Cơ sở khoa học xác định mô hình mưa tiêu thiết kế theo TCVN 10406 : 2015

Ngày 31 tháng 12 năm 2015 Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định số 3981/QĐ-BKHCN về việc công bố Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10406:2015 Công trình thủy lợi - Tính toán hệ số tiêu thiết kế. Tại điều 4.1 của tiêu chuẩn quy định trận mưa sử dụng trong tính toán là trận mưa gây úng có thể xuất hiện trong vùng tiêu tương ứng với tần suất thiết kế. Mưa gây úng là trận mưa có lượng mưa trung bình một ngày (24 giờ) từ 51 mm trở lên. Mô hình trận mưa tiêu thiết kế bao gồm số ngày mưa của trận mưa, tổng lượng mưa của cả trận mưa tương ứng với tần suất thiết kế và phân phối lượng mưa theo thời gian của trận mưa phù hợp với đặc điểm xuất hiện trận mưa gây úng và yêu cầu tiêu nước trong khu vực. Tiêu chuẩn cũng quy định phương pháp phân tích số liệu thống kê các trận mưa gây úng đã xuất hiện trong vùng từ tài liệu thực đo để lựa chọn số ngày mưa của trận mưa và dạng phân phối mô hình trận mưa tiêu thiết kế phù hợp. Để minh họa cho phương pháp tính toán đã quy định trong TCVN 10406 nói trên, bài báo này giới thiệu trình tự nội dung và phương pháp tính toán xác định mô hình mưa tiêu thiết kế lấy ví dụ áp dụng cho trạm đo mưa Uông Bí (Quảng Ninh).

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ sở khoa học xác định mô hình mưa tiêu thiết kế theo TCVN 10406 : 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 109 CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH MƯA TIÊU THIẾT KẾ THEO TCVN 10406 : 2015 Lê Thị Thanh Thủy1 TÓM TẮT Ngày 31 tháng 12 năm 2015 Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định số 3981/QĐ-BKHCN về việc công bố Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10406:2015 Công trình thủy lợi - Tính toán hệ số tiêu thiết kế. Tại điều 4.1 của tiêu chuẩn quy định trận mưa sử dụng trong tính toán là trận mưa gây úng có thể xuất hiện trong vùng tiêu tương ứng với tần suất thiết kế. Mưa gây úng là trận mưa có lượng mưa trung bình một ngày (24 giờ) từ 51 mm trở lên. Mô hình trận mưa tiêu thiết kế bao gồm số ngày mưa của trận mưa, tổng lượng mưa của cả trận mưa tương ứng với tần suất thiết kế và phân phối lượng mưa theo thời gian của trận mưa phù hợp với đặc điểm xuất hiện trận mưa gây úng và yêu cầu tiêu nước trong khu vực. Tiêu chuẩn cũng quy định phương pháp phân tích số liệu thống kê các trận mưa gây úng đã xuất hiện trong vùng từ tài liệu thực đo để lựa chọn số ngày mưa của trận mưa và dạng phân phối mô hình trận mưa tiêu thiết kế phù hợp. Để minh họa cho phương pháp tính toán đã quy định trong TCVN 10406 nói trên, bài báo này giới thiệu trình tự nội dung và phương pháp tính toán xác định mô hình mưa tiêu thiết kế lấy ví dụ áp dụng cho trạm đo mưa Uông Bí (Quảng Ninh). Từ khoá: Mô hình mưa tiêu thiết kế, mưa gây úng, tần suất, TCVN 10406, trạm đo mưa Uông Bí. 1. MỞ ĐẦU5 Mô hình mưa tiêu thiết kế là dữ liệu đầu vào rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả tính toán chế độ tiêu nước của một vùng hay một hệ thống thủy lợi. Mô hình mưa tiêu thiết kế là trận mưa có thể xuất hiện trong vùng tiêu tương ứng với tần suất thiết kế, bao gồm số ngày mưa của trận mưa, tổng lượng mưa của cả trận mưa tương ứng với tần suất thiết kế và phân phối lượng mưa theo thời gian của trận mưa. Tùy thuộc vào đối tượng tiêu và yêu cầu tiêu nước, mô hình mưa tiêu thiết kế được chia thành các loại cơ bản sau đây: i) Mô hình mưa ngày - Là mô hình trận mưa có lượng mưa phân phối theo ngày; ii) Mô hình mưa giờ - Là mô hình trận mưa có lượng mưa phân phối theo giờ; iii) Mô hình mưa bất lợi - Là mô hình trận mưa có ngày mưa lớn nhất nằm ở những ngày cuối. Thông thường mô hình mưa tiêu thiết kế dùng để tính toán yêu cầu tiêu nước cho các khu đô thị và công nghiệp là mô hình mưa giờ, còn tiêu cho các hệ thống thủy lợi là mô hình mưa ngày. Các hệ thống thủy lợi thường có nhiều đối tượng tiêu nước với các yêu cầu tiêu khác nhau. TCVN 10406:2015 (gọi tắt là TCVN) quy định mô hình mưa tiêu và phương pháp tính toán hệ số tiêu cho từng loại đối tượng tiêu nước, 1 Trường Đại học Thủy lợi quy định phương pháp tổ hợp hệ số tiêu của các đối tượng để tìm ra hệ số tiêu thiết kế cho cả hệ thống tiêu. TCVN cũng quy định nếu đối tượng tiêu nước là khu công nghiệp và đô thị tiêu trực tiếp vào hệ thống thủy lợi, có thể sử dụng mô hình mưa ngày và quy định áp dụng công thức riêng để tính toán hệ số tiêu cho loại đối tượng này. Phạm vi nghiên cứu của bài báo chỉ giới hạn ở phương pháp tính toán xác định mô hình mưa tiêu thiết kế là mô hình mưa ngày. Trước đây để xác định mô hình mưa tiêu thiết kế thường lập các bảng thống kê lượng mưa lớn nhất từng năm có thời đoạn 3 ngày, 5 ngày và 7 ngày trong liệt tài liệu mưa ngày thu thập được, sau đó tính toán xác định ra các mô hình mưa tiêu thiết kế có thời đoạn 3 ngày, 5 ngày và 7 ngày tương ứng. Với cách làm này, có những năm xuất hiện nhiều trận mưa rất lớn nhưng chỉ được chọn một trận mưa lớn nhất (3 ngày, 5 ngày và 7 ngày) mà bỏ qua rất nhiều trận mưa lớn khác trong khi tổng lượng mưa của những trận mưa bỏ qua của năm đó còn lớn hơn rất nhiều so với trận mưa được chọn của những năm mưa ít. Thậm chí nhiều trận mưa được chọn đưa vào mẫu thống kê và tính toán tần suất có tổng lượng không đủ lớn để có thể gây úng dẫn đến mô hình mưa tiêu thiết kế không phản ánh được đặc điểm mưa gây úng của vùng và làm sai lệch kết quả tính toán tiêu nước. Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), các trận mưa lớn được chia thành ba cấp theo lượng mưa KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 110 trung bình đo được trong 24 giờ gồm: i) Mưa vừa khi lượng mưa từ 16 mm đến 50 mm; ii) Mưa to khi lượng mưa từ 51 mm đến 100 mm; iii) Mưa rất to khi lượng mưa lớn hơn 100 mm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ cấp mưa to trở lên đã bắt đầu có những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người. Thực