Hiện nay Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Đó là tin mừng đối
với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên điều đó cũng dẫn đến một thực
trạng đáng lo ngại là sự mất cân bằng giàu -nghèo ngày càng cao.Và như vậy sẽ có một tỷ lệ
lớn người nghèo không được tiếp cận với hệ thống tài chính Việt Nam đang trong giai đoạn
phát triển. Sự chuyển dịch của lực lượng lao động từ nông thôn về khu trung tâm kinh tế lớn
cũng có xu hướng tiếp tục gia tăng. Chính vì vậy hệ thống TCVMngày càng phát triển rộng
khắp toàn quốc nhưng phần lớn quy mô còn nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu của hầu hết người
nghèo. Việc đòi hỏi một hệ thống TCVMhoàn hảo là yêu cầu tất yếu của nềnkinh tế phát
tri ển của Việt Nam vì hoạt động TCVMđược xem là một công cụ hữu hiệu trong chiến lược
XĐGNcủa các nước đang phát triển. Qua bài nghiên cứu này chúng tôi muốn nghiên cứu một
hướng tiếp cận mới của TCVMđó chính là mô hình Grameen Bank -ngânhàng cho người
nghèo của Muhammad Yunusvà hướng tới xây dựng mô hình này sao cho phù hợp hơn với
tình hình thực tiễn của Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng và hy vọng rằng những vấn đề được đề
cập trong bài nghiên cứu này sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu đốivới ai quan tâm tới sự
phát triển của TCVM ở Việt Nam.
101 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công trình Ngân hàng cho người nghèo -Hướng đi cần thiết nhằm xóa bỏ chênh lệch giàu -nghèo tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2010”
TÊN CÔNG TRÌNH:
NGÂN HÀNG CHO NGƯỜI NGHÈO - HƯỚNG ĐI CẦN
THIẾT NHẰM XÓA BỎ CHÊNH LỆCH GIÀU - NGHÈO
TẠI VIỆT NAM
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
2
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Đó là tin mừng đối
với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên điều đó cũng dẫn đến một thực
trạng đáng lo ngại là sự mất cân bằng giàu - nghèo ngày càng cao. Và như vậy sẽ có một tỷ lệ
lớn người nghèo không được tiếp cận với hệ thống tài chính Việt Nam đang trong giai đoạn
phát triển. Sự chuyển dịch của lực lượng lao động từ nông thôn về khu trung tâm kinh tế lớn
cũng có xu hướng tiếp tục gia tăng. Chính vì vậy hệ thống TCVM ngày càng phát triển rộng
khắp toàn quốc nhưng phần lớn quy mô còn nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu của hầu hết người
nghèo. Việc đòi hỏi một hệ thống TCVM hoàn hảo là yêu cầu tất yếu của nền kinh tế phát
triển của Việt Nam vì hoạt động TCVM được xem là một công cụ hữu hiệu trong chiến lược
XĐGN của các nước đang phát triển. Qua bài nghiên cứu này chúng tôi muốn nghiên cứu một
hướng tiếp cận mới của TCVM đó chính là mô hình Grameen Bank - ngân hàng cho người
nghèo của Muhammad Yunus và hướng tới xây dựng mô hình này sao cho phù hợp hơn với
tình hình thực tiễn của Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng và hy vọng rằng những vấn đề được đề
cập trong bài nghiên cứu này sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu đối với ai quan tâm tới sự
phát triển của TCVM ở Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là tìm hiểu về mô hình Ngân hàng Grameen cũng như
những thành tựu của nó trên thế giới. Bên cạnh đó, đề tài còn nghiên cứu thực trạng cho vay
người nghèo của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam cùng với nhu cầu tín dụng vi mô ngày
càng cao của người nghèo. Đề tài xoáy sâu vào thực trạng áp dụng phương pháp Grameen của
một số TCTCVM tại Việt Nam qua đó thấy được thành tựu cũng như những hạn chế của các
tổ chức này. Cuối cùng thông qua các cơ hội và thách thức, chúng tôi đưa ra những giải pháp
nhằm hoàn thiện hơn mô hình Grameen Bank tại Việt Nam, cũng như cải thiện môi trường
TCVM nhằm tạo điều kiện cho mô hình này phát triển.
3. Nội dung nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình Ngân hàng Grameen. Phạm vi ứng dụng của mô
hình này rất rộng, tuy nhiên trong bài nghiên cứu này, chúng tôi giới hạn việc ứng dụng mô
hình vào mảng tín dụng vi mô - cho vay người nghèo.
