Mỹ là một quốc gia đa văn hóa, đa sắc tộc. Văn hóa Mỹ thể hiện qua mọi khía cạnh của đời sống trong đó có văn học. Có lẽ ít có một nền văn học nào độc đáo như văn học Mỹ, một nền văn học non trẻ đã đóng góp cho văn học nhân loại nhiều giá trị, khi tiếp xúc với văn học Mỹ đó là một nền văn học mạnh mẽ sôi động, muôn màu muôn vẻ cách tân về mọi phương diện. Nếu ví văn học Mỹ như một vườn hoa rực rỡ thì nhà văn Jack London là một bông hoa đẹp tô điêm cho vườn hoa ấy.Trang văn của ông thể hiện sâu sắc và tuyệt vời những gì con người nghĩ đến và cảm thấy, tạo nguồn cảm hứng say mê cho bao thế hệ độc giả Những trải nhiệm từ cuộc sống thực tế đã được ông đưa vào văn chương một cách tự nhiên, chân thật. Vì vậy đã có ý kiến cho rằng: Giữa thung lũng mênh mông của nền văn học hiện thực Mỹ, chủ nghĩa hiện thực cảm xúc của ông vẫn có sức hút kì lạ và đôi lúc ông đã nắm giữ được vấn đề tự nhiên một cách sâu sắc.
Jack London là một trong những nhà văn đề cập đến văn hóa Mỹ một cách sinh động trong sáng tác của mình. Không gian trong sáng tác của ông trải rộng từ vùng băng giá Yukon gần Bắc Cực đến những bờ biển Thái Bình Dương ấm áp. Truyện ngắn Nhóm Lửa là một sáng tác tiêu biểu, ở đó ông đã mô tả cái mong manh, dòn ải của con người trước cái dã man của thiên nhiên. Trong tác phẩm hình tượng con người luôn hiện ra với sức sống và tinh thần quật cường, họ đã đấu tranh giành quyền sống không chỉ cho riêng mình mà còn cho toàn xã hội. Những hình tượng đẹp đẽ ấy sống mãi trong lòng bạn đọc.
Nghiên cứu đề tài: Văn hóa Mỹ qua truyện ngắn Nhóm Lửa của nhà văn Jack London, tôi hi vọng sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về văn hóa Mỹ cũng như hình ảnh con người Mỹ trong tác phẩm.
20 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 7931 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cuộc đời và sự ngghiệp của Jack London, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỹ là một quốc gia đa văn hóa, đa sắc tộc. Văn hóa Mỹ thể hiện qua mọi khía cạnh của đời sống trong đó có văn học. Có lẽ ít có một nền văn học nào độc đáo như văn học Mỹ, một nền văn học non trẻ đã đóng góp cho văn học nhân loại nhiều giá trị, khi tiếp xúc với văn học Mỹ đó là một nền văn học mạnh mẽ sôi động, muôn màu muôn vẻ cách tân về mọi phương diện. Nếu ví văn học Mỹ như một vườn hoa rực rỡ thì nhà văn Jack London là một bông hoa đẹp tô điêm cho vườn hoa ấy.Trang văn của ông thể hiện sâu sắc và tuyệt vời những gì con người nghĩ đến và cảm thấy, tạo nguồn cảm hứng say mê cho bao thế hệ độc giả… Những trải nhiệm từ cuộc sống thực tế đã được ông đưa vào văn chương một cách tự nhiên, chân thật. Vì vậy đã có ý kiến cho rằng: Giữa thung lũng mênh mông của nền văn học hiện thực Mỹ, chủ nghĩa hiện thực cảm xúc của ông vẫn có sức hút kì lạ và đôi lúc ông đã nắm giữ được vấn đề tự nhiên một cách sâu sắc.
Jack London là một trong những nhà văn đề cập đến văn hóa Mỹ một cách sinh động trong sáng tác của mình. Không gian trong sáng tác của ông trải rộng từ vùng băng giá Yukon gần Bắc Cực đến những bờ biển Thái Bình Dương ấm áp. Truyện ngắn Nhóm Lửa là một sáng tác tiêu biểu, ở đó ông đã mô tả cái mong manh, dòn ải của con người trước cái dã man của thiên nhiên. Trong tác phẩm hình tượng con người luôn hiện ra với sức sống và tinh thần quật cường, họ đã đấu tranh giành quyền sống không chỉ cho riêng mình mà còn cho toàn xã hội. Những hình tượng đẹp đẽ ấy sống mãi trong lòng bạn đọc.
