Tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại là sự nhạy cảm, tính dễ bị đổ vỡ của
chúng trước các cú sốc nội sinh và ngoại sinh của nền kinh tế. Hay nói cách khác, tình trạng dễ tổn
thương là tình trạng tài chính thiếu ổn định và thiếu an toàn trong hoạt động của các ngân hàng
thương mại.
Ổn định là trạng thái duy trì hoạt động bình thường, không có những biến động đột ngột, thất
thường và sự ổn định trong quá trình phát triển.
An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các
nghĩa vụ của mình. Tiêu chí an toàn được đánh giá thông qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất lượng
tín dụng (tài sản có) và chất lượng quản lý. An toàn là trạng thái không bị tác động nguy hiểm từ
mọi phía, từ phía các tác động bên trong cũng như bên ngoài. Có thể nói ổn định là điều kiện cần thì
an toàn chính là điều kiện đủ cho quá trình phát triển vững mạnh của các hệ thống tài chính.
Nói một cách rõ ràng hơn thì tính dễ tổn thương là trạng thái các tài sản (tài sản nợ, tài sản có
và tài sản ròng) dễ bị rơi vào trạng thái không ổn định, không an toàn trong khủng hoảng, khiến các
ngân hàng mất đi trạng thái bền vững và không thể phát triển các hoạt động kinh doanh dẫn tới sự
đổ vỡ. Tính dễ tổn thương là một đặc điểm thuộc về bản chất nên luôn hiện diện trong các hoạt động
ngân hàng vì các ngân hàng có hoạt động chủ yếu dựa trên cơ sở niềm tin, đó chính là nguồn gốc
cho tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại.
Để hạn chế tính dễ tổn thương trong các ngân hàng thương mại, chúng ta cần phải sử dụng
các biện pháp giữ cho các tài sản của ngân hàng luôn luôn ổn định, an toàn và được vững mạnh.
Thiết lập được mạng lưới an ninh có khả năng phòng ngừa, ứng phó kịp thời, nhanh nhạy, hiệu quả
đối với các nguy cơ nội sinh cũng như ngoại sinh của nền kinh tế như tăng cường hệ thống công
nghệ và thông tin, ứng dụng các biện pháp tăng cường quản trị rủi ro cũng như nâng cao năng lực
quản lý, kiểm định. Từ đó, ta có thể tránh được tình trạng khủng hoảng cho các ngân hàng và cho
cả nền kinh tế.
107 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công trình Đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2010”
TÊN CÔNG TRÌNH:
ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
MỤC LỤC
Chương 1. Lý luận tổng quan về tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại................1
1.1 Khái niệm về tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại ......................................... 1
1.2 Nguyên nhân của tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại ................................... 1
1.3 Các nhân tố tác động đến tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại ...................... 4
1.3.1 Các nhân tố nội sinh ....................................................................................................... 4
1.3.1.1 Rủi ro thanh khoản – sự mất cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có ......................... 4
1.3.1.2 Rủi ro tín dụng - Sự quản lý và giám sát tín dụng .................................................. 5
a. Tỷ lệ nợ xấu.................................................................................................................... 7
b. Tỷ lệ nợ quá hạn............................................................................................................. 8
c. Hệ số rủi ro tín dụng....................................................................................................... 8
d. Phương pháp đánh giá rủi ro – VAR.............................................................................. 8
1.3.1.3 Khả năng quản trị, điều hành và rủi ro đạo đức...................................................... 9
1.3.1.4 Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ ..................................................................... 10
1.3.1.5 Sự hợp tác giữa các ngân hàng thương mại .......................................................... 10
1.3.2 Các nhân tố ngoại sinh ................................................................................................. 11
1.3.2.1 Rủi ro của quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế ................................... 11
1.3.2.2 Rủi ro môi trường pháp lý..................................................................................... 11
1.3.2.3 Rủi ro về giá.......................................................................................................... 11
a. Rủi ro lãi suất ............................................................................................................... 11
b. Rủi ro tỷ giá hối đoái .................................................................................................... 12
1.3.2.4 Rủi ro hệ thống khác ............................................................................................. 14
1.4 Nội dung tính dễ tổn thương – các tiêu chuẩn trên thế giới và Việt Nam để đánh giá mức độ
tổn thương của các ngân hàng thương mại..................................................................................... 15
1.4.1 Mức độ ổn định trong hoạt động của các ngân hàng thương mại ................................ 15
1.4.1.1 Ổn định trong huy động vốn ................................................................................. 15
1.4.1.2 Ổn định trong hoạt động cho vay.......................................................................... 17
1.4.2 Mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại................................. 18
1.4.2.1 Đánh giá theo các tiêu chuẩn trong Hiệp ước Basel I và II .................................. 18
a. Basel I........................................................................................................................... 18
b. Basel II ......................................................................................................................... 19
1.4.2.2 Đánh giá theo các qui định tại Việt Nam.............................................................. 24
a. Quyết định số 457 qui định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng ...... 24
b. Quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong
hoạt động ngân hàng .............................................................................................................. 26
