Con người tiên tiến, Đề tài giàu sức sống của báo chí thời hội nhập

Khi còn làm Tổng biên tập Tạp chí Truyền hình số ra ngày lễ lớn, ngày Tết Nguyên đán năm nào tôi cũng phải nhờ Nhà báo Hàm Châu viết bài giới thiệu con người Việt Nam trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học, nhất là Toán - Lý. Ông là nhà báo bậc đàn anh của tôi, nguyên là Tổng Biên tập báo Tổ quốc, Trưởng ban Khoa giáo báo Nhân Dân. Năm nay đã gần 80 tuổi, thông thạo 4 ngoại ngữ (Pháp, Anh, Trung Quốc và Nga), vẫn đi xe máy đến tòa soạn của tôi, sử dụng tốt vi tính và trao đổi với bạn bè ở các nước trên thế giới bằng thư điện tử. Ông là bố của nhà toán học Thiều Hoa nổi tiếng một thời. Hàng năm ông đều có 2 - 3 chuyến đi ra nước ngoài dự hội thảo khoa học vói tư cách là khách mời hoặc chính các chủ nhân tham dự hội thảo mời cá nhân ông. Vì thế ông thông thuộc và nắm vững tên tuổi, giá trị, thành công của người Việt Nam ta trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở nước ngoài. Những bài viết của ông rất chân thực, sống động, có sức thuyết phục, cổ vũ và tôn vinh con người Việt Nam trên trường quốc tế và được bạn đọc rất hoan nghênh v.v. Tôi xin mở đầu bài viết bằng câu chuyện trên để thấy rằng trong thời kỳ hội nhập, văn hóa cao nhất là con người nhưng dường như chúng ta chỉ chú trọng sự việc, sự kiện mà quên mất con người. Thậm chí chỉ biết bêu rếu, khai thác điều xấu, những vụ xicanđacủa người nọ, người kia trên các tờ báo lá cải, báo mạng, báo điện tử, bloc cá nhân

pdf5 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 877 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Con người tiên tiến, Đề tài giàu sức sống của báo chí thời hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CON NGƯỜI TIÊN TIẾN, ĐỀ TÀI GIÀU SỨC SỐNG CỦA BÁO CHÍ THỜI HỘI NHẬP TS. Đậu Ngọc Đản Khi còn làm Tổng biên tập Tạp chí Truyền hình số ra ngày lễ lớn, ngày Tết Nguyên đán năm nào tôi cũng phải nhờ Nhà báo Hàm Châu viết bài giới thiệu con người Việt Nam trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học, nhất là Toán - Lý. Ông là nhà báo bậc đàn anh của tôi, nguyên là Tổng Biên tập báo Tổ quốc, Trưởng ban Khoa giáo báo Nhân Dân. Năm nay đã gần 80 tuổi, thông thạo 4 ngoại ngữ (Pháp, Anh, Trung Quốc và Nga), vẫn đi xe máy đến tòa soạn của tôi, sử dụng tốt vi tính và trao đổi với bạn bè ở các nước trên thế giới bằng thư điện tử. Ông là bố của nhà toán học Thiều Hoa nổi tiếng một thời. Hàng năm ông đều có 2 - 3 chuyến đi ra nước ngoài dự hội thảo khoa học vói tư cách là khách mời hoặc chính các chủ nhân tham dự hội thảo mời cá nhân ông. Vì thế ông thông thuộc và nắm vững tên tuổi, giá trị, thành công của người Việt Nam ta trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở nước ngoài. Những bài viết của ông rất chân thực, sống động, có sức thuyết phục, cổ vũ và tôn vinh con người Việt Nam trên trường quốc tế và được bạn đọc rất hoan nghênh v.v... Tôi xin mở đầu bài viết bằng câu chuyện trên để thấy rằng trong thời kỳ hội nhập, văn hóa cao nhất là con người nhưng dường như chúng ta chỉ chú trọng sự việc, sự kiện mà quên mất con người. Thậm chí chỉ biết bêu rếu, khai thác điều xấu, những vụ xicanđacủa người nọ, người kia trên các tờ báo lá cải, báo mạng, báo điện tử, bloc cá nhân. Ngày nay xây dựng con người mới, những con người tiên tiến có ý nghĩa to lớn, sâu sắc nhưng dường như ít được báo chí quan tâm chú ý. Thực