Công tác kế toán tại công ty xây lắp phát triển bưu điện trong điều kiện cổ phần hóa

Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung quan trọng trong tổ chức công tác quản lý ở doanh nghiệp. Với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế- tài chính, do đó công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công tác quản lý, đồng thời nó còn ảnh hưởng đến việc đáp ứng các yêu cầu khác nhau của các đối tượng trực tiếp và gián tiếp.

docx47 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác kế toán tại công ty xây lắp phát triển bưu điện trong điều kiện cổ phần hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN Khái niệm và nguyên tắc tổ chức công tác kế toán : Khái niệm về tổ chức công tác kế toán: Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung quan trọng trong tổ chức công tác quản lý ở doanh nghiệp. Với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế- tài chính, do đó công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công tác quản lý, đồng thời nó còn ảnh hưởng đến việc đáp ứng các yêu cầu khác nhau của các đối tượng trực tiếp và gián tiếp. Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán: để tổ chức công tác kế toán khoa họa và hợp lý thì việc tổ chức công tác kế toán phải thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau: Tổ chức công tác kế toán phải đúng với những qui định trong điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước, trong chế độ thể lệ do Nhà nước ban hành và phù hợp với các chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước trong từng thời kỳ. Kế toán là một công cụ quan trọng để tính toán, xây dựng và kiểm tra việc chấp hành ngân sách của Nhà Nước đối với tất cả các doanh nghiệp , để điều hành và quản lý nền kinh tế quốc dân. Vì vậy tổ chức công tác kế toán phải theo những qui định chung, đó là những qui định về nội dung công tác kế toán, qui định về tổ chức chỉ đạo công tác kế toán. Các qui định này được ban hành thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, do đó các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào điều kiện, đặc điểm kinh doanh của mình mà tổ chức công tác kế toán một cách phù hợp với những qui định chung của Nhà Nước. Đồng thời để đảm bảo cho việc tổ chức công tác kế toán không vi phạm những nguyên tắc, chế độ qui định của Nhà Nước và thực hiện các chức năng của kế toán, góp phần tăng cường quản lý kinh tế tài chính, thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát của Nhà Nước đối với các doanh nghiệp thì yêu cầu các doanh nghiệp phải tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với chính sách, chế độ quản lý kinh tế của Nhà Nước trong từng thời kỳ. Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp đều có những đặc điểm, điều kiện riêng của mình, do đó mỗi một doanh nghiệp đều có mô hình công tác kế toán riêng và không có mô hình chung nào cho tất cả các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn tổ chức tốt công tác kế toán của mình thì phải dựa vào các điều kiện sẵn có của mình, đó là qui mô của doanh nghiệp, tính chất hoạt động, trình độ nhân viên kế toán, sự phân cấp quản lý trong doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc hoạt động cơ bản của tất cả các doanh nghiệp. Để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi phải tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý, thực hiện tốt nhất các chức năng, nhiệm vụ của kế toán để làm sao cho chất lượng công tác kế toán đạt được tốt nhất với chi phí thấp nhất.Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo kết hợp tốt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. Giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị khác nhau về đối tượng sử dụng thông tin, đặc điểm thông tin, phạm vi thông tin...