tế ở nước ta chỉ khi xuất hiện những trận mưa to mới có thể gây ra úng ngập. Mưa nói chung và mưa gây úng nói riêng là hiện tượng tự nhiên mang tính ngẫu nhiên nên có thể áp dụng phương pháp tính toán xác suất thống kê để tìm ra quy luật xuất hiện mô hình mưa gây úng hay mô hình mưa tiêu thiết kế. Căn cứ vào các cơ sở khoa học nêu trên, TCVN quy định trong chuỗi tài liệu mưa ngày đã thu thập được chỉ những trận mưa có lượng mưa trung bình một ngày từ 51 mm trở lên mới được chọn đưa vào bảng thống kê để phân tích tính toán xác định mô hình mưa tiêu thiết kế. Các mẫu thống kê lấy theo phương pháp này không chỉ giúp tính toán xác định mô hình mưa tiêu thiết kế phản ánh được tính chất khách quan, ngẫu nhiên của mưa gây úng trong khu vực mà còn khắc phục được những nhược điểm của phương pháp tính toán trước đây như đã đề cập ở trên. Bài báo này giới thiệu trình tự nội dung và phương pháp tính toán xác định mô hình mưa tiêu thiết kế theo quy định của TCVN nói trên, lấy ví dụ áp dụng cho trạm đo mưa Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh để minh họa. 2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH MƯA GÂY ÚNG THIẾT KẾ 2.1. Phân tích tài liệu mưa ngày và chọn số ngày mưa của trận mưa gây úng thiết kế Bảng 1. Thống kê các trận mưa gây úng thời đoạn 1-3-5-7 ngày từ năm 1990 đến 2014 1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày Năm X1 (mm) Ngày xuất hiện X3 (mm) Ngày xuất hiện X5 (mm) Ngày xuất hiện X7 (mm) Ngày xuất hiện - - 1990 100,7 20/10 164,6 20/10-22/10 - - 155,9 14/7 182,3 14/7-16/7 1991 - - - - 166,5 14/7 166,7 12/7-14/7 131,8 25/7 240,4 24/7-26/7 290,2 24/7-28/7 1992 - - 1993 - - - - 82,2 16/7 179,2 14/7-16/7 282,4 13/7-17/7 119,2 29/8 226,3 29/8-31/8 1994 - - - - 122,4 07/8 297,5 06/8-08/8 356 04/8-08/8 379,7 04/8-10/8 1995 - - - - 119,0 31/8 235,9 30/8-01/9 1996 - - - - 138,2 21/7 195,3 20/7-22/7 1997 - - - - 1998 96,6 03/7 218,8 01/7-03/7 280,5 01/7- 05/7 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 111 135,1 08/8 164,2 06/8-08/8 112,5 15/9 167,4 14/9- 16/9 - - 1999 - - - - 82,1 21/7 185,4 20/7-22/7 2000 - - - - 116,0 28/6 177,6 27/6-29/6 2001 - - 216,2 08/5 315,8 08/5-10/5 321,8 06/5-10/5 376,5 08/5-14/5 124,5 30/7 166,5 29/7-31/7 2002 - - - - 169,4 25/7 189,0 23/7-25/7 2003 - - - - 93,4 23/7 195,5 21/7-23/7 2004 - - - - 138,6 03/11 167,4 02/11-04/11 2005 - - - - 124,0 31/7 170,3 30/7-01/8 118,3 18/8 253,4 16/8-18/8 258,5 16/8-20/8 2006 - - 2007 - - 2008 - - 2009 - - - - 150,4 16/8 208,7 15/8-17/8 259,7 12/8-16/8 2010 - - 2011 - - - - 110,6 07/7 182,5 07/7-09/7 130,0 18/8 185,3 16/8-18/8 2012 171,5 29/10 194,2 27/10-29/10 - - 145,2 30/5 175,6 29/5-31/5 120,0 05/6 162,5 03/6-05/6 82,4 16/7 155,7 14/7-16/7 2013 - - 2014 - - Chú thích: Cần liệt kê tất cả các trận mưa gây úng 1 ngày theo mẫu ở bảng trên. Trong phạm vi bài báo khoa học này chỉ thống kê các trận mưa gây úng có thời đoạn từ 3 ngày trở lên. Những trận mưa gây úng thời đoạn từ 3 ngày trở lên có nhiều ngày xuất hiện lượng mưa  51 mm thì chỉ chọn 1 đỉnh có trị số lớn nhất xếp vào cột mưa gây úng 1 ngày. