Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng cơ sơ khoa học cảnh báo rủi ro và hiểm họa lũ, lụt cho
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có thể xảy ra trong tương lai trước bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH)
và nước biển dâng (NBD) dựa trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa mưa, bão, thủy triều và trận lụt đầu
tiên do cơn bão số 9 - Usag gây ra ở TP.HCM (25-26/11/2018) bằng các phương pháp thu thập và phân
tích số liệu tổng hợp, so sánh, tương quan thủy văn và chẩn đoán nhằm cung cấp số liệu, thông tin và thực
tiễn khoa học hỗ trợ giúp cơ quan quản lý đưa ra quyết định phù hợp xây dựng chiến lược quản lý và giảm
nhẹ thiên tai, thảm họa lũ, lụt thích ứng với BĐKH và NBD, bảo vệ tính mạng tài sản của cư dân đảm bảo
phát triển kinh tế xã hội (KTXH) bền vững cho TP.HCM
8 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơn bão số 9 - Usagi, 11/2018, lời cảnh báo hiểm họa lũ, lụt có thể xảy ra trong tương lai cho Thành phố Hồ Chí Minh trước bối cảnh biến đổi khí hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
966
CƠN BÃO SỐ 9 – USAGI, 11/2018, LỜI CẢNH BÁO HIỂM HỌA LŨ,
LỤT CÓ THỂ XẢY RA TRONG TƢƠNG LAI CHO THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH TRƢỚC BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TS. Trịnh Hòang Ngạn*, KS. Cao Thị Trúc Ly, KS. Lê Văn Long
Bộ môn Kỹ thuật Môi trường Viện Khoa học Ứng dụng Hutech
Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
*
Email: th.ngan@hutech.edu.vn; ngantrinhhoang@gmail.com
TÓM TẮT
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng cơ sơ khoa học cảnh báo rủi ro và hiểm họa lũ, lụt cho
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có thể xảy ra trong tương lai trước bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH)
và nước biển dâng (NBD) dựa trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa mưa, bão, thủy triều và trận lụt đầu
tiên do cơn bão số 9 - Usag gây ra ở TP.HCM (25-26/11/2018) bằng các phương pháp thu thập và phân
tích số liệu tổng hợp, so sánh, tương quan thủy văn và chẩn đoán nhằm cung cấp số liệu, thông tin và thực
tiễn khoa học hỗ trợ giúp cơ quan quản lý đưa ra quyết định phù hợp xây dựng chiến lược quản lý và giảm
nhẹ thiên tai, thảm họa lũ, lụt thích ứng với BĐKH và NBD, bảo vệ tính mạng tài sản của cư dân đảm bảo
phát triển kinh tế xã hội (KTXH) bền vững cho TP.HCM.
Từ khóa: Rủi ro; hiểm họa; mưa; bão; lũ; thủy triều; BĐKH; NBD; TP.HCM.
THE TYPHOON No.9 - USAGI, NOVEMBER, 2018, A SIGNAL TO
WARN FLOOD DISASTER TO BE OCCURRED IN HO CHI MINH
CITY IN THE FUTRURE WHEN CLIMATE CHANGE
Trinh Hoang Ngan PhD., MSc; Cao Thị Trúc Ly Eng.; Lê Văn Long Eng.
Department of Environmental Technology;
Hutech Institute for Applied Sciences Ho Chi Minh University of Technology
ABSTRACT
This paper presented results of a thematic study on building scientific database having experience in flood
hazard and risk management that can be warned for HCMC where flooding disaster to be occurred in the
future when climate change and sea level rise relating to storm rainfall, typhoon, tide and the 1
st
urban
flooding case that caused by the typhoon No.9 – Usagi landing on HCMC on 25-26/11/2018. Application
967
of data analytical, comparison, interrelated and diagnostic study methods to conduct this study that it‟s
results can be supported the decision makers to set up a long term strategy for integrated flood and
flooding disaster mitigation and management as well as to adapt climate change and sea level rise to
protect people and properties of HCMC and to develop socio - economic sustainably.
