CHƯƠNG I
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MARKETING ỨNG DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ PHẨM MINH QUÂN.
CHƯƠNG II
KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY MINH QUÂN GIAI ĐOẠN 2002 - 2005.
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP MARKETING THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2006 - 2010.
60 trang |
Chia sẻ: lazy | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cty CN phẩm Minh Quân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MARKETING ỨNG DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ PHẨM MINH QUÂN.
Nội dung cơ bản của Maketing ứng dụng trong hoạt động kinh doanh.
Nghiên cứu thị trường:
Nền kinh tế thị trường không ngừng phát huy tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp mà còn tăng khả năng thích ứng trước sự thay đổi của thị trường, nếu như trước kia các doanh nghiệp kinh doanh theo kế hoạch của nhà nước thì bây giờ mọi hoạt động kinh doanh đều xuất phát từ thị trường, thị trường đầy bí ẩn và không ngừng thay đổi. Do vậy để kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp phải nghiên cưú thị trường.
Nghiên cứu thị trường là quá trình tìm kiếm khách quan và có hệ thống cùng với sự phân tích thu thập thông tin cần thiết để giải quyết các vấn đề cơ bản của kinh doanh. Bởi vậy nghiên cứu thị trường giúp nhà kinh doanh có thể đạt được hiệu quả cao và thực hiện được các mục đích của mình, đó cũng là khâu mở đầu cho hoạt động kinh doanh, quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Cơ chế thị trường làm cho hàng hoá phong phú, cung luôn có xu hướng lớn hơn cầu, bán hàng ngày càng khó khăn, mức độ rủi ro cao, các doanh nghiệp muốn thành công thì phải thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng, mọi hoạt động kinh doanh đều hướng vào khách hàng.
Nghiên cứu nhu cầu thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm được thông tin về loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh, dung lượng thị trường, yêu cầu về quy cách, chất lượng, mẫu mã hàng hoá của khách hàng ... hiểu rõ thị hiếu, phong tục tập quán tiêu dùng ở mỗi nhóm và mỗi khu vực, tìm hiểu thông tin về đối thủ cạnh tranh. Nội dung nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp bao gồm:
- Thứ hạng phẩm cấp chất lượng nào phù hợp với nhu cầu thị trường của doanh nghiệp.
- Đâu là mục tiêu của doanh nghiệp, sản phẩm xương sống của doanh nghiệp, khách hàng là ai, ở khu vực nào, nhu cầu hiện tại và tương lai của hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh và các mặt hàng khác doanh nghiệp đang quan tâm.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của hàng hoá doanh nghiệp kinh doanh, ưu và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh.
- Nguồn hàng nào thì phù hợp với nhu cầu của khách, phân phối như thế nào cho hợp lý và nên cạnh tranh bằng hình thức nào.
Đó là toàn bộ thông tin cơ bản và cần thiết, mà một doanh nghiệp phải nghiên cứu để phục vụ cho quá trình ra quyết định một cách đúng đắn, tối ưu nhất. Để nắm bắt được những thông tin đó doanh nghiệp phải coi công tác nghiên cứu thị trường là một hoạt động không kém phần quan trọng so với các hoạt động khác như hoạt động quản lý, nghiệp vụ bởi vì công tác nghiên cứu thị trường không trực tiếp tham gia vào các hoạt động trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như mua, bán... nhưng kết quả của nó ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên đây chưa phải là một giải pháp có thể giải quyết được mọi vấn đề của doanh nghiệp nhưng nó là một hoạt động không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Công tác nghiên cứu thị trường được tiến hành một cách khoa học sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được :
- Lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và lựa chọn sản phẩm kinh doanh cũng như các chính sách duy trì, cải tiến hay phát triển sản phẩm.
- Nhu cầu hiện tại, tương lai và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường, xác định được mục tiêu của doanh nghiệpmột cách đúng đắn.
- Tìm được nguồn hàng, các đối tác và bạn hàng kinh doanh, lựa chọn kênh phân phối và các biện pháp xúc tiến phù hợp.
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường và đánh giá khả năng tiềm lực của mình, doanh nghiệp lựa chọn hình thức kinh doanh, mặt hàng, thị trường và người cung cấp.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh.
Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được như: văn hóa, xã hội, chính trị,… Nghiên cứu các yếu tố này không nhằm mục đích điều khiển nó theo ý muốn của doanh nghiệp mà nhằm tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất vói xu thế vận động của chúng; để rồi từ đấy doanh nghiệp có thể đưa ra các chính sách phù hợp cho công việc kinh doanh.
Môi trường văn hoá và xã hội.
