Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau hiện là nơi có diện tích rừng ngập
mặn lớn nhất Việt Nam và là một trong số ít những nơi còn giữ được kiểu diễn
thế nguyên sinh của hệ sinh thái rừng tràm trên nền đất than bùn. Kết hợp với
các nghiên cứu trước đây, kết quả nghiên cứu đã xác định được trong Khu dự trữ
Sinh quyển Mũi Cà Mau có 36 loài thú thuộc 14 họ, 8 bộ, trong đó có 17 loài thú
quý, hiếm và có giá trị bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế. Các bộ thú đa dạng nhất
trong khu vực là bộ Gặm nhấm (chiếm 33,3%) và bộ Ăn thịt (30,6%); các họ đa
dạng nhất là họ Chuột (22,2%), họ Cầy (13,9%). Trong số các loại sinh cảnh chính
có trong khu vực nghiên cứu, sinh cảnh Rừng tràm đa dạng nhất về số loài thú và
cũng là sinh cảnh có nhiều loài quý hiếm nhất. Cần có những nghiên cứu chi tiết
hơn về hiện trạng của một số loài thú ăn thịt quý hiếm trong vùng.
9 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài thú ở Khu Dự trữ Sinh quyển mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4
DOI: 10.15625/vap.2020.00015
ĐA DẠNG LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI THÚ
Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MŨI CÀ MAU, TỈNH CÀ MAU
Hoàng Trung Thành1,*, Nguyễn Minh Đức2
Tóm tắt: Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau hiện là nơi có diện tích rừng ngập
mặn lớn nhất Việt Nam và là một trong số ít những nơi còn giữ được kiểu diễn
thế nguyên sinh của hệ sinh thái rừng tràm trên nền đất than bùn. Kết hợp với
các nghiên cứu trước đây, kết quả nghiên cứu đã xác định được trong Khu dự trữ
Sinh quyển Mũi Cà Mau có 36 loài thú thuộc 14 họ, 8 bộ, trong đó có 17 loài thú
quý, hiếm và có giá trị bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế. Các bộ thú đa dạng nhất
trong khu vực là bộ Gặm nhấm (chiếm 33,3%) và bộ Ăn thịt (30,6%); các họ đa
dạng nhất là họ Chuột (22,2%), họ Cầy (13,9%). Trong số các loại sinh cảnh chính
có trong khu vực nghiên cứu, sinh cảnh Rừng tràm đa dạng nhất về số loài thú và
cũng là sinh cảnh có nhiều loài quý hiếm nhất. Cần có những nghiên cứu chi tiết
hơn về hiện trạng của một số loài thú ăn thịt quý hiếm trong vùng.
Từ khóa: Đa dạng, phân bố, loài quý hiếm, Thú, Mũi Cà Mau.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế
giới vào năm 2009 và là một trong chín khu dự trữ sinh quyển thế giới hiện có của Việt
Nam. Tổng diện tích của Khu dự trữ gồm 371.506 ha, nằm trong khu vực có tọa độ địa lý
từ 8o30’ đến 9o30’ vĩ độ Bắc; 104o8’ đến 105o24’ kinh độ Đông, thuộc các huyện U Minh,
Trần Văn Thời, Năm Căn, Ngọc Hiển và Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Khu Dự trữ Sinh quyển
Mũi Cà Mau được xác định là nơi có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam hiện
nay. Đây cũng là một trong số ít những nơi còn giữ được kiểu diễn thế nguyên sinh của hệ
sinh thái rừng tràm trên nền đất than bùn tích tụ được qua hàng trăm năm tồn tại và phát
triển (Buckton và nnk., 1999; UBND tỉnh Cà Mau và UNESCO Việt Nam, 2008).
