Cơ sở làm phát sinh, thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật Hành chính

Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính là: Quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong đó, quy phạm pháp luật hành chính, năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan là điều kiện chung cho việc phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật Hành chính. Quy phạm pháp luật là những quan hệ nảy sinh trong xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.

doc4 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3193 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ sở làm phát sinh, thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật Hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quan hệ pháp luật Hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí Hành chính Nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật Hành chính giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật Hành chính. Cơ sở làm phát sinh, thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật Hành chính. Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính là: Quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong đó, quy phạm pháp luật hành chính, năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan là điều kiện chung cho việc phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật Hành chính. Quy phạm pháp luật là những quan hệ nảy sinh trong xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Thành phần của quan hệ pháp luật bao gồm: - Chủ thể của quan hệ pháp luật : Bao gồm cá nhân, pháp nhân và các tổ chức. - Khách thể của quan hệ pháp luật: Là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân mà vì chúng các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật, nghĩa là vì chúng mà họ thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ thể của mình. - Năng lực chủ thể: Là khả năng pháp lí của các cơ quan, tổ chức cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật Hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó. Ví dụ: Điều 39 pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 ( sửa đổi bổ sung 2008): Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không có quyền: 1. Phạt cảnh cáo; 2. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng; 3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; 4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; 5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.” Sự kiện pháp lí Hành chính là những sự kiện thực tế mà việc xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt chúng được pháp luật Hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật Hành chính. Cũng như các sự kiện pháp lí khác, sự kiện pháp lí Hành chính chủ yếu được phân loại thành: + Sự biến:Là những sự kiện xảy ra theo quy luật khách quan không chịu chi phối của con người, mà việc xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt chúng được pháp luật Hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật Hành chính. Ví dụ: điều 17 của Bộ luật Lao động 1994 đc sửa đổi bổ sung năm 2007 và Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18-4-2003 đã quy định cụ thể căn cứ, điều kiện, thủ tục chấm dứt HĐLĐ và các chế độ người lao động được hưởng do mất việc làm, đó là trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ. + Hành vi: Là sự kiện pháp lí chịu sự chi phối bởi ý chí của con người, mà việc thực hiện hay không thực hiện chúng được pháp luật Hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật Hành chính. Ví dụ:Hành vi khiếu nại là sự kiện pháp lí Hành chính làm phát sinh quan hệ pháp luật Hành chính giữa người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó với người khiếu nại và người bị khiếu nại. Thực tiễn pháp lí cho thấy việc phân biệt sự kiện pháp lí Hành chính với các sự kiện pháp lí khác chỉ có tính chất tương đối. Vì: Sự kiện pháp lí Hành chính chỉ là một bộ phận của sự kiện pháp lí nói chung và có những điều kiện pháp lí Hành chính đồng thời là sự kiện pháp lí của một số quan hệ pháp luật khác. Ví dụ: Một trong các sự kiện pháp lí đơn giản của Luật hành chính là việc vi phạm an toàn giao thông. Ví dụ: Chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường ghi trong Giấy phép lưu hành sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng GPLX ô tô 60 ngày. Như vậy, nếu quy phạm pháp luật Hành chính và năng lực chủ thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan là điều kiện chung cho việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật Hành chính., thì sự kiện pháp lí Hành chính là điều kiện thực tế cụ thể và trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ đó. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Luật lao động ban hành năm 1994, sửa đổi bổ sung năm 2007. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi bổ sung 2008. Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18-4-2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm. Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ. Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, trườn Đh Luật Hà Nội, nxb CAND, 2008.
Tài liệu liên quan