đồng thời giữa chúng cũng có những điểm giống nhau như đều dựa trên cùng một cơ sở hạch toán ban đầu, đều thu thập, xử lý thông tin kinh tế của doanh nghiệp. Vì thế khi tổ chức công tác kế toán cần phải kết hợp kế toán tài chính và kế toán quản trị để cho hai loại kế toán cùng phát huy tác dụng một cách tốt nhất. Nội dung tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp cổ phần qui mô nhỏ( không có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán). Xác lập mô hình tổ chức kế toán : Mô hình tổ chức kế toán là quan hệ về phân phối công tác kế toán giữa các cấp quản lý dựa trên cơ sở quy hoạch thông tin cho từng cấp của một tổ chức. Từ những quan hệ về phân phối công tác kế toán này bộ máy kế toán được hình thành tương ứng để thực hiện khối lượng công tác kế toán ở mỗi cấp. Để xác lập mô hình tổ chức kế toán cần dựa vào một số căn cứ như: quy mô, thời điểm sản xuất kinh doanh, địa bàn bố trí các đơn vị cơ sở, trình độ của quản lý ở các đơn vị cơ sở. Tất cả những căn cứ trên có ảnh hưởng đến phân cấp quản lý tài chính ở đơn vị tức là các căn cứ đó có ảnh hưởng đến sự chia xẻ về quyền lực giữa các cấp trong doanh nghiệp. Trong một doanh nghiệp mức độ phân cấp quản lý tài chính như thế nào sẽ quyết định mô hình tổ chưc kế toán tương ứng. Hiện nay các doanh nghiệp có thể tổ chưc bộ máy kế toán theo một trong ba mô hình sau: tổ chức bộ máy tập trung, phân tán, vừa tập trung vừa phân tán. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp cổ phần hóa qui mô nhỏ thì các doanh nghiệp này với qui mô hoạt động thường nhỏ ,các cơ sở được bố trí gần nhau nên thường tổ chức theo mô hình tập trung và mô hình vừa tập trung vừa phân tán. Tổ chức bộ máy kế toán tập trung: Theo mô hình này tất cả các công việc kế toán đều được tập trung thực hiện tại phòng kế toán của doanh nghiệp, tại các đơn vị phụ thuộc các kế toán viên chỉ làm nhiệm vụ là thu thập, hạch toánban đầu, kiểm tra, tổng hợp, phân loại chứng từ kế toán phát sinh sau đó gửi về phòng kế toán của doanh nghiệp. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung có thể khái quát theo sơ đồ sau: Bộ phận kế toán vật tư hàng hoá Bộ phận kế toán TSCĐ và đầu tư dài hạn Bộ phận kế toán CPSX và tính giá thành Bộ phận kế toán bán hàng, kết quả kinh doanh Kế toán nguồn vốn và các quỹ Kế toán tổng hợp và kiểm tra Bộ phận tài chính Kế toán trưởng trưởng Các nhân viên kinh tế ở các đơn vị phụ thuộc Bộ phận kế toán tiền lương và bhxh Bộ phận kế toán ... Tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán: Sơ đồ khái quát mô hình bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán như sau: Kế Toán Trưởng Bộ phận kế toán vật tư hàng hoá Bộ phận kế toán TSCĐ Bộ phận kế toán tiền lương và BHXH Bộ phận kế toán ........ Kế toán tổng hợp và kiểm tra Bộ phận tài chính Nhân viên kế toán ở các đơn vị phụ thuộc không có tổ chức kế toán riêng trưởng phòng(tổ trưởng) kế toán Phòng(tổ) kế toán ở các đơn vị trực thuộc Kế toán TSCĐ Kế toán tiền lương và BHXH Kế toán CPSX , tính giá thành Kế toán bán hàng, kết quả kinh doanh Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư hàng hoá Với mô hình này trong doanh nghiệp vừa có những đơn vị có tổ chức kế toán riêng, và cũng có những đơn vị không có tổ chức kế toán riêng. Đối với những đơn vị được phân bố xa văn phòng doanh nghiệp sẽ tổ chức kế toán riêng, tổ chức hạch toán nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị mình, định kỳ gửi báo cáo về phòng kế toán doanh nghiệp. Đối với những đơn vị qui mô nhỏ hoặc ở gần doanh nghiệp thì không cần tổ chức kế toán riêng, chỉ làm nhiện vụ hạch toán ban đầu, thu thập ,xử lý, phân loại chứng từ, lập các báo cáo gửi về phòng kế toán của doanh nghiệp. Phòng kế toán có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại văn phòng, tại các đơn vị không có tổ chức kế toán riêng và tổng hợp các báo cáo của đơn vị có tổ chức kế toán riêng. Tổ chức công tác kế toán: Tổ chức công tác kế toán theo các giai đoạn hạch toán kế toán: bao gồm các công việc sau: Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán: Mọi nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh đều phải lấy chứng từ kế toán để làm căn cứ ghi sổ kế toán. Do đó tổ chức vận dụng chứng từ kế toán là khâu đầu tiên quan trọng của tổ chức công tác kế toán. - Các loại chứng từ : theo qui định về ban hành chế độ chứng từ kế toán của bộ tài chính đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì bao gồm: Chứng từ kế toán về lao động, tiền lương: để theo dõi, xác nhận số ngày làm việc thực tế, số giờ làm thêm hay tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên tại đơn vị thì BTC ban hành các