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tính đa dạng các loài thú có trong
phạm vi Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, cấu trúc thành phần loài thú cũng như đặc
tính phân bố theo các dạng sinh cảnh chính trong vùng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xác
định hiện trạng bảo tồn của các loài thú quý hiếm hiện có trong khu vực.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu tập trung vào ba vùng chính của Khu dự trữ sinh quyển Cà
Mau: Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, vùng Biển Tây. Thời gian
nghiên cứu từ tháng 9/2017 đến tháng 1/2019 với 4 đợt khảo sát, mỗi đợt 8 ngày.
1Trường Đại Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
2Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
*Email: hoangtrungthanh@hus.edu.vn
PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 125
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phỏng vấn: Phương pháp này được thực hiện nhằm thu thập các thông tin tổng quát về
các loài thú có trong khu vực cũng như tình trạng, phân bố của chúng, tập trung chủ yếu vào
các loài điển hình hoặc dễ nhận biết. Quá trình phỏng vấn còn cung cấp những thông tin liên
quan đến những loài mà có thể quá trình điều tra thực địa không ghi nhận được.
Điều tra theo tuyến: Các tuyến khảo sát được thiết kế dọc đường đi hoặc dọc theo
những tuyến kênh rạch, đi qua các dạng sinh cảnh đặc trưng của khu vực nghiên cứu.
Trong quá trình khảo sát quan sát trực tiếp hoạt động của các loài, hoặc quan sát gián tiếp
qua dấu chân, phân, dấu vết hoạt động của thú.
Thu mẫu các loài thú nhỏ: Đối với các loài thú nhỏ thuộc bộ Gặm nhấm, bộ Ăn sâu
bọ và bộ Nhiều răng, sử dụng bẫy lồng để thu mẫu. Những cá thể còn sống (trừ các loài
gặm nhấm thuộc họ Chuột Muridae) sẽ được thả lại vào tự nhiên sau khi đã xác định được
tên loài. Một số mẫu chưa định loại được ngoài thực địa sẽ được giữ lại làm tiêu bản và
tiếp tục phân tích trong phòng thí nghiệm.
Thu mẫu các loài dơi nhỏ bằng lưới mờ: Lưới mờ được sử dụng với các kích thước
khác nhau: 3 x 4 m; 3 x 6 m, 3 x 9 m, 3 x 12 m. Lưới được đặt ngang đường ít người đi,
vườn cây, vuông tôm. Lưới được căng lên khoảng 18h00 và được mở đến khoảng 23h00.
Trong một số trường hợp lưới được mở đến 5h00 sáng hôm sau. Dơi bị mắc vào bẫy và
lưới được gỡ cẩn thận, mỗi cá thể được cho vào một túi vải riêng. Việc định loại sơ bộ
được thực hiện theo Francis (2008), Kruskop (2013). Một số cá thể đực trưởng thành được
giữ lại làm mẫu nghiên cứu. Những cá thể khác được thả sau khi định loại sơ bộ, ghi nhận
những thông tin cơ bản.
Phương pháp hồi cứu: Tham khảo các tài liệu đã công bố về thành phần loài thú trong
vùng và các thông tin liên quan. Những thông tin này giúp nhóm nghiên cứu có hình dung
ban đầu về khu hệ thú trong khu vực cũng như có cơ sở để so sánh, đối chiếu sự thay đổi
thành phần loài qua thời gian, gồm các nghiên cứu của Le Dien Duc (1989), Buckton et al.,
(1999), Lê Xuân Cảnh (2007), Đặng Ngọc Cần và nnk. (2008); UBND tỉnh Cà Mau và Ủy
ban UNESCO Việt Nam (2008); Willcox et al., (2012, 2017), Tran Van Bang et. al., (2014).
Việc phân chia các loại sinh cảnh chính tham khảo Buckton et al., (1999).
