Huyện Hoàng Su Phì là nơi có hệ thực vật đa dạng và phong phú. Nhưng
do nhiều nguyên nhân khác nhau, nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc tại khu
vực này đang bị suy giảm, cần được đánh giá để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ
bảo tồn và phát triển bền vững. Trong bài báo này chúng tôi đã xây dựng danh
lục các loài thực vật được sử dụng làm thuốc tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà
Giang gồm 567 loài, thuộc 392 chi, 144 họ, 5 ngành; gồm 12 kiểu dạng sống;
thuộc 18 yếu tố địa lý và phân bố trong 8 kiểu thảm thực vật đặc trưng của khu
vực nghiên cứu. Đây là dữ liệu cần thiết cho các công trình nghiên cứu tiếp theo
về lĩnh vực thực vật học, sinh thái học và đặc biệt là thực vật học dân tộc.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4
DOI: 10.15625/vap.2020.00017
ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở HUYỆN HOÀNG SU PHÌ,
TỈNH HÀ GIANG
Nguyễn Duy Hưng1,4,*, Hà Minh Tâm2, Lưu Đàm Cư3
Tóm tắt: Huyện Hoàng Su Phì là nơi có hệ thực vật đa dạng và phong phú. Nhưng
do nhiều nguyên nhân khác nhau, nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc tại khu
vực này đang bị suy giảm, cần được đánh giá để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ
bảo tồn và phát triển bền vững. Trong bài báo này chúng tôi đã xây dựng danh
lục các loài thực vật được sử dụng làm thuốc tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà
Giang gồm 567 loài, thuộc 392 chi, 144 họ, 5 ngành; gồm 12 kiểu dạng sống;
thuộc 18 yếu tố địa lý và phân bố trong 8 kiểu thảm thực vật đặc trưng của khu
vực nghiên cứu. Đây là dữ liệu cần thiết cho các công trình nghiên cứu tiếp theo
về lĩnh vực thực vật học, sinh thái học và đặc biệt là thực vật học dân tộc.
Từ khóa: Cây thuốc, Hoàng Su Phì, Hà Giang.
1. MỞ ĐẦU
Huyện Hoàng Su Phì nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang, dưới dải Tây Côn Lĩnh, có
độ cao trung bình trên 2000 m so với mực nước biển, với diện tích 629,42 km², gồm 25
xã, thị trấn, là nơi chung sống của 12 dân tộc. Do địa hình và khí hậu đa dạng đã hình
thành nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau với thảm thực vật phong phú, trong đó có nguồn
tài nguyên cây thuốc. Cho đến nay, mặc dù đã có một số nghiên cứu đề cập đến một số
loài thực vật làm thuốc ở nơi đây, nhưng nguồn tài nguyên cây thuốc của huyện Hoàng Su
Phì chưa được điều tra, đánh giá một cách có hệ thống; việc khai thác quá mức dẫn đến
một số loài cây thuốc quý có nguy cơ tuyệt chủng hoặc còn rất ít. Chính vì vậy, chúng tôi
đã tiến hành nghiên cứu đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc nơi đây, nhằm góp phần
cung cấp cơ sở dữ liệu phục vụ công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cây
thuốc ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thực vật được sử dụng làm thuốc tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để xây dựng danh lục các loài, chúng tôi sử dụng phương pháp của Gary J. Martin
(2002) và Nguyễn Nghĩa Thìn (2007); định loại các loài theo Phạm Hoàng Hộ (1999-
1Học viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
3Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
4Trường THPT Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
*Email: bochunghg@gmail.com
142 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
2003); chỉnh lý danh pháp và sắp xếp các loài theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam
(2001, 2003, 2005), web chuyên khảo https://www.tropicos.org/home và
phân tích phổ dạng sống theo Raunkiaer (1934); phổ yếu tố
địa lý theo Lê Trần Chấn (1999).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đa dạng về phân loại
Qua nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được các loài thực vật được sử dụng làm
thuốc ở huyện Hoàng Su Phì gồm 567 loài, thuộc 144 họ, 5 ngành: Thông đất
(Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông
(Pinophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) (Bảng 1).
