Công cuộc xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên trong những năm 1945 – 1954

Cách mạng tháng Tám thành công, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Vừa mới ra đời, Nhà nƣớc cách mạng non trẻ đã phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách rất nghiêm trọng. Bên cạnh giặc ngoại xâ m, giặc đói, là giặc dốt do chế độ thực dân phong kiến để lại hết sức nặng nề, hơn 90% dâ n số không biết chữ. Trong tình hình ấy, Hội đồng Chính phủ họp và xác định việc xoá nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hoá cho nhân dân là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết của Nhà nƣớc cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ” [12, tr.121]. Ngày 8-9-1945, Chính phủ đã ban hành sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để xoá nạn mù chữ cho nhân dân. Tháng 10-1945, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học: “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết chữ: Vợ chưa biết thì chồng bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm chưa biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm, láng giềng ” [36, tr.12]. Thực hiện “Lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Thái Nguyên, phong trào chống nạn mù chữ diễn ra sôi nổi, lôi cuốn hàng vạn ngƣời tham gia, không phân biệt giai cấp, giàu nghèo và địa vị xã hội. Khi cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ, phong trào bình dân học vụ ở Thái Nguyên vẫn tiếp tục phát triển mạnh.

pdf99 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2296 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công cuộc xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên trong những năm 1945 – 1954, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------------------------- NGUYỄN XUÂN HỒNG CÔNG CUỘC XOÁ NẠN MÙ CHỮ Ở THÁI NGUYÊN (1945 - 1954) Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sĩ Nguyễn Xuân Minh THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------------------------- NGUYỄN XUÂN HỒNG CÔNG CUỘC XOÁ NẠN MÙ CHỮ Ở THÁI NGUYÊN (1945 - 1954) Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sĩ Nguyễn Xuân Minh THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 MỤC LỤC Mở đầu .................................................................................................................................................................................................................. 1 1- Lí do chọn đề tài ............................................................................................................................................................................... 1 2- Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................................................................................... 2 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài ................................................................................. 4 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................................... 5 5. Đóng góp của luận văn ................................................................................................................................................................ 6 6. Bố cục ........................................................................................................................................................................................................ 6 Chƣơng 1: Tình hình giáo dục ở Thái Nguyên trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ......................................................................................................................................................................................................................................... 7 1.1. Tỉnh Thái Nguyên dƣới ách cai trị của thực dân Pháp ................................................................................ 7 1.2. Khái quát tình hình giáo dục ở tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................ 10 Chƣơng 2: Cuộc vận động xoá mù chữ ở Thái Nguyên trong những năm 1945 - 1950 .... 26 2.1. Chủ trƣơng của chính quyền cách mạng về “diệt giặc dốt” ................................................................. 