Công tác chính trị - Tư tưởng của đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 1950 đến năm 1954

Yêu nước là một trong những truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam. Từ bao đời nay, mỗi khi dân tộc bị lâm nguy, truyền thống đó đã tạo thành sức mạnh to lớn nhấn chìm tất cả bè lũ cướp nước và bán nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống yêu nuớc, đoàn kết dân tộc, trên dưới đồng lòng, quyết chiến, quyết thắng, vượt qua gian khổ, sáng tạo tất cả tạo thành nhân tố tinh thần và càng được nâng lên một tầm cao mới. Nhờ những nhân tố tạo thành sức mạnh to lớn đó, nhân dân và quân đội nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm nên chiến thắng oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của quân đội thực dân Pháp, can thiệp Mỹ, buộc chính phủ Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, lập lại hoà bình Đông Dương, giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có công tác chính trị - tư tưởng đối với lực lượng vũ trang nhân dân.

doc27 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2003 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác chính trị - Tư tưởng của đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 1950 đến năm 1954, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TỪ NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1954 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Yêu nước là một trong những truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam. Từ bao đời nay, mỗi khi dân tộc bị lâm nguy, truyền thống đó đã tạo thành sức mạnh to lớn nhấn chìm tất cả bè lũ cướp nước và bán nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống yêu nuớc, đoàn kết dân tộc, trên dưới đồng lòng, quyết chiến, quyết thắng, vượt qua gian khổ, sáng tạo… tất cả tạo thành nhân tố tinh thần và càng được nâng lên một tầm cao mới. Nhờ những nhân tố tạo thành sức mạnh to lớn đó, nhân dân và quân đội nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm nên chiến thắng oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của quân đội thực dân Pháp, can thiệp Mỹ, buộc chính phủ Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, lập lại hoà bình Đông Dương, giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có công tác chính trị - tư tưởng đối với lực lượng vũ trang nhân dân. Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng chính trị - tư tưởng là mặt trận đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Hồ Chủ tịch cũng cho rằng lãnh đạo chính trị - tư tưởng là quan trọng nhất trong các hoạt động lãnh đạo của Đảng. Dân tộc ta, đặc biệt đối với lực lượng vũ trang nhân dân, luôn phải tỉnh táo, phải kiên quyết, tạm bại không nản, thắng to không kiêu, không chủ quan, không khinh địch. Chính vì thế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thường xuyên coi trọng lãnh đạo công tác chính trị - tư tưởng đối với toàn quân và dân nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Công tác chính trị - tư tưởng trong quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận của công tác chính trị – tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, một lĩnh vực cơ bản công tác Đảng, công tác chính trị, công tác tư tưởng trong lực lượng vũ trang nhân dân; là công tác tác động tới con người, trực tiếp bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, chính trị, văn hoá, tư tưởng, đạo đức cách mạng, phát triển đời sống tinh thần của lực lượng vũ trang phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng và quân đội; là công tác đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng, chống mọi âm mưu thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch; là công tác vận động cách mạng của Đảng đối với quần chúng chiến sĩ trong quân đội. Công tác ấy đem mục đích và tính chất của chiến tranh, đem đường lối và chính sách của Đảng và Chính phủ mà giáo dục cho quân đội, củng cố sự đoàn kết đối nội và đối ngoại của quân đội, bảo đảm cho quân đội thực hiện được công cuộc chiến thắng quân địch, thực hiện được mục đích chính trị của chiến tranh. Trong quân đội, lãnh đạo tư tưởng là trọng tâm của công tác lãnh đạo chính trị, mà lãnh đạo chính trị là một vấn đề căn bản trong cuộc đấu tranh cách mạng giữa ta và