Keywords: Risk; hazardous; rainfall; typhoon; flood; tide; climate change; sea level rise; HCMC;
1. MỞ ĐẦU
TP.HCM là một trong những đô thị lớn, quan trọng nhất của Việt Nam, là trung tâm kinh tế, khoa học,
công nghệ, văn hóa, du lịch và giao thương của cả nước với tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hoá nhanh
chóng. Tuy nhiên phát triển kinh tế thường đi đôi với các vấn đề xã hội và môi trường, như sức ép gia tăng
dân số, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, ngập nước đô thị (NNĐT), v.v. Trong đó NNĐT là một
trong những vấn đề khó khăn và thách thức lớn nhất khiến các nhà quản lý Thành phố (TP) phải quan tâm
nhiều hơn trong thời gian tới.
Hiện nay NNĐT không còn là vấn đề mới, nhưng câu hỏi đặt ra là: “Vì sao TP.HCM bị ngập?” và “Vì sao
càng chống ngập càng ngập”? thì đã có nhiều cách diễn giải, chứng minh và phản hồi khác nhau từ các
nhà quản lý đến các nhà khoa học và cộng đồng cư dân mạng cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên cho đến
nay thực sự vẫn chưa có câu trả lời thấu lý, đạt tình thoả mãn mong mỏi của người dân TP [6]. Theo tác
giả nguyên nhân cốt lõi tạo ra hiệu ứng NNĐT ở TP.HCM bao gồm nguyên nhân chủ quan, khách quan và
kết hợp cả hai, nhưng con người đóng vai trò quan trọng trong tác nhân gây ngập mang tính quyết định,
không phải tại “Ông Trời”. Phân tích và đánh giá kết quả các dự án chống ngập đã và đang thực hiện cho
thấy giải pháp kỹ thuật và công nghệ chưa phù hợp với lý thuyết thủy văn, thủy lực, đi ngược với quy luật
thiên nhiên, trong khi mục tiêu của các dự án, chương trình chống ngập lại bị chuyển đổi thành các dự án
bất động sản theo quy luật thị trường, coi lợi nhuận của chủ đầu tư và nhà thầu là trên hết dẫn đến hiệu quả
đầu tư chống ngập không cao nên kế hoạch xóa ngập liên tục không hoàn thành.
Kiểm chứng thực tế sau khi các dự án chống ngập đã hoàn thành (2013) cho thấy diễn biến ngập, úng ngày
càng phức tạp, ngập cả trong nội thành đến vùng ngoại vị TP. Trong khi đó số lượng các trận mưa có vũ
lượng lớn, mực nước đỉnh triều và các trận bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên biển Đông có xu
thế gia tăng do ảnh hưởng của BĐKH. Đó là cơ sở khoa học dự báo hiểm họa lũ, lụt sẽ có thể xảy ra cho
TP trong tương lai.
2. MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của bài báo nhằm chia sẻ số liệu và thông tin với cộng đồng, cảnh báo rủi ro và hiểm họa cho
TP.HCM và đề xuất các giải pháp ứng phó với thảm họa lũ, lụt có thể xảy ra cho TP.HCM trong tương lai,
trước bối cảnh BĐKH và NBD. Để đạt các mục tiêu trên, tác giả đã áp dụng các phương pháp thu thập và
phân tích số liệu tổng hợp, so sánh, tương quan thủy văn kết hợp với phương pháp chẩn đoán được áp
dụng ở Ủy hội sông Mekong (MRC) và các nước tiên tiến trên Thế giới.
3. DIỄN BIẾN NGẬP NƢỚC THEO THỜI GIAN [2], [3], [5], [6], [7]
Diễn biến ngập, úng ở TP.HCM có thể chia ra 3 giai đoạn chính: (i) Trước khi thực hiện dự án (trước năm
2000); (ii) Trong lúc thực hiện dự án (2001-2012); (iii) Sau khi thực hiện dự án (2013-2018).
3.1. Giai đoạn trƣớc khi thực hiện dự án (trƣớc năm 2000)
Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập Phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời của thành phố Sài Gòn. Năm
1862, Sài Gòn được người Pháp quy hoạch đô thị cho khoảng 0,5 triệu dân với diện tích chỉ khoảng 25km2
968
và mở rộng trong tương lai với diện tích khoảng 140-150 km2. Do đó tình trạng ngập, úng là hoàn toàn
không xảy ra trong suốt thời kỳ dài hơn một thế kỷ (1862-1975).
