Công nghiệp hóa - hiện dại hóa nền kinh tế quốc dân được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ là quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Đề 4: Anh A và chị B kết hôn năm 1996 trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, có đăng kí kết hôn và sinh sống tại phường T quận Y thành phố Hà Nội. Sau một thời gian chung sống anh chị phát sinh mâu thuẫn. Tháng 4/2005, anh A khởi kiện ra Tòa án yêu cầu xin ly hôn và giải quyết tranh chấp về tài sản chung giữa vợ chồng. Về tài sản chung, vợ chồng anh A và chị B có một mảnh đất diện tích 100m2 tại quận N thành phố Hà Nội và vợ chồng có vay của chị D 150 triệu. 1. Xác định tư cách của các đương sự trong vụ án trên. 2. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên và giải thích rõ tại sao?

doc4 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nghiệp hóa - hiện dại hóa nền kinh tế quốc dân được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ là quá độ lên chủ nghĩa xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 4: Anh A và chị B kết hôn năm 1996 trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, có đăng kí kết hôn và sinh sống tại phường T quận Y thành phố Hà Nội. Sau một thời gian chung sống anh chị phát sinh mâu thuẫn. Tháng 4/2005, anh A khởi kiện ra Tòa án yêu cầu xin ly hôn và giải quyết tranh chấp về tài sản chung giữa vợ chồng. Về tài sản chung, vợ chồng anh A và chị B có một mảnh đất diện tích 100m2 tại quận N thành phố Hà Nội và vợ chồng có vay của chị D 150 triệu. 1. Xác định tư cách của các đương sự trong vụ án trên. 2. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên và giải thích rõ tại sao? Bài làm 1. Xác định tư cách của các đương sự trong vụ án trên Theo khoản 1 Điều 56 thì “ Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”. |Trong trường hợp này có 3 chủ thể là cá nhân liên quan bao gồm anh A, chị B và chị D. Để xác định tư cách của các đương sự thì cần xác định họ là nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo khoản 2 Điều 56 BLTTDS thì: “Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện,... yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.” Trong tình huống trên, Anh A là người khởi kiện ra Tòa án yêu cầu xin ly hôn và giải quyết tranh chấp về tài sản chung giữa vợ chồng nên trong vụ án dân sự này thì anh A chính là nguyên đơn trong vụ án dân sự căn cứ theo khoản 2 Điều 56 BLTTDS. Bị đơn trong vụ án dân sự được quy định tại khoản 3 Điều 56 BLTTDS thì:” Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện ....”. Vậy trong tình huống trên, chị B chính là vợ hợp pháp của anh A, là người mà anh A yêu cầu xin ly hôn và giải quyết tranh chấp về tài sản chung, nói cách khác chị B chính là người bị khởi kiện, chính vì thế trong trường hợp này, chị B là bị đơn trong vụ án dân sự trên. Anh A và chị B trong thời kì hôn nhân có vay của chị D 150 triệu. Mặc dù chị không phải là người khời kiện hay bị kiện, song chị có tài sản là 150 triệu cho A và B vay. Vì vậy, để chứng minh khoản tiền đó là chị cho họ vay trong thời kì hôn nhân và với mong muốn khoản vay đó sẽ được anh A và chị B đảm bảo trả thì chị D sẽ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án căn cứ theo khoản 4 Điều 56 BLTTDS “ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.” Ngoài ra nếu trong trường hợp vụ án dân sự nêu trên mà việc anh A và chị B đã được giải quyết mà khoản nợ cho chị D vẫn chưa được thanh tóan vầ chị D quyết đinh khởi kiện ra tòa. Lúc đó vẫn căn cứ theo điều 56 của BLTTDS , chị D sẽ trở thành nguyên đơn và vợ chồng anh A, chị B hoặc 1 trong 2 người (trường hợp tầo quyết đinh ai là người có nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận hoặc những lý do khác) sẽ trở thành bị đơn. 2. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên và giải thích rõ tại sao? Tháng 4/2005, anh A khởi kiện ra Tòa án yêu cầu xin ly hôn và giải quyết tranh chấp về tài sản chung giữa vợ chồng. Căn cứ theo Điều 1 BLTTDS thì vụ việc dân sự được chia thành vụ án dân sự và việc dân sự. Đối với những việc có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được gọi là vụ án dân sự, còn đối với những việc không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được dọi là việc dân sự. Vì thế trong trường hợp của anh A sẽ là vụ án dân sự vì nó bao gồm việc đơn phương yêu cầu ly hôn và giải quyết tranh chấp về tài sản chung vợ chồng. Vì thế, trong tình huông này, để giải quyết cho những tranh chấp của anh A sẽ căn cứ vào khoản 1 Điều 27 BLTTDS quy định về Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: “1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”. Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 33 BLTTDS thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây “a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này”. Vậy vụ án của anh A sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã. Thêm vào đó, theo quy định về thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ quy định tại Điều 35 BLTTDS, vụ án trên sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân theo lãnh thổ, trong trường hợp trên vẫn sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân quận H vì anh A và chị B “sinh sống tại phường T quận Y thành phố Hà Nội” và mặc dù mảnh đất của anh chị nằm tại quận N, nhưng trong vụ án Ly hôn nó được coi là tài sản của hai vợ chồng vì vậy yếu tố gắn với lãnh thổ của mảnh đất sẽ không đươc đưa ra trong nọi bộ bản án ly hôn, một phần để tránh những yếu tố phát sinh làm chậm quá trình tiến hành ly hôn. Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 34 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì “Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 33 của Bộ luật này mà Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết” thì khi ấy, vụ việc của anh A sẽ lại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nếu như Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định lấy vụ việc của anh A lên để giải quyết. Trong trường hợp trên, anh A và chị B có tài sản chung là một mảnh đất diện tích 100m2 tại quận N thành phố Hà Nội và vợ chồng có vay của chị D 150 triệu thì việc giải quyết tranh chấp giữa hai anh chị vẫn sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân quận Y hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Khẳng định như vậy vì như đã nói ở trên, mặc dù có quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bất động sản phải là tòa án nơi có bất động sản đang tranh chấp đó (theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 BLTTDS). Nhưng đây cũng là tài sản chung vợ chồng anh A và chị B nên sẽ được coi đây là tranh chấp tài sản khi ly hôn vì vậy nó vẫn sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận Y hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Trên thực tế, nếu tranh chấp về bất động sản là tài sản chung khi ly hôn mà có nhiều vướng mắc thì Tòa án thông thường sẽ tư vấn cho các bên sẽ hoàn thiện vấn đề ly hôn – chấm dứt hôn nhân và giải quyết tranh chấp về bất động sản sẽ khởi kiện ra một tòa án khác để giải quyết riêng. Điều này giúp cho việc giải quyết vấn đề ly hôn nhanh chóng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình luật tố tụng dân sự - Đại học Luật Hà Nôi 2. Bộ luật tố tụng dân sự 2005