26 2.2. Cuộc vận động xoá mù chữ ở Thái Nguyên trong những năm 1945 – 1950 .............................................................................................................................................................................................. 34 2.2.1. Từ năm 1945 đến năm 1947 ....................................................................................................................................... 34 2.2.2. Từ năm 1947 đến năm 1950 ....................................................................................................................................... 51 Chƣơng 3: Công cuộc vận động xoá mù chữ ở Thái Nguyên trong những năm 1951 - 1954 ........................................................................................................................................................................................................................ 63 3.1. Khái quát tình hình Thái Nguyên từ 1951 – 1954 ........................................................................................ 63 3.2. Cuộc vận động xoá nạn mù chữ ................................................................................................................................... 65 Kết luận ............................................................................................................................................................................................................. 76 Tài liệu tham khảo .................................................................................................................................................................................. 84 Phụ lục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 MỞ ĐẦU 1- Lí do chọn đề tài Cách mạng tháng Tám thành công, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Vừa mới ra đời, Nhà nƣớc cách mạng non trẻ đã phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách rất nghiêm trọng. Bên cạnh giặc ngoại xâm, giặc đói, là giặc dốt do chế độ thực dân phong kiến để lại hết sức nặng nề, hơn 90% dân số không biết chữ. Trong tình hình ấy, Hội đồng Chính phủ họp và xác định việc xoá nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hoá cho nhân dân là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết của Nhà nƣớc cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ” [12, tr.121]. Ngày 8-9-1945, Chính phủ đã ban hành sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để xoá nạn mù chữ cho nhân dân. Tháng 10-1945, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học: “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ…Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết chữ: Vợ chưa biết thì chồng bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm chưa biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm, láng giềng…” [36, tr.12]. Thực hiện “Lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Thái Nguyên, phong trào chống nạn mù chữ diễn ra sôi nổi, lôi cuốn hàng vạn ngƣời tham gia, không phân biệt giai cấp, giàu nghèo và địa vị xã hội. Khi cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ, phong trào bình dân học vụ ở Thái Nguyên vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Cuộc đấu tranh chống nạn thất học, xoá mù chữ trong cả nƣớc nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng có một vai trò rất quan trọng trong cuộc đấu tranh củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ (1945-1946) và cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp xâm lƣợc (1946 – 1954). Vì vậy, nghiên cứu quá trình hoạt động và thành tích của phong trào xoá nạn mù chữ ở tỉnh Thái Nguyên trong những năm 1945 – 1954 là việc làm rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học. Mặt khác, việc nghiên cứu này còn có ý nghĩa thực tiễn đối với công cuộc xoá mù chữ hiện nay ở Thái Nguyên. Với những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Công cuộc xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên trong những năm 1945 – 1954” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử. 2- Lịch sử nghiên cứu vấn đề Công cuộc xoá nạn mù chữ ở nƣớc ta nói chung và tỉnh Thái Nguyên trong kháng chiến chống Pháp nói riêng là một