Như chúng ta biết, trong hơn nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, Nhà nước Việt Nam đã ban hành một khối lượng rất lớn các văn bản quy phạm pháp luật để điều hành và quản lý xã hội, quản lý Nhà nước. Quản lý Nhà nước bằng pháp luật là một nguyên tắc rất quan trọng của Hiến pháp Việt Nam - đạo luật cơ bản của Nhà nước và đã được thực thi trong thực tế. Nguyên tắc này đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng thời mỗi cơ quan, tổ chức và công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, không có ngoại lệ. Để chấp hành pháp luật thì mọi công dân, cán bộ phải hiểu biết pháp luật để thực hiện. Nhưng trong thực tế thì không ai có thể nắm vững được tất cả hệ thống pháp luật để thực hiện, cho dù công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật có tiến hành tốt đến đâu. Vì vậy, công tác thẩm định văn bản trước khi ban hành là điều hết sức quan trọng và cần thiết để văn bản đó đi vào thực tế hiệu quả, mọi người dễ tiếp cận, dễ hiểu và thực hiện nghiêm túc.
Hơn thế nữa, cuộc sống xã hội luôn luôn phát triển, nhiều văn bản pháp luật đã ban hành không đáp ứng kịp thời tình hình xã hội, nhiều lĩnh vực chưa được pháp luật điều chỉnh. Nhất là khi nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước thì việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và công tác thẩm định trở nên cần thiết và cấp bách.
19 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1909 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Häc viÖn hµnh chÝnh
khoa sau ®¹i häc
---*****---
(
TiÓu luËn m«n
§¸nh gi¸ vµ tæ chøc sö dông
hÖ thèng v¨n b¶n qu¶n lý nhµ níc
Tªn ®Ò tµi:
C«ng t¸c thÈm ®Þnh
v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt
Hä vµ tªn : Bïi ThÞ Lan H¬ng
Líp : CH13D - Tæ 3
Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2009
LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta biết, trong hơn nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, Nhà nước Việt Nam đã ban hành một khối lượng rất lớn các văn bản quy phạm pháp luật để điều hành và quản lý xã hội, quản lý Nhà nước. Quản lý Nhà nước bằng pháp luật là một nguyên tắc rất quan trọng của Hiến pháp Việt Nam - đạo luật cơ bản của Nhà nước và đã được thực thi trong thực tế. Nguyên tắc này đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng thời mỗi cơ quan, tổ chức và công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, không có ngoại lệ. Để chấp hành pháp luật thì mọi công dân, cán bộ phải hiểu biết pháp luật để thực hiện. Nhưng trong thực tế thì không ai có thể nắm vững được tất cả hệ thống pháp luật để thực hiện, cho dù công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật có tiến hành tốt đến đâu. Vì vậy, công tác thẩm định văn bản trước khi ban hành là điều hết sức quan trọng và cần thiết để văn bản đó đi vào thực tế hiệu quả, mọi người dễ tiếp cận, dễ hiểu và thực hiện nghiêm túc.
Hơn thế nữa, cuộc sống xã hội luôn luôn phát triển, nhiều văn bản pháp luật đã ban hành không đáp ứng kịp thời tình hình xã hội, nhiều lĩnh vực chưa được pháp luật điều chỉnh. Nhất là khi nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước thì việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và công tác thẩm định trở nên cần thiết và cấp bách.