3
Tài liệu nghiên cứu tổng hợp trong và ngoài nước từ năm 2004 đến nay. Kết cấu đề tài bao
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank ở Việt Nam.
Chương 3: Hướng tới xây dựng mô hình Grameen Bank cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Về phương pháp nghiên cứu có nhiều cách tiếp cận, nhưng chúng tôi sử dụng những phương
pháp sau: Phương pháp thống kê - mô tả, phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, diễn dịch -
quy nạp, phương pháp nghiên cứu từ thực tiễn để khái quát những vấn đề mà đề tài nghiên
cứu. Về thu thập số liệu chúng tôi sử dụng 2 phương pháp:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp thông qua thu thập các nguồn thông tin từ internet,
sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các đề tài, dự án có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn trực tiếp cơ sở tín dụng CEP và
chính quyền địa phương, phỏng vấn hộ gia đình có thu nhập thấp bằng bảng câu hỏi có sẵn
câu trả lời.
5. Đóng góp của đề tài:
Với sự phát triển của những hình thái kinh tế như hiện nay thì sự phân biệt giàu nghèo ngày
càng tăng. Đề tài của chúng tôi nghiên cứu và khảo sát tới thực trạng cho vay người nghèo của
các tổ chức tín dụng Việt Nam, cũng như nhu cầu của người dân nghèo đối với nguồn vốn tín
dụng. Như vậy, thứ nhất đề tài của chúng tôi sẽ mang tới cái nhìn khái quát nhất về sự cần
thiết phải có một định chế tài chính nhằm giúp người nghèo thoát nghèo một cách bền vững.
Thứ hai, chúng tôi cung cấp những giải pháp cùng những kiến nghị nhằm hiện thực hóa hơn
đề tài của mình. Chúng tôi hy vọng, nếu đề tài này được áp dụng một cách rộng rãi, khoa học
thì sẽ có tác dụng to lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo hiện nay.
6. Hướng phát triển của đề tài
Chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm những mô hình cho vay người nghèo khác trên thế giới nhằm
tích hợp những lợi điểm của những mô hình này cùng với việc mở rộng thêm phạm vi khảo sát
nhu cầu vốn tín dụng của người nghèo để hoàn thiện hơn nữa mô hình Grameen Bank khi áp
dụng tại Việt Nam.
4
MỤC LỤC
Tóm tắt công trình .......................................................................................................... 2
Danh mục từ viết tắt ........................................................................................................ 6
Chương 1: Cơ sở lý luận................................................................................................ 7
1. Giải thích các thuật ngữ liên quan. ............................................................................... 7
2. Mô hình Grameen Bank............................................................................................... 9
2.1 Sơ lược về mô hình Grameen Bank. ................................................................... 10
2.2 Ý tưởng xây dựng mô hình Ngân hàng Grameen................................................ 10
2.3 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng Grameen. .................. 11
2.4 Nguyên tắc hoạt động và vận hành của mô hình Grameen Bank......................... 12
2.5 Điểm khác biệt của mô hình Ngân hàng Grameen so với các ngân hàng khác. ... 13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 16
Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank ở Việt Nam. ..................................... 17
1. Thành quả của Grameen. ........................................................................................... 17
1.1 Ở các nước nghèo. ............................................................................................. 17
1.1.1 Haiti ......................................................................................................... 17
1.1.2 Ghana........................................................................................................ 17
1.2 Ở các nước đang phát triển................................................................................. 18
1.2.1 Trung Quốc .............................................................................................. 18
1.2.2 Ấn Độ ...................................................................................................... 19
1.3 Ở các nước phát triển ......................................................................................... 20
1.3.1 Mỹ ............................................................................................................ 20
1.3.2 Mehico ..................................................................................................... 21
2. Thực trạng áp dụng mô hình Grameen Bank ở Việt Nam. .......................................... 21
2.1 Sơ lược về tình hình nghèo tại Việt Nam............................................................ 21
2.2 Thực trạng cho vay người nghèo của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam............. 24
2.2.1 Ngân hàng Thương mại. ............................................................................ 24
2.2.2 Các tổ chức TCVM không sử dụng phương pháp Grameen. ...................... 25
2.2.2.1 Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP). ........................................... 25