chứng từ như sau: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu nghỉ việc hưởng BHXH, bảng thanh toán BHXH, bảng thanh toán tiền thưởng, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, phiếu báo làm thêm giờ, hợp đồng giao khoán, biên bản điều tra tai nạn lao động. Chứng từ kế toán về hàng tồn kho: để thận tiện cho việc theo dõi tình hình nhập xuất vật tư ,hàng hoá cũng như xác định quy cách, phẩm chất của chúng thì các đơn vị phải sử dụng các chứng từ như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất vật tư theo định mức, biên bản kiểm nghiệm, thẻ kho, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá, phiếuxuất kho hàng gửi bán đại lý. Chứng từ kế toán về bán hàng: trong các nghiệp vụ mua bán hàng hoá thì việc theo dõi số lượng nhập và bán, đơn giá, chất lượng yêu cầu phải có các chứng từ như hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, hoá đơn thu phí bảo hiểm, bảng kê thu mua hàng nông sản, thuỷ sản của người trực tiếp sản xuất, bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi, thẻ quầy hàng. Chứng từ kế toán về tiền tệ:nhằm quản lý chặt chẽ, chính xác các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản thu, chi tiền tại đơn vị thì bộ tài chính ban hành các chứng từ sau gồm có phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, phiếu thanh toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền. Bảng kê vàng bạc đá quý, bảng kiểm kê quỹ. Chứng từ kế toán về TSCĐ:đối với phần hành TSCĐ để có thể quản lý tình hình thay đổi nguyên giá, giá trịhao mòn của TSCĐ cũng như quyền sử dụng và sở hữu chúng thì chúng ta có các chứng từ sau biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, biên bản đánh giá lại TSCĐ. Không phải mọi doanh nghiệp đều phải sử dụng tất cả các loại chứng từ nêu trên, mà các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào điều kiện của đơn vị mình mà sửa đổi, bổ sung chứng từ để áp dụng cho phù hợp. Ngoài ra đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa qui mô nhỏ (không niêm yết cổ phần trên thị trường chứng khoán) thì tuân thủ theo hệ thống chứng từ như trên đồng thời còn bổ sung thêm hai mẫu chứng từ đó là: bảng kê mua lại cổ phiếu và bảng kê bán cổ phiếu. +Với bảng kê mua lại cổ phiếu được các đơn vị dùng để phản ánh các giá trị cổ phiếu mà các công ty cổ phần này mua lại chính cổ phiếu do công ty mình phát hành. Cổ phiếu mua lại này có thể được tái phát hành ra thị trường, chia cổ tức cho cổ đông hoặc huỷ bỏ. Bảng kê này được lập theo mẫu số 01-CK Ban hành theo quyết định 144/2001/QĐ- BTC ngày 21/12/2001 (đính kèm phụ lục1). +Doanh nghiệp sử dùng bảng kê bán cổ phiếu để phản ánh giá trị của các loại cổ phiếu được phát hành ra thị trường trong cả hai trường hợp là phát hành lần đầu và tái phát hành ra thị trường. Doanh nghiệp lập bảng kê bán cổ phiếu theo mẫu số 02- CK ban hành theo quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001( theo mẫu phụ lục 2). - Hệ thống chứng từ: hệ thống chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh nghiệp cổ phần qui mô nhỏ thì có hai hệ thống: Hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc: đó là những chứng từ kế toán được Nhà Nước qui định thống nhất trên toán quốc về qui cách, mẫu biểu, chỉ tiêu phản ánh và phương pháp lập. Doanh nghiệp phải áp dụng đúng theo các qui định trên. Hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn: đối với hệ thống này thì các chứng từ chủ yếu là những chứng từ sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Đối với loại này thì Nhà Nước chỉ hướng dẫn các chỉ tiêu chủ yếu và các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp mình mà vận dụng một cách thích hợp. Khi vận dụng doanh nghiệp có thể thêm, bớt hoặc thay đổi thiết kế cho thích hợp. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống TK áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001thì hệ thống TK sử dụng tại các doanh nghiệp này bao gồm 44 TK được phân thành 9 loại từ loại1 đến loại 9 và 8 TK ngoài bảng cân đối kế toán. Đối với Các doanh nghiệp cổ phần hóa qui mô nhỏ ngoài việc tuân thủ theo hệ thống TK nói trên, hệ thống TK cho mô hình này còn bao gồm một số TK đặc trưng chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp cổ phần hóa như: TK 419’cổ phiếu mua lại’, TK ngoài bảng như sau TK 010’cổ phiếu lưu hành’, TK 011’cổ tức, lợi nhuận phải trả’. Căn cứ vào hệ thống tài khoản của Nhà Nước cùng với điều kiện của từng doanh nghiệp, kế toán trướng sẽ lựa chọn, nghiên cứu, xây dựng danh mục các loại tài khoản mà doanh nghiệp cần sử dụng, đồng thời cũng nêu rõ phương pháp vận dụng các tài khoản này. Ngoài ra còn phải xây dựng danh mục và phương pháp ghi chép các TK cấp III, IV phục vụ cho quản trị. Chẳng hạn như để thuận tiện cho việc quản lý nguyên vật liệu thì kế toán mở TK cấp II cho TK 152 chi tiết như sau: TK 1521: Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh. TK 1522: Nguyên vật liệu dùng cho XDCB. TK 1523: Nguyên vật liệu đưa đi lắp đặt giao cho bên nhận thầu. Việc vận dụng hệ thống TK phải đảm bảo phản ánh đầy đủ cụ thể nội dung đối tượng hạch toán của các hoạt động kinh tế. Tổ chức vận dụng chế độ sổ sách kế toán: - Sổ kế toán và phân loại sổ kế toán Khái niệm sổ kế toán Dựa vào yêu cầu của phương pháp đối ứng tài khoản và yêu cầu về thông tin trong từng trường hợp cụ thể mà người ta xây dựng nên các tờ sổ theo mẫu nhất định, nhằm phản ánh các số liệu đã được ghi chép trên chứng từ, và những tờ sổ đó được gọi là sổ kế toán. Sổ kế toán chia làm hai loại: Sổ kế toán tổng hợp: là loại sổ ghi chép tổng hợp các số liệu về một đối tượng nào đó, bao gồm các sổ như sau: + Sổ ghi chép theo trình tự thời gian: là các sổ dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời có kết hợp quan hệ đối ứng các TK của các nghiệp vụ đó như sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ nhật ký. +Sổ ghi chép theo nội dung kinh tế như Sổ cái. +Sổ ghi chép kết hợp cả ghi chép theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế như Nhật ký Sổ cái. Sổ kế toán chi tiết: dùng để theo dõi ghi chép các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết để thuận tiện cho việc quản lý. Số liệu ghi trên các sổ, thẻ kế toán chi tiết cung cấp thông tin trong việc phục vụ cho công tác quản lý và hệ thống hoá từng loại tài sản, công nợ cũng như nguồn vốn. Riêng đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá thì có bổ sung thêm 03 sổ kế toán chi tiết sau: Sô chi tiết cổ phiếu mua lại: sổ này dùng tại các công ty cổ phần với mục đích để theo dõi và quản lý toàn bộ số cổ phiếu mua lại của công ty từ khi công ty bắt đầu mua lại cho đến khi tái phát hành thị trường hoặc là huỷ bỏ. Sổ này được lập theo quyết định số 144/2001-QĐ-BTC với mẫu số S26-SKT/DNN có đính kèm theo phụ lục 3. Sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh: với sổ này công ty dùng trong việc theo dõi các khoản chênh lệch trong việc tái phát hành cổ phiếu, các khoản giảm trừ do việc huỷ bỏ cổ phiếu mua lại, các khoản chênh lệch giữa giá mua thực tế của cổ phiếu mua lại với giá trị của nó tại ngày trả cổ tức. Mẫu của sổ chi tiết này được lập theo mẫu số S27/SKT/DNN theo quyết định số 144/2001/QĐ-BTC đính kèm theo phụ lục 3. Sổ chi tiết phát hành cổ phiếu: dùng trong việc theo dõi chi tiết việc phát hành cổ phiếu tại Công Ty, mẫu sổ này áp dụng theo mẫu số S28-SKT/DNN. Các hình thức sổ kế toán: hình thức sổ kế toán là một hệ thống các loại sổ kế toán, có kết cấu, nội dung khác nhau, được liên kết với nhau trong một hệ thống trình tự nhất định để hệ thống hoá số liệu trên cơ sở các chứng từ gốc và từ đó làm cơ sở để lập các báo cáo kế toán. Hiện nay có 4 hình thức sổ kế toán được áp dụng trong doanh nghiệp, đó là: Hình thức kế toán Nhật ký Sổ cái, hình thức nhật ký chung, hình thức chứng từ ghi sổ và hình thức nhật ký chứng từ. Trong đó thường thấy hình thức nhật ký chung và hình thức chứng từ ghi sổ được áp dụng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp cổ phần hóa qui mô nhỏ. Do đo khi xét đền hình thức sổ kế toán tại các doanh nghiệp loại hình này thì chỉ đề cập về hai hình thức kế toán này. Báo cáo tài chính - Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ tổng hợp là sổ Chứng Từ ghi sổ, việc ghi sổ kế toán tổng hợp gồm: ghi theo trình tự thời gian trên sô Đăng ký Chứng Từ ghi sổ, ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ cái. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức CHỨNG TỪ GHI SỔ như sau: Sổthẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái Báo cáo kế toán Ghi chú: : ghi hàng ngày : ghi định kỳ. : đối chiếu. Trình tự ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán tiến hành phân loại để lập chứng từ-ghi sổ hoặc sau khi phân loại thì tiến hành vào bảng tổng hợp chứng từ gốc rồi mới lập chứng từ- ghi sổ. Ngoài ra các chứng từ gốc liên quan tói đến các đối tượng cần hạch toánd chi tiết thì kế toán vào sổ, thẻ kế toán chi tiết. Sau khi đã lập chứng từ- ghi sổ kế toán tiến hành ghi vào sổ đăng kí chứng từ-ghi sổ. Chứng từ- ghi sổ chỉ sau khiđã ghi vào sổ đăng kỳ chứng từ- ghi sổ mới được sử dụng để ghi vào Sổ cái. Cuối kỳ căn cứ vào số liệu ở các sổ thẻ kế toán chi tiết kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi tiết, đồng thời căn cứ vào Sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết với một số TK liên quan trên bảng cân đối số phát sinh đồng thời đối chiếu số tổng cộng trên sổ đănng ký chứng từ-ghi sổ với số tổng cộng phát sinh trên bảng cân đối số phát sinh. Sau đó từ bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết lập các báo cáo tài chính. Hình thức kế toán Nhật ký chung: Là hình thức phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế vào Sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian. Trình tự ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán phản ánh vào sổ Nhật ký chung hoặc nhật ký đặc biệt, đồng thời những nghiệp vụ liên quan đến đối tượng cần hạch toán chi tiết thì ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Định kỳ từ sổ nhật ký chung hoặc nhật ký đặc biệt ghi vào các nghiệp vụ kinh tế vào Sổ cái. Cuối kỳ căn cứ vào số liệu phản ánh ở các Sổ cái kế toán tiến hành lập bảng cân đối TK và căn cứ vào các sổ thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết. Đối chiếu bảng tổng hợp chi tiết với bảng cân đối TK. Sau khi khớp số liệu giữa bảng cân đối TK với các bảng tổng hợp chi tiết kế toán tiến hành lập các báo cáo tài chính. Sơ đồ luân chuyển tổng hợp như sau: Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt sổ Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Mỗi một hình thức có những đặc điểm riêng, hệ thống sổ sách riêng, có ưu nhược điểm riêng, chẳng hạn như: Hình thức nhật ký chung thì sổ sách vận dụng đơn giản, dễ ghi chép, việc áp dụng máy vi tính để xử lý số liệu tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, trong hình thức này thì việc xảy ra vấn đề ghi trùng lắp là thường xuyên. Với hình thức chứng từ-ghi sổ thì mẫu sổ được xây dựng đơn giản, thuận lợi trong việc kiểm tra, đối chiếu và thuận tiện trong việc phân công lao động kế toán. Và nó còn những mặt hạn chế là việc ghi trùng lắp các nghiệp vụ kinh tế. Với mỗi ưu nhược điểm của từng hình thức ghi sổ như vậy, kế toán trưởng căn cứ vào điều kiện áp dụng của từng hình thức kế toán trên cũng như xem xét điều kiện của doanh nghiệp mình để lựa chọn một hình thức thích hợp, đảm bảo phát huy được các ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của hình thức mà doanh nghiệp lựa chọn. Tổ chức lập báo cáo kế toán: Báo cáo kế toán chia làm hai loại: Báo cáo tài chính: đối với các báo cáo này phục vụ cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, và các báo cáo này mang tính chất bắt buộc, việc lập và hướng dẫn lập theo các qui định của Nhà Nước. Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định số 144/2001/QĐ-BTC thì bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo đó là bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tê,ngoài ra trong số báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế còn phải có: bảng cân đối TK và tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Ngoài ra, để phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh tế tài chính, yêu cầu chỉ đạo, điều hành sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị thì các đơn vị có thể lập thêm các báo cáo chi tiết khác. Báo cáo quản trị: các báo cáo này thường phục vụ cho nội bộ doanh nghiệp. Để xây dựng được các báo cáo này thì đòi hỏi kế toán trưởng phải xây dựng các chỉ tiêu, phương pháp lập thích hợp với điều kiện của doanh nghiệ
Tài liệu liên quan