Công tác văn thư là hoạt động thông tin bằng văn bản, phục vụ cho lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành công việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân.
Thông tin là một yếu tố góp phần lớn trong việc hoạt động quản lý Nhà nước, thông tin được lưu giữ bằng nhiều hình thức như: truyền miệng, khắc trên phiến đá, gỗ,. để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và truyền kinh nghiệm cho các thế hệ sau.
Hoạt động quản lý Nhà nước bằng thông tin trước kia được hiểu theo khái niệm nôm na là một công việc mang tính chung chung là công việc sổ sách, giấy tờ. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển và từng bước chiếm vị trí quan trọng trong xã hội và công việc sổ sách, giấy tờ cũng được hiểu cụ thể hơn bằng cái tên mới là công tác văn thư. Công tác văn thư ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong hoạt động quản lý Nhà nước nói chung và của từng cơ quan nói riêng.
Cũng là một bộ phận quan trọng trong hoạt động văn phòng, bao gồm những công việc như sau: xây dựng văn bản, quản lý và giải quyết văn bản, quản lý và sử dụng con dấu.
Công tác văn thư có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết phục vụ cho quản lý Nhà nước nói chung và của mỗi cơ quan nói riêng. Công tác quản lý Nhà nước đòi hỏi phải có đầy đủ thông tin cần thiết, được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn thông tin chủ yếu và chính xác nhất là thông tin bằng văn bản.
Công tác văn thư được làm tốt sẽ góp phần giải quyết công việc được nhanh chóng, chính xác, năng suất, chất lượng, đúng chính sách, chế độ, giữ gìn bí mật của Đảng, Nhà nước.
Công tác văn thư đảm bảo giữ lại đầy đủ mọi hoạt động của cơ quan cũng như hoạt động của cá nhân giữ trách nhiệm khác nhau trong cơ quan.
Công tác văn thư đảm bảo giữ gìn đầy đủ hồ sơ, tài liệu, tạo điều kiện làm tốt công tác lưu trữ.
33 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 6974 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác quản lý văn bản đi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Công tác văn thư là hoạt động thông tin bằng văn bản, phục vụ cho lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành công việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân.
Thông tin là một yếu tố góp phần lớn trong việc hoạt động quản lý Nhà nước, thông tin được lưu giữ bằng nhiều hình thức như: truyền miệng, khắc trên phiến đá, gỗ,... để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và truyền kinh nghiệm cho các thế hệ sau.
Hoạt động quản lý Nhà nước bằng thông tin trước kia được hiểu theo khái niệm nôm na là một công việc mang tính chung chung là công việc sổ sách, giấy tờ. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển và từng bước chiếm vị trí quan trọng trong xã hội và công việc sổ sách, giấy tờ cũng được hiểu cụ thể hơn bằng cái tên mới là công tác văn thư. Công tác văn thư ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong hoạt động quản lý Nhà nước nói chung và của từng cơ quan nói riêng.
Cũng là một bộ phận quan trọng trong hoạt động văn phòng, bao gồm những công việc như sau: xây dựng văn bản, quản lý và giải quyết văn bản, quản lý và sử dụng con dấu.
Công tác văn thư có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết phục vụ cho quản lý Nhà nước nói chung và của mỗi cơ quan nói riêng. Công tác quản lý Nhà nước đòi hỏi phải có đầy đủ thông tin cần thiết, được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn thông tin chủ yếu và chính xác nhất là thông tin bằng văn bản.
Công tác văn thư được làm tốt sẽ góp phần giải quyết công việc được nhanh chóng, chính xác, năng suất, chất lượng, đúng chính sách, chế độ, giữ gìn bí mật của Đảng, Nhà nước.
Công tác văn thư đảm bảo giữ lại đầy đủ mọi hoạt động của cơ quan cũng như hoạt động của cá nhân giữ trách nhiệm khác nhau trong cơ quan.
Công tác văn thư đảm bảo giữ gìn đầy đủ hồ sơ, tài liệu, tạo điều kiện làm tốt công tác lưu trữ.