Định loại: Xác định tên các loài thú theo các tài liệu hướng dẫn định loại của Francis
(2008); Kruskop (2013). Tên khoa học và hệ thống phân loại các loài thú theo Wilson &
Reeder (2011); tên tiếng Việt theo Đặng Ngọc Cần và nnk. (2008). Tình trạng bảo tồn của
các loài được xác định theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ IUCN (2020) và
Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang
dã nguy cấp
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài thú ở Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau
Cho đến nay đã xác định được trong phạm vi Khu Dự trữ sinh quyển mũi Cà Mau có
36 loài thú thuộc 14 họ, 8 bộ (Bảng 1). Hầu hết các loài này đều đã được ghi nhận trong số
126 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
các nghiên cứu trước đây của Le Dien Duc (1989), Buckton và nnk, (1999), Lê Xuân
Cảnh (2007), UBND Tỉnh Cà Mau và Ủy ban UNESCO Việt Nam (2008), Đặng Ngọc
Cần và nnk. (2008), Willcox và nnk., (2012, 2017), Tran Van Bang và nnk., (2014) với
nhiều loài được ghi nhận lại qua các đợt khảo sát của nhóm nghiên cứu.
Bảng 1. Danh sách các loài thú đã ghi nhận ở Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau
STT Tên khoa học Tên Việt Nam
Nguồn
thông tin
Tình trạng Bảo tồn
I II III
SCANDENTIA BỘ NHIỀU RĂNG
Tupaidae Họ Đồi
1. Tupaia belangeri Đồi [1,3,4] , *
PRIMATES BỘ LINH TRƯỞNG
Cercopithecidae Họ Khỉ
2. Macaca arctoides Khỉ mặt đỏ [5] VU VU IIB
3. Macaca fascicularis Khỉ đuôi dài [3-5], * LR IIB
RODENTIA BỘ GẶM NHẤM
Sciuridae Họ Sóc cây
4. Tamiops rodolphii Sóc chuột lửa [5], *
5. Callosciurus finlaysoni Sóc đỏ [2,3,5], * LR
6. Menetes berdmorei Sóc vằn lưng [3]
7. Sundasciurus hippurus Sóc đuôi ngựa [4]
Muridae Họ Chuột
8. Bandicota indica Chuột đất lớn [3], *
9. Rattus norvegicus Chuột cống [5], *
10. Rattus argentiventer Chuột đồng lớn [5], *
11. Rattus losea Chuột đồng bé *
12. Rattus andamanensis Chuột rừng đông dương [3,4]
13. Rattus tanezumi Chuột thường [3,4], *
14. Rattus exulans Chuột lắt [3,4], *
15. Mus musculus Chuột nhắt nhà [3,4], *
SORICOMORPHA BỘ ĂN SÂU BỌ
Soricidae Họ Chuột chù
16. Suncus murinus Chuột chù nhà [3], *
CHIROPTERA BỘ DƠI
Pteropodidae Họ Dơi qủa
17. Pteropus vampyrus Dơi ngựa lớn [2-4], * NT IIB
18. Pteropus lylei Dơi ngựa thái lan [3,4] VU IIB
19. Cynopterus sphinx Dơi chó ấn [4] , *
Vespertilionidae Họ Dơi muỗi
20. Scotophilus kuhlii Dơi nghệ nhỏ [4]
21. Pipistrellus sp. Dơi muỗi *
22. Kerivoula picta Dơi mũi nhẵn [4], *
PHOLIDOTA BỘ TÊ TÊ
Manidae Họ Tê tê
23. Manis javanica Tê tê java, trút [1,3,5,6,8], CR EN IB
PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 127
STT Tên khoa học Tên Việt Nam
Nguồn
thông tin
Tình trạng Bảo tồn
I II III
*
CARNIVORA BỘ ĂN THỊT
Mustelidae Họ Chồn
24. Aonyx cinereus
Rái cá vuốt bé (Rái cá
cùi)
[3-5,7,8], *
VU VU IB
25. Lutra sumatrana Rái cá lông mũi [3-5,7,8], * EN EN IB
26. Lutrogale perspicillata Rái cá lông mượt [1,7(?)], * VU EN IB
Viverridae Họ Cầy
27. Arctogalidia trivirgata Cầy tai trắng [6-8], * LR IIB
28.
