Đa dạng các loài thực vật có tinh dầu ở Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh

Kết quả nghiên cứu các loài thực vật có chứa tinh dầu ở Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh đã xác định được 366 loài thuộc 145 chi của 46 họ trong 02 ngành thực vật bậc cao có mạch là Ngọc lan (Magnoliophyta) và Thông (Pinophyta). Các loài cây tinh dầu thuộc 5 dạng thân chính là cây thân thảo với 108 loài, cây gỗ lớn với 102 loài, cây gỗ nhỏ với 79 loài, cây leo trườn với 46 loài, cây bụi với 31 loài. Ngoài giá trị cho tinh dầu thì trong số 366 loài còn cho các giá trị sử dụng khác như làm thuốc với 191 loài, cho gỗ 102 loài, cây ăn được với 47 loài, cây cho dầu béo với 20 loài, cây làm cảnh với 17 loài, cây cho gia vị với 8 loài và cây cho độc với 6 loài. Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), đã xác định được 22 loài nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó 2 loài rất nguy cấp, 4 loài nguy cấp và 16 loài sẽ nguy cấp. Đây là những loài có số cá thể còn ít nên cần có những chính sách ưu tiên bảo tồn và phát triển.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đa dạng các loài thực vật có tinh dầu ở Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00012 ĐA DẠNG CÁC LOÀI THỰC VẬT CÓ TINH DẦU Ở VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG, TỈNH HÀ TĨNH Lê Duy Linh1, Phạm Hồng Ban1, Trần Minh Hợi2, Lê Thị Hương1,* Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu các loài thực vật có chứa tinh dầu ở Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh đã xác định được 366 loài thuộc 145 chi của 46 họ trong 02 ngành thực vật bậc cao có mạch là Ngọc lan (Magnoliophyta) và Thông (Pinophyta). Các loài cây tinh dầu thuộc 5 dạng thân chính là cây thân thảo với 108 loài, cây gỗ lớn với 102 loài, cây gỗ nhỏ với 79 loài, cây leo trườn với 46 loài, cây bụi với 31 loài. Ngoài giá trị cho tinh dầu thì trong số 366 loài còn cho các giá trị sử dụng khác như làm thuốc với 191 loài, cho gỗ 102 loài, cây ăn được với 47 loài, cây cho dầu béo với 20 loài, cây làm cảnh với 17 loài, cây cho gia vị với 8 loài và cây cho độc với 6 loài. Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), đã xác định được 22 loài nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó 2 loài rất nguy cấp, 4 loài nguy cấp và 16 loài sẽ nguy cấp. Đây là những loài có số cá thể còn ít nên cần có những chính sách ưu tiên bảo tồn và phát triển. Từ khóa: Cây tinh dầu, đa dạng, vườn quốc gia, Vũ Quang, Hà Tĩnh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vườn quốc gia (VQG) Vũ Quang nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 75 km, giáp biên giới Việt - Lào. VQG Vũ Quang được thành lập năm 2002 trên cơ sở Khu Bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang với tổng diện tích của Vườn là 55.035 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 38.800 ha, phân khu phục hồi sinh thái là 16.184 ha và phân khu dịch vụ hành chính là 44 ha. VQG Vũ Quang là một trong 200 vùng sinh thái trọng yếu của thế giới và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi các khu bảo tồn tạo nên môi trường sống hết sức quan trọng cho hệ động vật, thực vật. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về đa dạng thực vật ở VQG Vũ Quang như: Nguyễn Thị Hiền và nnk., 2010; Đỗ Ngọc Đài và nnk., 2010; Lê Thị Hương và nnk., 2015, 2019; Nguyễn Anh Dũng và nnk., 2014; Lê Duy Linh và nnk., 2017;... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này là những nghiên cứu về tính đa dạng của hệ thực vật nói chung ở các khu vực khác nhau của VQG Vũ Quang và chưa có công trình nào đánh giá đầy đủ về các loài cây có tinh dầu. Vì vậy, bài báo này là kết quả nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu đầu tiên về các loài thực vật có tinh dầu ở VQG Vũ Quang, Hà Tĩnh. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu mẫu và xử lí mẫu: Mẫu được thu theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Công việc này được tiến hành từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 3 năm 2019. Tổng 1Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh 2Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam *Email: lehuong223@gmail.com 104 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM số mẫu thu được là 1200; xác định được 1061 mẫu và được lưu trữ tại Phòng tiêu bản thực vật, Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh. Định loại: Theo các tài liệu Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2000), Thực vật chí Trung Quốc (Wu et al., 1994 - 2002) và các bộ Thực vật chí Việt Nam. Chỉnh lý tên khoa học dựa vào tài liệu: Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) và nnk., 2003, 2004). - Đánh giá về giá trị sử dụng: theo Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012), Cây tinh dầu Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 1985), Lã Đình Mỡi và nnk., 2001. - Số liệu được xử lý bằng phần mềm Exel 2010. Hình 1. Bản đồ các tuyến điều tra các loài thực vật có tinh dầu ở VQG Vũ Quang 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Đa dạng về thành phần loài Kết quả điều tra, định loại các loài thực vật có tinh dầu ở VQG Vũ Quang, Hà Tĩnh bước đầu đã xác định được 366 loài, 145 chi và 45 họ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch (Bảng 1). Bảng 1. Phân bố các taxon có tinh dầu trong các ngành của hệ thực vật VQG Vũ Quang Ngành Họ Chi Loài Số họ Tỷ lệ % Số chi Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % Pinophyta 4 8,70 6 4,14 7 1,91 Magnoliophyta 42 91,30 139 95,86 359 98,09 Magnoliopsida 35 83,33 120 86,33 304 84,68 Liliopsida 7 16,67 19 13,67 55 15,32 Tổng 46 100 145 100 366 100 PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 105 Kết quả bảng trên cho thấy, các loài chủ yếu tập trung trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) với 359 loài chiếm 98,09% tổng số loài, 139 chi chiếm 95,86% và 42 họ chiếm 91,30% tổng số họ; ngành Thông (Pinophyta) với 7 loài chiếm 1,91%, 6 chi chiếm 4,14% và 4 họ chiếm 8,70% tổng số họ. Như vậy, các loài có tinh dầu chủ yếu tập trung ở ngành Ngọc lan với số chi và loài chiếm trên 90%, điều này hoàn toàn hợp lý so với sự tiến hóa của thực vật bởi vì ngành Ngọc lan là ngành chiếm ưu thế của thực vật bậc cao có mạch và nó cũng phù hợp với các loài thực vật có tinh dầu. Khi phân tích về số lượng các taxon trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chúng tôi nhận thấy rằng thành phần loài, số lượng taxon của 2 lớp Magnoliopsida và Liliopsida khác nhau. Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có số lượng các taxon chiếm ưu thế trên 80% tổng số họ, số chi và số loài của ngành. Trong khi đó, lớp Hành (Liliopsida) chiếm tỷ lệ thấp với 7 họ (chiếm 16,67%); 19 chi (chiếm 13,67%) và 55 loài (chiếm 15,32%). Điều này hoàn toàn hợp lý, vì lớp Ngọc lan luôn chiếm ưu thế so với lớp Hành và phù hợp với các công trình nghiên cứu của Lã Đình Mỡi và nnk., 2001, Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004, Lê Thị Hương và nnk., 2015 khi nghiên cứu các khu hệ thực vật khác ở Việt Nam. Trong số 45 họ thực vật có tinh dầu đã xác định được ở VQG Vũ Quang, Hà Tĩnh thì có 5 họ nhiều loài nhất (từ 14 đến 97 loài) chiếm 10,87% tổng số họ với 219 loài chiếm 59,84% tổng số loài. Các họ điển hình là Long não (Lauraceae) - 97 loài, Na (Annonaceae) - 44 loài, Gừng (Zingiberaceae) - 43 loài, Cúc (Asteraceae) - 21 loài, Cam (Rutaceae) - 14 loài. Với 5 chi nhiều loài nhất trong số 145 chi của các loài thực vật có tinh dầu (từ 10 - 25 loài) chiếm 3,45% tổng số chi nhưng có tới 80 loài chiếm 21,86% tổng số loài, các chi điển hình như Litsea - 25 loài, Cinnamomum - 21 loài, Alpinia - 13 loài, Piper - 11 loài và Syzygium - 10 loài. Đa dạng về dạng thân Qua điều tra về dạng thân của các loài thực vật có tinh dầu ở VQG Vũ Quang với 5 dạng thân chính bao gồm: thân bụi, thân gỗ lớn, thân gỗ nhỏ, thân thảo và thân leo. Trong đó, cây thân bụi với 31 loài (chiếm 8,47%) chủ yếu thuộc các họ Araliaceae, Annonaceae, Verbenaceae, Euphorbiaceae; thân leo trườn với 46 loài (chiếm 12,57%) tập trung ở các họ Piperaceae, Annonaceae, Rutaceae; cây gỗ nhỏ với 79 loài (chiếm 21,58%) với các họ chính như: Annonaceae, Araliaceae, Illiciaceae, Lauraceae, Myrtaceae; cây gỗ lớn với 102 loài (chiếm 27,87%) thuộc các họ sau: Cupressaceae, Podocarpaceae, Taxodiaceae, Magnoliaceae, Lauraceae; cây thân thảo với 108 loài (chiếm 29,51%). Như vậy, cây thân thảo là có số lượng loài nhiều nhất, thuộc các họ Asteraceae, Araceae, Lamiaceae, Verbanaceae, Zingiberaceae, Kết quả trên góp phần trong công tác định hướng khai thác, trồng và sử dụng nguồn tài nguyên thực vật cho tinh dầu đạt hiệu quả. Đa dạng về giá trị sử dụng Ngoài giá trị sử dụng cho tinh dầu thì các loài nghiên cứu được thống kê về các giá trị sử dụng khác như làm thuốc, ăn được, làm gia vị, cho gỗ, dầu béo, độc, làm cảnh (Bảng 2). 106 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Bảng 2. Giá trị sử dụng của các loài thực vật có tinh dầu ở VQG Vũ Quang TT Giá trị sử dụng Ký hiệu Số loài* Tỉ lệ % 1 Cây làm thuốc THU 191 52,19 2 Cây cho gỗ LGO 102 27,87 3 Ăn được AND 47 12,84 4 Cây cho dầu béo CDB 20 5,46 5 Cây làm cảnh CAN 17 4,64 6 Cây cho gia vị CGV 8 2,19 7 Cây cho chất độc DOC 6 1,64 Ghi chú: Một loài có thể cho 01 hoặc nhiều giá trị sử dụng - Nhóm cây làm thuốc: Trong số 366 loài cho tinh dầu ở khu vực nghiên cứu, đã thống kê, xác định được 191 loài (chiếm 52,19% tổng số loài) được người dân ở khu vực nghiên cứu sử dụng làm thuốc để bồi bổ sức khỏe, chữa các bệnh thời tiết, đau xương khớp, các loài được sử dụng làm thuốc thường gặp: Thạch xương bồ (Acorus gramineus Soland), Sơn thục (Homalomena occulta (Lour.) Schott.), Kim tuyến tơ (Anoectochilus setaceus Blume), Hương bài (Dianella ensifolia (L.) DC.), Nhân trần (Andenosma cacrulenm R. Br.), Nắm cơm (Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Smith), Lá khôi (Ardisia silvestris Pitard),... - Nhóm cây cho gỗ với 102 loài, chiếm 27,87% tổng số loài với các loài cây gỗ quý như: Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex Hook.), Bộp lông (Actinodaphne pilosa (Lour.) Merr.), Gù hương (Cinnamomum balansae Lecomte), Re xanh phấn (Cinnamomum glaucescens (Nees) Hand.