10 năm sau khi nước nhà được thống nhất (1975-1985), tình trạng NNĐT ở TP.HCM mới chỉ xuất hiện
lác đác vài điểm ngập do tắc đường ống thứ cấp (đường Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận) hoặc cửa
thu nước vỉa hè trên một số tuyến đường bị rác thải bịt kín làm cản trở lương nước mưa. Điều này xảy ra
vào vào đầu những năm 1980, nhưng từ năm 1986 trở đi, hiệu ứng NNĐT đã phát triển song hành cùng kế
hoạch tái thiết hậu chiến và tăng dần vào thập kỷ 90 của thế kỷ 20 và đã trở thành một vấn đề bức xúc,
được cộng đồng quan tâm nhiều hơn khi chứng kiến diễn biến ngập, úng trở nên thường xuyên, mức độ
ngập tăng dần cả về số lượng (khoảng 40 điểm ngập vào năm 1996 và 60 điểm vào năm 2000), thời gian
ngập kéo dài từ 60 phút đến 120 phút và chiều sâu ngập từ 0,3m đến 0,5m.
3.2. Giai đoạn thực hiện dự án (2001-2012):
Bảng 3.1 dưới đây mô tả diễn biến ngập những năm cuối giai đoạn thực hiện các dự án chống ngập vốn
vay ODA.
Bảng 3.1. So sánh tình trạng ngập của năm 2011 so với cùng kỳ các năm 2008, 2009 và 2010
STT Chỉ tiêu so sánh 2008 2009 2010 2011
1 Tổng số điểm ngập 126 119 58 31
2 Điểm ngập hiện hữu 85 80 41 28
3 Điểm ngập phát sinh 20 16 17 03
4 Tổng số lần ngập/năm 873 851 830 284
5 Chiều dài ngập trung bình (m) 450 403 337 263
6 Thời gian ngập trung bình (phút) 130 125 105 59
Nguồn: Cổng thông tin chống ngập TP.HCM, 2011
3.3. Giai đoạn sau khi thực hiện dự án (2013-2018):
Theo báo cáo của TTĐHCTCN thì năm 2013 số lượng giảm còn 31 điểm ngập, thời gian ngập trung bình
cuối năm còn 62 phút, diện tích ngập trung bình cuối năm còn 1.101 m2; số lần ngập cuối năm còn 144
lần. Năm 2014 số lần ngập cuối năm tăng lên 35 điểm. Trong đó 6 điểm tái ngập và 29 điểm mới phát
sinh. Tuy nhiên theo số liệu của các phương tiện truyền thông thì số lượng điểm ngập thực tế là 58 điểm,
cao hơn nhiều so với báo cáo của cơ quan quản lý. Năm 2015 TTĐHCTCN công bố có tới 77 điểm ngập
xuất hiện trong mùa mưa, chưa kể các điểm ngập do thủy triều, khi mực nước đỉnh triều đạt 1,69m MSL
tại trạm Phú An. Năm 2016 xuất hiện nhiều cơn mưa “Khủng”, như ngày 26/8, lượng mưa quan trắc đạt
159 mm và cơn mưa dị thường xảy ra ngày 26/9 có vũ lượng đạt 202 mm đã gây ra hàng trăm điểm ngập
do mưa và khoảng 16 điểm ngập do triều cường. Năm 2017 có 185 trận mưa, tăng 37% so với năm 2016.
Trong đó có 51 trận mưa với vũ lượng lớn hơn 50 mm, tăng 50% và 11 trận mưa có vũ lượng trên 100
mm, tăng 120% so với năm 2016. Trận mưa có vũ lượng lớn nhất là 206,2 mm xảy ra ngày 12-10-2017 được
đo tại trạm Phú Lâm, gây ngập nước trên 39 tuyến đường và đỉnh triều cao nhất do được tại trạm Phú An là +
1,71 m MSL vào ngày 6-11-2017, gây ngập 11 tuyến đường.