Paradoxurus
hermaphroditus
Cầy vòi mướp, vòi đốm,
vòi hương
[5-8], *
IIB
29. Viverra zibetha
Cầy giông (chồn cáo
ngựa)
[1,3,5], *
IIB
30. Viverra megaspila Cầy giông đốm lớn [5], * EN VU IIB
31. Viverricula indica
Cầy hương (chồn cáo
ngựa)
[3,5,7,8], *
IIB
Hespertidae Họ Cầy lỏn
32. Herpestes javanicus Cầy lỏn, lỏn tranh [3,5,6,8], *
Felidae Họ Mèo
33.
Prionailurus
bengalensis
Mèo rừng (chồn cáo mèo)
[3-8], *
IIB
34.
Prionailurus
viverrinus
Mèo cá (chồn cáo cộc)
[1,3,5], *
VU EN IB
ARTIODACTYLA BỘ GUỐC CHẴN
Suidae Họ Lợn
35. Sus scrofa Lợn rừng, heo rừng [1,5], *
Cervidae Họ Hươu nai
36. Rusa unicolor Nai [1,2,8], * VU VU IIB
Ghi chú: Nguồn thông tin: [1] - Le Dien Duc (1989); [2] - Buckton và nnk, (1999); [3] - Le Xuan
Canh (2007); [4] - Đặng Ngọc Cần và nnk. (2008); [5] - UBND tỉnh Cà Mau và UNESCO Việt
Nam (2008); [6] - Willcox và nnk., (2012); [7] - Tran Van Bang và nnk, (2014); [8] - Willcox và
nnk, (2017); * - nghiên cứu này. Tình trạng bảo tồn: I - IUCN Red List 2020 - Danh lục Đỏ IUCN
2020; II - Sách Đỏ Việt Nam 2007: CR (Critical Endangered) - loài cực kỳ nguy cấp; EN
(Endangered) - loài nguy cấp; VU (Vunerable) - loài sẽ nguy cấp; NT (Near Threatened) - loài
sắp bị đe dọa; LR (Low Risk) - loài ít nguy cấp. III - Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về
Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc
tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp: IB - Các loài động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt
chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES
phân bố tự nhiên tại Việt Nam; IIB - Các loài động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có
nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích
thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Liên quan đến phạm vi nghiên cứu, trước đây, Le Dien Duc (1989) cho rằng ở khu vực
này còn có một số loài thú khác như Hoẵng Muntiacus muntjak, Beo lửa Catopuma
128 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
temminckii, Khỉ vàng Macaca mulatta, Dơi quả Cynopterus brachyotis và Megaerops
ecaudatus, Mèo ri Felis chaus, Báo gấm Neofelis nebulosa. Tuy nhiên, những loài kể trên
không còn được nghiên cứu nào ghi nhận lại sau đó. Trong quá trình khảo sát chúng tôi cũng
chưa ghi nhận được thông tin đủ tin cậy về sự hiện diện của những loài này. Do đó những loài
kể trên không được đưa vào danh sách những loài thú hiện có trong khu vực nghiên cứu.
