Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới phía bắc với diện tích đất liền trên 6100
km2, trong đó hơn 80% diện tích là đồi núi. Địa hình của tỉnh rất đa dạng và phức tạp
gồm vùng núi và biên giới, vùng trung du và đồng bằng ven biển, vùng biển và hải
đảo; đất sản xuất nông nghiệp ít, diện tích nhỏ, lẻ, manh mún. Quảng Ninh có 132,8
km đường biên giới với Trung Quốc, có 250 Km đường biển; có 14 đơn vị hành chính,
gồm 04 thành phố, 02 thị xã và 08 huyện. Dân số toàn tỉnh năm 2018 trên 1,3 triệu
người với 22 thành phần dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 12,52% dân số toàn
tỉnh, cư trú trên hơn 85% diện tích của tỉnh và có vị trí trọng yếu về quốc phòng an
ninh, biên giới quốc gia. Khu vực nông thôn chiếm 47% dân số, quản lý sử dụng 76%
diện tích đất và biển; 43% lao động nông thôn sống rải rác tại vùng núi, hải đảo, biên
giới. Từ đặc điểm về địa hình đa dạng, phức tạp, Quảng Ninh rất khó khăn trong việc
xây dựng hạ tầng vùng sản xuất nông, lâm nghiệp với quy mô lớn; tuy nhiên lại có
nhiều điều kiện thận lợi về tiềm năng sản xuất ngư nghiệp, đa dạng hóa giống cây
trồng vật nuôi tạo nhiều sản phẩm, sản vật riêng có của tỉnh để phát triển Chương
trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (Chương trình OCOP).
5 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu - những vấn đề đặt ra và giải pháp thực hiện của tỉnh Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
142
UBND TỈNH QUẢNG NINH
CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, NÔNG
THÔN MỚI KIỂU MẪU - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN CỦA TỈNH QUẢNG NINH
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới phía bắc với diện tích đất liền trên 6100
km2, trong đó hơn 80% diện tích là đồi núi. Địa hình của tỉnh rất đa dạng và phức tạp
gồm vùng núi và biên giới, vùng trung du và đồng bằng ven biển, vùng biển và hải
đảo; đất sản xuất nông nghiệp ít, diện tích nhỏ, lẻ, manh mún. Quảng Ninh có 132,8
km đường biên giới với Trung Quốc, có 250 Km đường biển; có 14 đơn vị hành chính,
gồm 04 thành phố, 02 thị xã và 08 huyện. Dân số toàn tỉnh năm 2018 trên 1,3 triệu
người với 22 thành phần dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 12,52% dân số toàn
tỉnh, cư trú trên hơn 85% diện tích của tỉnh và có vị trí trọng yếu về quốc phòng an
ninh, biên giới quốc gia. Khu vực nông thôn chiếm 47% dân số, quản lý sử dụng 76%
diện tích đất và biển; 43% lao động nông thôn sống rải rác tại vùng núi, hải đảo, biên
giới. Từ đặc điểm về địa hình đa dạng, phức tạp, Quảng Ninh rất khó khăn trong việc
xây dựng hạ tầng vùng sản xuất nông, lâm nghiệp với quy mô lớn; tuy nhiên lại có
nhiều điều kiện thận lợi về tiềm năng sản xuất ngư nghiệp, đa dạng hóa giống cây
trồng vật nuôi tạo nhiều sản phẩm, sản vật riêng có của tỉnh để phát triển Chương
trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (Chương trình OCOP).
1. Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Quảng Ninh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại
111/186 xã, phường, thị trấn trên địa bàn 13/14 huyện, thị xã, thành phố cũng manh
tích đa dạng tại các xã vùng núi và biên giới, vùng trung du và đồng bằng ven biển,
vùng biển và hải đảo. Trong giai đoạn 1 (2011-2015), tỉnh Quảng Ninh thực hiện
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trong nhóm các tỉnh miền núi, trung du
phía Bắc, trong giai đoạn 2 (2016-2020) Quảng Ninh chuyển sang nhóm các tỉnh thuộc
vùng Đồng bằng sông Hồng. Hiện tỉnh đang triển khai đồng bộ thực hiện xây dựng
nông thôn mới gắn với thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vừng, trong đó
tỉnh đã phê duyệt Đề án “Nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện ĐBKK,
hoàn thành mục tiêu chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020”; xây dựng nông thôn
mới gắn với thực hiện Chương trình OCOP với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp;
thực hiện xây dựng xã nông thôn nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu.