2.2.2.2 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam........... 28
2.2.3 Các TCTCVM sử dụng phương pháp Grameen. ........................................ 30
5
2.2.3.1 Quỹ trợ vốn CEP. .......................................................................... 30
2.2.3.2 Quỹ Tình Thương - Hội Liên hiệp Phụ nữ. .................................... 35
2.2.3.3 Mạng lưới TCTCVM M7. ............................................................. 38
2.3 Khảo sát thực tế thực trạng vay vốn của các hộ gia đình..................................... 41
2.4 Cơ hội và thách thức khi áp dụng mô hình Grameen Bank tại Việt Nam. ........... 44
2.4.1 Cơ hội. ...................................................................................................... 44
2.4.2 Thách thức. ............................................................................................... 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. ............................................................................................. 50
Chương 3: Hướng tới xây dựng mô hình Grameen Bank cho phù hợp với điều kiện
Việt Nam. ..................................................................................................................... 52
1. Nhóm giải pháp cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình Grameen Bank
cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. ........................................................................ 52
1.1 Giải pháp về khách hàng. ................................................................................... 52
1.2 Giải pháp về sản phẩm - dịch vụ. ....................................................................... 53
1.3 Giải pháp về phương thức cho vay và hoàn trả. .................................................. 56
1.4 Các giải pháp phòng ngừa rủi ro. ....................................................................... 58
2. Nhóm giải pháp cải thiện môi trường bên ngoài tác động đến mô hình Grameen Bank.59
2.1 Giải pháp thu hút vốn đầu tư. ............................................................................. 59
2.2 Giải pháp về thông tin và công nghệ. ................................................................. 60
2.3 Thu hút và đào tạo nguồn nhân lực..................................................................... 61
2.4 Liên kết với các tổ chức tư vấn về phương thức kinh doanh. .............................. 61
3. Một số kiến nghị. ....................................................................................................... 62
3.1 Kiến nghị về khung pháp lý cho hoạt động của TCTCVM. ................................ 62
3.2 Kiến nghị về môi trường kinh tế vĩ mô. .............................................................. 63
3.3 Kiến nghị với chính quyền địa phương, TCTCVM, người vay vốn. ................... 64
3.4 Kiến nghị về mở rộng và cơ cấu lại hệ thống TCVM.......................................... 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 68
Danh mục tài liệu tham khảo. ...........................................................................................I
Danh mục phụ lục ......................................................................................................... III
Danh mục bảng .....................................................................................................XXVIII
Danh mục biểu ..........................................................................................................XXX
6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHVM: Bảo hiểm vi mô.
CEP: Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm.
CNTT: Công nghệ thông tin.
NHCSXH: Ngân hàng Chính sách Xã hội.
NHNo&PTNTVN: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
NHNN: Ngân hàng Nhà nước.
NHTM: Ngân hàng Thương mại.
NHTMCP: Ngân hàng Thương mại Cổ phần.
TCTCVM: Tổ chức Tài chính vi mô.
TCVM: Tài chính vi mô.
TYM: Quỹ tình thương - Hội Liên hiệp Phụ nữ.
UBND: Uỷ ban Nhân dân.
VPSB: Ngân hàng Chính sách Xã hội.
XĐGN: Xoá đói giảm nghèo.
Chương 1: Cơ sở lý luận.
7
Chương 1: Cơ sở lý luận
1. Giải thích các thuật ngữ liên quan.
TCVM: TCVM được coi là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho cư
dân thu nhập thấp (kể cả phụ nữ và nam giới). Thuật ngữ này đề cập đến dịch vụ tài chính cho
các khách hàng có thu nhập thấp, bao gồm cả những đối tượng làm ăn cá thể. Các dịch vụ tài
chính nói chung bao gồm tiết kiệm và tín dụng; tuy nhiên, một số TCTCVM cũng cung cấp
các dịch vụ như bảo hiểm và thanh toán. Cùng với các trung gian tài chính, rất nhiều
TCTCVM cung cấp các dịch vụ mang tính xã hội như hình thành tổ nhóm, phát triển tính tự
tin, và đào tạo các kiến thức về tài chính cũng như khả năng quản lý giữa các thành viên trong
một nhóm.
Do đó, định nghĩa TCVM thường bao gồm 2 yếu tố: trung gian tài chính và trung gian xã hội.
TCVM không đơn giản chỉ là công cụ ngân hàng, nó là một công cụ phát triển.
TCVM thường đề cập đến:
- Các khoản vay nhỏ, đặc biệt là các món vay để làm vốn luân chuyển.
- Thẩm định phi chính thức về người vay và các hoạt động đầu tư của họ.