Yếu tố văn hóa - xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng. Nó có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bài viết này, em chỉ đề cập tới sự ảnh hưởng của các yếu tố trong môi trường này trong việc hình thành và đặc điểm thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Các yếu tố thuộc môi trường văn hóa - xã hội bao gồm các yếu tố sau:
Dân số: Đây là quy mô của nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu. Dân
số càng lớn, thị trường càng lớn; nhu cầu về một nhóm hàng hoá càng lớn;… Có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp hơn.
Xu hướng vận động của dân số: Đây là dạng của nhu cầu và sản phẩm
đáp ứng. Tỷ lệ sinh/tử, độ tuổi trung bình cao/thấp,… Điều này ảnh hương tới cách thức đáp ứng của doanh nghiệp như: lựa chọn sản phẩm, hoạt động xúc tiến…
Hộ gia đình và xu hướng vận động: Độ lớn của một gia đình có ảnh
hưởng đến số lượng, quy cách sản phẩm cụ thể,…khi sản phẩm đó đáp ứng cho nhu cầu chung của cả gia đình.
Sự dịch chuyển dân cư và xu hướng vận động: Sự hình thành hay suy
giảm mức độ tập trung dân cư (người tiêu thụ) ở một khu vực địa lý có ảnh hưởng không nhỏ đến sự xuất hiện cơ hội mới hoặc suy tàn cơ hội hiện tại của doanh nghiệp.
Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu dùng.
Nghề nghiệp, tầng lớp xã hội.
Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, nền văn hoá. Yếu tố này đòi hỏi
phân đoạn thị trường và có chiến lược Maketing phù hợp.
Môi trường chính trị - pháp luật.
Các yếu tố thuộc lĩnh vực chính trị và pháp luật chi phối mạnh mẽ sự hinh thành cơ hội và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Sự ổn định chính trị đã được xác định là một trong những điều kiện tiền đề quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố cơ bản:
Quan điểm, mục tiêu dịnh hướng phát triển xã hội và nền kinh tế của
Đảng cầm quyền.
Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu
của Chính phủ và khả năng điều hành của Chính phủ.
Mức độ ổn định chính trị - xã hội…
Môi trường kinh tế - công nghệ.
Môi trường này có ảnh rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố cơ bản bao gồm:
Tiềm năng của nền kinh tế.
Các thay đổi về cấu trúc, cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát.
Hoạt động ngoại thương, xu hướng đóng/mở của nền kinh tế.
Tỉ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng tiền quốc gia.
Hệ thống thuế, mức độ hoàn thiện và thực thi.
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật của nền kinh tế….
Môi trường cạnh tranh.
Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển. Trong môi trường cạnh tranh, ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn thì người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp cần chú ý một số yếu tố sau trong môi trường cạnh tranh:
Điều kiện chung về cạnh tranh trên thị trường.
Số lượng đối thủ.
Ưu, nhược điểm của đối thủ.
Chiến lược cạnh tranh của đối thủ.
Môi trường địa lý - sinh thái.
Trong môi trường này, doanh nghiệp cần chú ý các yếu tố như:
Vị trí địa lý.
Khí hậu, thời tiêt, tính thời vụ.
Các vấn đề về cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường.
Nghiên cứu khách hàng.
Hiểu biết đầy đủ về khách hàng, nhu cần và cách thức mua sắm của họ là một trong những cơ sở quan trọng có ý nghĩa quyết định đến khả năng lựa chọn đúng cơ hội kinh doanh và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng của doanh nghiệp.
Căn cứ vào đặc điểm nhu cầu và cách thức mua sắm của khách hàng trên thị trường, có thể chia khách hàng làm hai nhóm cơ bản sau:
Người tiêu thụ trung gian.
Người tiêu thụ cuối cùng.
Mỗi nhóm khách hàng có những nhu cầu mua sắm và cách thức mua sắm khác nhau, vì vậy doanh nghiệp cần làm rõ từng nhóm khách hàng để có chính sách tiếp cận cũng như chính sách thoả mãn phù hợp.
Chính sách sản phẩm.
Sản phẩm là một trong bốn tham số cơ bản trong Maketing ( sản phẩm, xúc tiến, giá cả, phân phối). Bất cứ một doanh nghiệp nào - nhất là doanh nghiệp thương mại - cũng phải có những chính sách cụ thể và đúng đắn về sản phẩm nếu muốn thành công trên thị trường.
Hiểu và mô tả đúng sản phẩm của doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Maketing. Xác định dúng sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thụ và khai thác cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Có hai cách tiếp cận để mô tả sản phẩm:
Tiếp cận và mô tả sản phẩm theo truyền thống.