Về cấu trúc thành phần loài thú trong khu vực nghiên cứu, ở bậc Bộ, trong số 8 bộ
thú đã được ghi nhận, trung bình mỗi bộ có 4,5 loài. Tuy nhiên, hầu hết các loài trong số
này chỉ tập trung các bộ Gặm nhấm, Ăn thịt và bộ Dơi (Bảng 2). Cụ thể, bộ Gặm nhấm có
số lượng loài nhiều nhất với 12 loài, chiếm 33,3%, tiếp theo là bộ Ăn thịt với 11 loài,
chiếm 30,6%, Bộ Dơi (6 loài, chiếm 16,7%). Các bộ còn lại có 1 hoặc 2 loài, chiếm 2,8
đến 5,6%. Nhìn chung, bộ Gặm nhấm chiếm tỷ lệ thấp hơn so với tỉ lệ chung của thú gặm
nhấm trên thế giới (khoảng 39%) (Burgin và nnk,, 2018), nhưng cao hơn nhiều so với tỷ lệ
thú gặm nhấm ở Việt Nam (khoảng 23%) (Đặng Ngọc Cần và nnk. 2008), nguyên nhân là
các kiểu sinh cảnh ở đây phù hợp cho sự phát triển của một số loài thuộc họ chuột. Trong
khi đó, bộ Dơi chỉ chiếm 16,7 %, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung của Dơi ở Việt Nam
(khoảng 38%) (Đặng Ngọc Cần và nnk. 2008), do các sinh cảnh đặc trưng của vùng đồng
bằng sông Cửu Long không phù hợp với nhiều nhóm dơi, trừ một số loài dơi quả và một
số loài dơi muỗi phổ biến. Đặc biệt, bộ Ăn thịt chiếm tới 30,6% tổng số loài thú đã được
ghi nhận trong vùng, cao gấp hơn hai lần so với tỷ lệ chung của bộ Ăn thịt ở Việt Nam
(khoảng 13%) (Đặng Ngọc Cần và nnk. 2008). Sự phong phú của các loài thú ăn thịt liên
quan đến tính phổ biến của các sinh cảnh rừng tràm, trảng cỏ, lau sậy, rừng ngập mặn,
đầm lầy có trong khu vực phù hợp cho sự phát triển của một số loài thuộc các họ Cầy,
Chồn, Mèo.
Bảng 2. Cấu trúc thành phần loài thú ở Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau
Bộ Số loài Tỉ lệ % Họ Số loài Tỉ lệ %
SORICOMORPHA 1 2,8 Soricidae 1 2,8
SCANDENTIA 1 2,8 Tupaidae 1 2,8
CHIROPTERA 6 16,7
Pteropodidae 3 8,3
Vespertilionidae 3 8,3
PRIMATES 2 5,6 Cercopithecidae 2 5,6
CARNIVORA 11 30,6
Mustelidae 3 8,3
Viverridae 5 13,9
Hespertidae 1 2,8
Felidae 2 5,6
ARTIODACTYLA 2 5,6
Suidae 1 2,8
Cervidae 1 2,8
PHOLIDOTA 1 2,8 Manidae 1 2,8
RODENTIA 12 33,3
Sciuridae 4 11,1
Muridae 8 22,2
Tổng số 36 100 36 100
Ở bậc họ, trung bình mỗi họ thú trong khu Dự trữ sinh quyển Cà Mau có 2,6 loài.
Tuy nhiên, số lượng loài thuộc các họ không đồng đều (Bảng 2). Cụ thể, trong số 13 họ
thú đã được ghi nhận, Họ Chuột có số lượng loài nhiều nhất với 8 loài, chiếm 22,2%, tiếp
PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 129
theo là họ Cầy (5 loài, 13,9%), họ Sóc cây (4 loài, 11,1%). Các họ Dơi quả, Dơi muỗi và
Chồn đều có 3 loài, chiếm 8,3%. Các họ còn lại chỉ có 1 hoặc 2 loài, chiếm 2,8 đến 5,6%.
Nhìn chung, với sinh cảnh điển hình của Đồng bằng sông Cửu Long, các họ thú gặm nhấm
và các họ thú ăn thịt là những nhóm chiếm ưu thế.
