Công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn - Đề tài: Phương pháp hấp thụ
Hấp thụ là quá trình trong đó một hỗn hợp khí được cho tiếp xúc với chất lỏng nhằm mục đích hòa tan chọn lọc một hay nhiều cấu tử của hỗn hợp khí để tạo nên một dung dịch các cấu tử trong chất lỏng.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn - Đề tài: Phương pháp hấp thụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP THỰC
PHẨM TP.HCM
Khoa: CNSH & KTMT
MÔN: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ THẢI VÀ
TIẾNG ỒN
ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP HẤP THỤ
GVHD: TRẦN ĐỨC THẢO
LỚP: 03DHMT2
NHÓM: 1
DANH SÁCH NHÓM
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
1 VÕ PHẠM THÙY DƯƠNG 2009120162
2 NGUYỄN THỊ HƯỚNG DƯƠNG 2009120154
3 ĐOÀN THỊ HUỲNH LIÊN 2009120004
4 CHÂU KIM PHỤNG 2009120132
5 NGUYỄN THỊ HỒNG OANH 2009120153
6 PHẠM CẨM TIÊN 2009120129
NỘI DUNG
VI. Ứng dụng
IV. Chất hấp thụ
III. Cơ chế quá trình
II. Phân loại
I. Khái niệm
V. Các loại TB hấp thụ
Hệ thống XLKT đơn giản
I. Khái Niệm
• Hấp thụ là quá trình trong đó một hỗn hợp
khí được cho tiếp xúc với chất lỏng nhằm
mục đích hòa tan chọn lọc một hay nhiều
cấu tử của hỗn hợp khí để tạo nên một dung
dịch các cấu tử trong chất lỏng.
II. PHÂN LOẠI
III. CƠ CHẾ QUÁ TRÌNH
Khuếch tán các phân tử chất ô
nhiễm thể khí trong khối khí thải đến
bề mặt của dung dịch hấp thụ
Thâm nhập và hòa tan chất khí vào bề
mặt của dung dịch hấp thụ
Khuếch tán chất khí đã hòa tan trên bề
mặt ngăn cách vào sâu trong lòng chất
lỏng hấp thụ
TRAO ĐỔI CHẤT VÀ LÝ THUYẾT LỚP BIÊN
Để trao đổi một lượng chất ô nhiễm từ
khí thải vào chất lỏng hấp thụ cần phải
trao đổi các phần tử qua vùng ranh giới
Cường độ trao đổi thực phụ thuộc cào
các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, nồng độ, độ
hòa tan
Nồng độ phân tử ở phía chất khí phụ
thuộc vào cả hai hiện tượng khuếch tán:
khuếch tán rối và khuếch tán phân tử
Phương trình trao đổi chất
• Đối với lớp biên khí:
• Đối với lớp biên chất lỏng:
NA= kG(pAG pAi)
NA = kL(CAi CAL)
IV. CHẤT HẤP THỤ (DUNG MÔI)
1. Điều kiện lựa chọn dung dịch hấp thụ:
Độ hoà tan chọn lọc
Độ bay hơi tương đối thấp
Tính ăn mòn của dung môi thấp
Chi phí thấp
Độ nhớt bé, khi đó trở lực của quá trình càng nhỏ,
tăng tốc độ hấp thụ và có lợi cho quá trình truyền
khối.
Các tính chất khác: Nhiệt dung riêng, nhiệt độ
đóng rắn, tạo tủa, độc hại
2. Chất hấp thụ phổ biến
Nước (H2O)
Dung dịch bazơ: KOH, NaOH, Na2CO3
K2CO3, Ca(OH)2, CaCO3
MonoEtanolAmin (OHCH2CH2NH2),
Dietanolamin(R2NH), trietanolamin (R3N)
- Dễ bay hơi nên thất thoát nhiều
- Ăn mòn hoá học
- Liên kết với CO2 rất bền nên khó phân
hủy để hoàn nguyên
3.Hiệu suất của quá trình hấp thụ
Phụ thuộc vào các yếu tố:
Tính chất và chất lượng của chất hấp thụ
Thành phần và tính chất của khí thải cần xử lí
Thời gian sử dụng chất hấp thụ trong thiết bị (chu kì
hấp thụ)
Lượng chất hấp thụ
Khả năng tiếp xúc giữa chất ô nhiễm và dung dịch
hấp thụ
Nhiệt độ, áp suất,
V. CÁC LOẠI THIẾT BỊ HẤP THỤ
Tháp Phun
Tháp Đệm
Tháp Mâm
A. Tháp Phun
a. Cấu Tạo
• Tháp có dạng hình trụ thẳng đứng, được sử
dụng trên nguyên tắc tạo ra sự tiếp xúc
giữa chất ô nhiễm và dòng nước phun.