Bảng 1. Số lượng cây thuốc trong các ngành
Ngành/Lớp Số họ Số chi Số loài
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
LYCOPODIOPHYTA 2 1,38 3 0,77 4 0,71
EQUISETOPHYTA 1 0,69 1 0,26 2 0,35
POLYPODIOPHYTA 11 7,65 14 3,57 17 3,02
PINOPHYTA 6 4,17 8 2,04 12 2,35
MAGNOLIOPHYTA 124 86,11 366 93,36 527 93,77
Magnoliopsida 98 79,03 303 82,78 438 83,11
Liliopsida 26 20,97 63 17,22 89 16,89
Tổng số 144 100 392 100 567 100
Như vậy, số lượng cây thuốc phân bố ở các ngành không đồng đều nhau, chủ yếu
tập trung ở ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), với 124 họ (chiếm 86,11%), 366 chi (chiếm
93,36%), 527 loài (chiếm 93,77%). Trong đó, lớp Hai lá mầm chiếm tỷ lệ cao, với 98 họ
(chiếm 79,03%), 303 chi (chiếm 82,78%) và 438 loài (chiếm 83,11%).
Trong số 144 họ được tìm thấy, 10 họ có số loài nhiều nhất, với 202 loài (chiếm tới
34,47% tổng số loài nghiên cứu), kết quả cụ thể tại Bảng 2 và Hình 1.
Bảng 2. Các họ giàu loài cây thuốc nhất tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
Stt Tên họ Loài
Tên khoa học Tên Việt Nam Số lượng Tỉ lệ%
1 Asteraceae Cúc 32 15,61
2 Fabaceae Đậu 32 15,61
3 Euphorbiaceae Thầu dầu 30 14,64
4 Lamiaceae Bạc hà 25 12,20
5 Rubiaceae Cà phê 17 8,29
6 Verbenaceae Cỏ roi ngựa 17 8,29
7 Zingiberaceae Gừng 14. 6,83
8 Poaceae Hòa thảo 13 6,34
9 Rutaceae Cam 13 6,34
10 Moraceae Dâu tằm 12 5,85
Tổng 205 34,47
PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 143
Tại Hoàng Su Phì, 10 họ cây thuốc giàu loài nhất đều thuộc các họ đa dạng nhất của
hệ thực vật Việt Nam. Điều này phù hợp với nhận định của Tolmachov A. L. (1974) khi
nghiên cứu tính đa dạng rừng nhiệt đới thành phần loài thực vật đa dạng và phong phú, thể
hiện ở chỗ rất ít họ có số lượng loài chiếm 10% tổng số loài trong hệ thực vật và tổng tỉ lệ
phần trăm 10 họ có số loài lớn nhất chỉ đạt 40-50% tổng số loài, tổng số họ giàu loài nhất
nhỏ hơn 50% tổng số loài của hệ thực vật thì hệ thực vật đó được coi là đa dạng bậc họ.
Như vậy ta có thể khẳng định rằng thành phần loài cây thuốc tại đây đa dạng ở bậc họ.
10 họ
giàu loài
nhât
(34,47%)
Các họ
còn lại
(65,53%)
1
2
Hình 1. 10 họ giàu loài cây thuốc nhất tại Hoàng Su Phì
Kết quả so sánh số loài cây thuốc của khu vực nghiên cứu với số loài cây thuốc có ở
Việt Nam được thể hiện qua Bảng 3.
Bảng 3. So sánh cây thuốc ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang với Việt Nam
Các chỉ tiêu so sánh Hoàng Su Phì Việt Nam (*) Tỷ lệ %
Số họ 144 360 40,00
Số chi 392 1.823 21,50
Số loài 567 5.119 11,07
(*): Theo số liệu của Viện Dược liệu, 2016 [8]
Số liệu trong bảng trên cho thấy, mặc dù chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ trên bản đồ
Việt Nam, nhưng thành phần thực vật làm thuốc ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang lại
chiếm một tỉ lệ cao, với 567 loài (chiếm 11,07% trong thành phần cây thuốc của cả nước).
Đặc biệt kết quả nghiên cứu đã ghi nhận loài Chéo béo (Oreocnide
kwangsiensis Hand.-Mazz) bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam.
3.2. Đa dạng phổ dạng sống của các loài
Dựa trên cơ sở xây dựng dữ liệu về đa dạng về dạng sống của hệ thực vật do
Raunkiaer (1934) xây dựng và được Nguyễn Nghĩa Thìn bổ sung đặc trưng bởi các phổ
dạng sống. Kết quả thống kê đa dạng về dạng sống của các loài cây thuốc ở huyện Hoàng
Su Phì được trình bày trong Bảng 4.