Tiếp cận và mô tả sản phẩm theo quan điểm Maketing.
Mỗi cách tiếp cận đều có những ưu nhược điểm riêng của nó. Việc lựa chọn cách tiếp cận nào là tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp.
Một điều không thể không nhắc tới trong chính sách sản phẩm, đó là việc định hướng phát triển sản phẩm mới. Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động khó lường thì đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới về sản phẩm. Điều chú ý là sản phẩm mới không nhất thiết là mới hoàn toàn. Một sản phẩm cũ cải tiến cũng có thể được coi là sản phẩm mới.
Chính sách phân phối.
Người tiêu dùng không chỉ cần sản phẩm tốt và giá rẻ mà họ còn cần được đáp ứng đúng thời gian và địa điểm. Vì vậy để thành công trong kinh doanh, chính sách phân phối của doanh nghiệp không thể bị coi nhẹ.
Xây dựng chính sách phân phối, doanh nghiệp cần chú ý giải quyết tốt các nội dung sau:
Lựa chọn địa điểm.
Lựa chọn và tổ chức kênh phân phối.
Tổ chức và điều khiển quá trình phân phối hiện vật.
Một trong những yếu tố rất quan trọng của chính sách phân phối là địa điểm. Lựa chọn địa điểm liên quan đến các nội dung xác định thị trường của doanh nghiệp theo tiêu thức địa lý và khách hàng đồng thời cụ thể hoá nó trong chiến lược phân phối. Lựa chọn địa điểm được tiến hành theo hai tiêu thức:
Lựa chọn địa điểm ở đâu.
Lựa chọn địa điểm cho ai.
Kênh phân phối mà doanh nghiệp có thể lựa chọn trong chính sách phân phối của mình:
Kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp.
Kênh phân phối ngắn, kênh phân phối dài.
Việc lựa chọn kênh phân phối nào là tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể. Để thiết kế hệ thống kênh phân phối cần chú ý các điểm sau: yếu tố ảnh hưởng, mục tiêu và tiêu chuẩn của hệ thống, xác định dạng và phương án kênh phân phối, lựa chọn và phát triển các phần tử trong kênh, điều chỉnh hệ thống kênh.
Chính sách xúc tiến.
Xúc tiến là công cụ hữu hiệu giúp cho cung cầu gặp nhau, xúc tiến làm cho bán hàng trở nên dễ dàng hơn, xúc tiến là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp,…Nói một cách ngắn gọn thì xúc tiến có vai trò rất quan trọng trong kinh doanh. Chính sách xúc tiến là một trong những chính sách quan trọng trong chiến lược Marketing.
Hoạt động xúc tiến bao gồm các hoạt động chính sau:
Quảng cáo.
Khuyến mại.
Hội chợ, triển lãm.
Bán hàng trực tiếp.
Quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch trương khác.
Các nội dung này đều có vai trò quan trọng như nhau. Để hoạt động xúc tiến có hiệu quả, các doanh nghiệp nên sử dụng tổng hợp các nội dung trên. Tuỳ vào điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn nội dung nào là chủ đạo. Thực tế đã chứng minh rằng doanh nghiệp nào làm tốt công tác xúc tiến thì doanh nghiệp đó đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.
Chính sách giá cả.
Một doanh nghiệp bất kỳ khi hoạch định chiến lược, chính sách và kiểm soát giá cả trong kinh doanh cần làm rõ một số vấn đề như: Mục tiêu đặt giá, chính sách đặt giá, phương pháp tính giá.
Xác định mức giá cho các sản phẩm, dịch vụ cụ thể trong kinh doanh không thể tuỳ ý. Định giá phải đáp ứng các mục tiêu đã được đặt ra của doanh nghiệp. Nó phải đảm bảo:
Phát triển doanh nghiệp (thị phần).
Khả năng bán hàng (Doanh số).
Thu nhập (Lợi nhuận).
Để đạt được mục tiêu định giá, doanh nghiệp cần đưa ra các quyết định rõ ràng về chính sách giá của mình. Một số chính sách giá cơ bản:
Chính sách về sự linh hoạt của giá.
Chính sách về mức giá theo chu kỳ sống của sản phẩm.
Chính sách về mức giá theo chi phí vận chuyển.
Chính sách giảm giá và chiếu cố giá (chênh lệch giá).
Trên đây là một số nội dung cơ bản của Maketing ứng dụng vào trong hoạt động kinh doanh nhằm làm cho hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả như mong muốn.
Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Công nghệ phẩm Minh Quân:
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Minh Quân:
Công ty TNHH Minh Quân được thành lập và hoạt động theo quyết định số 29 ngày 29 tháng 01 năm 2001 của Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội.
Công ty có trụ sở chính tại Số 88 Phố Hoàng Văn Thái – Quận Thanh Xuân – Hà Nội
Đầu năm 2001 Công ty mới được thành lập nhưng đã có được chỗ đứng trên thị trường thuộc Quân Thanh Xuân và Quận Đống Đa nhanh chóng do sự nắm bắt thị trường một cách nhanh nhạy và chính xác của ban lãnh đạo công ty.
Năm 2002-2003 Công ty đã mở rộng thị trường của mình trên toàn thành phố Hà Nội và uy tín cũng như tên tuổi của Công ty ngày càng được nhiều người biết dến.
Đặc biệt năm 2004 bằng sự phấn đấu không ngừng Công ty đã được trở thành nhà phân phối độc quyền về các sản phẩm của Công ty sữa Vinamilk cho các khách sạn, nhà hàng, trường học,… đóng trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời trong năm 2004 và 2005 Công ty còn mở rộng thị trường của mình ra các vùng lân cận như: Hà Tây, Vĩnh Phúc…
1.2.2. Ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty TNHH công nghệ phẩm Minh Quân.
Công ty TNHH công nghệ phẩm Minh Quân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, buôn bán các loại sản phẩm như sữa, rượu, bia, bánh kẹo,… Các sản phẩm chủ yếu của công ty là:
Các loại sữa chua: sữa chua trắng, sữa chua trái cây, sữa chua dâu, sữa chua Yaho,…
Các loại sữa của hãng Vinamilk: sữa ông thọ, sữa đặc có đường Cacao, sữa bột người lớn và trẻ em,…
Các loại bia: Carlsberg, Hà Nội, Halida,…
Các loại nước ngọt: Coca cola, Fanta, Sprite,…
Các loại bánh kẹo.
Thị trường đầu ra chủ yếu của công ty là khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đây là thị trường có tính cạnh tranh khốc liệt. Từng loại sản phẩm của công ty trên thị trường đều phải cạnh tranh quyết liệt với các sản phẩm của các công ty khác. Từng bước các sản phẩm của công ty đã khẳng định được vị thế của mình.
Mặt hàng sữa chua là một mặt hàng giành chủ yếu cho giới trẻ và nó cũng là một trong những sản phẩm mà giới trẻ rất thích. Tiềm năng của thị trường này là rất khả quan. Dân số của khu vực Hà Nội và các vùng phụ cận ngày một tăng, trong đó giới trẻ chiếm số đông. Cùng với đó nhu cầu dùng những đồ uống rẻ và có lợi cho sức khoẻ ngày một tăng. Đó chính là một thuận lợi rất lớn cho loại sản phẩm này.
Mặt hàng đồ uống như bia, rượu và nước giải khát là một trong những mặt hàng ngày càng trở lên thiết yếu với cuộc sống. Thu nhập của người dân ngày một cao, nhu cầu về đồ uống có ga cũng vì thế mà tăng lên. Thực tế cho thấy, đồ uống ngày càng được sử dụng nhiều không chỉ trong các dịp lễ tết mà ngay cả trong những bữa ăn hàng ngày. Nhu cầu của người tiêu dùng là rất lớn. Đây là một thuận lợi to lớn đối với việc sản xuất và kinh doanh mặt hàng này.
Thị trường đầu vào của công ty khá phong phú. Không chỉ nhập hàng từ một đầu mối nhất định mà công ty luôn chủ động tìm kiếm nguồn hàng rẻ và phong phú cả về số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường.
Tiềm năng thị trường của những mặt hàng mà công ty Minh Quân kinh doanh là rất lớn. Nếu nắm bắt tốt cơ hội thì trong một tương lai không xa, cái tên Công ty TNHH Minh Quân sẽ trở lên quen thuộc với người tiêu dùng.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban trong Công ty Minh Quân.
Công ty TNHH Công nghệ phẩm Minh Quân thuộc loại hình doanh nghiệp nhỏ với bộ máy tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ đề ra tạo lập năng lực và chất lượng hoạt động thúc đẩy kinh doanh phát triển, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty gồm có:
Thứ nhất: Ban giám đốc bao gồm: Một giám đốc, một Phó giám đốc.
Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trong Công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đảm bảo việc làm thường xuyên cho nghười lao động trong Công ty. Giám đốc là người sắp xếp điều hành quản lí mọi hoat động của Công ty cơ sở pháp luật, quy chế điều hành của nhà nước.