Qua thời gian 16 tuần thực tập (từ ngày 19/4 đến ngày 06/8/2010 ) tại Văn phòng Huyện ủy Sóc Sơn (Hà Nội) được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện để tôi có thêm kinh nghiệm thâm nhập thực tế công việc, củng cố thêm phần kiến thức vẫn còn thiếu và nâng cao trình độ. Vận dụng lý luận, kiến thức đã học tại trường mà thầy cô đã trang bị vào thực tiễn và rèn luyện kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ để có thêm kiến thức, kinh nghiệm để phục vụ cho công việc hiện tại của bản thân.
Theo kế hoạch của Nhà trường, khoa Văn thư – Lưu trữ cùng sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ Văn phòng Huyện uỷ Sóc Sơn nơi tôi thực tập. Đặc biệt là bác Phạm Thị Thu – Cán bộ văn thư Huyện ủy, tôi đã có 16 tuần tìm hiểu kỹ hơn về nội dung công tác nghiệp vụ văn thư ở Văn phòng Huyện ủy Sóc Sơn. Trong nghiệp vụ văn thư gồm có: xây dựng và ban hành văn bản; quản lý giải quyết văn bản đi – đến; quản lý và sử dụng con dấu; lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào kho lưu trữ cơ quan.
Với bài báo cáo của mình, tôi xin được trình bày cụ thể một trong những nội dung nghiệp vụ văn thư trên là Công tác quản lý văn bản đi của cơ quan. Lý do tôi chọn chuyên đề này vì tôi thấy đây là một chuyên đề hay và thú vị. Văn bản đi là những văn bản do chính cơ quan soạn thảo, ban hành và quản lý. Làm tốt công tác này sẽ giúp chi các khâu nghiệp vụ khác được tốt hơn.
Được sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ trong cơ quan cùng với vốn kiến thức đã được trang bị ở trường, trong quá trình nghiên cứu chuyên đề của bản thân, tôi cũng gặp được nhiều thuận lợi, tiếp cận với thực tế để hiểu sâu hơn về công tác văn thư và công tác quản lý văn bản đi là việc thống kê số lượng văn bản đi trong ngày và việc sắp xếp và bảo quản sử dụng văn bản lưu tốt. Bên cạnh những thuận lợi đó thì còn có một số khó khăn nhỏ khi thực hiện chuyên đề.
Qua bài báo cáo của mình, cá nhân tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đợt thực tập của mình qua quá trình học tập cũng như những kinh nghiệm thực tế của bản thân trong suốt khóa học.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy cô trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức là những bài giảng trên lớp và những ví dụ sát với thực tế để chúng em tích luỹ được kiến thức làm hành trang khi bước vào cuộc sống.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các cán bộ, lãnh đạo của Văn phòng Huyện ủy Sóc Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi được tiếp xúc với thực tế công việc để tìm hiểu kỹ hơn và phát hiện ra những thiếu xót mà mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đợt thực tập và củng cố kiến thức, kinh nghiệm để phục vụ cho công việc cũng như học tập của bản thân sau này.
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN SÓC SƠN
I. KHÁI QUÁT CHUNG
Huyện Sóc Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai huyện Đa Phúc và Kim Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay đã tách thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ) cùng với thị trấn Xuân Hòa thuộc tỉnh theo Quyết định số 178/QĐ-CP ngày 05/7/1977 của Hội đồng Chính phủ. Khi ấy huyện Sóc Sơn vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Ngày 29/12/1978, Huyện Sóc Sơn được chuyển về trực thuộc thành phố Hà Nội và tồn tại đến ngày nay.
Tháng 10-1977, huyện Sóc Sơn hợp nhất có 29 xã (14 xã của huyện Đa Phúc, 15 xã của huyện Kim Anh và thị trấn Xuân Hoà, trừ hai xã Quang Minh và Kim Hoa chuyển về huyện Mê Linh).
Ngày 1-4-1979, khi huyện Sóc Sơn chuyển về Thành phố Hà Nội, 4 xã (Phúc Thắng, Cao Minh, Nam Viêm, Ngọc Thanh) và thị trấn Xuân Hoà chuyển về huyện Mê Linh; huyện Sóc Sơn lúc này còn lại 25 xã:
Thanh Xuân
Minh Phú
Quang Tiến
Phú Minh
Phù Lỗ
Nam Sơn
Hồng Kỳ
Tân Hưng
Việt Long
Đức Hoà
Kim Lũ
Tân Minh
Tân Dân
Minh Trí
Hiền Ninh
Phú Cường
Mai Đình
Đông Xuân
Bắc Sơn
Trung Giã
Bắc Phú
Xuân Giang
Xuân Thu
Phù Linh
Tiên Dược
Tháng 3-1987, thị trấn Sóc Sơn được thành lập đã nâng tổng số đơn vị hành chính của huyện lên 26. Số đơn vị hành chính này được giữ nguyên cho đến ngày nay.