Kết luận chương 1 ............................................................................................................................29
Chương 2. Các nghiên cứu và bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về tính dễ tổn thương
của các ngân hàng thương mại........................................................................................................30
2.1 Xem xét tính dễ tổn thương của các ngân hàng Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ30
2.1.1 Sơ lược về cuộc khủng hoảng Mỹ................................................................................ 30
2.1.2 Những tổn thương của các ngân hàng Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính – Đánh
giá theo mô hình CAMELS........................................................................................................ 30
2.1.2.1 Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy) .............................................................. 34
2.1.2.2 Chất lượng tài sản có (Asset Quality) ................................................................... 35
2.1.2.3 Quản lý (Management) ......................................................................................... 37
2.1.2.4 Lợi nhuận (Earnings) ............................................................................................ 38
2.1.2.5 Thanh khoản (Liquidity) ....................................................................................... 39
2.1.2.6 Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to Market Risk) ................... 40
2.1.3 Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng Mỹ cho các ngân hàng ........................................ 41
2.2 Nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới để hạn chế tính dễ tổn thương của các ngân hàng
thương mại ..................................................................................................................................... 44
2.2.1 Áp dụng các tiêu chuẩn trong Hiệp ước Basel II tại Hàn Quốc ................................... 44
2.2.2 Cách hạn chế tính dễ tổn thương của các NHTM thông qua các biện pháp quản trị rủi
ro tại một số nước trên thế giới .................................................................................................. 45
Kết luận chương 2 ............................................................................................................................48
Chương 3. Đánh giá tính dễ bị tổn thương của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay ..................................................................................................................49
3.1 Đôi nét về thị trường ngân hàng Việt Nam hậu WTO ........................................................ 49
3.1.1 Đôi nét về nền kinh tế Việt Nam sau ba năm gia nhập WTO ...................................... 49
3.1.2 Thị trường ngân hàng việt Nam hậu WTO .................................................................. 49
3.2 Đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay theo các tiêu chuẩn định lượng................................................................................................ 51
3.2.1 Mức độ ổn định trong hoạt động của các ngân hàng thương mại ................................ 51
3.2.1.1 Ổn định trong huy động vốn ................................................................................. 51
3.2.1.2 Ổn định trong hoạt động cho vay.......................................................................... 55
3.2.1.3 Ổn định trong thu nhập ......................................................................................... 58
3.2.2 Mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại................................. 60
3.2.2.1 Về vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn ......................................................................... 60
3.2.2.2 Phân loại và đánh giá về nợ xấu của các ngân hàng ............................................. 64
Kết luận chương 3 ............................................................................................................................67
Chương 4. Các giải pháp nhằm khắc phục tính dễ tổn thương của hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ............................................................................68
4.1 Quản lý điều hành và Chính sách của Chính phủ, ngân hàng nhà nước Việt Nam............. 68
4.1.1 Đối với chính phủ ......................................................................................................... 68
4.1.2 Đối với NHNN Việt Nam ............................................................................................ 69
4.2 Bên trong các ngân hàng - Tái cấu trúc hoạt động của ngân hàng thương mại................... 71
4.2.1 Chiến lược về nguồn vốn, tỷ lệ dự trữ.......................................................................... 71
4.2.2 Hoạt động quản lý điều hành hoạt động của ngân hàng............................................... 72
4.2.3 Chiến lược chính sách nguồn nhân lực ........................................................................ 73
4.2.4 Minh bạch hoá tài chính ............................................................................................... 74
4.2.5 Hệ thống công nghệ thông tin ...................................................................................... 75
4.2.6 Chế độ bảo hiểm tiền gửi ............................................................................................. 75
4.2.7 Áp dụng các mô hình quản trị rủi ro theo khung VAR ................................................ 76
4.3 M&A – Hướng đi cho các ngân hàng trong tương lai gần .................................................. 77
4.4 Sự hỗ trợ và hợp tác của các tổ chức quốc tế ...................................................................... 78
Kết luận chương 4 ............................................................................................................................79
Kết luận .............................................................................................................................................80
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
ACB NHTM cổ phần Á Châu.