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 112 Bảng 2. Thống kê số trận mưa gây úng thời đoạn ngắn xuất hiện từ năm 1990 đến 2014 Số trận mưa gây úng Số trận mưa gây úng TT Năm Tổng số 1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày TT Năm Tổng số 1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày 1 1990 5 5 1 15 2004 4 4 1 2 1991 6 6 1 16 2005 10 10 1 3 1992 5 5 2 1 17 2006 5 5 2 1 4 1993 12 12 18 2007 7 7 5 1994 9 9 2 1 19 2008 6 6 6 1995 5 5 1 1 1 20 2009 4 4 7 1996 3 3 1 21 2010 8 8 1 1 8 1997 4 4 1 22 2011 10 10 9 1998 8 8 3 1 23 2012 9 9 3 10 1999 5 5 24 2013 13 13 3 11 2000 6 6 1 25 2014 5 5 12 2001 6 6 1 Tổng cộng 179 179 28 7 2 13 2002 13 13 2 1 1 Tỷ lệ % 100 15,64 3,91 1,12 14 2003 11 11 1 Dựa vào tài liệu mưa ngày của 25 năm trạm Uông Bí (1990 – 2014), lập bảng thống kê các trận mưa có tổng lượng theo quy định sau đây đã xuất hiện tương ứng với thời gian mưa 1, 3, 5 và 7 ngày (xem bảng 1 và bảng 2). Mưa 1 ngày: ≥ 51 mm; mưa 3 ngày: ≥ 153 mm; mưa 5 ngày: ≥ 255 mm; mưa 7 ngày: ≥ 357 mm. Số liệu thống kê trong các bảng 1 và 2 cho thấy: - Trong tổng số 179 trận mưa gây úng đã xuất hiện trong 25 năm ở Uông Bí thì mưa 1 ngày có 179 trận, mưa 3 ngày có 28 trận, mưa 5 ngày có 6 trận và mưa 7 ngày chỉ có 2 trận. - Mưa gây úng trong vùng nghiên cứu có tính chất bao (mưa gây úng 1 ngày nằm trong mưa 3 ngày, 5 ngày và 7 ngày; mưa gây úng 3 ngày nằm trong mưa 5 ngày và 7 ngày; mưa gây úng 5 ngày nằm trong mưa 7 ngày) nên mưa gây úng dài ngày nguy hiểm hơn mưa gây úng ngắn ngày và mô hình mưa tiêu thiết kế là mưa gây úng dài ngày. Tuy nhiên do số lần xuất hiện các trận mưa gây úng 5 ngày và 7 ngày chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp (3,91% và 1,12%) so 15,64% của mưa gây úng 3 ngày nên số ngày mưa của mô hình trận mưa tiêu thiết kế cho vùng nghiên cứu là 3 ngày. 2.2. Hình dạng phân phối mô hình mưa gây úng Phân phối lượng mưa cho từng ngày của trận mưa gây úng 3 ngày có thể khái quát thành 3 kiểu cơ bản sau đây, được mô tả trong hình 1. Kiểu 1 Kiểu 2 Kiểu 3 Đỉnh của trận mưa rơi vào ngày thứ nhất Đỉnh của trận mưa rơi vào ngày thứ hai Đỉnh của trận mưa rơi vào ngày thứ ba Hình 1. Các kiểu phân phối cơ bản của mô hình mưa gây úng 3 ngày Mỗi kiểu cơ bản nêu trên lại được chia thành 3 dạng phân phối sau đây: - Dạng phân phối 1: Hai ngày mưa còn lại đều có lượng mưa từ 51 mm trở lên. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 113 - Dạng phân phối 2: Trong hai ngày mưa còn lại có một ngày lượng mưa dưới 51 mm. - Dạng phân phối 3: Cả hai ngày mưa còn lại đều có lượng mưa nhỏ hơn 51 mm. Chú thích: Với dạng phân phối 1 và 2, trận mưa nào có lượng mưa ở ngày cuối trận mưa cao là mô hình bất lợi. Bảng 3. Thống kê số lượng các dạng phân phối lượng mưa của các trận mưa gây úng 3 ngày đã xuất hiện trong khu vực nghiên cứu Kiểu 1 Kiểu 2 Kiểu 3 TT Năm Số trận mưa gây úng Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 1 1990 1 1 2 1991 1 1 3 1992 2 1 1 4 1993 - 5 1994 2 1 1 6 1995 1 1 7 1996 1 1 8 1997 1 1 9 1998 3 1 1 1 10 1999 - 11 2000 1 1 12 2001 1 1 13 2002 2 1 1 14 2003 1 1 15 2004 1 1 16 2005 1 1 17 2006 2 1 1 18 2007 - 19 2008 - 20 2009 - 21 2010 1 1 22 2011 - 23 2012 3 1 1 1 24 2013 3 1 1 1 25 2014 - Tổng số 28 0 3 2 2 3 8 0 6 4 0 10,7 7,1 7,1 10,7 28,6 0 21,4 14,3 Tỷ lệ % 17,9% 46,4% 35,7% Kết quả thống kê phân loại 28 trận mưa gây úng 3 ngày được tóm tắt trong bảng 3 cho thấy: - Mưa gây úng 3 ngày có đỉnh mưa chủ yếu rơi vào ngày thứ 2 (kiểu 2) với tỷ lệ 46,4%, tiếp đến kiểu 3 (đỉnh mưa rơi vào ngày thứ 3) với tỷ lệ 35,7%. Kiểu 1 chiếm tỷ lệ thấp nhất với 17,9% số trận mưa gây úng. - Trong kiểu 2 thì dạng phân phối 3 chiếm tỷ lệ nhiều nhất, tiếp đến là dạng phân phối 2. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 114 - Trong kiểu 3 thì dạng phân phối 2 chiếm tỷ lệ nhiều nhất, tiếp đến là dạng phân phối 3. Như vậy tính phổ biến của phân phối mô hình trận mưa gây úng thiết kế thời đoạn 3 ngày tại Uông Bí là đỉnh mưa rơi vào ngày thứ 2 (kiểu 2) với dạng phân phối 3 hoặc kiểu 3 (đỉnh mưa rơi vào ngày thứ 3) với dạng phân phối 2. 2.3. Xác định mô hình trận mưa tiêu thiết kế 2.3.1. Tính toán và vẽ đường tần suất kinh nghiệm - Thống kê lượng mưa của 28 trận mưa gây úng 3 ngày đã xuất hiện trong 25 năm (tài liệu lấy từ bảng 1), sắp xếp số liệu lượng mưa của từng trận mưa theo thứ tự giảm dần. - Tần suất kinh nghiệm tính theo công thức (1): Pi = %100 1n m   (1) Trong đó: Pi là tần suất kinh nghiệm ứng với giá trị lượng mưa của trận mưa gây úng Xi n: là số trận mưa gây úng được chọn để tính toán, n = 28. m: là số thứ tự của liệt quan trắc Xi đã được sắp xếp từ lớn đến nhỏ. 2.3.2. Tính toán và vẽ đường tần suất lý luận Sử dụng phần mềm FFC 2008 để tính toán và vẽ đường tần suất lý luận các trận mưa gây úng 3 ngày, được thể hiện trong hình 2. Hình 2. Đường tần suất lý luận mưa gây úng 3 ngày trạm Uông Bí 2.3.3. Xác định lượng mưa thiết kế Với tần suất mưa gây úng thiết kế 10% xác định được giá trị mưa gây úng thiết kế X10% là 249,14 mm. 2.3.4. Chọn năm điển hình Theo QCVN 04-05:2012/BNNPTNT, mô hình mưa điển hình là mô hình trận mưa đã xảy ra trong thực tế, có tổng lượng mưa xấp xỉ với tổng lượng mưa thiết kế, có dạng phân phối là phổ biến và thiên về bất lợi. Bảng 4. Một số trận mưa gây úng 3 ngày đã xảy ra trong thực tế có lượng mưa xấp xỉ với lượng mưa thiết kế Phân phối cho từng ngày Năm X (mm) Thời gian xuất hiện (từ ngày đến ngày) Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 1992 240,4 24/7  26/7 92,9 131,8 15,7 1996 235,9 30/8  01/9 61,3 119,0 55,6 2006 253,4 16/8  18/8 107,1 28,0 118,3 (1) Theo nguyên tắc mô hình mưa đã xảy ra trong thực tế có tổng lượng mưa xấp xỉ với tổng lượng mưa thiết kế: chọn được 3 trận mưa gây