Đảm bảo cho hệ thống luôn luôn sẵn sàng đáp ứng, không có một giây nào không hoạt động.
Để làm được việc này, có rất nhiều những công nghệ khác nhau nhằm nâng cao khả năng đáp ứng của mạng, có thể về phương diện mạng LAN, về phương diện mạng WAN nhưng ở đây trong phạm vi của đề tài này chúng em xin giới thiệu công nghệ Redundancy Router (Dự phòng Router) nhằm tăng khả năng đáp ứng mạng diện rộng (WAN) của Tổng cục B.
Công nghệ này dùng giao thức Router dự phòng nóng HSRP (Hot Standby Router Protocol) hoặc giao thức dư thừa Router ảo VRRP (Virtual Router Redundancy Protocol). Khả năng chính của 2 giao thức này là dùng 1 Router dự phòng cho Router chính đang hoạt động, khi Router chính bị lỗi hoặc đường truyền qua Router đó bị lỗi thì Router dự phòng sẽ thay thế nhiệm vụ đó ngay, đảm bảo cho mạng vẫn hoạt động bình thường.
Mô hình khi áp dụng công nghệ HSRP.
Chi tiết về 2 giao thức HSRP và VRRP sẽ được trình bày rõ trong các chương sau.