144 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
Bảng 4. Đa dạng về dạng sống của cây thuốc tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
Stt Các dạng sống Số loài Tỉ lệ (%)
1 Mg: Cây gỗ lớn cao >30 m 10 1,78
2 Me: Cây gỗ cao >8-30 m 70 12,46
3 Mi: Cây gỗ nhỏ, cao từ 2-8 m 98 17,44
4 Na: Cây gỗ nhỏ, nửa bụi, cao <2 m 28 4,98
5 Hp: Cây có chồi trên thân thảo 15 2,67
6 Ep: Cây có chồi sống nhờ và bám 10 1,78
7 Lp: Cây có chồi trên leo cuốn 89 15,74
8 Sp: Cây chồi trên mọng nước 2 0,56
9 Ch: Cây chồi sát đất (chồi cách đất < 25 cm) 48 8,54
10
Hm: Cây chồi nửa ẩn (chồi nằm sát mặt đất, hay nửa
trên, nửa dưới được lá khô che phủ)
86 15,29
11 Cr: Cây chồi ẩn (chồi nằm dưới đất, kể cả cây thủy sinh) 62 11,03
12
Th: Cây 1 năm (chu trình sống từ hạt- hạt) < 1 năm bất
kể môi trường nào)
41 7,30
Bảng 4 cho thấy:
Nhóm cây thuốc có dạng sống có chồi trên mặt đất < 25 cm, thân cỏ, bao gồm cỏ
một năm và cỏ nhiều năm ( Sp, Ch, Hm, Cr) có số lượng loài lớn nhất và được dùng làm
thuốc nhiều nhất, với 198 loài (chiếm 46,48%). Trong đó, có nhiều loài quý hiếm như:
Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.), Bát giác liên (Podophyllum tonkinense Gagnep.),
Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia Craib), Hoàng tinh hoa đỏ (Polygonatum
kingianum Coll. & Hemsl), Sâm mây (Peliosanthes teta Andr.), Sâm cau (Curculigo
orchioides Gaertn), Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume)
Nhóm thân gỗ, bao gồm: Thân gỗ lớn, thân gỗ trung bình và thân gỗ nhỏ (Mg, Me
và Mi) cũng là nhóm chiếm ưu thế, với 178 loài (chiếm 31,67%), một số loài quý hiếm
như: Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata), Nghiến (Excentrodendron
tonkinense Gagnep.), Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam), Re hương
(Cinnamomum porrectum (Roxb.) Kosterm.). Tuy giá trị làm thuốc của nhóm này không
thực sự lớn, nhưng việc khai thác quá mức các loài thuộc nhóm này có thể làm ảnh hưởng
tới cấu trúc thảm thực vật rừng và sự mất loài.
Nhóm cây thuốc có dạng sống là thân leo, bao gồm: Thân leo gỗ và thân leo dạng
cỏ, dạng trườn (Ep và Lp) có 99 loài (chiếm 17,61%). Là nhóm có số lượng loài cây làm
thuốc lớn thứ 3, một số loài điển hình như: Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata (Oliv.)
Rehd. & Wils.), Dây đau xương (Tinospora sinensis (Lour.) Merr.), Dây gắm (Gnetum
formosum Markgr.), Nắm cơm (Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Smith), Cát sâm (Callerya
speciosa (Champ. ex Benth.) Schot), Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.),
Bình vôi (Stephania rotunda Lour.), Lạc tiên (Passiflora foetida L.), Đại hái (Hodgsonia
macrocarpa (Blume) Cogn.)...
Nhóm cây thuốc dạng thân gỗ nhỏ, nửa bụi (Na và Hp) có 43 loài (chiếm 7,65%),
một số loài điển hình như: Lá khôi (Ardisia silvestris Pitard), Hoa giẻ thơm (Desmos
PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 145
chinensis Lour.), Vú bò (Ficus heterophylla L. f.)... Đây là nhóm còn tiềm ẩn nhiều giá trị
cần được tìm hiểu.
3.3. Đa dạng về yếu tố địa lý
Qua thống kê, chúng tôi đã xác định được các loài cây thuốc ở huyện Hoàng Su Phì,
tỉnh Hà Giang thuộc 18 yếu tố địa lý (Bảng 5).