Đây là một đề tài còn khá mới mẻ, ít tài liệu tham khảo nên bài viết chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản và chung nhất, không thể đi sâu và phân tích kỹ càng được. Nhưng qua bài viết này đã ít nhiều nêu bật được tầm quan trọng của công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần 1: Khái quát về công tác thẩm định văn bản QPPL
1. Khái niệm thẩm định văn bản QPPL
2. Vai trò của công tác thẩm định văn bản QPPL
3. Cơ quan thẩm định văn bản QPPL
4. Đối tượng, phạm vi nội dung thẩm định văn bản QPPL
Phần 2: Tổ chức và quy trình thẩm định văn bản QPPL
1. Hồ sơ thẩm định
2. Tiếp nhận hồ sơ thẩm định
3. Phân công thẩm định
4. Tổ chức thẩm định
5. Tổ chức thẩm định trong trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định
6. Chuẩn bị báo cáo thẩm định và nội dung báo cáo thẩm định
7. Ký, gửi báo cáo thẩm định và lưu trữ hồ sơ thẩm định
8. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác thẩm định
9. Kinh phí hỗ trợ thẩm dịnh và chế độ chi tiêu tài chính
Kết luận
Phần I
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Khái niệm:
Thẩm định văn bản quy phạm pháp luật là một hoạt động thuộc quy trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền tiến hành nhằm nhận xét, đánh giá về đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản, về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ của văn bản trong hệ thống pháp luật hiện hành. Thẩm định văn bản cũng đưa ra những nhận xét về chất lượng của văn bản thông qua việc đánh giá về nội dung và kỹ thuật soạn thảo văn bản. Đồng thời, cơ quan tiến hành thẩm định văn bản quy phạm pháp luật cũng đưa ra những ý kiến và đề xuất biện pháp giải quyết đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan có liên quan trong quá trình soạn thảo văn bản để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Vai trò của công tác thẩm định:
Công tác thẩm định là một khâu không thể thiếu được của quy trình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Mục đích của thẩm định văn bản là "thẩm tra" và "giám định" những vấn đề cơ bản, quan trọng trực tiếp liên quan đến chất lượng và kỹ thuật của văn bản được thẩm định. Hoạt động thẩm định là khâu cuối cùng trước khi cơ quan, người có thẩm quyền chính thức xem xét, ban hành văn bản (đối với văn bản nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và quyết định, thông tư, chỉ thị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ) hoặc trước khi Chính phủ xem xét, thông qua để trình Quốc hội (đối với văn bản luật, nghị quyết của Quốc hội) hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội (đối với văn bản pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội) xem xét, ban hành.
3. Cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật:
Đối với các văn bản luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội do các Bộ, cơ quan ngang Bộ được phân công chủ trì soạn thảo, nghị quyết, nghị định của Chính phủ thì các văn bản đó được gửi đến Bộ Tư pháp để tiến hành thẩm định khi trình Chính phủ xem xét văn bản đó.
Đối với các văn bản luật, pháp lệnh do cơ quan khác, các tổ chức, đại biểu Quốc hội trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì Văn phòng Chính phủ gửi đến Bộ Tư pháp để thẩm định trước khi tổng hợp, hoàn chỉnh ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét văn bản tham gia ý kiến của Chính phủ về văn bản luật, pháp lệnh nói trên.
Đối với các văn bản thông tư, quyết định, chỉ thị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ thì trước khi trình ký ban hành, văn bản đó phải được tổ chức pháp chế của Bộ, ngành đó thẩm định.
Đối với các văn bản nghị quyết liên tịch, thông tư liên tịch thì trước khi các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan ký ban hành, các tổ chức pháp chế của từng cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội đó phải tiến hành thẩm định về mặt pháp lý.
Trong trường hợp các văn bản luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, nghị quyết, nghị định của Chính phủ được phân công cho Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo, thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải thành lập Hội đồng thẩm định bao gồm các chuyên gia về luật pháp và các nhà chuyên môn để tiến hành thẩm định văn bản nói trên.
4. Đối tượng, phạm vi nội dung thẩm định:
4.1. Những hình thức văn bản quy phạm pháp luật phải qua thủ tục thẩm định
Những hình thức văn bản quy phạm pháp luật phải qua thủ tục thẩm định bao gồm các văn bản luật, văn bản nghị quyết của Quốc hội, văn bản pháp lệnh, văn bản nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các văn bản nghị quyết, nghị định của Chính phủ. Các hình thức văn bản quy phạm pháp luật này do Bộ Tư pháp tiến hành thẩm định.
Quyết định, chỉ thị, thông tư do các Bộ, cơ quan ngang Bộ soạn thảo và ban hành, nghị quyết liên tịch, thông tư liên tịch do các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội phối hợp ban hành phải qua thẩm định về mặt pháp lý của tổ chức pháp chế của các cơ quan, tổ chức đó.
4.2. Phạm vi nội dung thẩm định
Phạm vi nội dung thẩm định đối với văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu liên quan đến các khía cạnh pháp lý của văn bản. Việc xác định đúng nội dung phạm vi thẩm định có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, bảo đảm tính khả thi của văn bản, qua đó góp phần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật.
4.2.1. Về sự cần thiết ban hành văn bản: Xác định xem văn bản đã thật sự cần thiết ban hành hay chưa là vấn đề đầu tiên phải thẩm định bởi nó ảnh hưởng đến sự tồn tại của văn bản. Những tiêu chí được dùng để đánh giá sự cần thiết này là:
- Yêu cầu quản lý nhà nước: công tác quản lý nhà nước đã thật sự đòi hỏi phải có văn bản để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý chưa. Ví dụ, cần thiết ban hành Nghị định của Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành du lịch để đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.
- Yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoặc đối với vấn đề mà văn bản đó điều chỉnh.
- Cũng có khi, văn bản cần được ban hành để quy định chi tiết thi hành hoặc hướng dẫn thi hành những văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên đã ban hành. Ví dụ, Chính phủ ban hành nghị định để quy định chi tiết thi hành luật hoặc Bộ trưởng ban hành thông tư để hướng dẫn thi hành nghị định của Chính phủ. Văn bản thẩm định phải thể hiện sự tán thành hoặc không tán thành về việc soạn thảo, ban hành văn bản tại thời điểm đó với lý do hợp pháp và hợp lý. Dưới đây là một ví dụ:
4.2.2. Về đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản
Xem xét đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản nghĩa là xác định văn bản điều chỉnh đối với đối tượng nào? Phạm vi điều chỉnh của văn bản giới hạn ở những quan hệ xã hội nào? Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng của văn bản.
Tiêu chí để xem xét đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản có phù hợp với văn bản hay không cần dựa trên các yếu tố sau đây:
- Vấn đề, lĩnh vực mà văn bản điều chỉnh;
- Hình thức văn bản được soạn thảo.
Trên cơ sở cân nhắc, đánh giá về sự rộng, hẹp, về tính đa dạng hay phức tạp của vấn đề, lĩnh vực mà văn bản điều chỉnh để kết luận đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản đã hợp lý chưa.
4.2.3. Về sự phù hợp với đường lối, chủ trương chính sách của Đảng
Đây là một trong những nội dung quan trọng nhất của báo cáo thẩm định bởi nó bảo đảm cho hoạt động thể chế hoá đường lối của Đảng được đúng hướng và đúng với tinh thần các chủ trương chính sách của Đảng. Tiêu chí để đánh giá văn bản có phù hợp với đường lối, chủ trương chính sách của Đảng hay không cần căn cứ vào các văn kiện của Đảng (ví dụ Văn kiện Đại hội Đảng, Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết, Chỉ thị, Thông báo ý kiến kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, v.v.), tập trung vào những nội dung mà văn kiện đề cập có liên quan trực tiếp đến vấn đề mà văn bản điều chỉnh. Từ đó có sự đối chiếu, so sánh để kết luận nội dung văn bản có phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng hay không.
4.2.4. Về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật
Để thẩm định về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của nội dung văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thông pháp luật hiện hành cần xem xét, kiểm tra xem nội dung của văn bản được thẩm định có bảo đảm các yêu cầu sau hay không:
Một là, đối chiếu xem xét các quy định thuộc nội dung văn bản cần thẩm định có phù hợp với các quy định của Hiến pháp hiện hành hay không. Trong trường hợp Hiến pháp không có quy định trực tiếp về vấn đề mà văn bản quy định thì cần xem xét, cân nhắc xem nội dung Văn bản có phù hợp với tinh thần của Hiến pháp hay không. Ví dụ, khi thẩm định Văn bản Nghị định quy định về trình tự, thủ tục và chế độ cai nghịên bắt buộc đối với người nghiện ma tuý thì cần khẳng định nội dung cuả văn bản phù hợp với Điều 61 Hiến pháp năm 1992 là "Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm".
Hai là, cần kiểm tra, xem xét nội dung của văn bản có bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc ngang bằng có liên quan đến văn bản cần thẩm định hay không. Ví dụ, khi thẩm định Văn bản Nghị định của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải thì cần kiểm tra, xem xét nội dung của Văn bản có phù hợp với quy định của Pháp lệnh Thanh tra ngày 1/4/1990; Nghị định số 224/HĐBT ngày 30/6/1990 về tổ chức của hệ thống thanh tra nhà nước và biện pháp bảo đảm hoạt động thanh tra; Nghị định số 191/HĐBT ngày 18/6/1991 của Hội đồng bộ trưởng ban hành Quy chế thanh tra viên và sử dụng cộng tác viên thanh tra; Luật khiếu nại, tố cáo ngày 1/12/1998, Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001, v.v.
Bảo đảm tính thống nhất của nội dung văn bản quy phạm pháp luật với hệ thống pháp luật hiện hành là bảo đảm sự phù hợp của các quy định hiện hành với quy định trong văn bản, không có tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa nội dung của Văn bản với các quy định hiện hành. Các quy định của văn bản và các quy định trong các văn bản hiện hành có liên quan tạo thành một thể thống nhất. Điều đó cũng có nghĩa bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động xây dựng pháp luật.