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
AIG Tập đoàn bảo hiểm American International Group.
BCBS Basel Committee on Banking Supervision: Ủy Ban Basel Giám sát ngành
Ngân hàng.
BHTG Bảo hiểm tiền gửi.
BIDV Bank of Investment and Development of Vietnam: Ngân hàng Đầu tư và
phát triển Việt Nam.
BIS Bank for International Settlements: Ngân hàng thanh toán quốc tế.
CAMELS Mô hình đánh giá ngân hàng CAMELS.
CAR Capital Adequacy Ratio: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
CĐKT Cân đối kế toán.
CFTC Commodity Futures Trading Commission: Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ
hạn.
CIC Credit Information Center: Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng của
NHNN.
CPI Center for Public Integrity: Trung tâm Liêm chính Công của Mỹ.
FDI Foreign Direct Investment: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
FDIC Federal Deposit Insurance Corporation: Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi liên
bang.
FED Federal Reserve System: Cục dự trữ Liên bang Mỹ.
GDP Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội.
IRB Internal Rating Based Approach: Phương pháp tiếp cận dựa trên hệ thống cơ
sở dữ liệu đánh giá nội bộ.
IMF International Monetary Fund: Quỹ Tiền tệ quốc tế.
MDB Multilateral development bank: Ngân hàng Phát triển Đa phương.
MBS Mortgage – Backed Securities: Chứng khoán nợ thế chấp.
M&A Mergers And Aquisitions: Mua bán vá sáp nhập.
NIM Net Interest Margin: Hệ số chênh lệch lãi thuần.
NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
NHTM Ngân hàng thương mại.
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần.
NHTW Ngân hàng Trung ương.
Oceanbank NHTM cổ phần Đại Dương.
PSE Public sector entity: Đơn vị thuộc khu vực công.
QIS Quality Information System: Hệ thống thông tin chất lượng.
RWA Risk – weighted Assets: Tài sản tính theo rủi ro gia quyền.
SMEs Small and Medium Enterprises: Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
SEC Securities & Exchange Commission: Ủy ban chứng khoán Mỹ.
Sacombank NHTM cổ phần Sài Gòn thương tín.
SHB NHTM cổ phần Sài Gòn – Hà Nội.
Saigonbank NHTM cổ phần Sài Gòn.
TCTD Tổ chức tín dụng.
Techcombank NHTM cổ phần Kỹ thương Việt Nam.
VAR Value At Risk: Giá trị chịu rủi ro.
Vietcombank NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
Vietinbank NHTM cổ phần Công thương Việt Nam.
WTO World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới.
WB Word Bank: Ngân hàng thế giới.
WaMu Washington Mutual Inc.