3.2. Hiện trạng các loài quý hiếm
Trong số 36 loài thú đã được ghi nhận ở Khu Dự trữ sinh quyển Cà Mau, 17 loài là
những loài quý hiếm và có giá trị bảo tồn, với 10 loài có trong Danh lục Đỏ IUCN 2020 (1
loài ở mức CR, 2 loài ở mức EN, 6 loài ở mức VU, 1 loài ở mức NT), 11 loài có trong
Sách Đỏ Việt Nam 2007 (4 loài ở mức EN, 4 loài ở mức VU, 3 loài ở mức LR), 16 loài có
trong Nghị định 06/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm (5 loài có trong phụ lục IB, 11 loài có trong phụ lục IIB) (Bảng 1).
Trong số các loài quý hiếm được xác định có trong khu vực, hầu hết các loài đều
được khẳng định sự tồn tại trên cơ sở các bằng chứng tin cậy từ các nghiên cứu trước và
nghiên cứu này. Trong số đó, những loài còn gặp nhiều trong vùng gồm Mèo rừng, Cầy
vòi mướp, Cầy hương, Cầy tai trắng (Willcox et al., 2012, 2017, nghiên cứu này).
Loài Mèo cá Prionailurus viverrinus đã được xác nhận có ở khu vực lân cận là VQG
U Minh Thượng (Nguyen Xuan Dang et al.., 2004), nơi có sinh cảnh sống tương tự với
VQG U Minh Hạ với khoảng cách tương đối gần. Willcox et al., (2014) cho rằng không có
ghi nhận nào đáng tin cậy về loài mèo cá trong vùng từ sau năm 2000. Trong quá trình
điều tra khảo sát, chúng tôi không có ghi nhận trực tiếp về loài mèo cá trong khu vực
nhưng có ghi nhận qua thông tin phỏng vấn với nguồn thông tin đáng tin cậy. Do đó,
chúng tôi vẫn đưa loài mèo cá P. Viverrinus vào danh sách các loài thú hiện có nhưng cho
rằng cần có những nghiên cứu chi tiết hơn về hiện trạng của loài này trong vùng.
Loài Rái cá lông mượt Lutrogale perspicillata trước đây đã được xác định có phân
bố trong vùng (Le Dien Duc 1989) nhưng một thời gian dài sau đó không có ghi nhận lại.
Willcox et al., (2017) khi phỏng vấn trong đợt khảo sát ở Sông Trẹm năm 2007 ghi nhận
một bộ da được khẳng định là của loài Rái cá lông mượt L. perspicillata và cho rằng mẫu
vật này có khả năng đã được thu thập trong vùng. Tuy nhiên, các tác giả cũng cho rằng có
lẽ loài Rái cá lông mượt đã tuyệt chủng cục bộ trong khu vực. Thông tin của chúng tôi có
được cho thấy loài Rái cá lông mượt có thể vẫn còn tồn tại trong khu vực nghiên cứu
nhưng với số lượng rất ít. Cần có những nghiên cứu chi tiết hơn để xác định sự hiện diện
hay đã tuyệt chủng cục bộ của loài Rái cá lông mượt L. perspicillata trong khu vực này.
3.3. Đặc điểm phân bố của các loài thú ở Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau
Số lượng loài ghi nhận được tại mỗi loại sinh cảnh chính được coi là chỉ thị cho giá
trị tương đối của sinh cảnh đó đối với bảo tồn đa dạng sinh học trong vùng (Buckton và
nnk, 1999). Đặc điểm phân bố của các loài thú trong khu vực nghiên cứu được chia theo
bốn loại sinh cảnh chính là Đất canh tác - khu dân cư; Rừng ngập mặn - bãi bùn; Trảng cỏ
- bãi lau sậy - đầm lầy; Rừng tràm.