Bảo đảm tính đồng bộ của nội dung văn bản với hệ thống pháp luật hiện hành nghĩa là các quy định của văn bản và các quy định hiện hành có sự ăn khớp nhịp nhàng và phù hợp với nhau, không xẩy ra tình trạng mặc dù giữa các quy định này không mâu thuẫn, chồng chéo nhưng có sự vênh váo, không ăn khớp giữa các quy định.
4.2.5. Về tính khả thi của văn bản
Tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật được thẩm định có thể kết luận qua việc xem xét các khía cạnh sau đây của văn bản:
Một là, nội dung các quy định của văn bản phải bảo đảm tính cụ thể, chi tiết để tổ chức thực hiện hoặc áp dụng được trong thực tiễn;
Hai là, sự phù hợp của nội dung văn bản với điều kiện kinh tế xã hội hiện tại, nghĩa là nội dung các quy định có thể thực hiện được trong điều kiện đời sống sinh hoạt và ý thức xã hội mà quy phạm pháp luật đó được áp dụng. Ví dụ, quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với người đi xe đạp vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông với mức phạt tiền là 10.000 đồng đối với hành vi đi xe đạp trên hè phố, trong vườn hoa hoặc trong công viên (Điều 8 khoản 1 điểm a Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 13/7/2001) là phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện tại.
Một ví dụ khác: Nghị định số ... /NĐ-CP ngày ... /12/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/CP ngày 03/6/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại đã bổ sung hành vi " buôn bán hàng hoá có nhãn rách nát, không còn nguyên vẹn hoặc nhãn mờ không đọc được nội dung " hoặc " buôn bán hàng hoá trình bầy không đúng quy định về kích thước, vị trí, cách ghi, ngôn ngữ ". Những vi phạm này khá phổ biến trong thực tiễn mà thực tế những người vi phạm lại hoàn toàn chưa ý thức được đó là hành vi vi phạm pháp luật nên việc xử phạt khó thực hiện đưọc trong thực tế.
Ba là, sự phù hợp của các quy định trong văn bản với ý thức pháp luật của đối tượng áp dụng văn bản;
Bốn là, phù hợp với khả năng tổ chức thực hiện các quy định thuộc nội dung văn bản của các cơ quan có trách nhiệm thực thi các quy định đó;
Năm là, việc kế thừa kinh nghiệm thực thi các quy định của pháp luật về những vấn đề có liên quan đến nội dung điều chỉnh của văn bản.
4.2.6. Về kỹ thuật soạn thảo và ngôn ngữ pháp lý
Đây là một trong những nội dung thẩm định cần được tiến hành cẩn thận, cụ thể, chi tiết, bảo đảm cho việc nghiên cứu tiếp thu chỉnh lý của các cơ quan hữu quan sau này được chính xác, thoả đáng, góp phần nâng cao chất lượng văn bản được thẩm định.
Để đánh giá kỹ thuật soạn thảo của một văn bản quy phạm pháp luật có bảo đảm phù hợp với nội dung văn bản điều chỉnh và yêu cầu theo quy định hay không cần căn cứ vào quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các quy định tại Điều 5, Điều 9, Điều 27 quy định cụ thể một số nội dung trực tiếp liên quan đến kỹ thuật soạn thảo và ngôn ngữ pháp lý sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, kinh nghiệm thực tiễn của việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá về kỹ thuật soạn thảo và ngôn ngữ pháp lý sử dụng trong văn bản. Ví dụ, thông thường, cách hành văn khi diễn đạt nội dung các quy phạm trong các điều, khoản của các văn bản luật, pháp lệnh bao giờ cũng ngắn gọn, cô đọng, dứt khoát, trong khi đó, đối với các loại văn bản như nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ thì cách hành văn ít mang tính mệnh lệnh mà có thêm tính chất diễn giải, hướng dẫn trong đó.