1. Vị trí địa lý:
Huyện Sóc Sơn là huyện ở phía Bắc thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, phía Tây giáp Huyện Mê Linh, phía Nam giáp huyện Đông Anh. Huyện Sóc Sơn được chia làm 2 vùng. Vùng đồi núi trung du gồm các xã Bắc Sơn, Nam Sơn và một phần các xã Minh Trí, Minh Phú, Quang Tiến, Phù Linh, Hồng Kỳ, là vùng sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, số còn lại là vùng trũng ven sông và đồng bằng. Phía Tây Bắc huyện còn có đoạn cuối của dãy núi Tam Đảo, có tên là núi Thằn Lằn, cao trên 100 m và núi Sóc bao bọc, phía Đông và Nam có 3 con sông, sông Phù Lỗ (sông Cầu), sông Công, sông Cà Lồ làm ranh giới.
Địa hình của huyện là bán sơn địa, thuộc vùng trung du phía Nam dãy Tam Đảo, cao trung bình từ 8 - 20m. Phía Bắc và Tây Bắc là khu vực đồi núi. Huyện có các sông như sông Cầu, sông Cà Lồ và nhiều hồ, đầm.
2. Một số thông tin về Kinh tế - Văn hoá - Xã hội
Hiện nay, huyện Sóc Sơn đang phấn đấu để xây dựng huyện trở thành một vùng phát triển của thủ đô.
Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện phát triển tương đối ổn định, tăng đều ở mức 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi rõ rệt theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ. Thu hút đầu tư trên địa bàn tăng mạnh. Tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật xã hội năm 2007 đạt 1835 tỷ đồng. Hiện nay, huyện đang tập trung triển khai các dự án trọng điểm bao gồm: dự án triển khai khu công nghiệp tập trung Nội Bài 388 ha, dự án khu công nghiệp vừa và nhỏ Mai Đình 50 ha, dự án phát triển khu du lịch đền Sóc Sơn 274,5 ha, dự án làng du lịch sinh thái Đình Phú xã Minh Phú hơn 400 ha, dự án sân gôn và khu vui chơi giải trí Minh Trí, dự án phát triển khu đông bắc huyện, xây dựng trường trung học dạy nghề đa ngành, 2 trường THPT và Phòng khám đa khoa khu vực.
Nông nghiệp đã chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giá trị trên một hecta đất canh tác đạt gần 40 triệu đồng. Diện tích rừng trồng từ 234 ha trước năm 1980 đã nâng lên trên 6.000 ha, cơ bản phủ kín đất trống, đồi núi trọc, có giá trị về sinh thái và phục vụ du lịch - dịch vụ.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HUYỆN ỦY SÓC SƠN
1. Trách nhiệm, quyền hạn của huyện ủy Sóc Sơn
Quyết định chương trình công tác toàn khóa và chương trình công tác hàng năm của Huyện ủy; quy chế làm việc của huyện ủy; quy chế làm việc của ban kiểm tra huyện ủy và kế hoạch kiểm tra toàn khóa.
Quyết định chủ trương, biện pháp lớn trên các lĩnh vực công tác; phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị 6 tháng hàng năm và nhiệm kỳ của Đảng bộ.
Quyết định những chương trình mang tính đột phá của từng năm và toàn khóa trên các lĩnh vực công tác nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện.
Có trách nhiệm thảo luận và quyết định tập thể về công tác cán bộ của Đảng bộ huyện, báo cáo Thành ủy Hà Nội phương án cán bộ, quy định các chức danh thuộc thẩm quyền theo quy định.
Thực hiện giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề, theo quy định tại Hướng dẫn 05-HD/KTTW ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban kiểm tra trung ương “Hướng dẫn thực hiện giám sát cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp”.
2. Cơ cấu tổ chức của Huyện ủy Sóc Sơn
Thường trực Huyện ủy gồm Bí thư và các phó Bí thư Huyện ủy.
Gồm các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Huyện ủy.