Nghiên cứu đề tài: Văn hóa Mỹ qua truyện ngắn Nhóm Lửa của nhà văn Jack London, tôi hi vọng sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về văn hóa Mỹ cũng như hình ảnh con người Mỹ trong tác phẩm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về cuộc đời, giá trị nghệ thuật, tư tưởng cũng như tính cách con người Mỹ trong truyện ngắn Nhóm Lửa của nhà văn Jack London đã có những công trình nghiên cứu:
Ialơ Lâybơ trong Lời giới thiệu “ Tuyển tập các tác phẩm ngắn của Jack London” đã viết về ông: sinh năm 1876, mười bốn năm trước cuộc điều tra dân số 1890 – đánh dấu việc đóng cửa biên giới và mất 1916, kém một năm trước khi Mỹ tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất, Jack London là nhà văn điển hình cho sự chuyển tiếp quan trọng nhất trong lịch sử văn hóa Mỹ. Thế hệ ông là thế hệ cuối cùng hiện thân thực sự cho cái “ thô ráp và sức mạnh kết hợp với sự tinh nhạy và sự ham hiểu biết” cho “ năng lực bị kích động, không ngừng nghỉ” cho “cá thể ưu trội hoàn mỹ và cởi mở”.
Tony Tanơ trong: “ The call of the wild in the critial response”, nhận xét: Có lẽ ông chưa phải là nhà văn vĩ đại, có lẽ ông giống Mactin Iđơn, ông chịu đựng cái vụng về của sức mạnh quá vĩ đại. Nhưng đa số những gì được ông gọi là chủ nghĩa hiện thực cảm xúc vẫn có một sức mạnh kì lạ và đôi lúc ông đã nắm giữ được vấn đề tự nhiên một cách sâu sắc.
Ở nước ta, Jack London không phải là một cái tên xa lạ. Nghiên cứu về văn chương của ông có một số công trình tiêu biểu:
Thông qua bài tổng thuật “Tình hình giới thiệu và nghiên cứu văn học Mỹ ở Việt Nam” trong cuốn: Văn học Mỹ quá khứ và hiện tại (Nguyễn Thị Khánh chủ biên, 1997), các nhất ở Việt Nam, bắt đầu từ: Gót sắt được dịch năm 1960, Tiếng gọi nơi hoang dã năm 1983, Sự im lặng Màu trắng năm 1984, Mactin Eden năm 1985 tác giả giới thiệu Jack London là một trong số những nhà văn Mỹ chiếm được tình cảm của đông đảo quần chúng và có số lượng tác phẩm được dịch nhiều -1986, Sóng lớn Canaca năm 1986, Từ bỏ thế giới vàng năm 1989, Sói biển năm 1992, Nanh trắng năm 1994 Trong các tác phẩm này, nhân vật mà nhà văn miêu tả là những con người luôn phải đối mặt với thiên nhiên hoặc với cái xấu, cái ác tồn tại trong xã hội loài người. Ông lên tiếng “bênh vực những người nghèo khổ bị áp bức, bóc lột và chống lại xã hội tư bản”. Ngoài ra, bài viết còn khẳng định: việc giới thiệu khá kĩ lưỡng về Jack London là hoàn toàn hợp lý và thoả đáng bởi vì “Jack London thuộc lớp tác giả đầu tiên của văn học xã hội chủ nghĩa”.
Văn học Mỹ (Lê Huy Bắc), (2002), Nxb Đại học sư phạm.
Phê bình, bình luận văn học: Jack London, O. Henry, Mark Tuên, Heemingway,(1999) Nxb Văn nghệ, Tp. HCM.
Ngoài ra còn có một số tạp chí văn học nghiên cứu về văn chương và sự nghiệp của Jack London như:
Lê Đình Cúc (1976) với bài viết: Jack London và cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, đăng trên tạp chí văn học, số 4, tr.116.