tế xã hội hiện nay đây cũng là vấn đề nhức nhối, bởi nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi con người nhất là trong lĩnh vực văn hóa tinh thần. Trong cơ chế thị trường, hình như người ta chỉ chú ý đến tiền bạc, tài năng kiếm ra tiền còn mặt quan trọng của đời sống con người như vấn đề đạo đức, văn hóa tinh thần, lối sống v.v... ít được chú ý. Thậm chí có nơi, có lúc những thuần phong, mĩ tục, những nếp sống cao đẹp, những giá trị văn hóa tinh thần bị coi thường. Ai cũng biết động lực tinh thần và lợi ích vật chất hòa hợp, kích thích, động viên nhau phát triển sẽ tạo thành sức mạnh của xã hội. Đối lập hai mặt đó với nhau sẽ phát triển hỗn loạn. Đó là hai mặt thống nhất, tạo nên sức sống của con người. Nhưng hiện nay con người với giá trị văn hóa tinh thần đang đứng trước thời cơ và thách thức mới. Quá trình xây dựng con người mới, những điển hình tiên tiến ở nước ta hiện nay cần được nhìn nhận, xem xét một cách biện chứng trong sự kết hợp truyền thống với yếu tố hiện đại. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trước hết là do con người và vì con người. Bởi vậy, vấn đề xây dựng, tôn vinh con người Việt Nam hiện nay, trước hết là trong lĩnh vực truyền thông có nhiều vấn đề đặt ra từ trong lý luận và thực tiễn. Những con người với tất cả đặc điểm của nó mà hôm qua chúng ta ngưỡng mộ, kính trọng hôm nay sẽ được đánh giá ra sao? Nhưng những đặc trưng của con người mới, tiên tiến hôm nay hiện còn giữ lại những nét truyền thống. Thế thì con người đương đại tiếp biến văn hóa thời đại mới như thế nào? Đó là những câu hỏi đặt ra cho xã hội mà giới truyền thông cũng có trách nhiệm trả lời. Trong thế giới vật chất, con người luôn luôn vận động và phát triển. Con người với tất cả những giá trị của nó như đạo đức, văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất, lối sống v.v... luôn luôn phát triển để phù hợp với yêu cầu khách quan của xã hội. Đó là sự phủ định. Phủ định là một tất yếu trong quá trình vận động và phát triển của xã hội, của con người. Mãi mãi không có lĩnh vực nào lại có thể có sự phát triển nếu như không phủ định những hình thức tồn tại đã có từ trước. Nhưng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, sự phủ định chính là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển, cho sự ra đời của cái mới. Đó là sự phủ định biện chứng, hoàn toàn khác với quan điểm phủ định sạch trơn, máy móc. Phủ định biện chứng vừa có tính khách quan, có tính kế thừa. Tính kế thừa biểu hiện ở chỗ đó là kết quả của sự tự thân phát triển trên cơ sở giải quyết những mâu thuẫn vốn có của bản thân sự vật, hiện tượng. Cái mới, con người mới ra đời trên cơ sở của cái cũ, của lớp người đi trước. Những cái gì, những đặc điểm gì lạc hậu không thích ứng với thời kỳ mới được gạt bỏ. Cuộc sống sẽ tự nó chọn lọc, giữ lại và phát triển những cái gì phù hợp với yêu cầu khách quan của thời kỳ mới. Chúng ta thấy rõ rằng hơn bất kỳ lĩnh vực nào, sự phát triển của văn hóa, nhất là văn hóa tinh thần đều có sự kế thừa rõ nét. Những thành tựu đạt được trong đời sống văn hóa ở giai đoạn trước bao giờ cũng được thế hệ sau đón nhận, chọn lọc kế thừa. Lực lượng tiến bộ xã hội bao giờ cũng biết nắm lấy những thành tựu văn hóa đạt được của quá khứ để tiếp thu chọn lọc có phê phán, làm cho nó không ngừng phát triển. Sự phát triển liên tục của văn hóa nói chung và đời sống văn hóa tinh thần nói riêng