1Chương 1. Lý luận tổng quan về tính dễ tổn thương của
các ngân hàng thương mại
1.1 Khái niệm về tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại
Tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại là sự nhạy cảm, tính dễ bị đổ vỡ của
chúng trước các cú sốc nội sinh và ngoại sinh của nền kinh tế. Hay nói cách khác, tình trạng dễ tổn
thương là tình trạng tài chính thiếu ổn định và thiếu an toàn trong hoạt động của các ngân hàng
thương mại.
Ổn định là trạng thái duy trì hoạt động bình thường, không có những biến động đột ngột, thất
thường và sự ổn định trong quá trình phát triển.
An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các
nghĩa vụ của mình. Tiêu chí an toàn được đánh giá thông qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất lượng
tín dụng (tài sản có) và chất lượng quản lý. An toàn là trạng thái không bị tác động nguy hiểm từ
mọi phía, từ phía các tác động bên trong cũng như bên ngoài. Có thể nói ổn định là điều kiện cần thì
an toàn chính là điều kiện đủ cho quá trình phát triển vững mạnh của các hệ thống tài chính.
Nói một cách rõ ràng hơn thì tính dễ tổn thương là trạng thái các tài sản (tài sản nợ, tài sản có
và tài sản ròng) dễ bị rơi vào trạng thái không ổn định, không an toàn trong khủng hoảng, khiến các
ngân hàng mất đi trạng thái bền vững và không thể phát triển các hoạt động kinh doanh dẫn tới sự
đổ vỡ. Tính dễ tổn thương là một đặc điểm thuộc về bản chất nên luôn hiện diện trong các hoạt động
ngân hàng vì các ngân hàng có hoạt động chủ yếu dựa trên cơ sở niềm tin, đó chính là nguồn gốc
cho tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại.
Để hạn chế tính dễ tổn thương trong các ngân hàng thương mại, chúng ta cần phải sử dụng
các biện pháp giữ cho các tài sản của ngân hàng luôn luôn ổn định, an toàn và được vững mạnh.
Thiết lập được mạng lưới an ninh có khả năng phòng ngừa, ứng phó kịp thời, nhanh nhạy, hiệu quả
đối với các nguy cơ nội sinh cũng như ngoại sinh của nền kinh tế như tăng cường hệ thống công
nghệ và thông tin, ứng dụng các biện pháp tăng cường quản trị rủi ro cũng như nâng cao năng lực
quản lý, kiểm định... Từ đó, ta có thể tránh được tình trạng khủng hoảng cho các ngân hàng và cho
cả nền kinh tế.
1.2 Nguyên nhân của tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại
Nguyên nhân sâu xa của tính dễ tổn thương là do bản chất của các định chế tài chính. Cũng
có thể nói rằng tính dễ tổn thương là sự tổ hợp của nhiều nhân tố nội sinh như sự mất cân đối giữa
tài sản nợ và tài sản có, khả năng điều hành, quản trị rủi ro và đặc biệt là sự hoạt động dựa trên niềm
tin.
2Ngân hàng là một định chế trung gian tài chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền
kinh tế, nó điều tiết nguồn vốn từ những nơi thiếu vốn đến những nơi cần vốn. Chính vì hoạt động
chính này, để có thể tạo ra được nhiều lợi nhuận, các ngân hàng ngày càng phớt lờ đi các tiêu chuẩn
về thẩm định chất lượng các khoản cho vay của mình, chính điều đó tạo ra sự mất cân đối nghiêm
trọng giữa cơ cấu tài sản có và tài sản nợ, tạo sự mất cân bằng và dễ gây ra sụp đổ cho các ngân
hàng. Ngoài ra, mỗi ngân hàng lại có các chính sách tín dụng riêng biệt do Ban Quản trị đề ra, chính
sự quản trị thiếu kiểm soát và cân nhắc đã và sẽ mang đến những nguy hiểm cho các ngân hàng này.