Dung dịch hấp thụ được phung thành giọt
xuyên qua dòng khí bốc lên trong thể tích
rổng của thiết bị.
b. Nguyên Lý Hoạt Động
• Xem clip
c. Ưu Điểm
Thiết kế và vận hành đơn giản
Vận tốc khí trong tháp cao, làm tăng khả
năng hấp thụ
Đường kính tháp nhỏ, nên mật độ tưới nhỏ
(50 – 90 m3/m2) tiết kiệm dung tích hấp
thụ mà vẩn cho hiệu suất cao
Nhược Điểm
Thiết bị dể bị ăn mòn, đòi hỏi phải có lớp
phủ bảo vệ, làm tăng giá thành chế tạo
Cần phải có hệ thống tự đông điều chỉnh
lưu lượng dung dịch hấp thụ phun vào thiết
bị. Dung dịch phải được phun điề khắp tiết
diện tháp
B. THÁP ĐIỆM
a. Cấu Tạo
Một Số Tháp Đệm
Vật Liệu Đệm
• Có nhiều loại vật liệu như: than hoạt tính,
silicagel, zeolit, và các chất hấp phụ tự
nhiên khác Tùy vào từng loại khí thải mà
lựa chọn vật liệu hấp phụ.
b. Nguyên Lý Hoạt Động
Tháp đệm được dùng để lọc hơi khí độc có lẫn
rất ít bụi để tránh nghẹt lớp đệm. Tốc độ dòng
khí qua lớp đệm được cấu tạo sao cho tránh
hiện tượng sặc trong lớp đệm.
Trong thực tế, người ta thường kết hợp buồng
phun và tháp đệm để tiến hành lọc hơi khí độc.
Thiết bị loại này có một buồng phun ở phía
trên và một tháp đệm ở phía dưới. Khi thải đi
từ dưới lên qua tháp đệm và qua buồng phun,
sau đó được đưa qua một lớp vật liệu rỗng
khác để tách lại các hạt nước phun.
c. Ưu Nhược Điểm
Ưu Điểm:
• Hiệu quả xử lý cao
• Thiết kế vận hành đơn giản
• Giá thành phù hợp
Nhược điểm:
• Khó khăn trong việc rửa vật liệu đệm
• Hay gây tắc ngẽn vật liệu đệm do tích tụ cặn, làm
tăng trở lực quá trình hấp thụ
• Phân phối dung dịch hấp thụ phải điều khắp diện
tích tháp
C. THÁP MÂM
a. Cấu Tạo
• Tháp hình trụt hẳng đứng, trong có gắn
các mâm có cấu tạo khác nhau, trên đó
pha lỏng và pha khí được cho tiếp xúc với
nhau.
• Quá trình chung của cả tháp là sự tiếp xúc
pha nghịch dòng mặc dù trên mỗi mâm
hai pha khí vàl ỏng tiếp xúc giao dòng
b. Nguyên Lý Hoạt Động
• Xem clip
d. Các Loại Mâm
c. Ưu Nhược Điểm
Ưu Điểm:
• Có thể xử dụng cho cả quá trình
chưng cất lẩn hấp thụ
• Hiệu suất không thay đổi nhiều theo
lưu lương hơi
Nhược Điểm
• Khi vận tốc khí lớn có thể gây nên sự
lôi cuốn cơ học các giọt lỏng trong
dòng hơi từ mâm dưới lên mâm trên
làm giảm sự biến đổi nồng độ tạo nên
bởi quá trình truyền khối, làm giảm
hiệu suất. Ngoài ra còn tạo độ giảm áp
lớn cho pha khí làm tăng công suất máy
nén khí cho tháp.
VI. ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ KHÍ THẢI
1. XỬ LÝ SO2:
Hấp thụ bằng nước:
1. XỬ LÝ SO2:
Hấp thụ bằng nước:
Ưu điểm:
• Cấu tạo đơn giản
• Có thể thu hồi SO2 dùng cho các mục đích khác
(sản xuất axít H2SO4)
Nhược điểm:
• Cần lưu lượng nước lớn, thiết bị hấp thụ có thể
tích lớn
• Loại SO2 ra khỏi dung dịch thực hiện bằng cách
đun nóng nó đến 1000C, cần chi phí nhiệt lớn.