-Mazz.), Re hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.), Vàng tâm (Manglietia dandyi (Gagnep.) Dandy in S. Nilsson), Giổi lông (Michelia balansae (DC.) Dandy), Giổi lụa (Tsoogiodendron odorum Chun.),... - Nhóm cây ăn được với 47 loài chiếm 12,84% tổng số loài, đây là nhóm được người dân sử dụng lá để dùng làm rau ăn hàng ngày hay ăn quả,.. một số loài điển hình như: Chân chim tám lá (Schefflera heptaphylla (L.) Harms.), Sẻn (Zanthoxylum acanthopodium DC.), Hoàng mộc nhiều gai (Zanthoxylum myriacanthum Wall. ex Hook.f.),... - Nhóm cây cho dầu béo có 20 loài chiếm 5,46% tổng số loài. Dầu béo tập trung chủ yếu ở quả và hạt của các loài: Bời lời lá mềm (Litsea mollifolia Chun.), Bời lời lá vòng (Litsea verticillata Hance), Ô đước đuôi (Lindera caudata (Nees) Hook.f.), - Nhóm cây làm cảnh với 17 loài thuộc các họ Annonaceae, Asteraceae, Magnoliaceae, Podocarpaceae; một số loài được sử dụng trồng làm cảnh điển hình như: Hoa giẻ thơm (Desmos chinensis Lour.), Hoa giẻ nam bộ (Desmos cochinchinensis Lour.), Bông ổi (Lantana camara L.), Ngải hoa trắng (Hedychium coronarium Koenig), Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana Mast),... - Nhóm cây có độc với 8 loài, các loại gây độc cho người hay gây độc cho các loài động vật. Gặp các loài như: Cỏ lào (Eupatorium odoratum L.), Bã đậu (Croton tiglium L.), Mãng cầu xiêm (Annona muricata L.), Nê (Annona glabra L.), PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 107 - Nhóm cây cho gia vị có 6 loài, với bộ phận được sử dụng là thân rễ, quả và hạt. Với các loài như: Ngải tiên vàng (Hedychum flavum Roxb.), Riềng nếp (Alpinia galanga (L.) Willd.), Riềng tàu (Alpinia oblongifolia Hayata), Riềng thuốc (Alpinia officinarum Hance),... Đa dạng về các loài nguy cấp Dựa trên tài liệu Sách Đỏ Việt Nam, phần Thực vật, 2007 kết quả điều tra đã thống kê được 22 loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng thuộc 2 ngành, 14 họ, 20 chi phân bố ở VQG Vũ Quang (Bảng 3). Bảng 3. Danh lục các loài thực vật có tinh dầu bị đe dọa tuyệt chủng ở VQG Vũ Quang TT Tên khoa học Tên Việt Nam Mức độ Nguy cấp 1 Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas Pơ mu EN 2 Keteleeria evelyniana Mast Du sam núi đất VU 3 Ecosanthellum plagioneurum (Diels) Ban Nhọc trái khớp lá thuôn VU 4 Goniothalamus takhtajanii Ban Giác đế tam đảo CR 5 Aristolochia indica L. Sơn dịch VU 6 Asarum caudigerum Hance Biến hoá VU 7 Mahonia nepalensis DC. Mã hồ VU 8 Canarium tramdenum Dai & Yakovl. Trám đen VU 9 Actinodaphne ellipticibacca Kosterm. Bộp quả bầu dục VU 10 Cinnamomum balansaeLecomte Gù hương VU 11 Cinnamomum cambodianum Lecomte Re cam bốt VU 12 Cinnamomum parthenxylon (Jack) Meisn. Re hương CR 13 Endiandra hainanensis Merr. & Mect. ex Allen Khuyết nhị hải nam EN 14 Manglietia dandyi (Gagnep.) Dandy in S. Nilsson Vàng tâm VU 15 Michelia balansae (DC.) Dandy Giổi lông VU 16 Tsoogiodendron odorum Chun. Giổi lụa VU 17 Aglaia spectabilis (Miq.) Jain & Bennet. Gội nếp VU 18 Ardisia silvestris Pitard Lá khôi VU 19 Kadsura heteroclita (Roxb.) Craib Na rừng VU 20 Limnophila rugosa (Roxb.) Merr. Om hoa nhỏ VU 21 Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte Trầm hương EN 22 Anoectochilus setaceus Blume Kim tuyến tơ EN Ghi chú: CR: Rất nguy cấp; EN: Nguy cấp; VU: Sẽ nguy cấp. Bảng trên cho thấy, ở VQG Vũ Quang đã thống kê được 22 loài thực vật có tinh dầu bị đe dọa ở các mức độ khác nhau với 2 loài rất nguy cấp (CR), 4 loài nguy cấp (EN) đang đứng trước một nguy cơ rất lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong tương lai gần; 16 loài sẽ nguy cấp (VU) đang đứng trước nguy cơ rất lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong tương lai rất gần. Một số loài độc đáo như Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas), Vàng tâm (Manglietia dandyi (Gagnep.) Dandy in S. Nilsson), Mã hồ (Mahonia nepalensis DC.),.. được tìm thấy ở đây. Như vậy, nguồn gen của các loài thực vật nguy cấp ở VQG Vũ Quang rất phong phú và đa dạng. Đây là những dẫn liệu làm cơ sở khoa học để cho Ban quản lý VQG Vũ 108 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Quang cần có những chính sách nghiên cứu đầy đủ, chuyên sâu và hợp lý để bảo tồn, phát triển bền vững chúng. 4. KẾT LUẬN - Nghiên cứu này đã xác định được 366 loài cây có tinh dầu thuộc 145 chi của 45 họ thuộc 02 ngành thực vật bậc cao có mạch là Ngọc lan (Magnoliophyta) và Thông (Pinophyta) ở VQG Vũ Quang, Hà Tĩnh. - Các loài cây tinh dầu thuộc 5 dạng thân chính là cây gỗ lớn với 102 loài, cây thân thảo với 108 loài, cây gỗ nhỏ với 79 loài, cây leo trườn với 46 loài, cây bụi với 31 loài. - Ngoài cây cho tinh dầu thì các loài thực vật trong khu vực còn cho các giá trị sử dụng khác như làm thuốc với 191 loài, cho gỗ 102 loài, cây ăn được với 47 loài, cây cho dầu béo với 20 loài, cây làm cảnh với 17 loài, cây cho gia vị với 8 loài và cây cho độc với 6 loài - Đã xác định được 22 loài nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) trong đó 2 loài rất nguy cấp, 4 loài nguy cấp và 16 loài sẽ nguy cấp. Đây là những loài có số cá thể còn ít nên cần có những chính sách ưu tỉên bảo tồn và phát triển. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số: 106.03-2018.02. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) và cộng sự, 2003-2005. Danh lục các loài Thực vật Việt Nam. Tập II-III. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam. Phần II-Thực vật. Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Tập 1-2. Nxb. Y học, Hà Nội. Chika Mitsuyuki, Schuichiro Tagane, Nguyen Van Ngoc, Hoang Thi Binh, Somran Suddee, Sukid Rueanguea, Hironori Toyama, Keiko Masw, Chen-Jui Yang, Akiyo Naiki, Tetsukazu Yahara, 2019. Two new species of Neolitsea (Lauraceae), N. kraduengensis from Thailand and N. vuquangensis from Vietnam and an analysis of their phylogenetic positions using ITS sequences. Acta Phytotaxonomica et Geobotanica. 69(3): 161-173. Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Thị Thanh Nga, 2014. Dẫn liệu cập nhập họ thầu dầu (Euphorbiaceae) ở vùng đệm Vườn quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh. Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị khoa học Toàn quốc lần thứ 4. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 74-78. Đỗ Ngọc Đài, Phạm Hồng Ban, 2010. Nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật góp phần bảo tồn chúng ở vùng Tây bắc Vườn quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 48(2A): 696-701. Đỗ Ngọc Đài, 2013. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, thành phần hoá học tinh dầu của các loài trong họ Na (Annonaceae Juss.) ở Bắc Trung Bộ. Luận án Tiến sĩ Sinh học, Hà Nội. Đỗ Ngọc Đài, Đặng Trung Thông, Phạm Hồng Ban, Lê Duy Linh, 2016. Đa dạng họ Gừng (Zingiberaceae) ở Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh. Báo cáo Khoa học về Nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam, Hội nghị Khoa học Quốc gia lần thứ 2. Đà Nẵng, 20 tháng 5 năm 2016, 123-128. PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 109 Nguyễn Thị Hiền, 2010. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, thành phần hoá học tinh dầu của một số loài thuộc chi Quế (Cinnamomum) và Màng tang (Litsea) trong họ Long não (Lauraceae) ở Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Vinh. Phạm Hoàng Hộ, 1999, 2000. Cây cỏ Việt Nam. Quyển I-III. Nhà xuất bản Trẻ, TP HCM. Lê Thị Hương, Lý Ngọc Sâm, Đỗ Ngọc Đài, 2015. Nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch ở Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh, Tạp chí Công nghệ Sinh học. 13(4A): 1347-1352. Lê Thị Hương, 2016. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, thành phần hoá học tinh dầu của các loài trong chi Riềng (Alpinia) và Sa nhân (Amomum) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) ở Bắc Trung Bộ. Luận án Tiến sĩ Sinh học, Hà Nội. Le Thi Huong, Trinh Thi Huong, Do Ngoc Dai, Nguyen Viet Hung, Ly Ngoc Sam, 2019. Zingiber vuquangense (Sect. Cryptanthium: Zingiberaceae), a new species from North Central coast region in Vietnam. Phytotaxa. 338(4): 295-300. Lê Duy Linh, Phạm Hồng Ban, Trần Minh Hợi, Đỗ Ngọc Đài, 2017. Đa dạng họ Na (Annonaceae Juss.) ở Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 33(1S): 318-323. Le D. Linh, Pham H. Ban, Do N. Dai, Nguyen V. Hung, Dau B. Thin, Vo T. Dung, Isiaka A. Ogunwande, 2019. Analysis of Essential oils of Phoebe paniculata (Wall. ex Nees) Nees and Phoebe tavoyana (Meissn.) Hook. f. from Vietnam. Journal of Essential Oil-Bearing Plants. 22(1): 231-238. Đỗ Tất Lợi, 1985. Cây tinh dầu Việt Nam. Nxb. Y học Tp Hồ Chí Minh. Lã Đình Mỡi, Lưu Đàm Cư, Trần Minh Hợi, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Huy Thái và Ninh Khắc Bản, 200. Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam. Tập 1, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. Wu P., P. Raven (Eds.) et al., 1994-2002. Flora of China. Vol. 1-25. Beijing & St. Louis. STUDIES ON DIVERSITY OF PLANTS USED FOR ESSENTIAL OILS IN VU QUANG NATIONAL PARK, HA TINH PROVINCE Le Duy Linh1, Pham Hong Ban1, Tran Minh Hoi2, Le Thi Huong1,* Abstract: The composition of essential oils of plants in Vu Quang National park, Ha Tinh province was surveyed and identified with 366 species, 145 genera and 46 families belonging to Pinophyta and Magnoiophyta. Magnoliophyta was the most diverse repesenting 98.09% of the total species. In Vu Quang National park there are 22 threatened species listed in the Red Data Book of Viet Nam (2007). The number of useful essential oils plant species of the Vu Quang flora is categorized as follows: 191 species as medicinal plants, 102 species for timber plants, 47 species edible, 20 species for oils, 17 species for ornamental, 8 species for spice and 6 species were classified as poisonous. Keywords: Diversity, essential oil plants, Ha Tinh, National Park, Vu Quang. 1School of Natural Science Education, Vinh University 2Institute of Ecology and Biological Resources, Vietnam Academy of Science and Technology *Email: lehuong223@gmail.com