đề tài thu hút nhiều nhà khoa học nghiên cứu dƣới những góc độ khác nhau. Trong cuốn “Về một nền giáo dục bình dân” (Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, Hà Nội, 1946), tác giả Vũ Đình Hoè nêu rõ: Cách mạng tháng Tám thành công, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời đã đặt ra yêu cầu phải xây dựng một nền giáo dục cho tất cả mọi ngƣời dân lao động. Tác giả đã trình bày về cách thức tổ chức nền giáo dục bình dân, về hình thức và phƣơng pháp tổ chức các lớp học bình dân, trong đó có Bình dân học vụ, xoá nạn mù chữ thời kì 1945 - 1954. Cuốn “Việt Nam chống nạn thất học” (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1980) của tác giả Ngô Văn Cát đã trình bày công cuộc chống nạn thất học ở Việt Nam từ trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1980. Nội dung cuốn sách đƣợc chia làm 4 phần; trong đó phần một tác giả đã làm rõ công cuộc chống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 nạn thất học, đƣợc Đảng Cộng sản Việt Nam đặt thành một bộ phận trong chính sách cách mạng, đã từng bƣớc trở thành phong trào khá mạnh mẽ trƣớc Cách mạng tháng Tám. Trong phần hai, tác giả Ngô Văn Cát đã trình bày khá sâu sắc về phong trào xoá nạn mù ở Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). Cuốn “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp chống nạn thất học, nâng cao dân trí” (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1986) của tác giả Vƣơng Kiêm Toàn đã trình bày quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phản đối chính sách giáo dục nô dịch của thực dân Pháp và sự cần thiết phải xây dựng một nền giáo dục mới chống nạn thất học, nâng cao dân trí. Tác giả còn nêu rõ sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống nạn thất học, nhƣ ra Lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học, các bài phát biểu khi tham dự các buổi khai giảng, các buổi tập huấn giáo viên bình dân học vụ… Trong cuốn “45 năm phát triển giáo dục Việt Nam” (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1992), tác giả Phạm Minh Hạc đã làm rõ các bƣớc phát triển của nền giáo dục nƣớc ta qua các giai đoạn chống Pháp 1945 - 1954, chống Mĩ 1954 - 1975 và thời kì cả nƣớc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội 1975 - 1990. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc hệ thống giáo dục ngày càng hoàn thiện, bên cạnh hệ thống giáo dục phổ thông còn có hệ thống giáo dục Bình dân học vụ mà sau này là Bổ túc văn hoá. Nội dung và chƣơng trình giáo dục luôn đƣợc đổi mới, chất lƣợng giáo dục ngày càng đƣợc nâng cao. Cuốn sách đã ít nhiều đề cập đến công cuộc xoá nạn mù chữ của Đảng và nhân dân ta. Luận án Phó Tiến sĩ “Công cuộc xoá nạn mù chữ và bổ túc văn hoá ở Bắc Bộ (1945 – 1954)” của tác giả Nguyễn Mạnh Tùng (Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Hà Nội, 1996) không chỉ làm rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc đối với công cuộc “diệt giặc dốt”, mà còn làm rõ các hình thức tuyên truyền, vận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 động học viên, tổ chức, duy trì lớp học, kết quả và ý nghĩa của công tác xoá nạn mù chữ. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên tập I (1936–1965)” (Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, 2003), đƣợc biên soạn công phu, nghiêm túc, dựng lại một cách trung thực, khách quan quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ tỉnh. Cuốn sách đã ghi lại những thành tựu to lớn của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có bình dân học vụ, xoá nạn mù chữ thời kì kháng chiến chống Pháp. Cuốn lịch sử Đảng bộ, lịch sử quân sự các huyện, thành đều đề cập ít nhiều đến công tác xoá mù chữ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tuy nhiên, theo chúng tôi đƣợc biết, cho đến nay chƣa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về phong trào bình dân học vụ, xoá nạn mù chữ ở tỉnh Thái Nguyên. Mặc dù vậy, những công trình đã đƣợc công bố nói trên đều là những tài liệu quan trọng giúp tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: Công cuộc xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian: Từ năm 1945 đến năm 1954. Tuy nhiên, để làm rõ yêu cầu của đề tài, Luận văn đề cập đến tình hình giáo dục ở Thái Nguyên trong thời gian trƣớc năm 1945. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 3.3. Nhiệm vụ của đề tài - Khái quát tình hình giáo dục ở Thái Nguyên trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Trình bày hệ thống quá trình triển khai thực hiện chủ trƣơng phát động phong trào thanh toán nạn mù chữ ở tỉnh Thái Nguyên trong kháng chiến chống thực dân Pháp. - Rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên. 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng: Các văn kiện Đảng, những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì 1945-1954; các báo cáo, thông tri của Liên khu Việt Bắc, Tỉnh uỷ Thái Nguyên, Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Thái Nguyên và các huyện trong tỉnh, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã đƣợc công bố, các hồi kí, bút kí của những cán bộ tham gia phong trào xoá nạn mù chữ từ năm 1945 đến năm 1954. Ngoài những nguồn tài liệu thành văn nêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi còn thu thập thêm nguồn tài liệu qua lời kể của những cán bộ, giáo viên tham gia phong trào này. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp lịch sử kết hợp phƣơng pháp lôgíc là chủ yếu. Các phƣơng pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp cũng đƣợc sử dụng để làm sáng tỏ nội dung đề tài. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 5. Đóng góp của luận văn - Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống quá trình xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên trong những năm 1945 – 1954. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa phƣơng tỉnh Thái Nguyên. - Rút ra những kinh nghiệm quý báu về hình thức và biện pháp xoá nạn mù chữ, từ đó vận dụng vào công cuộc xoá nạn mù chữ hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và trên cả nƣớc. - Luận văn còn góp phần giáo dục truyền thống hiếu học cho nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. 6. Bố cục Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng nội dung: Chƣơng 1: Tình hình giáo dục ở Thái Nguyên trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Chƣơng 2: Cuộc vận động xoá mù chữ ở Thái Nguyên trong những năm 1945 – 1950. Chƣơng 3: Cuộc vận động xoá mù chữ ở Thái Nguyên trong những năm 1951 – 1954. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 CHƢƠNG 1 TÌNH HÌNH GIÁO DỤC Ở THÁI NGUYÊN TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 1.1. Tỉnh Thái Nguyên dƣới ách cai trị của thực dân Pháp. Lợi dụng sự suy yếu của xã hội phong kiến Việt Nam, từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lƣợc nƣớc ta. Thái độ hèn nhát, đầu hàng của vua quan triều Nguyễn là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho nƣớc ta rơi vào tay thực dân Pháp. Sau khi hoàn thành việc chiếm đóng và đặt bộ máy cai trị ở các tỉnh thuộc Nam Bộ, Trung Bộ và đồng bằng Bắc Bộ, thực dân Pháp bắt đầu đem quân đánh chiếm các tỉnh miền núi phía Bắc. Ngày 17-3-1884, từ Bắc Ninh, thực dân Pháp đem quân đánh chiếm Thái Nguyên. Hai ngàn quân Thanh (Trung Quốc) bỏ chạy, nhƣng quân xâm lƣợc đã vấp phải sức kháng cự mãnh liệt của nhân dân các dân tộc cùng với 600 quân của triều đình do Nguyễn Quang Khoáng chỉ huy. Chiều 19-3, Nguyễn Quang Khoáng tử trận, quân Việt Nam buộc phải rút ra khỏi thành Thái Nguyên cùng với nhân dân tổ chức đánh du kích, tiêu hao dần lực lƣợng quân đội Pháp. Chiều ngày 19-3, quân Pháp ồ ạt tiến vào trong thành, cƣớp 39 khẩu súng đại bác (trong đó có 25 khẩu bằng đồng), 20 súng máy, 200 súng trƣờng cùng nhiều đạn dƣợc, thuốc súng và tiền, gạo dự trữ. Tuy chiếm đƣợc thành Thái Nguyên, nhƣng chúng thƣờng xuyên bị quân ta đánh du kích quấy rối, nên ngày 21-3-1884, sau khi đã phá thành, tƣớng Bơrie đờ Lislơ hạ lệnh cho quân Pháp rút về Bắc Ninh. Sáng ngày 15-4-1884, hai đại đội quân Pháp và một số nguỵ quân dƣới quyền chỉ huy của thiếu tá Râygát từ Đa Phúc hành quân qua Phổ Yên lên đánh chiếm Thái Nguyên lần thứ hai. Đến Lƣu Xá bị quân ta chặn đánh quyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 liệt, nên mãi đến 13 giờ 10 phút ngày 16-4, chúng mới chiếm đƣợc thành. Quân ta rút khỏi thành, nhƣng vẫn tiếp tục tổ chức bao vây cắt đứt các đƣờng