1.1. Công tác chỉ đạo: (1)Thành lập BCĐ xây dựng nông thôn mới do đồng chí
Bí thư cấp ủy làm Trưởng ban Chỉ đạo. Cơ quan giúp việc cho BCĐ được thành lập từ
tỉnh đến cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương (cấp tỉnh thành lập
Ban Xây dựng nông thôn mới chuyên trách tương đương cấp sở). Phân công nhiệm vụ
cụ thể cho các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và thành viên BCĐ tỉnh phụ
trách các địa phương để hỗ trợ cơ sở chỉ đạo tổ chức thực hiện. (2) Ban hành một số
chính sách riêng của tỉnh, tạo hành lang pháp lý cho chương trình hoạt động hiệu quả
(chính sách hỗ trợ đầu tư các công trình kỹ thuật nông thôn; chính sách hỗ trợ lãi suất
đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, chính sách hỗ trợ phát
triển sản xuất, phát triển ngành nghề, đổi mới tình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn).
(3) Phân cấp cho địa phương về quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách để tạo sự chủ
động cho cơ sở. Ưu tiên nguồn lực tập trung cho phát triển sản xuất nâng cao thu nhập
143
của người dân theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn; đẩy mạnh ứng
dụng khoa học công nghệ vào sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; xây
dựng thương hiệu cho các sản phẩm lợi thế của tỉnh (sản phẩm OCOP); quy hoạch các
vùng sản xuất tập trung; khuyến khích kêu gọi và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn. (4) Phân công các Sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội
theo dõi từng tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ, giúp đỡ các xã chưa
đạt chuẩn nông thôn mới và đánh giá kết quả thực hiện hàng tháng.
1.2. Kết quả thực hiện đến tháng 6/2019:
(1) Có 03/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng
nông thôn mới là thị xã Đông Triều, huyện đảo Cô tô, thành phố Cẩm Phả, đạt 27,2%;
đang trình Trung ương thẩm định xét, công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông
thôn mới đối với 02 đơn vị (TP Uông Bí và Móng Cái).
(2) Có 72/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 64,8%; có 206/879 thôn đạt
chuẩn nông thôn thôn mới, bằng 23,4%; có 1.526 vườn đạt chuẩn nông thôn mới. (3)
Bình quân các xã đạt 17,3 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (tăng 12,42 tiêu chí so với
năm 2010); không còn xã đạt dưới 9 tiêu chí.
(4) Thu nhập của người dân khu vực nông thôn năm 2018 đạt 38,5 triệu
đồng/người/năm (tăng 27,52 triệu đồng so với năm 2010); tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn
tỉnh là 1,28% (giảm 6,4% so với năm 2010).
(5) Thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Quảng Ninh hiện có 148 doanh nghiệp,
HTX và hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP (tăng trên 100 doanh nghiệp và
HTX so với năm 2014); có 402 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP (tăng 354 sản
phẩm so với năm 2014), trong đó có 138 sản phẩm đạt sao (07 sản phẩm 5 sao, 56 sản
phẩm 4 sao và 75 sản phẩm 3 sao); thực hiện dán tem điện tử truy suất nguồn gốc cho
trên 90% các sản phẩm OCOP.
(6) Kết quả huy động nguồn lực thực hiện Chương trình giai đoạn 2010-2019:
Tổng nguồn lực 166.068 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương 207,4 tỷ đồng; ngân
sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) 6.539,9 tỷ đồng; vốn lồng ghép 5.508,6 tỷ đồng; vốn
tín dụng 109.875,3 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp 27.602,3 tỷ đồng; vốn cộng đồng dân
cư và vốn khác 16.335 tỷ đồng.
2. Quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu
Nhận thức tầm quan trọng về xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới
kiểu mẫu, đó là chính là bước nâng cao sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM và
hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân và
cộng đồng người dân vùng nông thôn; ngay từ năm 2017, trên cơ sở kết quả triển khai
thực hiện Chương trình giai đoạn 2011-2016 và tham khảo, học tập tại một số tỉnh,
Quảng Ninh đã ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu, khu dân cư (thôn)
nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu nông thôn mới; chủ động xây dựng cơ chế hỗ trợ
đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ lãi suất vốn vay tín dụng để thực hiện
Chương trình; lựa chọn 03 xã tại thị xã Đông Triều để chỉ đạo điểm xây dựng xã nông
thôn mới kiểu mẫu.
Từ năm 2018, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Quảng Ninh thực hiện xây
dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu theo theo Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày
144
05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ; ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao
phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh; sửa đổi, bổ sung Bộ tiêu chí thôn đạt chuẩn
nông thôn mới, vườn đạt chuẩn nông thôn mới để tổ chức triển khai thực hiện.
Kết quả sau hơn 02 năm thực hiện, việc triển khai đồng bộ các giải pháp đã tạo
được sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; người
dân nhận thức được vai trò chủ thể, tự giác tham gia xây dựng nông thôn mới nâng
cao, nông thôn mới kiểu mẫu bằng nhiều việc làm cụ thể như: tập trung phát triển kinh
tế; chỉnh trang vườn nhà, cảnh quan môi trường thôn xóm, đảm bảo an ninh trật tự....
Các công trình hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng hoàn thiện theo quy chuẩn; vệ
sinh môi trường nông thôn có những chuyển biến tích cực; trật tự an toàn xã hội được
giữ vững. Công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn
được đẩy mạnh; Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm được phát triển mạnh
mẽ; kinh tế hộ có bước phát triển, thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng
lên, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể; tỷ lệ hộ nghèo
đã chiều giảm từ 3,54% (năm 2016) xuống còn 1,28% (năm 2018). Diện mạo nông
thôn, cảnh quan môi trường có nhiều khởi sắc; phong trào xây dựng nông thôn mới
nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ngày càng đi vào cuộc sống, cổ vũ động viên nhân
dân hưởng ứng thực hiện. Tinh thần nhân dân phấn khởi, củng cố được lòng tin đối với
Đảng, Nhà nước vào sự quan tâm đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Kết quả cụ thể, Quảng Ninh đã có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (kế
hoạch hết năm 2019 có 19 xã đạt chuẩn); có 206 thôn đạt chuẩn nông thôn mới (kế
hoạch hết năm 2019 có 440 thôn đạt chuẩn), có 1.526 vườn đạt chuẩn nông thôn mới
(kế hoạch hết năm 2019 có 5.000 vườn đạt chuẩn) và Kế hoạch năm 2019 có 01 xã đạt
chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay Quảng Ninh còn gặp những khó
khăn, hạn chế, như: Trong tổng số 111 xã thực hiện Chương trình có 92 xã thuộc vùng
miền núi, bãi ngang và hải đảo, có tổng số 208 thôn đặc biệt khó khăn và có 16 xã biên
giới, 06 xã bãi ngang hải đảo và ven biển; tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao,
nông thôn mới kiểu mẫu ở các xã miền núi, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc đạt thấp; chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực
nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
gây khó khăn cho việc kêu gọi đầu tư và hỗ trợ thực hiện xây dựng nông thôn mới
nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
3. Những vấn đề đặt ra trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn
mới kiểu mẫu
1. Vừa thực hiện nâng chất tiêu chí các xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 1
(tiêu chí đạt chuẩn thấp hơn của giai đoạn 2) vừa xây dựng nông thôn mới nâng cao,
nông thôn mới kiểu mẫu.
2. Trong thời gian đầu thực hiện, Quảng Ninh cũng như các địa phương khác
trong cả nước vừa làm vừa rút kinh nghiệm, học hỏi tỉnh bạn dẫn đến ban hành bộ tiêu
chí chưa sát thực tế, cách thức thực hiện còn nhiều vấn đề bất cập do vậy chưa phát
huy được đặc điểm, thế mạnh, ưu thế vùng miền riêng có của từng địa phương.
3. Triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp chưa đạt kết quả
như mong muốn, sản xuất nông nghiệp cơ bản vẫn mang tính nhỏ lẻ, manh mún; hợp
tác xã hoạt động có hiệu quả còn ít; ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn rất mờ nhạt.
145
4. Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới có sự chênh lệch cao giữa
các vùng, miền; kết quả xã đạt chuẩn nông thôn mới tại các xã miền núi đạt tỷ lệ thấp
hơn rất nhiều so với các xã đồng bằng và xã thuộc khu vực I.
5. Nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho Chương trình xây dựng nông thôn
mới còn hạn hẹp; việc huy động sức dân chưa được nhiều, vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ
lại vào sự đầu tư của Nhà nước, nhất là tại các xã vùng núi, vùng đồng bào dân tộc.
4. Giải pháp thực hiện
Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu
mẫu trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh xác định rõ một số giải pháp cần tập trung
chỉ đạo và tổ chức thực hiện, cụ thể như sau:
Một là, cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường sự lãnh chỉ đạo, huy động cả hệ
thống chính trị vào cuộc. Thực hiện Chương trình kiên trì, quyết liệt, làm đến đâu chắc
đến đó. Các ngành, địa phương phải vào cuộc một cách quyết liệt, đồng bộ, trên cơ sở
các tiêu chí được phân công phụ trách, các ngành có kế hoạch, giải pháp cụ thể để chỉ
đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện; gắn trách nhiệm hoàn thành các tiêu chí
nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu được phân công với nhiệm vụ của
ngành và công tác thi đua hàng năm.
Hai là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động tạo sự
đồng thuận cao trong toàn xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới gắn với Cuộc vận
động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; đẩy mạnh phong
trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; không ngừng nâng cao
nhận thức trong cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân, làm nền tảng để xây dựng
thành công nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Ba là, chú trọng đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển sản phẩm thông qua
Chương trình OCOP để nâng cao thu nhập và mức sống của người dân, góp phần giảm
nghèo bền vững. Triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ của
Nhà nước, huy động tối đa các nguồn lực để tạo khâu đột phá trong xây dựng nông
thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Bốn là, xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH quan trọng, đồng bộ cho nông nghiệp,
nông thôn, đặc biệt là giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa; đẩy mạnh ứng dụng
khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề
cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm, đẩy mạnh phát triển sản xuất, giảm nghèo
nhanh, bền vững. Phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân, lấy phục vụ lợi ích cho
cư dân nông thôn làm động lực trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn
mới kiểu mẫu.
Năm là, tập trung cải thiện, chỉnh trang cảnh quan môi trường nông thôn, cải
thiện môi trường sống, môi trường sản xuất với phương châm “sạch nhà, sạch ngõ,
sạch đồng” để đảm bảo cho khu vực nông thôn thực sự là nơi “đáng sống” và là nơi
“muốn sống” của nhân dân.
Sáu là, rà soát, điều chỉnh bổ sung hoàn thiện các bộ tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng
nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu cho sát hợp. Xây dựng nông thôn
mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu thực chất, bền vững trên cơ sở đánh giá đúng
thực trạng, tiềm năng, lợi thế của từng xã, từng vùng để xác định cụ thể các nội dung,
nhiệm vụ và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung chỉ đạo kiên trì, thực hiện
hoàn thành từng nhiệm vụ, tiêu chí theo phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”.
146
Bảy là, xây dựng và ban hành cơ chế đủ mạnh để thu hút đầu tư và huy động
nguồn lực của doanh nghiệp, nhân dân vào lĩnh vực nông nghiệp; thực hiện tốt việc
lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án, sự đóng góp của các HTX, doanh
nghiệp đóng trên địa bàn để tạo ra nguồn lực tổng hợp, đặc biệt tích cực huy động
nguồn lực trong nhân dân để xây dựng thôn đạt chuẩn nông thôn mới, vườn đạt chuẩn
nông thôn mới, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội cùng chung tay xây
dựng nông thôn mới.
Tám là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn; chs trọng công tác sơ
kết, tổng kết và đổi đổi mới công tác thi đua - khen thưởng trong thực hiện phong trào
“Chung sức xây dựng nông thôn mới” để tạo động lực cho các xã, thôn và các hộ gia đình
trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu./.