130 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
Bảng 4. Số lượng loài thú tại 4 sinh cảnh chính ở Khu dự trữ sinh quyển Cà Mau
Đất canh tác -
khu dân cư
Rừng ngập mặn
- bãi bùn
Trảng cỏ - bãi
lau sậy - đầm lầy
Rừng
tràm
Số loài được ghi nhận 22 18 19 27
Số loài quý hiếm toàn cầu 2 7 5 9
Số loài quý hiếm ở Việt Nam 7 11 9 16
Trong 4 loại sinh cảnh chính sử dụng trong phân tích, sinh cảnh Rừng tràm có số
lượng loài thú đa dạng nhất với 27 loài, tiếp đến là sinh cảnh Đất nông nghiệp - khu dân
cư ba (22 loài). Hai loại sinh cảnh còn lại có số lượng loài gần bằng nhau (18 và 19 loài)
(Bảng 4). Sinh cảnh Rừng tràm cũng là nơi có nhiều loài thú quý hiếm nhất với 9 loài quý
hiếm ở mức độ toàn cầu và 16 loài quý hiếm ở Việt Nam. Sinh cảnh Đất canh tác - khu
dân cư mặc dù có số lượng loài thú nhiều hơn so với sinh cảnh Rừng ngập mặn - bãi bùn
và Trảng cỏ - bãi lau sậy - đầm lầy, nhưng có số lượng loài thú quý hiếm ít hơn hẳn (Bảng
4). Kết quả này cho thấy sinh cảnh Rừng tràm, sinh cảnh Rừng ngập mặn - bãi bùn và sinh
cảnh Trảng cỏ - bãi lau sậy - đầm lầy có ý nghĩa quan trọng nhất trong bảo tồn các loài thú
quý hiếm ở Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau nói riêng và ở Đồng bằng sông Cửu Long
nói chung. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến vai trò của sinh cảnh Đất canh tác - khu dân
cư trong bảo tồn một số loài thú ăn thịt quý hiếm trong vùng.
4. KẾT LUẬN
Cho đến nay, đã ghi nhận ở Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có 36 loài thú
thuộc 14 họ, 8 bộ. Các bộ thú đa dạng nhất trong khu vực là bộ Gặm nhấm (33,3%) và bộ
Ăn thịt (30,6%). Các họ đa dạng nhất là họ Chuột (22,2%), họ Cầy (13,9%). Trong số các
loài thú đã được ghi nhận, 17 loài được xác định là những loài quý hiếm và có giá trị bảo
tồn cấp quốc gia và quốc tế. Tính đa dạng các loài thú giảm dần từ sinh cảnh Rừng tràm
(27 loài) đến sinh cảnh Đất nông nghiệp - khu dân cư (22 loài), sinh cảnh Trảng cỏ - bãi
lau sậy - đầm lầy (19 loài), sinh cảnh Rừng ngập mặn - bãi bùn (18 loài). Sinh cảnh Rừng
tràm cũng là sinh cảnh có nhiều loài quý hiếm nhất (16 loài). Cần có những nghiên cứu
chi tiết hơn về hiện trạng của một số loài thú ăn thịt quý hiếm trong vùng.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Bộ Khoa học và Công nghệ trong đề tài mã
số DTĐL-CN-26/17.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam,
Phần I. Động vật. Nhà xuấn bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 550 tr.
Buckton, S. T., Nguyen Cu, Ha Quy Quynh and Nguyen Duc Tu, 1999. The conservation of key
wetland sites in the Mekong Delta. Hanoi: BirdLife International Vietnam Programme.
Burgin C. J., Colella J. P., Kahn P. L., Upham N. S., 2018. How many species of mammals are
there? Journal of Mammalogy 99(1):1-14.
Lê Xuân Cảnh, 2007. Báo cáo đề tài Điều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên sinh vật bổ sung và
hoàn thiện cơ sở dữ liệu, đề xuất và kiến nghị về việc quy hoạch và biện pháp quản lý hữu
PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 131
hiệu hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên trên đất liền. Giai đoạn 3: Khu vực Đông bằng sông
Cửu Long.
Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy
Phương, Darrin Peter Lunde, Shin-Ichiro Kawada, Akiko Hayashida, Motoki Sasaki, 2008.
Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam, Shoukadoh Book Sellers, Japan.