Đỗ Đức Dục (1966) với bài viết: giấc mơ đầu thế kỉ của Jack London, Tạp chí văn học, số 2, tr.19.
Trên đây là một số công trình nghiên cứu về văn học Mỹ. Trong bài tiểu luận của mình tôi sẽ tìm hiểu khái quát hơn về văn hóa Mỹ trong truyện ngắn Nhóm Lửa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Văn hóa Mỹ qua một tác phẩm văn học nó thể hiện ở nhiều khía cạnh như quan niệm sống, quan niệm về cái đẹp, lí tưởng và tính cách con người.
- Đối tượng: Văn hóa Mỹ qua truyện ngắn của Jack London
- Phạm vi : Văn hóa Mỹ thể hiện qua truyện ngắn Nhóm Lửa
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này tôi có sử dụng những phương pháp sau
Phương pháp tìm tài liệu
Phương pháp đọc hiểu
Phương pháp phân tích
Phương pháp tổng hợp
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài được triển khai qua hai chương:
Chương 1. Những vấn đề chung
Chương 2. Văn hóa Mỹ qua truyện ngắn Nhóm Lửa
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Giới thuyết thuật ngữ
1.1.1. Khái niệm văn hóa
1.1.2. Khái niệm truyện ngắn
1.2. Những đặc điểm của văn hóa Mỹ
CHƯƠNG II: CON NGƯỜI MỸ TRONG TRUYỆN NGẮN NHÓM LỬA
2.1. Jack London và truyện ngắn
2.1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp tác giả
Jack London sinh ngày 12/1/1876 là nhà văn Mĩ tiêu biểu nhất giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Jack London là kết quả tình yêu ngoài giá thú của Flora Wellman và nhà chiêm tinh Uyliam Chanay. Thời thơ ấu cậu đã sống với đầy nghị lực, rắn rỏi. Đây là quãng đời rất nhọc nhằn của Jack. Nhiều năm sau. Jack nhớ lại đứa bé là mình lúc ấy suốt ngày cứ “mơ tưởng đến một miếng thịt” và bản thân mình chẳng là gì khác hơn “một con thú làm việc”. London tìm cách thoát khỏi cuộc sống trần ải đó bằng hai phương tiện: thứ nhất là bằng văn học; thứ hai là bằng ước nguyện du ngoạn.
Năm mười bảy tuổi, London đã kiếm được một chiếc thuyền con và bỗng nhiên khám phá ra ở bản thân một thiên hướng về song nước biển cả - một cuộc sống đầy hăng hái và năng động. Trong thời gian này, ông cũng đã tích lũy một cách sáng suốt mọi kinh nghiệm từ cuộc sống và nhặt nhạnh mọi chứng cứ trong tầm tay để làm chất liệu cho tác phẩm. Chuyến đi này đã mang lại cho London những hiểu biết thú vị để ông tái hiện thành công và đoạt giải qua thiên kí sự Bão biển Nhật Bản và đấy còn là kho tư liệu để ông khai thác trong Sói biển xuất bản mười năm sau.
Mười chin tuổi, London vào học cấp ba tại trường trung học Oaclen bởi những năm tháng cơ hàn đã giúp ông hiểu được rằng: để chiếm lĩnh đỉnh cao của cuộc sống con người cần phải học. Năm 1896, ông đã vượi qua kỳ thi tuyển vào đại học Beccơlây của bang California. Nhưng chỉ sau một kỳ học, ông phải rời trường, đi làm để nuôi gia đình.
Năm 1897, Jack London đã đi theo đoàn người tìm vàng đến tận những miền băng tuyết ở Bắc Cực, nhưng ít quan tâm đến vàng mà đến công sức của con người và nhất là đến những điều mà người khác đã trải qua. Tất cả đều được Jack ghi lại… Những tháng năm lăn lộn kiếm sống đã giúp Jack London tích lũy được khối tài sản vô giá, đó là những quyển sổ ghi chép đầy ắp các sự kiện, phác thảo.
Từ kinh nghiệm thực tế cộng với tài năng bẩm sinh và niềm say mê văn chương, Jack London trở thành một trong những văn hào kiệt xuất của thế giới.