Năm 2018 xuất hiện nhiều trận mưa có vũ lượng lớn xảy ra trên địa bàn TP đã gây ngập nước nghiêm
trọng ở nhiều nơi từ trung tâm tới vùng ngoại vi. Trong đó trận mưa ngày 23/9/2018 với vũ lượng rất lớn,
969
như tại trạm Mạc Đỉnh Chi (204,3 mm), Thanh Đa (172,2 mm), Cầu Bông (133,3 mm), Phước Long
(115,4 mm). Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ đây là trận mưa lớn nhất từ đầu mùa, nhưng
cơn bão số 9-Usagi đổ bộ vào đất liền trong tháng 11/2018 mang theo lượng mưa ở các trạm đều đạt mức
cao kỷ lục, hiếm khi xảy ra ở TP.HCM. Tại trạm Mạc Đĩnh Chi (quận 1) đo được 301 mm, huyện Nhà Bè
là 345 mm, cao nhất ở Tân Bình là 407,6 mm, khiến cho 70% diện tích TP.HCM bị ngập từ 0,5 – 1,0 m.
4. MƢA BÃO VÀ NGẬP NƢỚC ĐÔ THỊ [2], [3], [5], [6], [7], [8], [9], [10]
Theo số liệu thống kê trong 100 năm qua có khoảng 1000 cơn bão, ATNĐ hoạt động trên biển Đông.
Trong đó có 400 cơn đổ bộ vào Việt Nam, 90% tổng số các cơn bão, ATNĐ ảnh hưởng tới các tỉnh miền
Trung và miền Bắc Việt Nam. Số lượng các cơn bão, ATNĐ hướng vào phía Nam không nhiều, chỉ chiếm
khoảng 10%, nhưng có 3 cơn bão gây thiệt hại lớn cho khu vực phía Nam và TP.HCM.
4.1. Cơn bão số 9-Usagi và trận lụt đầu tiên trong lịch sử hơn 300 năm của TP.HCM
Cơn bão số No.9 có tên là Usagi đổ bộ vào Bà Rịa-Vũng Tàu (Hình 4.1), tràn qua địa phận TP, mang theo
lượng mưa kỷ lục Z=340mm trong nhiều giờ, trên diện rộng gây ra trận lụt kéo dài trong 2 ngày (25-
26/11/2018), làm cho 70% diện tích TP bị ngập sâu từ 0,5-1,0m (Nguyễn Minh Hòa), 3 người chết, tổn
thất kinh tế lớn hơn nhiều so với con số 1.500 tỷ đồng (tổn thất hàng năm do NNĐT). Theo ước tính của
tác giả, lương mưa trút xuống diện tích TP và vùng lân cận khoảng từ 8-10 tỷ m3 nước. Sự kiện lần đầu
tiên xảy ra trận lụt trong lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển của TP. Đây thực sự là lời cảnh báo
rõ ràng nhất về nguy cơ, hiểm hoạ lũ, lụt có thể xảy ra trong tương lai cho TP.HCM trước bối cảnh BĐKH
và NBD.
4.2. Các cơn bão tác động trực tiếp tới khu vực Nam bộ và TP.HCM
4.2.1 Trận bão năm Giáp Thìn (5/1904) được xem là trận cuồng phong mạnh nhất từng đổ bộ vào Sài
Gòn khiến 3.000 người chết, thiệt hại tài sản tương đương hơn 1.000 tỷ đồng ngày nay. Những ghi chép cũ
cho thấy, địa bàn chịu ảnh hưởng của cơn bão năm Giáp Thìn hầu như khắp Nam Bộ, sang tận
Campuchia. Các tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất Gò Công, Mỹ Tho (Tiền Giang); Tân An (Long An); Chợ
Lớn, Gia Định (TP HCM) và dọc theo vùng duyên hải. Nhiều làng mạc, công trình dọc bờ biển đã bị cơn
sóng thần cao đến 3-3,5 mét cuốn trôi. Thiệt hại nặng nề nhất là huyện Gò Công và vùng phụ cận với trên
60% nhà bị sập đổ, 5.000 người chết trôi ở các làng ven biển, 80% gia súc bị chết. Tổng số người chết lên tới
12.000 người.