1. XỬ LÝ SO2
Hấp thụ bằng dung dịch sữa vôi:
1. XỬ LÝ SO2
Hấp thụ bằng dung dịch sữa vôi:
Ưu điểm: công nghệ đơn giản, chi phí thấp,
chất hấp thụ dễ tìm, làm sạch khí mà không
cần làm lạnh và tách bụi sơ bộ, có thể chế tạo
thiết bị bằng vật liệu thông thường
Nhược điểm: đóng cặn ở thiết bị do tạo thành
CaSO4 và CaSO3 gây tắc ngẽn đường ống và
ăn mòn thiết bị
1. XỬ LÝ SO2
Hấp thụ SO2 bằng amoniac:
1. XỬ LÝ SO2
Hấp thụ bởi oxit – magie hydroxit:
• MgO + SO2 = MgSO3
• MgO + H2O= Mg(OH)2
• MgSO3 + SO2 + H2O = Mg(HSO3)2
• Mg(OH)2 + Mg(HSO3)2 = 2MgSO3 + 2H2O
Tái sinh MgO: Thực hiện trong lò nung ở nhiệt độ
9000C với xúc tác là than cốc.
Ưu điểm:
• Có thể xử lý khí nóng không cần làm nguội sơ bộ
• Thu được sản phẩm tận dụng sản xuất axit sunfuric.
• MgO sẵn có, rẻ tiền, hiệu quả xử lý cao.
1. XỬ LÝ SO2Hấp thụ bởi ZnO:
• SO2 +ZnO + 2,5H2O = ZnSO3.2,5H2O
• Khi nồng độ SO2 lớn:
SO2 +ZnO + 2,5H2O = Zn(HSO3)2
• Kẽm sunfit tạo thành không tan trong nước được tách
ra bằng xiclon nước và sấy khô.
• Tái sinh ZnO: Nung sunfit ở nhiệt độ 3500C.
ZnSO3.2,5H2O = ZnO + SO2 + 2,5H2O
• Ưu điểm: Có khả năng xử lý ở nhiệt độ cao (200-
2500C)
• Nhược điểm: Có thể hình thành ZnSO4 , làm cho
việc tái sinh ZnO bất lợi
2. Xử lý NOx
Hấp thụ bằng nước:
• Khi hấp thụ NO2 bằng nước một phần axit nitric
được sinh ra ở pha khí:
3NO2 + H2O = 2HNO3 + NO
• Để xử lý NOx có thể sử dụng dung dịch oxi già
loãng.
• Quá trình hấp thụ NOX thành HNO3 tăng theo độ
tăng nồng độ axit và áp suất riêng phần của NOX
• Để thúc đẩy quá trình có thể dùng chất xúc tác,
hiệu quả xử lý đạt 97%.
2. Xử lý NOx
• Hấp thụ bằng kiềm và huyền phù:
3NO2 + Na2CO3 = NaNO3 + NaNO2+ CO2 + Q
• Phương trình phản ứng cho quá trình hấp thụ N2O3
bằng dung dịch kiềm và huyền phù:
• M2(CO3)m + N2O3= M(NO2)m+ CO2
• M(HCO3)m + N2O3 = M(NO2)m+ CO2 +H2O
• M(OH)m + N2O3 = M(NO2)m +H2O
3. Xử lý Halogen và các hợp chất của chúng
3.1. Xử lý các hợp chất chứa Flo:
Hấp thụ bằng nước:
• HF và SiF4 tan nhiều trong nước
• Thu được H2SiF6 10 – 22% dùng sản xuất
SiO2, CaF2, AlF, NaF, Na3AlF6
• Hiệu quả xử lý 90 – 95%
3.1. Xử lý các hợp chất chứa Flo:
Hấp thụ bằng dung dịch muối amoni:
Các phản ứng xảy ra:
• HF + (NH4)2CO3 = 2NH4F + CO2 + H2O
• HF + NH4HCO3 = NH4F+ CO2 + H2O
• HF + NH3 = NH4F
• 2SiF4+ 2NaF = Na2SiF6
NH4F được xử lý như sau:
• 2 NH4F + Na2CO3 = (NH4)2CO3 + NaF
• (NH4)2CO3 + H2O = 2NH4OH + CO2
• NH4OH = H2O + NH3
NaF là chất rắn được tách ra bằng lắng, lọc.