Bảng 5. Yếu tố địa lý của cây thuốc tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
STT Yếu tố địa lí Số loài
phân bố
Tỉ lệ (%)
1 15. Yếu tố đặc hữu Bắc bộ 36 6,40
2 16. Yếu tố đặc hữu Việt Nam 23 4,10
3 17. Yếu tố Đông Dương 83 14,77
4 18. Yếu tố nam Trung Quốc 39 6,94
5 19. Yếu tố Hải Nam-Đài Loan-Philippin 12 2,14
6 20. Yếu tố Hymalaya 4 0,71
7 21. Yếu tố Ấn Độ 52 9,25
8 22. Yếu tố Malaixia 15 2,67
9 23. Yếu tố Indonexia-Malaixia 5 0,89
10 24. Yếu tố Indonexia-Malaixia-Úc đại dương 6 1,06
11 25. Yếu tố châu Á nhiệt đới 142 25,26
12 26. Yếu tố cổ nhiệt đới 13 2,31
13 27. Yếu tố tân nhiệt đới và liên nhiệt đới 26 4,63
14 28. Yếu tố Đông Á 21 3,74
15 29. Yếu tố châu Á 19 3,38
16 31. Yếu tố phân bố rộng 17 3,02
17 32. Yếu tố nhập nội và di cư hiện đại 15 2,67
18 33. Yếu tố chưa xác định 34 6,05
Tổng 567 100
Bảng 5 cho thấy các loài cây thuốc trong hệ thực vật huyện Hoàng Su Phì có tỉ trọng
yếu tố đặc hữu Bắc Bộ và yếu tố đặc hữu Việt Nam tuơng đối cao, với 58 loài (chiếm
10,50%) trong tổng số 567 loài cây thuốc của hệ thực vật. Các yếu tố Nhiệt đới châu Á,
Đông Duơng, Ấn Độ hay Châu Á nhiệt đới đều là những yếu tố có số luợng loài phong
phú. Sự đa dạng về các yếu tố địa lý nói lên tính đa dạng và giá trị khoa học của hệ thực
vật huyện Hoàng Su Phì.
3.4. Đa dạng về sự phân bố trong các kiểu thảm thực vật
Các loài cây thuốc có tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang phân bố trong 10 kiểu
thảm thực vật (Bảng 6).
Hệ sinh thái rừng kín thường xanh ôn đới trên núi cao: Kiểu thảm này có rải rác ở
hầu như khắp 25 xã thị trấn của huyện Hoàng Su Phì, độ cao từ 100 đến 2000 m so với
mặt nước biển. Đây là kiểu thảm có nhiều loài nhất, với 206 loài (chiếm 36,65%). Một số
loài thường gặp như: Đu đủ rừng (Trevesia palmata (Roxb. ex Lindl.), Mía dò (Costus
speciosus (Koenig) Smith), Dong rừng (Phrynium placentarium (Lour.) Merr.), Nắm cơm
(Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Smith)...
146 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
Bảng 6. Tỉ lệ phân bố của các loài cây thuốc trong các kiểu thảm thực vật
STT Kiểu thảm Số loài
phân bố
Tỉ lệ (%)
1 Hệ sinh thái rừng kín thường xanh ôn đới trên núi cao 206 36,65
2
Hệ sinh thái rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng - lá kim
á nhiệt đới trên núi trung bình
89
15,83
3
Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, cây lá
rộng trên núi thấp
15
2,69
4 Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi 163 29,00
5 HST rừng trồng 78 13,80
6 HST rừng tre nứa 74 13,16
7 Hệ sinh thái trảng cỏ, cây bụi 26 4,63
8 Hệ sinh thái thuỷ vực 2 0,36
9 Hệ sinh thái nông nghiệp 7 1,24
10 Hệ sinh thái khu dân cư 8 1,43
Ghi chú: Tổng tỉ lệ % trong bảng lớn hơn 100%, do có nhiều loài sống trong nhiều sinh cảnh.
Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi: Kiểu thảm này thuộc các xã Bản Béo, Pờ Li Ngài,
Bản Luốc, Ngàm Đăng Vài, Bản Nhùng, Túng Sán. Chúng tôi đã điều tra, thống kê được
163 loài (chiếm 29%), thuộc 95 chi của 47 họ. Tuy ít bị tác động của con người hơn,
nhưng một số loài cây thuốc có giá trị cao vẫn bị khai thác nhiều với hình thức khai thác
chọn lọc.
Hệ sinh thái rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng - lá kim á nhiệt đới trên núi
trung bình: Tại kiểu rừng này, chúng tôi đã thống kê được 89 loài cây thuốc (chiếm
15,83%), thuộc 146 chi của 69 họ. Một số loài cây thuốc thường gặp như: Hoài sơn
(Dioscorea persimilis Prain & Burk.), Máu chó lá nhỏ (Knema globularia (Lamk.)
Warb.), Trọng đũa (Ardisia crenata Sims), Nhàu tán (Morinda umbellate L.)... Tuy số
lượng các cây thuốc khá nhiều nhưng trữ lượng của từng loài thường không lớn và phân
bố rải rác. Điều này có thể giải thích bởi sự khai thác củi, gỗ trong một thời gian dài đã
dẫn những tới những sự thay đổi theo hướng tiêu cực đối với môi trường sống của các loài
cây thuốc từ đó làm suy giảm trữ lượng của các loài cây thuốc. Bên cạnh đó, sự thu hái
quá mức của nhân dân địa phương cũng là nguyên nhân gây suy giảm trữ lượng các loài
cây thuốc ở đây.
