Đa dạng loài của họ Long não ở xã Châu Hoàn thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An

Nghiên cứu đa dạng loài của họ Long não (Lauraceae) ở xã Châu Hoàn thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống, Nghệ An được thực hiện từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 9 năm 2019. Bước đầu đã xác định được 52 loài và 01 thứ, 12 chi; trong đó, có 17 loài bổ sung cho Danh lục thực vật Khu BTTN Pù Huống năm 2016. Có 3 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) là Vù Hương (Cinnamomum balansa Lecomte), Re hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.), Re trắng quả to (Phoebe macrocarpa C.Y. Wu). Các loài cây thuộc họ Long não ở khu vực nghiên cứu có các giá trị sử dụng khác nhau như cho gỗ với 55 loài, cho tinh dầu với 36 loài, làm thuốc với 25 loài, cho dầu béo với 12 loài, ăn được và làm cảnh cùng với 2 loài. Lập phổ dạng sống của cây chồi trên (Ph) của họ Long não là Ph% = 16,98%Mg + 43,40%Me + 35,85%Mi + 1,89%Na + 1,89%Pp.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đa dạng loài của họ Long não ở xã Châu Hoàn thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00014 ĐA DẠNG LOÀI CỦA HỌ LONG NÃO Ở XÃ CHÂU HOÀN THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HUỐNG, TỈNH NGHỆ AN Nguyễn Thị Yến, Lê Thị Hương1,* Tóm tắt: Nghiên cứu đa dạng loài của họ Long não (Lauraceae) ở xã Châu Hoàn thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống, Nghệ An được thực hiện từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 9 năm 2019. Bước đầu đã xác định được 52 loài và 01 thứ, 12 chi; trong đó, có 17 loài bổ sung cho Danh lục thực vật Khu BTTN Pù Huống năm 2016. Có 3 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) là Vù Hương (Cinnamomum balansa Lecomte), Re hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.), Re trắng quả to (Phoebe macrocarpa C.Y. Wu). Các loài cây thuộc họ Long não ở khu vực nghiên cứu có các giá trị sử dụng khác nhau như cho gỗ với 55 loài, cho tinh dầu với 36 loài, làm thuốc với 25 loài, cho dầu béo với 12 loài, ăn được và làm cảnh cùng với 2 loài. Lập phổ dạng sống của cây chồi trên (Ph) của họ Long não là Ph% = 16,98%Mg + 43,40%Me + 35,85%Mi + 1,89%Na + 1,89%Pp. Từ khóa: Bảo tồn Thiên nhiên, đa dạng, Họ Long não, Châu Hoàn, Pù Huống. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, họ Long não (Lauraceae Juss.) có khoảng 55 chi và khoảng 2.500 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á và Braxin (Kessler, 1993). Tại Việt Nam, theo Nguyễn Kim Đào (2017), Phạm Hoàng Hộ (1999) họ Long não có 21 chi với 273 loài, 32 thứ và 2 dạng. Trong họ này có nhiều loài được biết đến với nhiều giá trị sử dụng như cho gỗ, làm thuốc, cho tinh dầu với các đại diện thường gặp có giá trị như: Quế thanh (Cinnamomum cassia Presl), Quế rừng (Cinnamomum iners Reinw. ex Blume), Quế bời lời (Cinnamomum polydelphum (Lour.) Kosterm), Re hương (Cinnamomum balansae (L.) Presl), Long não (Cinnamomum camphora (L.) Persl), Bời lời trung bộ (Litsea griffithii Gamble), (Đỗ Huy Bích và nnk., 2004; Võ Văn Chi, 2012; Đỗ Tất Lợi, 2001; Trần Đình Lý, 1993). Khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Pù Huống, tỉnh Nghệ An được thành lập từ năm 2001 với diện tích rừng tự nhiên là 49,806 ha thuộc 12 xã của 5 huyện là Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương và Con Cuông. Điều kiện khí hậu nơi đây