tiếp tế lƣơng thực, thực phẩm của quân Pháp. Bị đẩy vào tình thế khó khăn, ngày 19-4-1884, quân Pháp lại phải bỏ thành Thái Nguyên rút qua Phú Bình về Bắc Ninh. Sau hai lần đánh chiếm vẫn không giữ đƣợc thành Thái Nguyên, ngày 10-5-1884, từ Bắc Ninh quân Pháp lại tổ chức một cánh quân lớn do trung tá Đonniê chỉ huy, đánh chiếm Thái Nguyên lần thứ ba. Trƣớc sức mạnh áp đảo của kẻ thù, tỉnh lị Thái Nguyên thất thủ, thực dân Pháp chiếm giữ đƣợc thành Thái Nguyên lâu dài. Nhƣ vậy, phải trải qua gần hai tháng với ba cuộc hành quân quy mô lớn, thực dân Pháp mới đánh chiếm và giữ đƣợc thành Thái Nguyên. Sau đó, từ thành Thái Nguyên, quân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng trên địa bàn các huyện trong tỉnh. Sau khi chiếm đƣợc thị xã Thái Nguyên, thực dân Pháp ráo riết xây dựng bộ máy đàn áp, cai trị. Chúng chia tỉnh Thái Nguyên thành 7 huyện: Tƣ Nông, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Văn Lãng, Phú Lƣơng và châu Định Hoá, với 51 tổng, 199 làng. Ngoài tỉnh lị Thái Nguyên và các huyện lị, châu lị, chúng còn đặt thêm 3 trung tâm hành chính tại Chợ Chu (Định Hoá), Phƣơng Độ (Phú Bình) và Hùng Sơn (Đại Từ). Bộ máy cai trị của Pháp ở cấp tỉnh gồm có một viên Công sứ ngƣời Pháp thuộc ngạch quan cai trị hạng ba làm chủ tỉnh; một viên Phó Công sứ thuộc ngạch quan cai trị hạng tƣ; 2 tham tá; 3 thanh tra lính khố xanh (ngoài ra còn có một đại diện Công sứ tại Hùng Sơn, 8 trƣởng trại lính khố xanh, 2 nhân viên thuế đoan và độc quyền, một nhân viên ngành công chính, một nhân viên bƣu điện, một viên chức ngạch quan cai trị hạng năm đại diện Công sứ tại Chợ Chu, một tham tá bậc nhất đại diện Công sứ tại Phƣơng Độ). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 Giúp việc cho bộ máy hành chính cai trị của Pháp là quan lại ngƣời Việt từ tỉnh xuống các châu, huyện gồm một Án sát mang hàm Tuần phủ phụ trách chung toàn tỉnh; một Thƣơng tá phụ tá cho Án sát; 2 Tri phủ (Phú Bình và Đại Từ); 4 Tri huyện (Phú Lƣơng, Phổ Yên, Võ Nhai, Đồng Hỷ) và Tri châu Định Hoá. Tại trung tâm hành chính Phƣơng Độ (Phú Bình), có 1 quan lại mang hàm Tri phủ cùng với đại diện của Công sứ Pháp phụ trách chung; 1 giáo thụ; 1 thông ngôn; 1 lại mục; 2 nhân viên bƣu điện Chợ Chu và Chợ Mới. Ở các tổng, có các Chánh tổng, Phó tổng cai quản; ở làng có Lí trƣởng, Phó Lí trƣởng và Hội đồng kì hào, kì mục điều hành công việc. Hầu hết các viên quan nắm quyền cai trị từ cấp làng trở lên ở Thái Nguyên đều thuộc giai cấp địa chủ phong kiến cấu kết làm tay sai cho thực dân Pháp. Bên cạnh bộ máy cai trị, thực dân Pháp còn thiết lập bộ máy đàn áp với lực lƣợng quân sự lớn đƣợc bố trí ở 37 đồn binh rải khắp các châu, huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mỗi đồn binh lẻ có khoảng từ 30 đến 50 lính, những đồn binh lớn gồm nhiều trại lính có từ 100 đến 200 lính. Những đồn binh này gồm lính lê dƣơng (ngƣời Âu) và lính khố đỏ, khố xanh thuộc quân đội Pháp, do ngƣời Pháp trực tiếp chỉ huy. Nếu tính mỗi đồn binh trung bình có 50 lính thì trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có ít nhất 1.800 lính chính quy. Ngoài ra, còn có lính khố vàng, khố lục, lính dõng do quan lại ngƣời Việt chỉ huy. Số lính này đƣợc trang bị đầy đủ, đồn trú tại các phủ, huyện, châu. Nhƣ vậy, tổng cộng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên số quân lính vũ trang khoảng trên 2.000 ngƣời. Toàn bộ lính này trải ra thành một mạng lƣới đóng chốt ở những đầu mối quan trọng nhất, chụp lấy lãnh thổ Thái Nguyên, trung bình từ 5 đến 6 hộ dân trong tỉnh có một họng súng chĩa vào. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 Trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở cấp tỉnh, Công sứ chủ tỉnh là ngƣời đứng đầu về mọi mặt chính trị, quân sự, tƣ pháp, kinh tế, văn hoá – xã hội. Sau khi thiết lập đƣợc bộ máy cai trị, cùng với chính sách bóc lột kinh tế, đàn áp chính trị, thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hoá - giáo dục nô dịch, nhằm kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt, lạc hậu. 1.2. Khái quát tình hình giáo dục ở tỉnh Thái Nguyên Từ thời phong kiến, nhân dân các dân tộc Thái Nguyên đã có truyền thống hiếu học, nhiều ngƣời bằng ý chí và nghị lực của mình đã quyết tâm