Bắt đầu từ tháng 5/1899 truyện ngắn và bài báo cáo của London bắt đầu xuất hiện trên nhiều tạp chí… Tháng 12, tạp chí Atlantic nhận đăng mỗi truyện ngắn với giá 120 đôla. Đây là dấu hiệu đầu tiên của văn nghiệp hái ra tiền triệu của London. Và ngay sau đó, nhà xuất bản Houghton, Miffin hợp đồng in tập truyện ngắn đầu tiên của London. Ông tiếp tục đọc và học hỏi từ những nhà văn nổi tiếng trước ông. Etga Tô và Kipling là hai trong số những nhà văn được ông ưa thích nhất. Bên cạnh đó, ông còn mở rộng quan hệ với những tri thức đương thời. Nhờ tiền bán sách, ông đã mua được ngôi nhà khá khang trang ở Oaclen. Ngôi nhà ấy đã trở thành trung tâm cho các hoạt động về xã hội, tri thức và tiệc tùng lu bù. Cánh bạn cũ thời đi biển và đi tìm vàng sát cánh bên các nhà văn, nhà triết học và những nhà lí luận phê bình có học thức cao. Chính những quan hệ xã hội như thế đã giữ cho phong cách nghệ thuật của London vừa gần gũi, dung dị với đời thường nhưng cũng bao hàm trong nó cái nhìn sâu sắc mang tính triết học, có tầm khái quát cao độ về cuộc đời.
Năm 1900, tập truyện ngắn con trai của sói ra đời. Tập sách được nhiều nhà phê bình và độc giả nồng nhiệt ca ngợi. Tiếng tăm của ông vang dậy khắp nơi. Tiếp sau đó là hàng loạt những tác phẩm có giá trị lần lượt ra đời như: Những đứa con của băng giá (1902), Cuộc du ngoạn của Đazlơ (1902), Chuyện đội tuần tra cá (1905), Con người của địa ngục (1905), Những bức thư Kemptơn – wax (1903). Đặc biệt với Tiếng gọi nơi hoang dã, London đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên văn đàn. Bằng những giá trị nghệ thuật và tư tưởng trác tuyệt, ngay lập tức cuốn sách được xếp vào hàng cổ điển. Sói biển cũng là một thành công rực rỡ của ông. Tạp chí Thế kỉ trả London 4000 đôla để được quyền đăng nhiều kì trên tạp chí. Và bản thảo trước khi được in thành sách, đã có đến bốn mươi ngàn bản thảo đặt mua trước. Thành công này càng khuyến khích Jack London miệt mài sáng tác. Năm 1905 là Cuộc chiến của các giai cấp, 1907 có Trước Adam và Gót sắt những tác phẩm này cho thấy xu hướng thiên về chủ nghĩa xã hội của London.
Thành công trong sáng tác và cải thiện về kinh tế không ngăn được những bất hòa ngày một gia tăng trong đời sống của vợ chồng London. Ông li dị vợ vào năm 1905 và sau đó kết hôn với Chamian Kitiricgiơ.
Năm 1909, ông hoàn thành cuốn tự truyện MactinIđơn, cuốn Chuyện phiêu lưu và nhiều truyện ngắn.
Năm 1913, ngôi nhà tráng lệ được ông đặt tên là Nhà sói gặp hỏa hoạn và cháy rụi. Tuy nhiên, năm này ông vẫn gặt hái được nhiều thành công trong sáng tác như: Kẻ sinh ban đêm, Con thú tồi tệ, Thung lũng mặt trăng, Nạn dịch đỏ và năm sau, ông hoàn thành Cuộc nổi loạn ở Ensino.
Nhưng kể từ sau vụ cháy đó niềm tin của London vào con người bị lung lay. Ông uống rượu nhiều hơn, nợ nần chồng chất thê. Vào hai năm cuối đời, sức viết của ông suy giảm. Ông thường hoài niệm về Klonđai và ý thức được đã có nhiều nhà văn trẻ đang vượt qua ông. Cuộc sống gia đình với Chamian không còn dễ chịu như trước. Tồi tệ hơn cả, ông bị bệnh tật giày vò… Ông chết vì uống thuốc ngủ quá liều vào ngày 22 tháng 11 năm 1916.