Hệ sinh thái rừng trồng: Có diện tích khá lớn, với cấp tuổi khác nhau, gồm 78 loài
(chiếm 13,87%). Trong quá trình điều tra, chúng tôi nhận thấy các loài cây thuốc thường
phân bố rải rác trong kiểu thảm này, các loài cây thuốc này thường là cây bụi, một số ít là
dây leo, chịu được khô hạn.
Hệ sinh thái rừng hỗn giao gỗ và vầu: Hiện nay, kiểu thảm này ở huyện Hoàng Su
Phì, tỉnh Hà Giang có diện tích nhỏ. Số lượng loài cây thuốc phân bố tương đối ít so với
các kiểu thảm khác. Tuy nhiên, cũng có các loài cây thuốc thường phân bố tập trung như:
Đu đủ rừng (Trevesia palmata (Roxb. ex Lindl.) Visan); Hoa tiên (Asarum glabrum
Merr.); Nắm cơm (Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Smith), Mía dò (Costus speciosus
(Koenig) Smith)...
PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 147
Hệ sinh thái trảng cỏ, cây bụi và khu dân cư: Đây là kiểu thảm có diện tích khá lớn.
Tại đây, chúng tôi đã thống kê được một số cây thuốc thường gặp như: Nhọ nồi (Eclipta
prostrata L.), Tầm bóp (Physalis angulata L.), Cổ bình (Tadehagi triquetrum (L.)
Ohashi), Chặc chìu (Tetracera scandens (L.) Merr.), Lạc tiên (Passiflora foetida L.), Hà
thủ ô nam (Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.), Nhàu tán (Morinda umbellate L.)
4. KẾT LUẬN
Các loài cây thuốc tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang gồm 567 loài, thuộc 392
chi, 144 họ, 5 ngành (Thông đất - Lycopodiophyta, Cỏ tháp bút - Equisetophyta, Dương xỉ
- Polypodiophyta, Thông - Pinophyta và Ngọc lan - Magnoliophyta); gồm 12 kiểu dạng
sống; thuộc 18 yếu tố địa lý và phân bố trong 8 kiểu thảm thực vật đặc trưng của khu vực
nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên), 2003-2005. Danh lục các loài Thực vật Việt Nam. Tập II, III, Nxb.
Nông nghiệp, Hà Nội.
Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách Đỏ Việt Nam, Phần II. Thực vật. Nxb. Khoa học Tự nhiên
và Công nghệ, Hà Nội, 611 tr.
Lê Trần Chấn (Chủ biên), 1999. Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam. Nxb. Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội, 307 tr.
Gary J. Martin, 2002. Thực vật dân tộc học. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. (Dịch và biên soạn: Trần
Văn Ơn, Phan Bích Nga, Trần Công Khánh, Trần Khắc Bảo, Trần Đình Lý).
Phạm Hoàng Hộ, 1999-2003. Cây cỏ Việt Nam. Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, Tập 1-3.
Raunkier C. 1934. The life forms of plants and statistical plant geography. Claredon, Oxford
University Press, Oxford, vol. 1, p. 104.
Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội,
171 tr.
Viện Dược liệu, 2016. Danh lục cây thuốc Việt Nam, 1172 tr., Nxb. KH&KT, Hà Nội.
https://www.tropicos.org/home.
148 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
DIVERSITY OF MEDICINAL PLANT RESOURCES IN HOANG SU PHI
DISTRICT, HA GIANG PROVINCE
Nguyen Duy Hung1,4,*, Ha Minh Tam2, Luu Dam Cu3
Abstract: Hoang Su Phi District is home to a rich and diverse flora. But due to
various reasons, the medicinal plant resources in this area are in decline, and so
which need to be assessed to build a database for conservation and sustainable
development. In this paper, we have developed a list of medicinal plants used in
Hoang Su Phi district, Ha Giang province, including 567 species, belonging to 392
genera, 144 families, 5 branches; 12 types of life forms; belonging to 18
geographical factors and distributed in 8 typical vegetation types of the study
area. This is the necessary data for further research in the field of botany,
ecology and especially ethnic botany.
Keywords: Medicinal plant, Hoang Su Phi, Ha Giang.
1Graduate University of Science and Technology, Vietnam Academy of Science and Technology
2Hanoi National University of Education 2
3Vietnam National Museum of Nature, Vietnam Academy of Science and Technology
4Hung An High School, Bac Quang district, Ha Giang province
*Email: bochunghg@gmail.com