Ban Tổ chức
Ban Dân vận
Ủy ban kiểm tra
Ban Tuyên giáo
Văn phòng Huyện ủy
* Bí thư Huyện ủy là người đứng đầu Ban chấp hành Đảng bộ huyện chịu trách nhiệm cao nhất, toàn diện trước Ban chấp hành, Ban thường vụ và thường trực huyện ủy, cùng Ban chấp hành Đảng bộ huyện, Ban thường cụ huyện ủy chịu trách nhiệm trước ban thường vụ, trước dảng bộ huyện về sự lãnh đạo trên mọi lĩnh vực hoạt động của huyện.
* Phó bí thư huyện ủy chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Đảng bộ huyện, giúp bí thư giải quyết công việc hàng ngày của Đảng bộ, chịu trách nhiệm điều hành bộ máy Đảng. Trực tiếp giải quyết những công việc do bí thư huyện ủy phân công, thay mặt bí thư huyên ủy điều hành công việc khi bí thư ủy nhiệm.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC VĂN PHÒNG HUYỆN ỦY
VĂN PHÒNG HUYỆN ỦY
CHÁNH VĂN PHÒNG
Văn phòng là bộ phận tham mưu, tổng hợp, phối hợp phục vụ lãnh đạo
Văn phòng làm việc theo chế độ thủ trưởng: văn phòng có Chánh văn phòng và hai phó văn phòng
- Chánh văn phòng là người chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của văn phòng. Sắp xếp tổ chức, bộ máy văn phòng theo quy đinh, chịu trách nhiệm trước Thường trực, Ban Thường vụ Huyện uỷ về toàn bộ hoạt động của văn phòng.
Chánh văn phòng ký các văn bản thuộc phạm vi điều hành, phối hợp.
- Phó văn phòng là người giúp việc cho Chánh văn phòng, được phân công theo dõi từng mảng công việc riêng và chịu trách nhiệm trước Chánh văn phòng về các lĩnh vực công việc được phân công phụ trách.
3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Văn phòng huyện ủy
Công tác tham mưu thông tin tổng hợp
Căn cứ nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất của cấp ủy, văn phòng giúp cấp ủy xây dựng lịch công tác năm, quý, tháng, tuần của thường trực, Ban Thường vụ và Huyện ủy, góp phần vào việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy.
Chủ động phối hợp các phòng, ban, ngành, đơn vị tham mưu giúp cấp ủy theo dõi, đôn đốc các phòng, ban, ngành,…thực hiện các nhiệm vụ chương trình công tác đề ra.
Giúp cấp ủy chuẩn bị tốt nội dung và các điều kiện cần thiết phục vụ các cuộc họp để đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị công tác phục vụ chu đáo, khoa học. Chuẩn bị đầy đủ văn bản, tài liệu cần thiết.
Chủ động nắm tình hình triển khai thực hiện các chương trình, nhiệm vụ của huyện uỷ và cơ sở, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin kịp thời để tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất và báo cáo chuyên đề với Thành ủy.
Công tác nội chính, tiếp dân
Tham mưu giúp Thường trực Huyện ủy nắm bắt tình hình nội chính, công tác nội chính và hoat động của cơ quan nội chính, tham mưu giúp Thường trực Huyện ủy tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác nội chính.
Thực hiện nghiêm túc quy trình tiếp nhận, xử lý đơn thư theo quy định.
Thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp công dân vào thứ 2 và thứ 6 hàng tuần, bố trí 02 đồng chí lãnh đạo, cán bộ theo dõi, phụ trách công tác tiếp dân.
Thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân, giải quyết đơn thư góp phần quan trọng vào việc giải quyết những mâu thuẫn, vướng mắc trong nhân dân. Ổn định tình hình chính trị, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Công tác văn thư, lưu trữ
Thực hiện nghiêm túc Nghị định 110/ 2004 ngày 08/ 4/ 2004 của Chính phủ về công tác Văn thư và Quyết định 1559 của Thành ủy về gửi nhận văn bản. Thực hiện tốt quy trình từ khâu soạn thảo, chỉnh sửa, trình ký, vào sổ theo dõi văn bản đi và lưu văn bản, quy định về tiếp nhận văn bản đến được tổ chức thực hiện tốt, thực hiện tốt quy trình theo dõi, xử lý công văn trên mạng máy tính.
Chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo quản tài liệu, bảo quản con dấu không xảy ra sự cố.
Thường xuyên củng cố, nâng cấp, bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu lưu trữ.
Công tác quản lý tài liệu được tăng cường.
Công nghệ thông tin
Phối hợp với trung tâm Công nghệ thông tin văn phòng Thành ủy quản lý, đảm bảo chế độ vận hành, bảo vệ mạng thông tin của cấp ủy
Tăng cường công tác kiểm tra mạng nội bộ của các Đảng ủy xã – thị trấn, duy trì tốt chế độ bảo trì mạng nội bộ cơ quan huyện ủy.
Công tác quản trị hành chính
Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản Đảng theo phương thức khoán chi, giúp các đơn vị chủ động trong hoạt động tài chính.
Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ tài chính cho cấp ủy, cơ sở
Đảm bảo tốt chế độ, chính sách của cán bộ công nhân viên trong cơ quan.
Công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ
Công tác lưu trữ tại các đơn vị, cơ sở được quan tâm chỉ đạo. Văn phòng Huyện ủy đã triển khai, tổ chức tập huấn, hướng dẫn chỉnh lý tài liệu phông Lưu trữ Đảng ủy các xã, thị trấn
Xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức mở một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ văn phòng cho các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên các ban Đảng, phó Bí thư, Thường trực Đảng, văn phòng Đảng ủy các chi, Đảng bộ trực thuộc huyện tại trung tâm bồi dưỡng chính trị.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI
VĂN PHÒNG HUYỆN ỦY
I. HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN THƯ
1. Chức năng, nhiệm vụ của văn thư
Văn thư thuộc văn phòng huyện ủy có chức năng tham mưu, tổng hợp và mang tính chất phục vụ (hậu cần) cho huyện ủy. Phối hợp, điều hòa mối quan hệ các cơ quan trên địa bàn huyện, chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của thường trực huyện ủy, đồng thời chịu sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của văn phòng huyện ủy
Cán bộ văn thư có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
Quản lý công văn đi, đến, bảo quản và sử dụng con dấu của cơ quan, hồ sơ lưu trữ
Phân loại công văn đến và trực tiếp vào sổ, chuyển giao văn bản. Đăng ký công văn, văn bản đi vào sổ
Cán bộ văn thư phải xem xét lần cuối về nội dung và thể thức văn bản rồi đóng dấu ban hành.
Sau khi mọi thủ tục hoàn thành xong, tiến hành chuyển giao văn bản, đóng gói công văn, trực tiếp gửi bưu điện cho các cơ quan, đơn vị theo nơi nhận.
Giúp Thường trực huyện ủy quản lý và tổ chức thực hiện công tác văn phòng, văn thư, lưu trữ cơ quan. Công tác soạn thảo văn bản, ban hành văn bản,… đối với các đơn vị phòng ban theo đúng quy định, nguyên tắc hành chính chế độ bảo mật văn thư Nhà nước.
Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động của văn phòng
Để đảm bảo cho quá trình hoạt động của huyện ủy, văn thư phải thực hiện tốt những nhiệm vụ trên.
2. Lề lối làm việc của văn thư
Văn phòng huyện ủy làm việc theo chế độ thủ trưởng mà người chỉ đạo chung là Chánh văn phòng nên văn thư cũng chịu sự chỉ đạo trực tiếp đó.
Bộ phận văn thư quản lý
Công tác văn bản:
Sau khi văn bản hoàn tất, cán bộ văn thư căn cứ vào thành phần nơi nhận và số lượng văn bản để gửi đi nhanh chóng, kịp thời, đúng số lượng.
Công tác tạp vụ:
Làm công tác vệ sinh phòng làm việc của lãnh đạo, phòng văn thư. Chuẩn bị hội trường, phòng họp phục vụ hội nghị, hội họp do Thường trực huyện ủy tổ chức, quản lý toàn bộ tài sản, trang thiết bị phục vụ trong hoạt động của cơ quan.
Quản lý các loại văn phòng phẩm của cơ quan, các phòng ban. Khi thiếu hoặc chưa đáp ứng phục vụ cho công tác thì phải xin ý kiến với lãnh đạo để có biện pháp giải quyết
II. CÁCH BỐ TRÍ PHÒNG LÀM VIỆC VÀ TRANG THIẾT BỊ TRONG VĂN THƯ CƠ QUAN
Cách bố trí nơi làm việc và các trang thiết bị trong văn thư rất quan trọng, nếu bố trí nơi làm việc khoa học thì hiệu quả công việc sẽ cao.