Đặc điểm nổi bật nhất và không thể tách rời của các định chế tài chính nói chung hay ngân hàng nói
riêng đó là sự hoạt động dựa trên niềm tin, các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế và các cá nhân
quan hệ với nhau dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau nên khi sự tin tưởng này không còn thì sẽ xảy ra
những điều vô cùng tồi tệ, có thể kéo theo sự sụp đổ hàng loạt của cả hệ thống tài chính. Mức độ tin
cậy của các ngân hàng có thể được đánh giá dựa trên độ lành mạnh và an toàn về tài chính được
đánh giá trong quá trình hoạt động kinh doanh, hiện nay thường được đánh giá qua hạng mức tín
nhiệm và nhiều chỉ tiêu khác. Còn sự hoạt động dựa trên niềm tin là khả năng “bị tổn thương”, như
là việc cấp tín dụng và tin rằng người đi vay sẽ hoàn trả đầy đủ vốn và lãi vay..., mang tính chất tiềm
ẩn và luôn luôn tồn tại, không thể loại trừ mà chỉ có thể hạn chế tuỳ vào chính sách tín dụng cũng
như khả năng quản trị của mỗi ngân hàng.
Nếu nói về các cú sốc ngoại sinh của nền kinh tế, ta có thể nhắc đến môi trường kinh tế mà
các ngân hàng này tồn tại như môi trường pháp lý, chính sách vĩ mô… hay đôi khi chính là hiệu ứng
“domino” phát sinh và lan truyền mỗi khi có một sự kiện xuất hiện từ chính các định chế tài chính
này.
Môi trường pháp lý và chính sách vĩ mô là hai yếu tố cực kỳ quan trọng, chúng thể hiện suy
nghĩ của những người làm chính sách định hướng cho nền kinh tế. Các tổ chức kinh tế có hoạt động
dễ dàng và hiệu quả hay không là do những yếu tố này chi phối, tiếp đó mới là sự lan truyền trong
hệ thống các định chế tài chính.
3Rủi ro
của quá
trình hội
nhập
Rủi ro
môi
trường
pháp lý
Rủi ro
thanh
khoản
Rủi ro tín
dụng
Rủi ro về
giá
Rủi ro hệ
thống
khác
Khả năng
quản trị
và rủi ro
đạo đức
Hệ thống
kiểm soát
nội bộ
Sự hợp
tác giữa
các
NHTM
41.3 Các nhân tố tác động đến tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại
1.3.1 Các nhân tố nội sinh
1.3.1.1 Rủi ro thanh khoản – sự mất cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có
Rủi ro thanh khoản xảy ra khi cung về tiền ít hơn cầu về tiền, rủi ro thanh khoản liên quan
đến khả năng chuyển các tài sản chính thành tiền một cách nhanh chóng mà không chịu thất thoát về
giá cả. Hay nói một cách khác rủi ro thanh khoản là rủi ro khi ngân hàng không đủ tiền đáp ứng các
khoản phải trả khi đến hạn thanh toán, hoặc vì một biến cố nào đó mà khách hàng rút tiền ào ạt.
Sự mất cân đối giữa tài sản nợ (Tài sản nợ của ngân hàng gồm: nguồn vốn huy động được,
vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác) và tài sản có (Tài sản có của ngân hàng gồm: tiền mặt, nguồn
tín dụng, tiền gửi ở các ngân hàng khác, đầu tư, chứng khoán và các tài sản khác) là trạng thái chênh
lệch, không cân đối giữa nguồn vốn huy động được và cho vay trên thị trường, giữa dư nợ cho vay
ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn.
Việc cơ cấu tài sản nợ và tài sản có phù hợp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đây là công
việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
Nếu các ngân hàng thương mại để xảy ra trạng thái mất cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có
thì ngân hàng sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản. Một khi rủi ro thanh khoản
của ngân hàng cao thì rủi ro đỗ vỡ của ngân hàng cũng sẽ cao vì vậy thanh khoản có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với ngân hàng.
Có hai nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
ngân hàng:1
- Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay mới mà không cần phải thu hồi
những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn.
- Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ về
nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự. Do ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn
hạn (với lãi suất thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng về
cơ bản luôn có nhu cầu