2.1.2. Truyện ngắn Jack London
Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của mình, Jack London đã sáng tạo nên những tiểu thuyết tuyệt vời như Tiếng gọi nơi hoang dã, Nanh trắng, Gót sắt, MáctinIđơn, bên vạnh đó ông còn để lại một loạt truyện ngắn có giá trị như Nhóm lửa, Tình yêu cuộc sống, Đoạn cuối câu chuyện cổ tích, Kẻ bỏ đạo, Ngôi nhà Mapuhi… Những truyện ngắn xuất sắc này đã thể hiện được nghệ thuật bậc thầy của Jack London, thống nhất trong đa dạng và sáng tạo không ngừng.
Truyện ngắn Jack London thường tập trung vào hai mảng lớn là mâu thuẩn giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên.
Truyện ngắn của Jack London dù viết về bất cứ đề tài nào vẫn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc. Đó là sự cao thượng trong tình yêu và sự hòa hợp của con người với môi trường tự nhiên.
2.1.3. Truyện ngắn Nhóm Lửa
Nhóm lửa là một trong những truyện ngắn ít nhiều có lien quan đến vùng sông I – u – con, miền Alaxca băng giá quanh năm và hành trình đi săn vàng của những người da trắng, mà trong số đó có cả Jack London. Nó ngợi ca sức sống bất diệt của con người.
Bất chấp lời khuyên của ông già ở vùng sông Lưu Huỳnh, người đàn ông trong Nhóm lửa khinh suất đi một mình dưới trời giá lạnh âm 70 độ. Anh muốn sớm về đến trại, nơi mọi người quây quần bên đống lửa đợi anh cùng ăn tối. Một con chó lai sói đi cùng với anh. Linh tính mach bảo nó rằng nhiều mối nguy hiểm chết người đang chờ đón chủ tớ nó phía trước. Nó muốn chủ đốt lửa ngồi lại hoặc muốn đào cho mình cái hố trong tuyết để ủ ấm đợi nhiệt độ tăng thêm. Nhưng tự tin vào khả năng, người đàn ông vẫn giục nó tiến bước, vẫn muốn vượt qua cái lạnh lẽo ấy để về đích. Thiên nhiên nhiều lần phát tín hiệu cảnh báo: Mũi, má anh lạnh không còn cảm giác, nước bọt nhai thuốc lá vừa chảy ra khỏi miệng thì đông cứng thành bộ râu nước đá nặng dưới cằm. Vũ khí duy nhất lúc này để anh chống chọi với băng tuyết là lửa. Khi còn diêm thì anh còn lửa mà diêm thì anh có nhiều. Băng tuyết cứ tiếp tục gia tăng sức mạnh. Bất cứ khi nào cởi găng thì tay anh lập tức rơi vào trạng thái mất dần cảm giác. Điều đó khiến anh có phần sợ hãi. Anh càng thấm thía hơn những lời khuyên của ông già ở vùng sông Lưu Huỳnh và hiểu ra rằng: đừng bao giờ quá dám chắc một điều gì…
Người đàn ông dần chìm vào giấc ngủ êm đềm trong tâm thế “ chết cũng phải chết cho có tư thế” và miên man nghĩ rằng “ Ông nói đúng, ông già ạ: ông nói đúng đấy”…
2.2. Thiên nhiên trong truyện ngắn Nhóm Lửa
Thiên nhiên vốn là đối tượng chinh phục của con người từ ngàn xưa và đến bây giờ vẫn thế. Cuộc đổ xô đi tìm vàng ở Klondai của nhiều người dân Mĩ, kể cả London cũng không nằm ngoài mục đích đó. Vàng tuy nhiề nhưng để tìm ra quả không phải dễ. Đại đa số những người ưa phiêu lưu, muốn đổi đời nhanh chóng đều phải ra về với hai bàn tay trắng. London cũng thất bại trong cuộc chinh phục đó nhưng nhờ chuyến đi mà ông hiểu ra rằng con người sở dĩ vĩ đại là vì họ biết vượt lên hoàn cảnh và bản năng con người là níu giữ sự sống đến khoảnh khắc cuối cùng… nhưng kẻ chinh