Văn phòng huyện ủy được bố trí như sau:
Cách bố trí nơi làm việc
Trụ sở làm việc của Huyện ủy Sóc Sơn là một tòa nhà 5 tầng
SƠ ĐỒ PHÒNG LÀM VIỆC CỦA HUYỆN ỦY SÓC SƠN
(sau phụ lục)
Ưu điểm
Thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi thông tin, xử lý các công việc nhanh chóng, đảm bảo quá trình giải quyết công việc, quá trình trao đổi công tác giữa các phòng ban, đơn vị với nhau rất dễ dàng, đáp ứng yêu cầu từng mặt nghiệp vụ. Thuận lợi cho quá trình trao đổi, giải quyết công việc.
Nhược điểm
Có phòng vẫn sắp xếp cán bộ làm việc chung với nhau đôi khi cũng ảnh hưởng tới quá trình giải quyết và năng suất công việc.
Các trang thiết bị trong văn phòng
Trong quá trình làm việc, một trong những yếu tố không thể thiếu để phục vụ hoạt động tại cơ quan đó là trang thiết bị trong văn phòng.Văn phòng được trang bị đầy đủ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong công việc, phục vụ công tác cho mỗi cán bộ.
Các phòng, ban trong huyện ủy được trang bị khá đầy đủ máy móc, văn phòng phẩm như: máy tính kèm theo máy in; mạng Internet, mạng thông tin nội bộ, điện thoại, mạng điện thoại nội bộ trong tất cả các phòng, ban.
Huyện ủy cũng được trang bị đầy đủ các loại tủ, giá đựng hồ sơ, tài liệu, các văn phòng phẩm như: bút, giấy in, thước, mực dấu, gim, kẹp,…
Nhìn chung văn phòng huyện ủy cũng đã được trang bị đầy đủ nên công việc được giải quyết khá thuận lợi, nhanh chóng, chính xác, tiện lợi.Cùng với việc bố trí nơi làm việc khoa học góp phần đạt kết quả cao. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu trong công việc cần mua sắm thiết bị trong văn thư đầy đủ hơn và hợp lý hơn.
III. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI HUYỆN ỦY SÓC SƠN
Công tác văn thư là hoạt động để đảm bảo thông tin bằng văn bản phục vụ cho lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành công việc của cả cơ quan.
Trong văn phòng, công tác văn thư là nội dung quan trọng chiếm phần lớn hoạt động của văn phòng, của cơ quan, đơn vị nói chung và đối với văn phòng huyện ủy nói riêng. Huyện ủy có một cán bộ văn thư làm nhiệm vụ quản lý các văn bản đi – đến của cơ quan. Cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm lâu năm nên thành thạo trong quá trình giải quyết công việc.
Những nét chung về nghiệp vụ công tác Văn thư của Văn phòng huyện ủy Sóc Sơn
Công văn giấy tờ là một trong những phương tiện quan trọng và chủ yếu để tiến hành và tổ chức mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng được coi là bộ mặt của cơ quan và đồng thời đó là nguồn tư liệu xác thực quý giá cho việc nghiên cứu về chính trị, kinh tế - xã hội, lịch sử, văn hóa,…
Thực hiện tốt công tác quản lý công văn là một yếu tố có tính quyết định đến hiệu quả công tác của cơ quan. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết khách quan của công tác quản lý công văn, huyện ủy cũng có những quy định về chế độ tiếp nhận, xử lý, phân phối, giải quyết và theo dõi giải quyết công việc, quy trình soạn thảo văn bản, đến khâu quản lý văn bản, lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, bảo quản hồ sơ.
Trong nghiệp vụ văn thư nội dung gồm có:
Công tác xây dựng và ban hành văn bản;
Công tác quản lý và giải quyết văn bản đến;
Công tác quản lý văn bản đi;
Công tác quản lý và sử dụng con dấu;
Công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan.
Trong quá trình đi sâu vào thực tế tìm hiểu công tác văn thư tại huyện ủy Sóc Sơn, nhìn chung văn bản của huyện đều đúng vớ