4.2.2 Cơn bão năm Nhâm Thìn (10/1952) đổ bộ vào bờ biển tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận rồi đi
vào vùng Đông Nam Bộ mang theo lượng mưa rất lớn gây ra trận lũ lịch sử (lưu đỉnh lượng lũ Qmax =
12.000m3/s) trên lưu vực sông ĐN-SG gây ngập, lụt các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Lương thực, hoa màu
sắp đến kỳ thu hoạch bị hư hại nặng nề, không có thống kê về số người chết và tổn thất kinh tế. Trong đó
Biên Hòa là nơi bịt ngập, lụt và thiệt hại lớn nhất.
4.2.3 Siêu bão Linda (cơn bão số 5) di chuyển nhanh đến sáng 2/11/1997 đạt cường độ cấp 9-10 (sức
gió 105 km/h), đêm 2/11, tâm bão đi vào Bạc Liêu - Cà Mau, ảnh hưởng hầu hết miền Tây Nam Bộ. Toàn
khu vực có hơn 770 người chết, 2.120 người mất tích, 1.230 người bị thương, chủ yếu là ngư dân. Hơn
3.000 tàu bị đánh chìm. 107.890 nhà bị đánh sập, 120.000 ha nuôi trồng thủy sản và 320.000 ha lúa bị
ngập. Ước tính thiệt hại vật chất là 7.200 tỷ đồng.
Ngoài ra còn có các cơn bão đổ bộ vào khu vực phía Nam, như cơn bão số 9-Durian (4/12/2006) Cơn bão
số 1 - Pakhar (2-5/4/2012); ATNĐ đổ bộ vào Bà Rịa-Vũng Tàu (5/11/2016); Cơn bão Tembin (số 16) 24-
12/2017; Cơn bão số 8 - Toraji (18/11/2018).
970
5. CẢNH BÁO HIỂM HỌA LŨ, LỤT CHO TP.HCM TRƢỚC BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU [5], [6], [7], [8], [9], [12], [13], [14], [15], [16]
Dự báo trong thế kỷ 21 hiểm hoạ có thể dẫn đến thảm hoạ lũ, lụt, nếu siêu bão năm Giáp Thìn (1904, tần
suất 1%) lặp lại, đổ bộ vào bờ biển Bà Rịa-Vũng Tàu hoặc lũ chồng lũ trên lưu vực Đồng Nai – Sài Gòn
(tương tự như trận lũ, lụt lịch sử năm 2011 ở Bangkok, lưu vực sông Chaophraya, Thái Lan) nếu hình thế
thời tiết gây mưa do bão, áp thấp hoạt động trên biển Đông lặp lại (tần suất 2%) như năm 1952 và 2000.
Bảng 5.1 dưới đây mô tả kịch bản hiểm họa lũ, lụt cho TP.HCM trên cơ sở nhận diện nguy cơ tiềm tàng và
phân tích diễn biến của môi trường, các điều kiện tự nhiên, KTXH, tác động của các hệ thống hiện hữu tới
NNĐT của TP trước bối cảnh BĐKH và NBD giúp chúng ta có thể chẩn đoán và dự báo về hiểm hoạ lũ,
lụt có khả năng xảy ra trong tương lai theo cấp cảnh báo: cấp I (ngập dài ngày), cấp II (lụt dài ngày), cấp
3 (thảm họa lũ, lụt).
Bảng 5.1. Kịch bản hiểm hoạ lũ, lụt cho TP.HCM trước bối cảnh BĐKH và NBD
Kịch bản hiểm hoạ
lũ, lụt
Xu thế diễn biến
phát triển hạ tầng
Mức độ
K. soát
Diễn biến KT, TV, thuỷ triều Cấp cảnh
báo
Cấp I
Cấp II
Cấp III
Lụt vùng trung tâm
TP do vỡ đê bao S.