phục vĩ đại không phải là con người mà là thiên nhiên hung vĩ kia. Thiên nhiên ban tặng con người điều kiện sống, môi trường thể hiện… nhưng chi trong giới hạn nhất định: Nếu liều lĩnh vượt qua thì có thể họ phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Jack London đã vận dụng khả năng quan sát, nguyên tắc hiện thực để tái hiện khung cảnh thiên nhiên khắc nhiệt vùng Bắc Cực. Để rồi, từ những địa danh rất thực ấy, ông dần dần “ mờ hóa” nó thành huyền thoại. Điều đó đã tạo nên sức lôi cuốn kì diệu ở bút pháp miêu tả của Jack London. Thiên nhiên mênh mang, kì vĩ và cũng vô cùng nguy hiểm. Những địa danh được nhắc đến trong truyện Nhóm lửa ít nhiều có lien quan đến vùng sông I – u – con, miền nam Alaxca băng giá quanh năm “ con đường vạch nhỏ thẫm như sợi tóc này là con đường mòn – lại là con đường chính chạy về phía Nam khoảng ngót một nghìn cây số để đến hồ Trincút và hồ nước mặn. Rồi về phía Bắc hai nghìn cây số nữa để đến Naratô, cuối cùng đến Xanh Maicơn nằm trên bờ biển Berinh, phải đến tới hai nghìn cây số nữa” [10, tr.14]. Một đoạn đường thăm thẳm, ngoằn ngèo… và trên hết, đoạn đường ấy được bao bọc bởi tuyết trắng và cái lạnh đến rợn người.
London đặt nhân vật của mình trong một không gian hoàn toàn tĩnh lặng, từ bước chân con người cho đến mênh mông tuyết trắng. Là người rất yêu biển, London từng viết: “ một lần làm thủy thủ thì mãi mãi là thủy thủ vì mùi vị của muối thì chẳng thể nào phai” [2, tr.399], nhưng thực tế, chỉ có băng tuyết mới làm nổi rõ tính chất của nó. Tính chất đó được bộc lộ qua sự tương tác với nhân vật chính trong tác phẩm. Đặc tính của nhân vật băng tuyết là sự tĩnh lặng, không có dấu hiệu sự sống trải rộng đến rợn người “ tuyết trắng một màu, chổ nào băng ùn lại nhiều, mắt tuyết cuộn thành những đợt sóng gợn lăn tăn. Từ Bắc xuống Nam, xa hút tầm mắt, tuyết trắng trải một màu trắng mênh mang” [10, tr.14], có khi “tuyết đã rơi ngập đến ba mươi phân” [10, tr.16].
Thiên nhiên được mô tả như những cái bẫy chết người, được giăng đề nơi bước chân con người đặt đến. Có thể, đó là những cạm bẫy được nhìn thấy dễ dàng như: con đường vạch nhỏ thẫm như sợi tóc, lớp tuyết dày đến gang tay…nhưng đáng sợ và nguy hiểm hơn là trên nhiều đoạn đường ngỡ như an toàn, con người lại phải đối đầu với cạm bẫy tự nhiên. Đó là những cạm bẫy, chúng giấu những vùng nước ngầm dưới lớp tuyết dày từ bảy phân đến ngàn thước. Đôi khi, có một lớp băng mỏng chừng một phân phủ lên mặt nước rồi trên là một lớp tuyết. Cũng có khi nước và băng lại chồng lên nhau lẫn lộn, khiến cho ai sẩy chân, thụt xuống thì cứ gọi là phải ngập đến lưng. Con người dù đã chủ động tránh sự thách thức này nhưng vẫn luôn bị băng tuyết chơi khăm. Sự khuấy động và gia tăng của lớp băng tuyết và hơi lạnh khiến cho con người- dù là dũng cảm nhất cũng phải chấp nhận cái lạnh màu trắng đáng sợ ấy “ cái lạnh ngày càng gia tăng, người đàn ông cuống cuồng níu giữ sự sống bằng cách chạy thục mạng. Cuối cùng, biết mình chẳng thể về được trại, anh chấp nhận cái chết trong tư thế đông lạnh tử tế” [10, tr. 35].