3.1. Xử lý các hợp chất chứa Flo:
Hấp thụ bằng dung dịch K2CO3
Phản ứng hấp thụ:
HF +K2CO3 = 2KF + CO2 + H2O
Phản ứng phục hồi chất hấp thụ:
2KF + Na2CO3 = 2NaF + K2CO3
3.2. Hấp thụ phân tử F2
Phản ứng hấp phụ:
• F2 + 2NaOH = 0,5O2 + 2NaF + H2O
Thời gian tiếp xúc giữ khoảng 1 phút tránh tạo
ra F2O
NaF ít tan trong dung dịch kiềm. Xử lý NaF
trước khi đưa ra khỏi hệ thống:
• 2NaF + CaO + H2O = CaF2 + NaOH
3.3 Xử lý Clo và hydro clorua
Hấp thụ clo với các dung dịch kiềm:
• Cl2 + 2NaOH = NaOCl +NaCl + H2O
• 2Ca(OH)2 + 2Cl2 = CaCl2 + Ca(OCl)2 + H2O
• Na2CO3 +Cl2 + H2O = NaCl + NaOCl + CO2 + H2O
• Dung dịch NaOH được dùng với hàm lượng 100 – 150g/l
• Huyền phù Ca(OH)2 100 – 110g/l
Hấp thụ clorua hydro bằng dung dịch kiềm và nước:
• Sử dụng NaOH, Ca(OH)2 hoặc Na2CO3 để hấp thụ HCl.
• Nhược điểm khi dùng nước hấp thụ bằng nước tạo sương
mù các giọt axit lỏng, hiệu quả thu hồi không cao.
3.4. Xử lý Brom và các hợp chất của nó:
Hấp thụ bằng dung dịch kiềm:
• OH- + Br2 = Br- + BrO- + H2O
• CO32- + Br2 +H2O= Br- + BrO- + 2HCO3-
• 2HCO3- + Br2 = BrO- + H2O + 2CO2
Hấp thụ FeBr2
• 2FeBr2 + Br2 = 2FeBr3
Hấp thụ bằng SO2
• Br2 + SO2 + 2H2O = 2HBr + H2SO4
4. Xử lý COx
Hấp thụ bằng [Cu(NH3)m(H2O)n]+
• [Cu(NH3)m(H2O)n]+ + xNH3 + yCO
=[Cu(NH3)m(CO)y(H2O)n]+ + Q
Thường tồn tại ở dạng hóa trị 1, dung dịch có tính kiềm yếu
nên đồng thời hấp thụ CO2
• 2NH4OH + CO2 = (NH4)2CO3 + H2O
• (NH4)2CO3 + CO2 + H2O = 2NH4HCO3
Rửa Nitơ lỏng:
Đây là quá trình hấp thụ vật lý. Quá trình ứng dụng trong
công nghiệp nitơ.
4. Xử lý COx
Hấp thụ bằng dung dịch clorua đồng, nhôm:
Ứng dụng khi trong khí thải có O2 và lượng lớn
CO2
Quá trình thấp thụ:
• CuCl2+ AlCl3 + 2C6H5CH3 = (CuAlCl4)(C6H5CH3)
• (CuAlCl4)(C6H5CH3) + 2CO = (CuAlCl4).2CO +
2C6H5CH3
• Hơi nước trong khí thải có thể phá hủy phức sinh ra
HCl
• 2CuAlCl4 + H2O = 2HCl + CuCl + CuAlCl4.AlOCl
Cần sấy khô khí trước khi xử lý
VII. HỆ THỐNG XỬ LÍ KHÍ THẢI ĐƠN
GIẢN (KHÍ THẢI LÒ HƠI)
Đặc điểm khí thải lò hơi:
Lò hơi là nguồn cung cấp nhiệt cho các
thiết bị công nghệ qua môi chất dẫn nhiệt
là hơi nước cao áp.
Lò hơi có thể được cấp nhiệt từ nhiều
nguồn khác nhau, hiện nay người ta thường
dùng ba loại nhiên liệu đốt lò chính là gỗ
củi, than đá hoặc dầu F.O.
Đặc điểm khí thải lò hơi
• CO2, CO,
N2, oxi dư,
tro bụi
Đốt củi
• khói, tro bụi,
CO2, CO,
SO2 , SO3 và
NOx
Đốt than
đá
• CO2, CO,
NOx, SO2,
SO3, hơi
nước và hạt
troĐốt dầu
F.O
Sơ đồ công nghệ xử lí khí thải lò hơi