mang đặc điểm chung là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hệ động thực vật phong phú. Theo số liệu điều tra ban đầu, hệ thực vật ở khu BTTN Pù Huống có 1.122 loài thực vật bậc cao, thuộc 584 chi, 175 họ (Phân viện điều tra quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ, 2016). Xã Châu Hoàn thuộc khu BTTN Pù Huống có địa hình khá phức tạp, hiểm trở, bị chia cắt bởi sông ngòi, khe suối và rừng núi, có khí hậu nhiệt đới gió mùa với độ ẩm lớn, lượng mưa tương 1Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh *Email: lehuong223@gmail.com 118 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM đối nhiều. Do đó có tính đa dạng sinh học cao (Phân viện điều tra quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ, 2016). Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu hệ thực vật tại Khu BTTN Pù Huống như Nguyễn Thị Hoài Nam và nnk. (2015) đã công bố các loài thực vật sinh sản bằng bào từ; Nguyễn Thanh Tú và nnk. (2015) đã nghiên cứu về họ Cà phê. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu riêng lẻ về taxon bậc họ còn ít đặc biệt là họ Long não. Vì vậy, nghiên cứu này cung cấp thêm những dẫn liệu về họ Long não ở Khu BTTN Pù Huống nhằm góp phần vào việc nghiên cứu tính đa dạng và giá trị sử dụng của loài này nơi đây, cũng như làm cơ sở cho công tác khai thác, bảo tồn tính đa dạng sinh học là rất cần thiết. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu mẫu và xử lí mẫu: Tiến hành thu mẫu theo “Phương pháp nghiên cứu thực vật” của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Thời gian được thực hiện từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 9 năm 2019. Sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến mở rộng hai bên chạy qua tất cả các sinh cảnh để thu được các mẫu vật thuộc họ Long não (Lauraceae) có ở trên đó. Ở mỗi địa điểm nghiên cứu chọn các tuyến điều tra chính để thu thập mẫu vật và các tuyến phụ nhằm thu đầy đủ về các loài trong họ Long não (kể cả các loài nhập nội được phân bố trong tự nhiên). Tổng số mẫu thu được 146 mẫu tiêu bản, được lưu ở Phòng tiêu bản Thực vật, Trung tâm thực hành thí nghiệm, Trường Đại học Vinh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hình thái so sánh và dựa vào các khoá định loại, các bản mô tả trong các tài liệu để định danh các loài như: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999); Thực vật chí Việt Nam (Nguyễn Kim Đào, 2017); Đánh giá tính đa dạng về dạng sống (Raunkiær, 1934); Đánh giá về các loài nguy cấp và bảo tồn (Bộ Khoa học và Công nghệ - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007); Đánh giá về giá trị sử dụng theo phỏng vấn nhanh có sự tham gia (PRA). Ngoài ra nghiên cứu cũng sử dụng thêm một số tài liệu khác: Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam (Trần Đình Lý và nnk., 1993), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2004); Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam (Đỗ Huy Bích và nnk., 2004). Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel 2010. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Đa dạng về thành phần loài Qua điều tra, thu thập mẫu thực vật, định danh về các loài thuộc họ Long não (Lauraceae) ở xã Châu Hoàn thuộc khu BTTN Pù Huống, Nghệ An, chúng tôi đã xác định 52 loài và 01 thứ thuộc 12 chi; bổ sung 17 loài cho Danh lục thực vật Khu BTTN Pù Huống năm 2016. Kết quả thể hiện qua Bảng 1. PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 119 Bảng 1. Danh lục thành phần loài họ Long não (Lauraceae) ở xã Châu Hoàn Khu BTTN Pù Huống, Nghệ An TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng sống Giá trị sử dụng 1 Actinodaphne perlucida C.K. Hlen* Bộp suốt Mi T,E 2 Actinodaphne pilosa (Lour.) Merr. Bộp lông Mi M,T,E 3 Beilschmiedia ferruginea Liou Két sét Me T 4 Beilschmiedia pergamentacea Allen.& Ket* Két Me T 5 Beilschmiedia glauca Lea & Law* Két mốc Mi 6 Beilschmiedia laotica Koterm. Két lào Me T 7 Caryodaphnopsis tonkinensis (Lecomte) Airy- Shaw Cà lồ bắc Me Or,T 8 Cassytha filiformis L. Tơ xanh Pp M 9 Cinnamomum balansae (L.) Presl Gù hương Mg M 10 Cinnamomum bejolghota (Buch.-Ham. ex Nees) Sweet* Quế hương Mg M,E,T 11 Cinnamomum burmanii (C. & T. Nees) Phamh. Quế trèn Mg E,T 12 Cinnamomum glaucescens (Nees) Drury. Re xanh phấn Mg E,T 13 Cinnamomum iners Reinw. ex Blume Quế lợn Mi E,T 14 Cinnamomum longepettiolatum Kosterm. apud Phamh* Quế cuống dài Mi M,E 15 Cinnamomum mairei Levl.* Quế bạc Me T 16 Cinnamomum ovatum Allen Re trứng Me M,E,T 17 Cinnamomum parthnoxylon (Jack) Meisn. Vù hương Mg M,E,T,Oil 18 Cinnamomum scalarinervium Kosterm. sec. Phamh.* Re gân hình thang Me E,T 19 Cinnamomum polyadelphum (Lour.) Kosterm Quế bời lời Mg T,Ed 20 Cinnamomum tamala (Buch.-Ham.) T. Ness et Ebern. Re chay Me M,E,T 21 Cinnamomum tonkinensis (Lecomte) A.Chev. Re xanh Me E,T 22 Cinnamomum verum Presl* Quế rành Me T,E,M 23 Cryptocarya chingii Cheng Mò hương Me T 24 Cryptocarya chinnensis (Hance) Hemsl. Cà đuối trung quốc Me T 25 Cryptocarya infectoria (Blume) Miq. Cà đuối nhuộm Me T 26 Cryptocarya maclurei Merr. Mò lá bạc Me T 27 Dehaasia annamensis Kosterm.* Tiểu hoa trung bộ Mi 28 Lindera caudata (Nees) Hook.f. Ô đước đuôi Mi E,T,Oil 29 Lindera communis Hemsl. Ô đước thường Mi M,E,T,Oil 30 Lindera glauca (Sieb.et Zucc.) Blume Ô đước mốc Mi M,E,Oil 31 Lindera racemosa Lecomte Lòng trứng hoa vàng Me 32 Lindera tonkinensis Lecomte Ô đước bắc Mi M,E,T 33 Litsea bavinensis Lecomte Bời bời ba vì Me E,T 34 Litsea chartacea (Wall. ex Nees.) Hook. Bời bời da Mi E 35 Litsea cubeba (Lour.) Persl Màng tang Mi M,E,T 36 Litsea glutinosa (Lour.) C.B. Robins Bời bời nhớt Me M,E,T 37 Litsea euosma W. W. Smith* Bời lời mùi tốt Me E,T 38 Litsea lancifolia (Roxb.& Nees) Hook.f. Bời bời lá mác Mi M 39 Litsea monopetala (Roxb.) Pers Bời bời lá tròn Me M,E,T 40 Litsea myristicaefolia (Meisn.) Hook.f.* Bời lời lá nhục đậu Me E 41 Litsea umbellata (Lour.) Merr.* Bời lời đắng Mi M 42 Litsea variabilis Hemsl.* Bời lời dị dạng Mi 43 Litsea variabilis var. oblonga Lecomte* Bời lời dị lá thuôn Mi M 44 Litsea verticillata Hance* Bời lời vòng Mi E 45 Machilus grandifolia S.K.Lee et F.N.Wei* Kháo lá to Mi 46 Machilus odoratissima Nees Kháo nhậm Mg E,T 47 Machilus platicarpa Chun* Kháo lá dẹt Mg M,T 48 Machilus velutina Champ.ex Benth. Kháo lông nhung Me M,Oil 49 Neolistsea angustifolia A. Chev. Nô lá hẹp Mi 50 Neolistsea poilanei Liou Nô poilan Me T 120 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng sống Giá trị sử dụng 51 Phoebe angustifolia Meins. Re trắng lá hẹp Na E 52 Phoebe macrocarpa C.Y. Wu Re trắng quả to Mg T 53 Phoebe tavoyana (Meissn.) Hook.f. Re trắng lá to Me M,T Ghi chú: * loài bổ sung cho Khu BTTN Pù Huống; GTSD: Giá trị sử dụng; M: Làm thuốc; T: Cho gỗ; E: cho tinh dầu; Oil: cho dầu béo; Ed: Ăn được; Or: làm cảnh; DS: Dạng sống; Mg: cây chồi trên rất lớn; Me: Cây chồi trên lớn; Mi; cây chồi trên nhỡ; Na: cây chồi trên nhỏ; Pp: cây ký sinh, bán ký sinh. Số lượng loài trong các chi Từ bảng Danh lục các loài thực vật thuộc họ Long não (Lauraceae) cho thấy thành phần loài họ Long não ở xã Châu Hoàn rất đa dạng, số lượng loài trong mỗi chi có sự phân bố không đều nhau, cụ thể: Cinnamomum là chi nhiều loài nhất với 14 loài (chiếm 26,42% tổng số loài), tiếp đến là chi Litsea với 12 loài (chiếm 22,64% tổng số loài), có 1 chi có 5 loài (chiếm 9,43% tổng số loài) là chi Lindera, 3 chi Cryptocarya, Machilus và Beilschmiedia đều có 4 loài (chiếm 7,55% tổng số loài), chi Phoebe có 3 loài (chiếm 5,55% tổng số loài), 2 chi cùng có 2 loài (chiếm 3,77% tổng số loài) là Actinodaphne và Neolitsea, 3 chi còn lại có 1 loài (chiếm 1,89% tổng số loài) là Caryodaphnopsis, Cassytha và Dehaasia. Đa dạng về dạng sống Kết quả nghiên cứu dạng sống của họ Long não ở xã Châu Hoàn cho thấy các nhóm dạng sống đều tập trung ở nhóm cây chồi trên (Ph), không có các nhóm dạng sống khác, trong các nhóm này phân bố không đều nhau (Bảng 2). Bảng 2. Tỉ lệ của các dạng sống nhóm cây chồi trên ở xã Châu Hoàn Dạng sống Mg Me Mi Na Pp Tổng Số loài 9 23 19 1 1 53 Tỷ lệ % 16,98 43,40 35,85 1,89 1,89 100 Từ kết quả thu được ở Bảng 2, đã lập phổ dạng sống cho nhóm cây chồi trên (Ph) ở địa điểm nghiên cứu như sau: Ph% = 16,98%Mg + 43,40%Me + 35,85%Mi + 1,89%Na + 1,89%Pp Như vậy, nhóm dạng sống cây chồi trên lớn (Me) và chồi trên vừa (Mi) chiếm ưu thế với 43,40% và 35,85% tổng số loài, thấp nhất là nhóm cây chồi nhỏ và ký sinh cùng với 1 loài chiếm tỉ lệ 1,89%. Điều này cũng hợp lý vì các loài trong họ Long não chủ yếu là dạng cây thân gỗ lớn và gỗ vừa. Đánh giá giá trị sử dụng Qua việc tìm hiểu, thống kê qua các tài liệu và phỏng vấn người dân khu vực nghiên cứu, chúng tôi xác định được 48 loài chiếm 90,57% tổng số loài trong họ Long não được sử dụng vào các mục đích khác nhau như lấy gỗ, làm thuốc, lấy tinh dầu, dầu béo, làm thức ăn và làm cảnh. Kết quả thống kê đã phân thành 5 nhóm giá trị sử dụng với loài cây có giá trị chiếm tổng số loài (Bảng 3). PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 121 Bảng 3. Giá trị sử dụng của các loài trong họ Long não ở xã Châu Hoàn TT Giá trị sử dụng Số lượng Tỷ lệ % 1 Cây lấy gỗ (T) 35 66,04 2 Cây cho tinh dầu (E) 28 52,83 3 Cây làm thuốc (M) 21 39,62 4 Cây cho dầu béo (Oil) 5 9,43 5 Cây ăn được (Ed) và làm cảnh (Or) 2 3,77 (01 loài có thể cho 01 hoặc nhiều giá trị sử dụng khác nhau) Kết quả tại Bảng 3 cho thấy, nhóm cây lấy gỗ có nhiều loài nhất với 35 loài (chiếm 66,04% tổng số loài); tiếp đến là nhóm cho tinh dầu với 28 loài chiếm 52,83% tổng số loài; nhóm cây làm thuốc với 21 loài chiếm 39,62%; nhóm cây cho dầu béo với 5 loài chiếm 9,43% và thấp nhất là nhóm cây ăn được và làm cảnh với 2 loài chiếm 3,77%. Nhóm cây cho gỗ: Gỗ của các loài này có độ bền trung bình, tuy nhiên trong gỗ có chứa tinh dầu nên có khả năng chống mối mọt tốt, điển hình như: Quế trèn (Cinnamomum burmanii), Quế thanh (Cinnamomum cassia), Re trứng (Cinnamomum ovatum), Re hương (Cinnamomum parthenoxylon), Vù hương (Cinnamomum balansa), Re xanh phấn (Cinnamomum glaucescens), Gù hương (Cinnamomum balansae). Nhóm cây cho tinh dầu: Tinh dầu của các loài trong họ Long não là nguyên liệu cho nhiều ngành: y học, chế biến thực phẩm, mỹ phẩm. Các loài cho tinh dầu điển hình như: Vù hương (Cinnamomum balansa), Quế trèn trắng (Cinnamomum burmanii), Re xanh phấn (Cinnamomum glaucescens), Vù hương (Cinnamomum parthenoxylon), Ô đước mốc (Lindera glauca), Bời lời ba vì (Litsea baviensis), Màng tang (Litsea cubeba). Nhóm cây làm thuốc: Các loài cây trong họ Long não được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh như: các bệnh về tiêu hóa, viêm đường hô hấp, viêm thận, viêm nhiễm niệu đạo, viêm gan cấp, các bệnh về xương khớp và chữa rắn cắn. Một số loài thường được sử dụng như: Vù hương (Cinnamomum parthenoxylon), Re chay (Cinnamomum tamalea), Màng tang (Litsea cubeba), Bời lời lá tròn (Litsea monopetala. Nhóm cây cho dầu béo: Dầu béo có mặt chủ yếu là trong hạt của các loài: Vù hương (Cinnamomum parthenoxylon), Ô đước mốc (Lindera glauca), Ô đước đuôi (Lindera caudata), Màng tang (Litsea cubeba). Nhóm cây ăn được và làm cảnh: Các bộ phận quả, lá non được sử dụng làm thức ăn, gia vị, chế nước giải khát, làm bột cari, gặp ở một số loài như: Cà lồ bắc (Caryodaphnopsis tonkinensi), Quế bời lời (Cinnamomum polyadelphum). Đa dạng về các loài nguy cấp Long não là một họ có nhiều loài có giá trị quan trọng được sử dụng làm thuốc, lấy gỗ, chiết xuất tinh dầu, làm cảnh. Vì vậy nhiều loài đã và đang bị khai thác để phục vụ vào các mục đích khác nhau trong đời sống của con người, làm cho nhiều loài bị giảm nhanh về số lượng cá thể, quần thể; hơn nữa nhiều loài đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Căn cứ vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) đã xác định được 03 loài thực vật nguy cấp thuộc họ Long não ở xã Châu Hoàn. Trong đó 01 loài rất nguy cấp (CR) là Re hương 122 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM (Cinnamomum parthenoxylon), 02 loài ở mức độ nguy cấp (VU) là Vù hương (Cinnamomum balansae) và Re trắng quả to (Phoebe macrocarpa). Cả 03 loài này đều có giá trị về dược liệu và kinh tế, chúng thường được sử dụng làm thuốc, chiết xuất tinh dầu và làm gỗ rất tốt. Do đó chúng bị khai thác triệt để trong tự nhiên. Theo điều tra của chúng tôi, hiện nay các loài trên thường chỉ còn lại những cây gỗ nhỏ hoặc cây con tái sinh. Vì vậy, nghiên cứu này đề xuất các ngành chức năng, chính quyền địa phương và ban quản lý Khu BTNN Pù Huống cần có những chính sách phù hợp cho việc khai thác bền vững nhằm bảo vệ, phục hồi và bảo tồn các loài có giá trị và nguy cấp trên nói riêng và hệ sinh thái rừng tại xã Châu Hoàn nói chung. 4. KẾT LUẬN Họ Long não (Lauraceae) tại xã Châu Hoàn thuộc Khu BTTN Pù Huống đã xác định được 52 loài và 01 thứ thuộc 12 chi. Ghi nhận và bổ sung 17 loài cho Danh lục Thực vật Khu BTTN Pù Huống năm 2016. Các loài thuộc họ Long não ở xã Châu Hoàn có các giá trị sử dụng khác nhau với 35 loài cây cho gỗ, 28 loài cây cho tinh dầu, 21 loài cây làm thuốc, 5 loài cây cho dầu béo, cây làm cảnh và ăn được là 2 loài. Phổ dạng sống của nhóm chồi trên (Ph) trong họ Long não ở xã Châu Hoàn đã được lập với công thức là: Ph% = 16,98%Mg + 43,40%Me + 35,85%Mi + 1,89%Na + 1,89%Pp. Xác định được 3 loài nguy cấp được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam cần bảo vệ và phục hồi (2007) là Re hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.), Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte) và Re trắng (Phoebe macrocarpa C.Y. Wu). Lời cảm ơn: Nghiên cứu được tài trợ bởi Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam (NAFOSTED) Mã số: 106.03.2018.02. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Khoa học và Công nghệ - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam, Phần II-Thực vật, Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2004. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Đỗ Tất Lợi, 2001. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Kessler P. J. A., 1993. Lauraceae, In The families and genera of vascular plants, Vol. 2, ed. K. Kubitzki, J. G. Rohwer and V. Bittrich, Berlin: Springer-Verlag. Lã Đình Mỡi (Chủ biên), Lưu Đàm Cư, Trần Minh Hợi, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Huy Thái và Ninh Khắc Bản, 2011. Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Tập 1, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Kim Đào, 2017. Thực vật chí Việt Nam, Họ Long não - Lauraceae Juss., Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb. ĐH Quốc gia Hà Nội. PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 123 Nguyễn Thị Hoài Nam, Nguyễn Thành Chung, Đỗ Ngọc Đài, 2015. Đa dạng ngành Thông đất và Dương xỉ ở xã Bình Chuẩn thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống, Nghệ An. Tạp chí Rừng và Môi trường, 71: 56-60. Nguyễn Thanh Tú, Phạm Hồng Ban, Đỗ Ngọc Đài, 2015. Đa dạng họ Cà phê ở xã Châu Hoàn và Diên Lãm thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống, Nghệ An, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. Hội nghị Khoa học Toàn quốc lần thứ 6, Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 22/10/2015, 960-965. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam, Quyển 1, Nxb. Trẻ, TP HCM, 242-281. Phân viện điều tra quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ, 2016. Báo cáo điều kiện Tự nhiên xã hội ở Khu BTTN Pù Huống, Nghệ An, Vinh. Raunkiær C., 1934. The Life Forms of Plants and Statistical Plant Geography. Introduction by Tansley A. G., Oxford University Press, Oxford. Trần Đình Lý, 1993. 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Nxb. Thế giới. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. DIVERSITY OF LAURACEAE IN CHAU HOAN COMMUNE, PU HUONG NATURE RESERVE, NGHE AN PROVINCE Nguyen Thi Yen, Le Thi Huong1,* Abstract: This study contributes some research results on the Lauraceae family in Chau Hoan Commune, Pu Huong Nature Reserve, Nghe An province, since 3/2018 to 9/2019. 52 total species and 01 variate belonging to 12 genera of Lauraceae were collected and identified. There were 17 species found as new records for the plant list of Pu Huong published in 2016. In Lauraceae of Chau Hoan Commune, Pu Huong Nature Reserve there are 3 threatened species listed in the Red Data Book of Viet Nam (2007) as Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.), Cinnamomum balansae Lecomte, and Phoebe macrocarpa. The number of useful plant species of the Lauraceae is categorized as follows: 35 species for timber, 28 species supply essential oil, 21 species as medicinal plants, 5 species for oils, 2 species for edible and ornamental purposes. The Spectrum of Biology in Phanerophytes (Ph) of the Lauraceae in Chau Hoan is summarized, as follows: Ph% = 16.98%Mg + 43.40%Me + 35.85%Mi + 1.89%Na + 1.89%Pp. Keywords: Lauraceae, diversity, nature reserve, Nghe An, Pu Huong. 1School of Natural Science Education, Vinh University *Email: lehuong223@gmail.com