Sài Gòn
Mạnh dần theo NBD
Lún đất tăng dần
Chưa
kiểm
soát
Lũ chồng lũ trên sông ĐN –
SG, tái hiện cơn bão Usagi
X
Giữa thế kỷ
21
Kịch bản trận lũ, lụt
Bangkok tái diễn ở
TPHCM
Quy hoạch 1547 và
cống Cần Đước hoàn
thành
Đã được
kiểm
soát
1 phần
Siêu bão, lũ chồng lũ trên lưu
vực sông Đ.N–SG kết hợp lũ
S.Mekong + vỡ đập
X
Thảm hoạ
vào
cuối TK 21
Lụt vùng trung tâm,
tái hiện lụt Hà Nội
2008
Khai thác vùng sông
Mekong và ĐBSCL
Đã được
kiểm
soát
1 phần
Lũ Mekong 2000 kết hợp bão
Usagi và NBD
X
Thập kỷ 30
Thế
kỷ 21
Lụt vùng trung tâm
TP như ở
Huế 1999
Quy hoạch 1547 và
cống Cần Đước hoàn
thành
Đã được
kiểm
soát
1 phần
Siêu bão đổ bộ vào Cần Giờ,
mưa dị thường và NBD
X
Thập kỷ 50,
thế kỷ 21
Lụt vùng trung tâm
TP, tái hiện lụt Hà
Nội 2008
Hoàn thành QH
1547, đê biển VT-
GC, cống Cần Đước
Đã được
kiểm
soát
1 phần
Lũ sông Mekong, lũ chồng
lũ sông ĐN-SG, mưa dị
thường
X
Thập kỷ 50,
thế kỷ 21
Nguồn: Trịnh Hoàng Ngạn [6]
971
6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ HIỂM HỌA LŨ, LỤT CÓ THỂ XẢY RA TRONG
TƢƠNG LAI CHO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH [5], [6], [8], [9], [12], [13], [15], [16]
Giải pháp ứng phó với hiểm họa lũ, lụt có thể xảy ra trong tương lai trước BĐKH và NBD là cần phải xây
dựng chiến lược quản lý và giảm nhẹ thiên tai mang tính khoa học và thực tiễn cao, bao gồm cả kế hoạch
quản lý khủng hoảng đối phó với thảm hoạ do lũ trồng lũ trên lưu vực sông ĐN-SG, lũ từ sông Mekong và
triều cường biển Đông trùng hợp có thể xảy ra tương thích với các kịch bản BĐKH và NBD của TP.
Trong đó bao gồm giải pháp công trình và phi công trình:
6.1. Đề xuất giải pháp công trình
6.1.1. Tăng khả năng trữ nước và thoát nước
Để khả năng trữ nước tăng lên đáng kể, sẽ phải soạn thảo và đưa vào thực thi các quy định sử dụng đất
hợp lý. Ứng dụng giải pháp “Khơi thông dòng chảy - Room for Rivers” và trả lại chức năng tiêu, thoát
nước của mạng lưới sông, kênh, rạch
6.1.2. Ứng dụng kỹ thuật thu trữ và thẩm lậu nước mưa để giảm thiểu ngập, lụt:
Cải thiện khả năng thấm bề mặt, tăng cường diện tích cây xanh
Chống ngập bằng bể trữ nước mưa trên mái và bể chứa dưới đất
Giải pháp phát triển hệ thống hồ điều hòa giảm ngập.
6.1.3. Sử dụng phương pháp tiếp cận từng bước để phòng tránh ngập, lụt
Các giải pháp hợp lý sẽ phải gồm một tập hợp các biện pháp cơ sở hạ tầng quy mô đa dụng kết hợp với
các biện pháp dựa vào cộng đồng địa phương được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của địa phương.
Do đó, một phương pháp tiếp cận từng bước và đa quy mô được đề xuất để giữ cho TP được an toàn trước
hiểm hoạ lũ, lụt trong tương lai. Quy mô kiểm soát ngập nên áp dụng cho diện tích khoảng 10-30 ngàn ha.
6.1.4. Ứng dụng phương pháp thoát nước bằng đường hầm
Phương pháp này đã được áp dụng có hiệu quả ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản và Kuala Lumpur ở Malasya
và một số nước khác trên Thế giới.