- Các hình thức ký quỹ thay thế tài sản thế chấp như bảo lãnh nhóm và tiết kiệm bắt buộc.
- Vay nhiều lần và số tiền vay lớn dần dựa trên thực trạng hoàn trả vốn vay, giải ngân nhanh
gọn và giám sát.
- Các sản phẩm tiết kiệm an toàn và tạo sự tin tưởng cho người gửi tiền.
Các TCTCVM có thể là các tổ chức phi chính phủ, các tổ nhóm cho vay và tiết kiệm, các hiệp
hội tín dụng, các ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính
phi ngân hàng. Khách hàng của các TCTCVM thường là những người làm ăn cá thể điển hình,
những doanh nghiệp có thu nhập thấp ở cả thành thị và nông thôn. Khách hàng thường là các
thương gia, những người buôn bán rong trên hè phố, những hộ nông dân nhỏ, những người
làm nghề dịch vụ thu nhập thấp, thợ thủ công và những người sản xuất nhỏ như đánh giầy, thợ
may. Thông thường công việc của họ mang lại nguồn thu nhập ổn định (thường là từ nhiều
hoạt động khác nhau).
Thông thường ở nước ta có 3 nhóm cung cấp dịch vụ TCVM:
- Khu vực chính thức gồm hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng chính sách xã hội và
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Chương 1: Cơ sở lý luận.
8
- Khu vực bán chính thức gồm các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước và chương
trình của các tổ chức xã hội.
- Khu vực phi chính thức là các nhóm cho vay tương hỗ dưới hình thức phường, họ, hụi,
thậm chí vay nặng lãi…
Tín dụng vi mô: theo nghị định 28/2005/NĐ - CP, tín dụng quy mô nhỏ là khoản cho vay có
giá trị nhỏ, có hoặc không có tài sản bảo đảm đối với các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập
thấp để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống.
Một số mô hình tín dụng vi mô thường gặp:
- Tín dụng vi mô không chính thức theo truyền thống (ví dụ, tín dụng của người cho vay
nặng lãi, tiệm cầm đồ, những khoản vay mượn bạn bè, tín dụng tiêu dùng từ những thị trường
không chính thức…).
- Tín dụng vi mô dựa trên các hoạt động thông qua các ngân hàng chuyên biệt (ví dụ tín dụng
nông nghiệp, tín dụng chăn nuôi, tín dụng ngư nghiệp, tín dụng thủ công…).
- Tín dụng nông thôn thông qua các ngân hàng chuyên biệt.
- Tín dụng hợp tác (tín dụng hợp tác, tổ chức tín dụng, hiệp hội cho vay và tiết kiệm, ngân
hàng tiết kiệm...).
- Tín dụng vi mô tiêu dùng.
- Tín dụng vi mô dựa vào hiệp hội các ngân hàng của các tổ chức phi chính phủ.
- Tín dụng vi mô theo kiểu Grameen hoặc tín dụng Grameen.
- Các hình thức khác của tín dụng vi mô của các tổ chức phi chính phủ.
- Các hình thức khác của tín dụng vi mô không thế chấp, không phải của các tổ chức phi
chính phủ.
Phương pháp tiếp cận TCVM:
- Cho vay cá thể: cho vay cá thể là việc cung ứng tín dụng cho các cá nhân không phải là
thành viên của một nhóm cùng chịu trách nhiệm hoàn trả. Cho vay cá thể đòi hỏi sự liên hệ
thường xuyên và gần gũi với các khách hàng cá thể để cung cấp các dịch vụ tín dụng được
thiết kế theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Mô hình cho vay này đặc biệt thành công với
những doanh nghiệp sản xuất, ở thành thị, có quy mô lớn và có tài sản thế chấp hoặc có một
người bảo lãnh tự nguyện. Tại nông thôn, cho vay cá thể có thể cũng thành công với những
trang trại nhỏ.
Chương 1: Cơ sở lý luận.
9
- Cho vay theo nhóm tương hỗ Grameen: mô hình cho vay này được phát triển bởi Ngân
hàng Grameen của Bangladesh nhằm phục vụ những phụ nữ nông thôn, không có ruộng đất,
mong muốn tài trợ cho các hoạt động tạo thu nhập. Mô hình này khá phổ biến ở châu Á. Hội
tín thác Grameen có trên 40 mô hình mô phỏng tại châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh. Khách
hàng đến từ vùng nông thôn và thành thị và thường là (nhưng không phải duy nhất) phụ nữ từ
các nhóm hộ có thu nhập thấp đang theo đuổi hoạt động tạo thu nhập.