là một đặc điểm rõ nét trong tiến trình lịch sử. Một đặc điểm cần chú ý trong sự phát triển của văn hóa là sự kế thừa và tác động lẫn nhau cả các yếu tố cấu thành của văn hóa làm cho nó có tính độc lập tương đối (so với chế độ kinh tế, điều kiện vật chất). Trong những giá trị của văn hóa tinh thần của con người mới xã hội chủ nghĩa có tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc. Điều đó hoàn toàn không đối lập với truyền thống là tiến bộ của quá khứ. Giá trị văn hóa tinh thần của con người mới đòi hỏi kế thừa và phát triển sáng tạo những truyền thống đó. Nó đấu tranh chống lại những văn hóa lỗi thời, lạc hậu. Những năm qua, cùng với sự hình thành nền kinh tế mới, việc xây dựng nền văn hóa mới và con người mới đã mang lại những kết quả khả quan. Các đại hội của Đảng như những bước ngoặt trong việc đổi mới tư duy về cách nhìn nhận, đánh giá con người. Nhưng vì xã hội ta mới bước vào thời kỳ quá độ, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường, bên cạnh những con người mới xã hội chủ nghĩa đang hình thành, những nét mới, tiến bộ trong con người đang nảy nở, còn không ít những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa hai con đường: giữa cái mới với cái cũ, tiên tiến với lạc hậu, tiến bộ với phản động trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, lối sống, đang diễn ra hàng ngày rất phức tạp mà chúng ta không thể nào xem nhẹ. Trước mắt, chúng ta phải đấu tranh kiên quyết và có hiệu quả chống các hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế văn hóa và xã hội. Phải có những biện pháp đồng bộ về nhiều mặt: kinh tế, hành chính, tổ chức, tư tưởng văn hóa. Đồng thời phải thấy rằng cuộc đấu tranh nhằm xây dựng con người mới và nền văn hóa mới là một cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp và đầy khó khăn. Trong quá trình xây dựng con người mới hiện nay, vấn đề kết hợp những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống với yếu tố hiện đại đặt ra một cách nghiêm túc, khoa học. Vì sao vậy? Con người Việt Nam, sản phẩm của xã hội cổ truyền và phương thức sản xuất Châu Á, do hạn chế của lịch sử không tránh khỏi những yếu kém. Đó là tính phân tán, tản mạn, tầm nhìn hạn hẹp, thiếu hiểu biết kinh doanh vì chưa quen với kinh tế thị trường, có tinh thần đoàn kết cứu nước và tương trợ lẫn nhau trước những tác hại lớn của cuộc sống của thiên tai nhưng lại kém ý thức cộng tác thân ái trong công việc và sinh hoạt hàng ngày, nhạy cảm với cái mói nhưng dễ du nhập từ nước ngoài cả những điều sai lầm, thậm chí độc hại, đồng thời còn những ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng và tâm lý con người của hàng nghìn năm chế độ phong kiến, thực dân mà đến nay chưa phải đã xóa bỏ hết. Mặt khác, chúng ta phải thấy mọi sự kiện lịch sử rồi cũng qua đi theo thời gian, nhưng con người và cộng đồng người Việt Nam vẫn tồn tại và lớn lên với những giá trị văn hóa quý báu của mình. Đấy là những di sản tươi đẹp nhất của con người Việt Nam hôm nay phải kế thừa, phát huy. Con người Việt Nam chúng ta hết sức thông minh và hiếu học. Trình độ dân trí ngày một nâng cao, sức khỏe cho người dân cũng được Đảng và Nhà nước ta chú trọng, chăm lo. Công tác y tế, thể dục thể thao, kế hoạch phát triển dân số, tổ chức đời sống văn hóa, vui chơi giải trí lành mạnh được chú ý và đẩy mạnh ở tất cả các vùng, các tầng lớp nhân dân... Đó là tri thức khoa học kỹ thuật tiên