Đa dạng tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Chăm ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

Bắc Bình là huyện có địa bàn hành chính thuộc tỉnh Bình Thuận, nằm ở vị trí địa lý từ 10o58'27" đến 11o31'38" vĩ độ Bắc và từ 108o06'30" đến 108o37'34" kinh độ Đông, phía Đông giáp với huyện Tuy Phong, phía Tây giáp với huyện Hàm Thuận Bắc và thành phố Phan Thiết, phía Nam giáp với Biển Đông và phía Bắc giáp với huyện Di Linh và Đức Trọng của tỉnh Lâm Đồng, có tổng diện tích tự nhiên là 186.882,08 ha. Đây là huyện có nhiều đồi núi và tập trung nhiều nhất người đồng bào dân tộc Chăm (4.279 hộ/21.376 nhân khẩu) sinh sống của tỉnh Bình Thuận. Từ thời xưa, người Chăm đã có truyền thống chữa bệnh bằng cây cỏ hoang dại, cùng với Hội Đông y và Hội Chữ thập đỏ, việc sử dụng cây cỏ làm thuốc của người Chăm ngày càng được mở rộng, tạo nên một kho tàng về kiến thức bản địa trong việc sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh. Ngày nay, cây thuốc được người Chăm thu hái không chỉ để chữa bệnh tại hộ gia đình, mà còn cung cấp cho người dân ở địa phương và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào cụ thể về các cây thuốc và bài thuốc của người đồng bào dân tộc Chăm sinh sống ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Vì vậy, việc điều tra, ghi nhận các tri thức bản địa sử dụng cây cỏ làm thuốc của người đồng bào dân tộc Chăm cùng với việc thu mẫu và giám định tên chính xác các loài thực vật mà người Chăm sử dụng làm thuốc là rất cần thiết, nhằm góp phần vào công tác bảo tồn, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thực vật của địa phương ở hiện tại và trong tương lai.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đa dạng tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Chăm ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CHĂM Ở HUYỆN BẮC BÌNH, TỈNH BÌNH THUẬN Đặng Văn Sơn1*, Đặng Thị Thảnh Thơi2, Trương Bá Vương1, Hoàng Nghĩa Sơn1 1Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh *Email: dvsonitb@gmail.com Bắc Bình là huyện có địa bàn hành chính thuộc tỉnh Bình Thuận, nằm ở vị trí địa lý từ 10o58'27" đến 11o31'38" vĩ độ Bắc và từ 108o06'30" đến 108o37'34" kinh độ Đông, phía Đông giáp với huyện Tuy Phong, phía Tây giáp với huyện Hàm Thuận Bắc và thành phố Phan Thiết, phía Nam giáp với Biển Đông và phía Bắc giáp với huyện Di Linh và Đức Trọng của tỉnh Lâm Đồng, có tổng diện tích tự nhiên là 186.882,08 ha. Đây là huyện có nhiều đồi núi và tập trung nhiều nhất người đồng bào dân tộc Chăm (4.279 hộ/21.376 nhân khẩu) sinh sống của tỉnh Bình Thuận. Từ thời xưa, người Chăm đã có truyền thống chữa bệnh bằng cây cỏ hoang dại, cùng với Hội Đông y và Hội Chữ thập đỏ, việc sử dụng cây cỏ làm thuốc của người Chăm ngày càng được mở rộng, tạo nên một kho tàng về kiến thức bản địa trong việc sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh. Ngày nay, cây thuốc được người Chăm thu hái không chỉ để chữa bệnh tại hộ gia đình, mà còn cung cấp cho người dân ở địa phương và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào cụ thể về các cây thuốc và bài thuốc của người đồng bào dân tộc Chăm sinh sống ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Vì vậy, việc điều tra, ghi nhận các tri thức bản địa sử dụng cây cỏ làm thuốc của người đồng bào dân tộc Chăm cùng với việc thu mẫu và giám định tên chính xác các loài thực vật mà người Chăm sử dụng làm thuốc là rất cần thiết, nhằm góp phần vào công tác bảo tồn, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thực vật của địa phương ở hiện tại và trong tương lai. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Điều tra phỏng vấn cộng đồng: Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) để điều tra tri thức bản địa về cây thuốc và các bài thuốc của đồng bào dân tộc Chăm ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc điều tra, phỏng vấn những người Chăm có kinh nghiệm và kiến thức về sử dụng cây thuốc, đối tượng phỏng vấn là các lương y, người đi thu hái thuốc, các thầy bốc thuốc nam, các hộ trồng và kinh doanh cây thuốc ở địa phương. Thu mẫu ngoài thực địa: Tiến hành khảo sát thực địa theo tuyến nhằm thu mẫu cây thuốc có sự tham gia của người đồng bào dân tộc Chăm ở địa phương, số mẫu tiêu bản cây thuốc thu được trong quá trình thực địa là 300 mẫu, mẫu này làm cơ sở để giám định tên và xây dựng danh lục cây thuốc. Xử lý mẫu và giám định tên: Các mẫu tiêu bản cây thuốc thu ngoài thực địa được xử lý sơ bộ, sau đó mang về phòng thí nghiệm để tiếp tục xử lý và sấy khô nhằm phục vụ DOI: 10.15625/vap.2020.00134 134 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC công tác lưu trữ và xác định tên loài. Giám định tên cây thuốc được thực hiện theo phương pháp hình thái so sánh, đồng thời kiểm chứng và xác định các thông tin về công dụng làm thuốc của thực vật bằng việc sử dụng các tài liệu chuyên ngành như: Cây có vị thuốc ở Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam của Đỗ Huy Bích (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (2009), Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (2012) và Danh lục cây thuốc Việt Nam của Viện Dược liệu (2016); bên cạnh đó còn tiến hành so mẫu với bộ mẫu chuẩn được lưu giữ tại Bảo tàng Động thực vật thuộc Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đánh giá mức độ nguy cấp và xây dựng danh lục cây thuốc: Xác định các loài cây thuốc nguy cấp theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ; xác định dạng thân theo Cây có vị thuốc ở Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (2006) và Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (2012); sắp xếp các bậc taxon theo Takhtajan (2009) và cập nhật tên khoa học của cây thuốc theo The Plant List (2020). II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 2.1. Đa dạng về thành phần loài cây thuốc Qua kết quả điều tra cây thuốc tại 6 xã gồm Phan Hòa, Phan Hiệp, Phan Thanh, Phan Sơn, Phan Lâm, Pham Tiến và 1 thị trấn Lương Sơn, nơi có người đồng bào dân tộc Chăm sinh sống của huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, đã thống kê được 132 loài cây thuốc thuộc 119 chi của 53 họ trong 3 ngành thực vật bậc cao có mạch gồm: ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 3 loài thuộc 2 chi của 2 họ, ngành Thông (Pinophyta) với 2 loài thuộc 2 chi của 2 họ và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) với 127 loài thuộc 115 chi của 49 họ. Trong ngành Ngọc lan thì lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế về số lượng taxon so với lớp Hành (Liliopsida) (bảng 1). Bảng 1. Phân bố các taxon trong ngành thực vật làm thuốc Ngành/Lớp Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 2 3,8 2 1,7 3 2,3 Ngành Thông (Pinophyta) 2 3,8 2 1,7 2 1,5 Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 49 92,5 115 96,6 127 96,2 - Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) 41 77,4 105 88,2 116 87,9 - Lớp Hành (Liliopsida) 8 15,1 10 8,4 11 8,3 Tổng số 53 100 119 100 132 100 Khi đánh giá tính đa dạng cây thuốc ở một khu vực nghiên cứu nhất định, các taxon ở bậc họ giàu loài nhất thường được sử dụng để phân tích tỷ lệ (%) so với tổng số loài ghi nhận được ở khu vực đó, vì đây là chỉ số so sánh đáng tin cậy và không phụ thuộc vào diện tích nghiên cứu. Có 10 họ thực vật giàu loài nhất với tổng số loài làm thuốc là 67 loài, chiếm 50,8 % tổng số loài cây thuốc ở huyện Bắc Bình. Trong đó, họ có số lượng 135 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN loài nhiều nhất là họ Đậu (Fabaceae) có 16 loài (chiếm 12,1 %), kế đến là họ Bông (Malvaceae) có 9 loài (6,8 %), họ Cúc (Asteraceae) có 8 loài (6,1 %), họ Trúc đào (Apocynaceae) có 7 loài (5,3 %), họ Diệp hạ châu (Phyllanthaceae) có 6 loài (4,5 %), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 5 loài (3,8 %), các họ còn lại gồm Cam chanh (Rutaceae), Cà phê (Rubiaceae), Hoa môi (Lamiaceae) và Dền (Amaranthaceae) mỗi họ có 4 loài (chiếm 3,0 %). 2.2. Đa dạng về dạng thân của cây thuốc Từ kết quả nghiên cứu, cây thuốc của người đồng bào dân tộc Chăm ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận được chia làm 6 nhóm chính, đó là: cây thân thảo, cây bụi/bụi trườn, dây leo, cây gỗ nhỏ, cây gỗ lớn và phụ sinh. Trong đó, nhóm cây thân thảo có 53 loài chiếm 40,2 % tổng số loài, thường phân bố trên các trảng cỏ, sân vườn, bờ ruộng và bìa rừng, nhóm này tập trung ở các họ như: họ Hòa thảo (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Dền (Amaranthaceae), họ Đậu (Fabaceae), kế đến là nhóm cây bụi/bụi trườn có 31 loài chiếm 23,5 %, tập trung chủ yếu ở các họ như: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cam chanh (Rutaceae), họ Bông (Malvaceae), họ Đậu (Fabaceae), nhóm này thường phân bố trong các sinh cảnh hở, trảng cây bụi và dưới tán rừng; tiếp đến là nhóm dây leo có 19 loài chiếm 14,4 %, nhóm này thường xuất hiện ở bìa rừng, bám vào cây bụi, cây gỗ nhỏ hay gỗ lớn, tập trung vào các họ như: họ Nho (Vitaceae), họ Bòng bong (Lygodiaceae), họ Bìm bìm (Convolvulaceae), họ Dây mối (Menispermaceae), kế đến là nhóm cây gỗ nhỏ có 18 loài chiếm 13,6 % và nhóm cây gỗ lớn có 10 loài chiếm 7,6 %, hai nhóm này gồm những cây thuốc có thân gỗ phân bố ở các kiểu sinh cảnh rừng thường xanh hoặc rừng rụng lá theo mùa, tập trung chủ yếu vào các họ như: họ Xoài (Anacardiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), sau cùng là nhóm phụ sinh làm thuốc có 1 loài chiếm 0,8 % là Ráng ổ phụng (Asplenium nidus L.) thuộc họ Can xỉ (Aspleniaceae), nhóm này thường sống trên cao, nơi khó thu hái nhưng vẫn bị khai thác sử dụng làm thuốc hoặc làm cảnh trang trí. 2.3. Đa dạng về giá trị của cây thuốc Bộ phận sử dụng của cây thuốc: Từ kết quả phỏng vấn là các lương y, người đi thu hái thuốc, các thầy bốc thuốc nam, các hộ trồng và kinh doanh cây thuốc là người đồng bào dân tộc Chăm, các bộ phận của thực vật thường được sử dụng làm thuốc là toàn cây hoặc từng bộ phận của cây như rễ, vỏ thân, lá, hoa, quả, hạt, (bảng 2). Bảng 2. Thống kê bộ phận dùng của cây thuốc STT Bộ phận dùng Số loài cây thuốc Số lượng % 1 Toàn cây 51 38,6 2 Rễ - vỏ rễ 50 37,9 3 Lá 45 34,1 4 Thân - vỏ thân 42 31,8 5 Quả - hạt 23 17,4 6 Hoa và bộ phận khác (tinh dầu, nhựa,...) 