Nội dung thẩm định, đánh giá về kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật bao gồm việc nhận xét, đánh giá về kỹ thuật sắp xếp, bố cục phần, chương, mục, điều, khoản, điểm ... của văn bản; đánh giá về kỹ thuật diễn đạt nội dung các quy phạm trong văn bản, việc chuyển tải đầy đủ và toàn diện chính sách pháp lý, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề mà văn bản điều chỉnh. Bên cạnh đó, một nội dung đánh giá không thể thiếu là ngôn ngữ mà văn bản sử dụng để chuyển tải nội dung các quy phạm đã bảo đảm tính "chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải đơn giản, dễ hiểu" như Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi hay chưa. Thêm nữa, văn bản có sử dụng thuật ngữ chuyên môn hay không. Nếu văn bản có sử dụng thuật ngữ chuyên môn mà những thuật ngữ này cần xác định rõ về nội dung thì văn bản đã có định nghĩa trong văn bản như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định hay chưa ...
4.2.7. Về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và phương án xử lý (nếu có)
Đây là một nội dung quan trọng của báo cáo thẩm định văn bản quy phạm pháp luật. Đối với văn bản luật, pháp lệnh trình Chính phủ xem xét, thông qua để trình Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành theo thẩm quyền và đối với văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì được coi là ý kiến khác nhau nếu vấn đề thuộc nội dung văn bản mà trong quá trình soạn thảo hoặc lấy ý kiến các Bộ, ngành hữu quan có ý kiến không thống nhất. Mặc dù cơ quan chủ trì soạn thảo đã tổ chức trao đổi, tham khảo ý kiến hoặc trực tiếp làm việc với đại diện các cơ quan hữu quan về các vấn đề còn có ý kiến khác nhau đó nhưng vẫn không đi đến thống nhất. Bởi vậy, trong Tờ trình Chính phủ cũng như hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định, thì những vấn đề đó được coi là những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.
Trường hợp văn bản luật, pháp lệnh Chính phủ đã thông qua và chính thức trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc Quốc hội ban hành theo thẩm quyền thì trong Tờ trình, Chính phủ cũng có thể nêu những vấn đề thuộc nội dung văn bản luật, pháp lệnh mà trong quá trình soạn thảo Chính phủ thấy còn có nhiều ý kiến chưa thống nhất, cần xin ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc Quốc hội. ở đây, chúng tôi chỉ đề cập trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ và gửi Bộ Tư pháp thẩm định mà trong Tờ trình Chính phủ có đề cập đến những vấn đề thuộc nội dung văn bản còn có ý kiến khác nhau. Đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau nêu trong Tờ trình thì cơ quan thẩm định phải xem xét, cân nhắc và phát biểu quan điểm của mình về những vấn đề đang còn có ý kiến khác nhau đó trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, các quan điểm, lập luận của cơ quan soạn thảo và của các bên có ý kiến khác, đồng thời cơ quan thẩm định cũng nêu rõ quan điểm riêng của mình cùng với phương án giải quyết đối với những vấn đề khác nhau đó.
Phần II
TỔ CHỨC VÀ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Hồ sơ thẩm định:
1.1. Hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì soạn thảo gửi đến Bộ Tư pháp để thẩm định bao gồm:
a) Công văn yêu cầu thẩm định;
b) Tờ trình Chính phủ về văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ký và đóng dấu;
c) Văn bản cuối cùng được cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định trình Chính phủ xem xét;
d) Bản tập hợp ý kiến của các Bộ, ngành về văn bản đó;
đ) Bản thuyết trình chi tiết về văn bản và văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có).
Số lượng tài liệu nói tại các điểm b, c, d và đ trên đây là 10 bộ.
1.2. Hồ sơ dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ do các Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì soạn thảo gửi đến Bộ Tư pháp để xin ý kiến bao gồm Công văn, Tờ trình, Văn bản và bản tập hợp ý kiến như đã nêu tại các điểm a, b, c và d mục 2.1.1. Số lượng tài liệu gửi Bộ Tư pháp là 5 bộ.
1.3. Hồ sơ thẩm định đối với văn bản luật, pháp lệnh do cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội soạn thảo và được Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Tư pháp để thẩm định bao gồm Công văn yêu cầu thẩm định, văn bản luật, văn bản pháp lệnh, Tờ trình và tài liệu có liên quan (nếu có).
2. Tiếp nhận hồ sơ
Văn phòng Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thẩm định. Khi nhận được hồ sơ gửi đến, bộ phận Văn thư của Văn phòng phải ghi rõ số đăng ký, ngày nhận vào hồ sơ và Sổ theo dõi Công văn đến và chuyển cho bộ phận Tổng hợp để kiểm tra tính hợp lệ, vào "Sổ theo dõi hồ sơ thẩm định" và lập Phiếu chỉ đạo thẩm định, tham gia ý kiến trình Lãnh đạo Bộ cùng hồ sơ để phân công thẩm định. Thời gian từ kh