Phó giám đốc là người được giám đốc bổ nhiệm và uỷ quyền đảm nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh về mặt đối ngoại của Công ty như: Ký kết hợp đồng liên doanh liên kết, hợp đồng mua bán vật tư tiêu thụ sản phẩm hàng hoá mà Công ty kinh doanh.
Thứ hai: Phòng kinh doanh có nhiệm vụ lập các kế hoạch, thực hiện và quản lí các kế hoạch kinh doanh, tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức kí kết các hợp đồng kinh tế. Tổ chức nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu dể xây dựng kế hoạch kinh doanh, lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp cho từng thị trường, lựa chọn tìm kiếm nguồn hàng, phục vụ cho hoạt động kinh doanh, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, giữ chữ tín, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Thứ ba: Bộ phận tài chính kế toán:
Đứng đầu bộ phận tài chính kế toán là một kế toán trưởng lãnh đạo thực hiện các chức năng về chế độ tài chính, kế toán do nhà nước và các cơ quan có chức năng quy định. Xử lí các nghiệp vụ kế toán trong quá trình kinh doanh, quản lí vốn, tham gia xác định giá, quản lí các nguồn thu thuộc phòng kinh doanh và cửa hàng Phản ánh tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn, lập ngân sách và xác định nhu cầu vốn kinh doanh của Công ty, cũng như xây dựng các kế hoạch sử dụng vốn và huy động vốn cho hoạt động kinh doanh.
Thứ 4: Bộ phận tổ chức hành chính :
Bộ phận hành chính có nhiệm vụ quản lí và tổ chức những nhiệm vụ quản trị của Công ty như xây dựng mô hình tổ chức, xây dựng các kế hoạch về lao động, chế độ lương thưởng. Tham mưu cho giám đốc trong việc xét bậc lương thưởng cho cán bộ công nhân viên của Công ty, sắp xếp bố trí lao động, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. Soạn thảo các công văn, quyết định, quy định của Công ty, quản lí hành chính, văn thư lưu trữ, đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
Thứ 5: Cửa hàng kinh doanh:
Cửa hàng số 1: Chuyên cung cấp hàng hoá của Công ty cho khu vực Quận Thanh Xuân.
Cửa hàng số 2: Chuyên cung cấp hàng hoá của Công ty cho khu vực Quận Ba Đình.
Hai cửa hàng có chức năng giới thệu sản phẩm, bán buôn, bán lẻ các loại hàng hoá. Công ty phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng thông qua đó nắm bắt thị hiếu, thái độ, nhu cầu, mức người tiêu dùng.
Thứ 6: Bộ phận kho :
- Thực hiện chức năng tiếp nhận hàng vào kho tổ chức bảo quản hàng hoá trong kho, đảm bảo chất lượng giảm chi phí, hao hụt, mất mát, hư hỏng hàng hoá .
- Tổ chức dự trữ hàng hoá để duy trì hoạt động kinh doanh đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách kip thời, đồng bộ.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY
CHƯƠNG II
KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY MINH QUÂN GIAI ĐOẠN 2002 - 2005.
2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Minh Quân giai đoạn 2002 - 2005.
2.1.1. Nguồn hàng của Công ty Minh Quân.
Là một công ty thương mại, kinh doanh các mặt hàng sữa và đồ uống các loại mặt khác, Công ty Minh Quân là nhà phân phối độc quyền kênh tiêu thụ Horeca chuyên cung cấp các sản phẩm của công ty sữa Vinamilk cho khách sạn, nhà nhà, trường học... nên nguồn hàng chủ yếu của công ty được lấy từ Công ty sữa Vinamilk. Ngoài ra, Công ty Minh Quân còn có nguồn hàng từ các công ty đồ uống như Công ty bia rượu Hà Nội, Nhà máy bia Halida, …
Nguồn hàng lớn nhất của Công ty là từ Công ty sữa Vinamilk. Lượng hàng của Minh Quân được lấy về từ Công ty sữa Vinamilk chiếm từ 75% - 87% tổng lượng hàng nhập. Trong các năm qua, cụ thể là từ 2002 -2005, tỉ lệ này là không có sự thay đổi nào đáng kể. Chỉ tính riêng quý một năm 2006, lượng hàng của Minh Quân nhập từ Vinamilk đã chiếm tới 83% lượng hàng nhập của công ty.
Như vậy nguồn hàng lớn nhất của Minh Quân là Vinamilk. Ta có thể thấy được đây là một nguồn hàng ổn định và chắc chắn. Tuy nhiên do chỉ nhập hàng từ một đầu mối chủ yếu này có lú