địch, làm gốc cho mọi vấn đề khác, cho tất cả các mặt khác, các ngành khác của hoạt động quân sự. Công tác chính trị - tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và trong sự nghiệp xây dựng, chiến đấu của quân đội. Sau năm 1949, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đã vượt qua được những thử thách khó khăn nhất và từ năm 1950, bắt đầu chuyển sang giai đoạn phản công và tiến công địch liên tục. Đó là sự nỗ lực rất lớn của quân và dân ta. Trong khi thực lực của ta, đặc biệt là thực lực về kinh tế, quân sự chưa đủ mạnh so với Pháp, thì dân tộc ta, nhất là lực lượng vũ trang nhân dân cần phải phát huy yếu tố tinh thần để đè bẹp ý chí xâm lược của thực dân Pháp. Vì vậy, từ năm 1950 đến năm 1954, Đảng ta đã không ngừng đẩy mạnh công tác chính trị – tư tưởng đối với lực lượng vũ trang nhân dân. Nhờ đó đã tạo nên tinh thần quyết chiến quyết thắng, vượt qua mọi khó khăn thử thách, tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân đội ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, giành những thắng lợi to lớn trong chiến dịch Biên Giới, Tây Bắc,... đỉnh cao là trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Do đó, việc nghiên cứu về công tác chính trị - tư tưởng của Đảng trong quân đội từ năm 1950 đến năm 1954 có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Từ đó, chúng tôi quyết định chọn vấn đề Công tác chính trị – tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 1950 đến năm 1954 làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Một số vấn đề cơ bản về công tác chính trị - tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các văn kiện, nghị quyết của Đảng đề cập. Bên cạnh đó, còn có một số tác phẩm trích dẫn các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đó có đề cập công tác chính trị – tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 1950 đến năm 1954. Ngoài ra, còn có một số bài viết, hồi ký của các nhà quân sự, nhà nghiên cứu có đề cập đến công tác chính trị – tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 1950 đến năm 1954. Tuy nhiên, chưa có một tác phẩm nào nghiên cứu toàn diện, đầy đủ về công tác chính trị - tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn này, mà chỉ đề cập đến một nội dung nào đó của công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về công tác chính trị - tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 1950 đâen năm 1954 là một đòi hỏi khách quan, khoa học trong việc nghiên cứu lịch sử Đảng ta. 3. NGUỒN TƯ LIỆU Khi tiếp cận đề tài này, chúng tôi gặp không ít khó khăn về nguồn tư liệu. Có một số tư liệu viết về giai đoạn lịch sử từ năm 1950 đến năm 1953 và rất nhiều nguồn tư liệu viết về chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, nhưng nguồn tư liệu đề cập trực tiếp đến công tác chính trị - tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 1950 đến năm 1954, nhìn chung, là hết sức tản mạn, vì vậy, chúng tôi trước hết phải tập hợp, hệ thống hoá tư liệu và trước khi sử dụng phải đối chiếu, so sánh, giám định tư liệu để kiểm tra độ tin cậy của thông tin. Cơ sở tư liệu mà chúng tôi sử dụng để giải quyết vấn đề này là: - Nguồn tài liệu thành văn: + Các văn kiện của Đảng + Các tác phẩm của C. Mác, Ph. Enghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội… + Các sách, các luận văn, các bài hát, các bài viết đăng trên các báo, các tạp chí có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài. + Hồi ký của các tướng lĩnh + Nguồn tài liệu ảnh, phim điện ảnh + Nguồn tài liệu vật thật 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng phương pháp lịch sử, từ việc sưu tầm các tư liệu thành văn còn lưu trữ tại các kho lưu trữ, các thư viện từ trung ương đến địa phương đến việc thăm các bảo tàng để nghiên cứu nguồn tư liệu ảnh, phim điện ảnh và tư liệu vật thật. - Phương pháp phân tích, giám định - Phương pháp so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu 5. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Về đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là công tác chính trị - tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân Về phạm vi: Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là từ năm 1950 đến tháng 7 – 1954 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Luận văn lần đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống công tác chính trị - tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 1950 đến năm 1954. - Luận văn sẽ làm sáng tỏ vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác chính trị - tư tưởng trong lực lượng vũ trang nhân dân – yếu tố tạo nên sức mạnh tinh thần – một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Từ đó góp phần giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước cho các thế hệ trẻ, trân trọng và giữ gìn những truyền thống văn hoá mà cha ông ta đã để lại. - Luận văn cũng nhằm khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam – là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. - Luận văn bước đầu nêu lên ý nghĩa và một số bài học kinh nghiệm về công tác chính trị - tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 1950 đến năm 1954 nhằm vận dụng trong công tác chính trị - tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang hiện nay. 7. BỐ CỤC LUẬN VĂN Bố cục luận văn gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Trong phần nội dung được chia làm ba chương. Ngoài ra luận văn còn có phần danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. CHƯƠNG 1 CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TỪ NĂM 1950 ĐẾN GIỮA NĂM 1953 1.1. VÀI NÉT VỀ CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TRƯỚC NĂM 1950 Ngay từ những đội vũ trang nhỏ bé đầu tiên, Đảng ta đã lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt và tiến hành công tác chính trị - tư tưởng trong các lực lượng đó phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, tuyệt đối không chia quyền lãnh đạo lực lượng vũ trang cho bất cứ đảng phái chính trị nào khác. Từ năm 1945 trở đi, Đảng đã kiến lập công tác chính trị trong bộ đội, trau dồi kỷ luật và hoàn thiện dần các cơ quan công tác chính trị. Nhờ đó đã làm cơ sở cho sự thắng lợi trong cách mạng tháng Tám, đập tan cuộc tiến công chiến lược quy mô lớn của quân Pháp lên căn cứ địa Việt Bắc, chống càn quét ở Nam Bộ, phát triển chiến tranh du kích khắp nơi. 1.2. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ ĐẦU NHỮNG NĂM 1950 Bước sang năm 1950, tình hình thế giới tác động đến Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung đã có những sự thay đổi theo hướng có lợi cho cách mạng Đông Dương. Nhưng được sự giúp đỡ của Mỹ, giới hiếu chiến Pháp vẫn tìm mọi thủ đoạn, mọi biện pháp hòng xoay ngược tình thế. Trong khi đó, cuộc kháng chiến của quân và dân ta ngày càng phát triển và họ luôn tin tưởng vào thắng lợi đang đến gần. Lực lượng vũ trang ba thứ quân ngày càng được hoàn thiện về trình độ chính trị và tác chiến. Đảng ta ngày càng trưởng thành, lớn mạnh hơn trước về mọi mặt, luôn tìm đường để lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhanh chóng giành thắng lợi. Đồng thời, hệ thống cơ quan Bộ Tổng tư lệnh và bộ máy chuyên trách đảm nhiệm công tác chính trị – tư tưởng ngày càng được hoàn thiện... Trước những bối cảnh ấy, công tác chính trị – tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân được đẩy mạnh hơn một bước về cả hình thức và nội dung hoạt động. 1.3. CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TỪ NĂM 1950 ĐẾN GIỮA NĂM 1953 1.3.1. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng Trong quá trình hình thành và phát triển, Đảng ta đã rất chú trọng đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với lực lượng vũ trang nhân dân. Từ đầu năm 1950, do bối cảnh thế giới và trong nước thay đổi, nên công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được nhận thức đầy đủ hơn, rõ hơn về vị trí, vai trò, nội dung và phạm vi hoạt động. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đã chú trọng đến giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm của cán bộ và chiến sĩ để xây dựng niềm tin tất thắng. Giáo dục lòng kiên định kháng chiến trường kỳ, tự lực cánh sinh, đấu tranh chống các khuyết điểm, tiêu cực về tư tưởng. Trong cuộc chỉnh quân chính trị năm 1952, các cán bộ, chiến sĩ được học tập các vấn đề: Hai phe trên thế giới; Một số vấn đề về cách mạng Việt Nam; Quân đội nhân dân; Ba dân chủ lớn trong quân đội; Kháng chiến trường kỳ, gian khổ, nhất định thắng lợi... Các vấn đề: Ai là bạn? Ai là thù? Kháng chiến để làm gì? Vì sao kháng chiến phải lâu dài, gian khổ nhưng nhất định thắng lợi? Quân đội ta là quân đội của ai? Trách nhiệm và đạo đức cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân phải như thế nào?... được đưa ra tranh luận sôi nổi và sâu sắc... Đến đợt chỉnh quân chính trị năm 1953, các cán bộ, chiến sĩ được học tập các nội dung như: Một số vấn đề về cách mạng Việt Nam; Thù, bạn, ta; Nông dân vì đâu mà khổ? Địa chủ vì đâu mà sướng? Về chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản; Về vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam; Chính sách phát động quần chúng cải cách ruộng đất của Đảng; Về lập trường, quan điểm chiến đấu... Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được tiến hành thường xuyên, cả trước, trong và sau chiến dịch. Các hình thức áp dụng trong chiến đấu như động viên bộ đội, quyết tâm thư, viết thư lên Hồ Chủ tịch hứa làm tròn nhiệm vụ... Trong đó, lãnh đạo, chỉ huy các cấp đã vận dụng cả kinh nghiệm thắng bại trên chiến trường để tiến hành giáo dục. Ngoài việc thực hiện nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng theo kế hoạch, các đơn vị trong toàn quân tích cực tổ chức những giờ ngoại khoá thông qua các hình thức như văn nghệ, ca kịch, báo chí phục vụ cho việc học chính khoá đạt hiệu quả tốt. 1.3.2. Công tác tuyên truyền cổ động Công tác tuyên truyền cổ động gồm hai loại hình hoạt động gắn bó chặt chẽ với nhau, với những hình thức, phương pháp phong phú, hấp dẫn, được tiến hành rộng rãi, nhanh nhạy, kịp thời tác động đến nhận thức, ý chí, tình cảm của quân nhân. Công tác tuyên truyền cổ động được coi là binh chủng xung kích trên mặt trận chính trị - tư tưởng của Đảng. Từ năm 1950 đến giữa năm 1953, công tác tuyên truyền cổ động đã sử dụng nhiều hình thức, nhiều phương tiện để truyền đạt chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ, nhiệm vụ quân sự đến các cán bộ, chiến sĩ và động viên họ anh dũng chiến đấu lập công. Công tác chính trị – tư tưởng đã sử dụng báo chí như một phương tiện hữu hiệu để tiến hành tuyên truyền cổ động tới các lực lượng vũ trang nhân dân. Thông qua báo chí, đặc biệt là tờ báo Quân đội nhân dân, các chiến sĩ được hiểu biết, động viên, cổ vũ hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động truyền đơn khẩu hiệu cũng đã trở thành một phương tiện rất có hiệu quả trong công tác tuyên truyền cổ động. Thông qua các hình thức gọi loa, kẻ khẩu hiệu, rải truyền đơn, viết bảng thông tin... các mẫu truyền đơn đã giải thích cho nhân dân hiểu về chủ trương, chính sách và sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng Lao động Việt Nam, chống lại những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, tôn giáo, đặc biệt góp phần kêu gọi nguỵ binh giải ngũ, đào ngũ, chia rẽ khối quân địch... Bên cạnh đó, hoạt động văn hoá, văn nghệ đã giữ vai trò to lớn trong giáo dục thẩm mỹ, thị hiếu nghệ thuật lành mạnh và thoả mãn những nhu cầu của văn hoá tinh thần của người quân nhân. Qua các hình tượng và ngôn ngữ nghệ thuật đến với người quân nhân bằng sự rung cảm của con tim, qua đó giúp cho họ cảm thụ, đánh giá và nhận thức đúng được cái chân, thiện, mỹ trong cuộc sống. Không có hình thức tư tưởng nào có thể thay thế được văn học và nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác dụng sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người. Ngoài báo chí và các hoạt động văn hoá, văn nghệ, công tác chính trị – tư tưởng đã phát động các phong trào thi đua lập công, thi đua hoàn thành nhiệm vụ trong toàn thể các đơn vị. Đồng thời, công tác chính trị – tư tưởng luôn nêu cao vai trò gương mẫu của cán bộ trong suốt các quá trình chuẩn bị và chiến đấu. Kịp thời phổ biến những bức thư của Hồ Chủ tịch, của Đại tướng và của Ban chỉ huy trận địa trong suốt quá trình chiến đấu đã có ý nghĩa to lớn, khích lệ cổ vũ các cán bộ, chiến sĩ quyết tâm vượt qua khó khăn ác liệt hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác chính trị – tư tưởng còn kịp thời giải quyết những thắc mắc cho các chiến sĩ, giải thích và giới thiệu những kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường để làm giảm bớt thương vong. 1.4. NỘI DUNG CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TỪ NĂM 1950 ĐẾN GIỮA NĂM 1953 1.4.1. Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ trong quân đội Cuộc chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 1950 trở đi ngày càng lớn, liên tục, ác liệt. Nên vấn đề quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ trong quân đội càng rất quan trọng, phức tạp, đòi hỏi nhiều công phu. Việc chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ trong quân đội có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, tư tưởng, đến tổ chức, đến sức chiến đấu của chiến sĩ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ năm 1950, lực lượng vũ trang nhân dân gấp rút bồi dưỡng và xây dựng lực lượng về mọi mặt. Từ năm 1950 đến giữa năm 1953 là thời kỳ lực lượng vũ trang nhân dân tổ chức các chiến dịch có quy mô lớn như: chiến dịch Biên giới, chiến dịch Trung Du (chiến dịch Trần Hưng Đạo), chiến dịch Đường số 18 (chiến dịch Hoàng Hoa Thám), chiến dịch Hà - Nam - Ninh (chiến dịch Quang Trung), chiến dịch Hoà Bình, chiến dịch Tây Bắc, chiến dịch Thượng Lào... Vì vậy, công tác chính trị – tư tưởng rất chú trọng đến việc quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ trong toàn quân, xuống từng đơn vị và cán bộ, chiến sĩ. Song song với thời gian diễn ra các chiến dịch, công tác chính trị – tư tưởng đối với lực lượng vũ trang nhân dân tập trung vào lãnh đạo, chỉ đạo những vấn đề chung của toàn quân. Nổi bật là công tác chính trị – tư tưởng đã ra sức quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng trong cuộc chỉnh huấn chính trị, chỉnh quân chính trị và chỉnh huấn quân sự được thực hiện từ năm 1952 – 1953. Bên cạnh đó, Đảng ta cũng thường xuyên chăm lo củng cố, chấn chỉnh, kiện toàn hệ thống tổ chức lãnh đạo, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ huy chiến đấu được liên tục, hoạt động của tổ chức quần chúng bền bỉ, sôi nổi. Công tác chính sách trong chiến đấu luôn luôn được quan tâm giáo dục và tổ chức thực hiện ngày càng tiến bộ và hiệu quả như: công tác thương binh, tử sĩ, công tác địch vận, công tác dân vận, công tác chiến lợi phẩm, công tác phòng gian, bảo mật... 1.4.2. Xác lập tư tưởng trường kỳ kháng chiến và quyết chiến, quyết thắng Tư tưởng trường kỳ kháng chiến được thiết lập ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mỗi một chiến dịch hay mỗi khi sinh hoạt chính trị, tư tưởng, Đảng ta đều nhấn mạnh đến cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ nhưng nhất định thắng lợi của quân và dân ta. Bởi vì, có kháng chiến trường kỳ thì chúng ta mới có thể lấy yếu thắng mạnh, lấy nhỏ thắng lớn, chúng ta mới có điều kiện chuẩn bị về mọi mặt, tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch, làm suy nhược tinh thần xâm lược của kẻ thù, chúng ta sẽ giành thắng lợi từng bước và khi đủ điều kiện sẽ giành toàn thắng. Trong quá trình chiến đấu, công tác chính trị – tư tưởng được tiến hành tích cực với nhiều nội dung và hình thức khác nhau, đi đôi với công tác huấn luyện quân sự và giáo dục chính trị, bồi dưỡng về tư tưởng trong khoảng thời gian chờ đợi giữa hai chiến dịch, hai trận đấu. Nhờ đó khi bước vào chiến dịch, tinh thần quyết chiến quyết thắng được xác lập trong quân đội đã đưa lại những thắng lợi lớn lao về quân sự. Với tư tưởng quyết chiến quyết thắng, từ trong các chiến dịch đã xuất hiện không ít những tấm gương về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong giai đoạn này. Tiêu biểu như Nguyễn Văn Cừ, La Văn Cầu, Cù Chính Lan, Nguyễn Quốc Trị, Hùng Sinh, Hoàng Cầm... Ý chí và sức mạnh ấy được thể hiện ở tinh thần vượt lên gian khổ ác liệt, hy sinh: bộ đội chân không giày, lao ván leo thang vượt qua hàng rào dây thép gai chông mìn của địch mà công đồn diệt điểm (chiến dịch Biên giới, chiến dịch Trung Du, chiến dịch Tây Bắc...); ăn đói chỉ đủ cầm hơi bằng gạo rang, nước suối, cắt rừng rượt đuổi chặn địch lại để tiêu diệt (chiến dịch Thượng Lào)... Bộ đội pháo binh với “chân đồng vai sắt” khiêng vác khối thép nặng hàng tạ vượt sối sâu đèo cao chiếm lĩnh trận địa kịp thời chi viện cho bộ binh hạ đồn giặc (chiến dịch Trung Du, chiến dịch đường số 18, chiến dịch Tây Bắc)... 1.4.3. Đấu tranh chống các khuyết điểm, tiêu cực về tư tưởng Để nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng cần phải đi đôi với cuộc đấu tranh chố