6.2. Đề xuất giải pháp phi công trình
6.2.1. Giải pháp quy hoạch phát triển đô thị hợp lý và thông minh
Giải pháp phòng tránh ngập, lụt hiệu quả là cần phải có quy hoạch đô thị hợp lý mang tính tổng thể, kết
nối, hợp tác giữa các ngành, các quận, huyện một cách đồng bộ toàn Thành phố. Trong đó phải tính đến
việc tạo sự cân bằng giữa lượng nước đến và lượng nước đi, bằng cách vừa tăng cường thêm đường thoát
nước. Đồng thời phải tổ chức xây dựng mạng lưới các hồ chứa để điều hòa lượng nước mưa không bị ứ
đọng, gây ngập, úng dây chuyền tại nhiều khu vực.
6.2.2. Giải pháp quản lý đô thị và giáo dục cộng đồng bảo vệ hệ thống tiêu thoát nước
Quản lý đô thị khoa học và giám sát hệ thống thoát nước
Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng
972
6.2.3. Tập trung vào các hoạt động ưu tiên sau:
Trước mắt cần đánh giá hiệu quả các giải pháp chống ngập hiện nay, (ii) Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu đủ độ
tin cậy (chất lượng và số lượng); (iii) Xây dựng cốt nền khoa học và thực tiễn; (iv) Tiến hành quan trắc lún
nền do khai thác nước ngầm quá mức; (v) Xây dựng bản đồ cảnh báo hiểm hoạ lũ, lụt cho TP, (vi) Nâng
cấp và cải tiến công tác dự báo sớm, trung hạn và dài hạn và (vii) Hợp tác Quốc tế trong xử lý NNĐT và
quản lý thiên tai từ các nước tiên tiến trên Thế giới.
7. KẾT LUẬN
Các giải pháp kỹ thuật và công nghệ không phù hợp với lý thuyết thủy văn, thủy lực, đi ngược với quy
luật thiên nhiên, trong khi mục tiêu của các dự án, chương trình chống ngập lại bị chuyển đổi thành các dự
án bất động sản theo quy luật thị trường, coi lợi nhuận của chủ đầu tư và nhà thầu là trên hết dẫn đến hiệu
quả đầu tư chống ngập không cao nên kế hoạch xóa ngập liên tục không hoàn thành.
Xu thế bão đổ bộ vào phía Nam và TP.HCM gia tăng. Cơn bão Usagi là dấu hiệu cảnh báo hiểm họa lũ,
lụt cho TP trước bối cảnh BĐKH và NBD.
Những rủi ro và hiểm họa lũ, lụt cho TP.HCM được nhận diện là rất tiềm tàng, chưa kể đến những đề xuất
chuyển nước lũ sông Tiền qua cửa Soài Rạp (Mekong Delta Plan 2013, NEDECO), xây dựng cống Cần
Đứơc (Long An) và xây dựng đê biển Vũng Tàu-Gò Công của Bộ NN&PTNT.
Sự tương quan và tương đồng đặc biệt của 2 lưu vực sông Chao Phraya và Đồng Nai-Sài Gòn đối với
Bangkok và TP.HCM cảnh báo chúng ta về thảm họa lũ, lụt ở Bangkok năm 2011 sẽ có thể diễn ra ở
TP.HCM trong tương lai trước bối cảnh BĐKH và NBD.
8. KIẾN NGHỊ
Cần thay đổi các tiếp cận giải pháp chống ngập là “Thuận thiên”.
Cần tập trung vào giải pháp phát triển nguồn nhân lực với nhận thức không chống ngập mà là phòng tránh,
chung sống với nước, quản lý và giảm nhẹ thiên tai lũ, lụt nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của cư dân
TP, thích ứng với BĐKH.
Kiến nghị không xây dựng cống Cần Đước và đê biển Vũng Tàu-Gò Công;
TP nên ngăn, cấm các hoạt động lấn chiếm lòng sông, kênh, rạch, san lấp ao, hồ, đầm lầy, bãi sông. Đặc
biệt là hạn chế việc khai thác cát trên các lưu vực sông ĐN-SG, Vàm Cỏ;
Cần thực hiện giải pháp bù lún do khai thác nước ngầm quá mức;
Kiến nghị thành lập một cơ quan mới có thẩm quyền thay thế cho TTĐHCTCN hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tiếng Việt
[1] Bộ NN&PTNT, Viện KHTL Miền Nam, 5/2008, “Dự án Quy h