úng xuất hiện vào các năm 1992, 1996 và 2006, được thống kê trong bảng 4. (2) Theo nguyên tắc có dạng phân phối là phổ biến và thiên về bất lợi: Như đã phân tích, tính phổ biến của mô hình trận mưa gây úng thời đoạn 3 ngày tại Uông Bí là đỉnh mưa rơi vào ngày thứ 2 (kiểu 2) với dạng phân phối 3 hoặc đỉnh mưa rơi vào ngày thứ 3 (kiểu 3) với dạng phân phối 2. Với mọi dạng phân phối mô hình mưa thì trận mưa nào có lượng mưa ở ngày cuối cao là mô hình bất lợi. Với 3 trận mưa nêu trong bảng 4 đáp ứng được nguyên tắc 1) thì chỉ có trận mưa năm 2006 là đáp ứng được nguyên tắc 2) nêu trên. Như vậy, trận mưa xuất hiện từ ngày 16 đến ngày 18/8/2006 được chọn làm mô hình mưa gây úng điển hình (Xdh) để xác định mô hình mưa tiêu thiết kế. 2.3.5. Thu phóng xác định mô hình trận mưa gây úng thiết kế - Hệ số thu phóng Kp: Kp = dh p X X (2) Thay số vào công thức (2) tính được Kp = 0,983 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 115 - Phân phối lượng mưa tiêu thiết kế cho từng ngày: Xp = Kp x Xdh (3) Kết quả thu phóng xác định mô hình mưa tiêu thiết kế được tóm tắt trong bảng 5. Bảng 5. Mô hình trận mưa gây úng điển hình và mô hình trận mưa gây úng thiết kế Ngày mưa Mô hình trận mưa 1 2 3 Tổng cộng (mm) Ghi chú Điển hình 107,10 28,00 118,30 253,40 Từ ngày 16 đến 18/8/2006 Thiết kế (p=10%) 105,30 27,53 116,31 249,14 Hệ số thu phóng Kp = 0,983 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đã phân tích và làm rõ rõ cơ sở khoa học, phương pháp, trình tự nội dung các bước tính toán xác định mô hình trận mưa tiêu thiết kế theo TCVN. Tính toán theo phương pháp nêu trên không chỉ khắc phục được những nhược điểm của các phương pháp tính toán trước đây mà còn cho phép xác định được chính xác về mô hình trận mưa tiêu thiết kế phù hợp với đặc điểm mưa gây úng của từng vùng. Theo TCVN thì chỉ những trận mưa có lượng mưa trung bình ngày từ 51 mm trở lên mới được chọn đưa vào bảng thống kê để phân tích tính toán xác định mô hình mưa tiêu thiết kế. Thực tế có thể xuất hiện trận mưa gây úng 3 ngày trong đó có hai ngày lượng mưa từ 51 mm trở lên, ngày còn lại chỉ từ 16 mm đến 50 mm; hoặc trận mưa gây úng dài ngày có lượng mưa 1 ngày từ 16 mm đến 50 mm, mà ngày mưa này lại nằm giữa hai ngày mưa đều có lượng mưa lớn hơn hoặc bằng 51 mm, nhưng lượng mưa trung bình ngày của cả trận lại nhỏ hơn 51 mm nên theo quy định của tiêu chuẩn không được đưa vào bảng thống kê tính toán. Để khắc phục nhược điểm trên và phù hợp với thực tiễn hơn, đề nghị nghiên cứu chỉnh sửa quy định trận mưa gây úng từ 3 ngày trở lên là những trận mưa có lượng mưa trung bình ngày lớn hơn hoặc bằng 40 mm (40 mm là trị số trung bình tương đối của trận mưa gây úng 3 ngày có lượng mưa một ngày đạt 16 mm và hai ngày còn lại đều đạt 51 mm). Đối với trường hợp cụ thể tại trạm đo mưa Uông Bí, mô hình mưa gây úng là mưa ba ngày có đỉnh rơi vào ngày thứ hai hoặc ngày thứ ba của trận mưa trong đó có 1 ngày lượng mưa dưới 51 mm. Mô hình