Không chỉ vật lộn với băng tuyết nhân vật của Jack London còn phải một mình đối diện với sự rình rập, đe dọa từ một thế lực khác cũng không kém phần nguy hiểm là những con thú hoang khát thức ăn, luôn rình râp cơ hội để cắm ngập răng vào cổ con người. Con người phải chiến đấu gìn giữ sinh mạng và phải đấu tranh với đàn thú hoang để duy trì sự sống.
2.3. Hình tượng con người
Con người là thực thể đẹp nhất của xã hội. Trong lịch sử văn học thế giớ, xuất hiện rất nhiều hình tượng nhân vật có sức sống và tinh thần quật cường, họ đấu tranh chống lại nhiều thế lực thù địch dành quyền sống không chỉ cho riêng mình mà cho toàn thể xã hội. Những hình tượng đẹp đẽ ấy sống mãi trong long bạn đọc muôn thế hệ. Đó có thể là Fauxt (Fauxt), Uylixơ (Trường ca Odixê), Ruồi trâu (Ruồi trâu), Paven (Thép đã tôi thế ấy)… Trong Nhóm lửa, nhân vật chính không có tên, cũng không mang các sứ mệnh lớn lao, cũng không phải chiến đấu chống lại bọn quỷ dữ, chỉ đơn thuần được đặt trong một môi trường rất cụ thể nhưng vô cùng khắc nhiệt là thiên nhiên vùng phương Bắc. Họ phải tự thân vận động, tự tìm cách sinh tồn và hơn hết phải vượt lên chính mình, chiến thắng nỗi sợ hãi đang dần dần hình thành, mỗi lúc một lớn hơn.
2.3.1. Con người trước sức mạnh của tự nhiên
2.3.2. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của bản năng con người trước môi trường khắc nhiệt
Trong suốt quá trình sáng tác của mình dẫu muốn khước từ nhưng
2.3.3. Đề cao sức sống bất diệt của con người
London để cho người đàn ông trong Nhóm lửa đương đầu với băng tuyết vĩnh cửu. Đấy là một người “lanh lẹ, nhạy bén trước việc đời nhưng chỉ đối với công việc chứ trước ý nghĩa của công việc ấy, anh lại chẳng hay biết gì” [10, tr.14]. Anh có nhiệm vụ về khu mỏ cũ ở nhánh sông bên trái của sông Henđơxơn nhưng trước đó anh phải đi vòng quanh đê để quan sát xem liệu mùa xuân tới có thể chở của cải từ các cù lao trên sông I – u – con ra được không, mục tiêu mà anh đề ra trong chuyến hành trình này là phải hoàn thành xong công việc về đến trại với anh em vào lúc sáu giờ. Với anh, đó không phải là điều quá khó khăn, anh tin rằng “ lúc đó chân trời đã tối và an hem chắc cũng về đến nơi, bếp lửa sẽ bùng lên và bữa cơm tối chắc cũng đã sẵn sàng” [10, tr.16]. Với người đàn ông dũng cảm này, những thứ như: con đường nhỏ như sợi chỉ thần bí dài muôn dặm, cảnh thiếu mặt trời, cảnh hoang vu kì quái… tất cả chỉ gây cảm giác lạnh và khó chịu chứ không hề khiến anh mảy may sợ hãi hay lo ngại “ anh khoan khoái mỉm cười” [10, tr.16] – nụ cười ngay giữa vùng băng tuyết giá lạnh, chẳng phải ý nghĩa lắm sao? Ngay từ đầu Jack London đã đề cập đến những lời nhắc nhở của ông già vùng sông Lưu Huỳnh, ông già là hiện thân của sự trải nghiệm thực tế. Việc người đàn ông “ cười nhạo” ông ấy cho thấy tuy từng trải và can đảm nhưng trong trò chơi với tự nhiên anh vẫn còn là đứa trẻ.
Người đàn ông trong Nhóm lửa, dù rất đơn độc, chỉ có con chó lai sói đi cùng nhưng trước cái lạnh anh không hề xem thường, không tự tin thái quá vào bản thân. Ý chí soi đường cho từng bước chân anh.
Càng dấn sâu vào vùng băng tuyết, những suy nghĩ có phần thiếu thực tế trước kia, nụ cười ngạo nghễ trước kia không lâu dần dần nhường bước cho thái độ có phần e dè của người đàn ông. Trước, anh đi