- Cho vay theo nhóm tương hỗ Mỹ La Tinh: mô hình nhóm tương hỗ thường cho vay đến
từng thành viên trong các nhóm khoảng 4 đến 7 thành viên. Các thành viên bảo lãnh chéo cho
món vay để thay thế cho tài sản thế chấp truyền thống. Khách hàng thường là các chị em bán
hàng ở chợ, những người thường được vay những món nhỏ, ngắn hạn làm vốn lưu động. Mô
hình được phát triển bởi tổ chức ACCION International ở Mỹ La Tinh và đã được áp dụng bởi
nhiều TCTCVM.
- Ngân hàng làng xã: là các tổ chức tín dụng tiết kiệm do cộng đồng quản lý được thiết lập
nhằm cung ứng khả năng tiếp cận tới các dịch vụ tài chính ở vùng nông thôn, xây dựng 1
nhóm tự hỗ tại cộng đồng và giúp các thành viên tích lũy các khoản tiết kiệm. Mô hình được
phát triển vào những năm 80 bởi tổ chức Hỗ Trợ Cộng Đồng Quốc Tế. Số lượng thành viên
của ngân hàng làng xã thường từ 30 đến 50 người, hầu hết trong số đó đều là phụ nữ. Việc ai
đó được coi là thành viên thường dựa vào sự tự lựa chọn. Ngân hàng thường được tài trợ bởi
việc huy động vốn nội bộ từ các thành viên cũng như các món vay từ các TCTCVM.
- Ngân hàng làng xã tự quản: (Hiệp Hội Tiết Kiệm và Cho Vay): được thiết lập và quản lý
bởi các hội đồng làng xã nông thôn. Những ngân hàng này khác với ngân hàng làng xã phục
vụ nhu cầu của cả làng, chúng không phải chỉ là một nhóm 30 đến 50 người. Mô hình này
khởi xướng bởi một tổ chức phi chính phủ của Pháp, Trung tâm Nghiên Cứu và Phát triển
quốc tế vào giữa năm 1980.
2. Mô hình Grameen Bank.
Ngân hàng Grameen là một TCTCVM khởi đầu tại Bangladesh với mục đích cho vay vốn nhỏ
(được gọi tín dụng vi mô) cho người nghèo mà không cần điều kiện bảo đảm. Hệ thống dựa
trên ý tưởng người nghèo có các kỹ năng mà không được tận dụng hết. Ngân hàng cũng nhận
ký quỹ, cung cấp các dịch vụ khác và kinh doanh trên các lĩnh vực, hướng phát triển bao gồm
các công ty sản xuất, điện thoại và năng lượng. Tổ chức này và người thành lập, Muhammad
Chương 1: Cơ sở lý luận.
10
Yunus, được nhận giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2006 “vì những nỗ lực của họ trong việc
tạo ra sự phát triển kinh tế và xã hội từ dưới lên."
2.1 Sơ lược về mô hình Grameen Bank.
Có lẽ những ai hoạt động trong lĩnh vực TCVM đều biết đến cái tên Muhammad Yunus với
mô hình Ngân hàng Grameen nổi tiếng - ngân hàng cho người nghèo được trao giải Nobel
Hòa bình năm 2006.
Muhammad Yunus sinh ngày 28/6/1940 ở Chittagong, tỉnh Bengal của Ấn Độ (nay là nước
Bangladesh). Ông là con thứ 3 trong gia đình 9 người con. Từ nhỏ, Yunus đã tỏ ra rất thông
minh và luôn tìm hiểu tường tận về những gì được dạy ở trường. Năm thi tú tài, ông đứng
hạng thứ 16 trong tổng số 39.000 học sinh. Năm 1957, Yunus theo học ngành kinh tế tại Đại
học Dhaka, tốt nghiệp năm 1960 và lấy bằng thạc sĩ năm 1961. Sau khi ra trường, Yunus vào
dạy tại Đại học Chittagong trước khi nhận học bổng Fullbright để sang Mỹ và lấy bằng Tiến sĩ
Kinh tế tại Trường Đại học Vanderbilt năm 1969. Từ năm 1969 đến năm 1972, Yunus là giáo
sư phụ giảng môn kinh tế học tại Đại học Middle Tennessee State trước khi quay trở về
Bangladesh, nơi ông giảng dạy tại Đại học Chittagong.
2.2 Ý tưởng xây dựng mô hì