mưa gây úng tại các trạm đo mưa khác có thể sẽ khác so với trạm Uông Bí. Dựa theo phương pháp tính toán đã nêu ở trên, nếu bước phân tích tài liệu mưa ngày thực đo và xác định được mưa gây úng ở trạm đo mưa nào đó là mưa gây úng 5 ngày hoặc 7 ngày thì phải phân ra nhiều dạng mô hình phân phối lượng mưa cho từng ngày mưa để phân tích lựa chọn hình dạng mô hình phân phối mưa phù hợp. Số lượng các kiểu, dạng phân phối mô hình mưa gây úng 5 ngày và 7 ngày nhiều hơn mô hình mưa gây úng 3 ngày. Đây là căn cứ quan trọng khi phân tích lựa chọn một dạng mô hình mưa điển hình trước khi thực hiện bước thu phóng thành mô hình trận mưa tiêu thiết kế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tuấn Anh, Tống Đức Khang, 2004. Các phương pháp tính toán quy hoạch hệ thống thủy lợi. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, 2005 2. Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi, 2010. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến hệ số tiêu vùng đồng bằng Bắc bộ”. Hà Nội, 2010. 3. Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi, 2015. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Tiêu thoát nước khu vực Cửa Đền và Láng Cà thuộc các xã Hồng Thái Tây, Hồng Thái Đông, thị xã Đông Triều và khu vực phía Bắc phường Phương Nam, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh, 2015. 4. Trường Đại học Thủy lợi, 2007. Giáo trình Quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi - Tập I. Nhà xuất bản Xây dựng. Hà Nội, 2007. 5. Viện Khoa học Thủy lợi, 2005. Sổ tay Kỹ thuật thủy lợi - Phần 2: Công trình thủy lợi - Tập 3. Hệ thống tưới tiêu. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, 2005. 6. Viện Quy hoạch và Quản lý nước, 1993. Một số tổng kết và nhận xét khái quát về hệ số tưới và hệ số tiêu vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ. Hà Nội, 1993. 7. Website của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Chuyên mục: Kiến thức khí tượng thủy văn - mưa lớn. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 116 SCIENTIFIC BASIS FOR DETERMINING THE DESIGN DRAINAGE RAINFALL MODEL BASED ON TCVN 10406:2015 Le Thi Thanh Thuy Summary On 31 december 2015, the Ministry of Science and Technology promulgated the Decision No. 3981/QĐ- BKHCN about issuing the National Standard TCVN 1046:2015 Hydraulic Structures - Calculation of design drainage coefficient. According to the provision 4.1 in this standard, a rainfall event, being used in the computation, refers to a water-logging rainstorm event that could be occurred within the drainage catchment equivalent to the design frequency. A water-logging rain event is a rainstorm event having an average daily (24-hour) precipitation of above 51 mm. The design rainfall model includes the number of rain days, total precipitation of a rain event corresponding to the design frequency and rainfall distribution towards the rainstorm time that is suitable with the charac
Tài liệu liên quan