tiến của thời đại đã được lớp trẻ học hỏi, tiếp thu và đưa vào cuộc sống. Nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật của thời đại đã được thế hệ mới người Việt Nam nghiên cứu, đưa vào ứng dụng trong đời sống kinh tế - xã hội... hình thành nên phong cách của cuộc sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiến bộ xã hội là hiện thân của văn hóa và văn hóa là hiện thân của con người tiến bộ xã hội. Rõ ràng, yêu cầu xây dựng con người mới là tất yếu khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế hiện đại. Đó là tiến bộ xã hội mà ở đó con người (cá nhân và cộng đồng) hiện ra như là sản phẩm của sự cân bằng giữa thế giới bên trong và thế giới bên ngoài của mình. Mặt khác, những giá trị văn hóa mới trong đó có văn hóa tinh thần in dấu ấy là xã hội và lớp người mới. Những tiêu chuẩn của con người mới ở Việt Nam hiện nay bao gồm nội dung cụ thể dứt khoát đó phải là con người có tri thức, có sức khỏe và đời sống tinh thần văn hóa của mỗi con người phải được biểu hiện trong cuộc sống lao động xây dựng bảo vệ Tổ quốc, mang lại hiệu quả cho xã hội. Đó cũng là những con người kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, gia đình và lợi ích xã hội. Xuất phát từ quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta phê phán triệt để những quan điểm sai lầm của các loại chủ nghĩa như chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa phi chính trị... Biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc trong kế thừa văn hóa tinh thần là nó tuyệt đối hóa, lý tưởng hóa tất cả những gì của dân tộc, phủ nhận sự du nhập những tiến bộ của văn hóa tinh thần vào đời sống xã hội. Trái lại, chủ nghĩa hư vô lại phủ nhận tất cả những di sản văn hóa quá khứ của nhân loại, kêu gọi xây dựng một nền văn hóa "thuần túy", "tinh khiết" mang bản sắc riêng của mình. Công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước ta một mặt khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục làm sáng rõ chân dung của con người mới. Chúng ta chống lại lối sống gia trưởng, độc đoán của di sản phương Đông cũng như lối sống ích kỷ, thờ ơ, lạnh lùng của chủ nghĩa cá nhân phương Tây. Cần xây dựng con người có đời sống văn hóa tinh thần giàu lòng nhân ái, dân chủ, bình đẳng và có trách nhiệm với cộng đồng, tập thể. Tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, trong sáng, khỏe mạnh trong cơ chế thị trường là tạo điều kiện để xây dựng con người mới. Mặt khác trong điều kiện kinh tế thị trường nhiều tiêu cực mới nẩy sinh như nạn tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, sống và làm việc bất chấp luật pháp... Vì vậy đây là cuộc đấu tranh quyết liệt trước mắt và lâu dài mà giới truyền thông coi đây là nhiệm vụ tiên phong, là đề tài đầy tinh thần trách nhiệm xã hội, tính chiến đấu cao cả của mình v.v... Con người mới vừa là nhân vừa là quả của cuộc sống xã hội, xã hội đổi mới, văn minh là một xã hội của những con người có văn hóa. Con người mới Việt Nam sẽ tự khẳng định mình trong điều kiện mới, mỗi người phát huy tính năng động của mình biết kết hợp truyền thống và hiện đại tạo ra những giá trị văn hóa mới cho lớp người mới, góp phần xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Như vậy, con người mới mãi mãi sẽ là đề tài sinh động, giàu sức sống của báo chí. Báo chí góp phần làm rạng lên hình ảnh con người tiên tiến, thúc đẩy xã hội phát triển.
Tài liệu liên quan