16 12,1 136 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC Từ bảng 2 cho thấy, bộ phận được sử dụng nhiều nhất là toàn cây với 51 loài chiếm 38,6 % tổng số loài, đây là các loài thường là cây thân thảo, được thu hái nguyên cây, cắt nhỏ dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Kế đến là bộ phận rễ - vỏ rễ với 50 loài, chiếm 37,9 %, nhóm này có thể được dùng tươi hoặc phơi khô. Tiếp theo là bộ phận lá với 45 loài, chiếm 34,1 %, bộ phận lá thông thường sau khi thu hái về được phơi khô và bảo quản đúng quy định nhằm tránh giảm tác dụng chữa bệnh để sử dụng lâu dài. Bộ phận dùng là thân - vỏ thân có 42 loài, chiếm 31,8 %, bộ phận này dễ thu hái và dễ sử dụng theo nhiều cách khác nhau như sắc uống, nấu nước uống, giã đắp, Bộ phận dùng là quả-hạt có 23 loài, chiếm 17,4 % và các bộ phận còn lại như hoa, tinh dầu, nhựa, cũng được sử dụng với 16 loài, chiếm 12,1 %. Các loài dùng làm thuốc theo nhóm bệnh: Từ số liệu phỏng vấn kết hợp với các tài liệu về cây thuốc của Đỗ Tất Lợi (2009), Đỗ Huy Bích (2006), Võ Văn Chi (2012), Viện Dược liệu (2016), chúng tôi đã thống kê được 18 nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc của đồng bào dân tộc Chăm ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận (bảng 3). Bảng 3. Thống kê các loài cây thuốc theo từng nhóm bệnh STT Các nhóm bệnh Số loài Tỷ lệ (%) 1 Bệnh ngoài da (dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa,) 118 89,4 2 Bệnh về gan thận (viêm gan, lợi tiểu, đái buốt,) 115 87,1 3 Bệnh ở phụ nữ (kinh nguyệt, sinh đẻ, sau sinh,) 80 60,6 4 Bệnh đường tiêu hóa (ỉa chảy, lỵ, đau bụng,) 73 55,3 5 Bệnh về phổi (viêm phổi, ho, hen,) 69 52,3 6 Bệnh xương khớp (đau nhức, tê thấp, bong gân,) 48 36,4 7 Bệnh do thời tiết (cảm sốt, nhức đầu, sổ mũi,) 47 35,6 8 Bồi bổ cơ thể (suy dinh dưỡng, tăng sinh lực,) 38 28,8 9 Trị đau tai, răng, mũi, họng 35 26,5 10 Động vật cắn (rắn, rết, côn trùng,) 34 25,8 11 Bệnh thần kinh (an thần, dễ ngủ, mau quên,) 31 23,5 12 Cầm máu, giảm đau, tiêu độc 31 23,5 13 Chống siêu khuẩn, ngừa ung thư 25 18,9 14 Bệnh về mắt (đau mắt, sưng mắt, đỏ mắt,) 19 14,4 15 Bệnh về tim mạch (suy tim, huyết áp,) 17 12,9 16 Chữa sốt rét 16 12,1 17 Trị giun sán 12 9,1 18 Bệnh tiểu đường 9 6,8 Qua bảng 3 cho thấy, các loài cây thuốc ở huyện Bắc Bình được người đồng bào dân tộc Chăm sử dụng để chữa rất nhiều bệnh khác nhau. Trong đó, cây thuốc chữa nhóm bệnh ngoài da (dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa,) có số lượng loài nhiều nhất với 118, chiếm tỷ lệ 89,4 % tổng số loài và ít nhất là cây thuốc chữa bệnh tiểu đường với 9 loài, chiếm 6,8 %. Các loài cây thuốc được người đồng bào dân tộc Chăm trồng ở sân vườn 137 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN hoặc thu hái ngoài tự nhiên để sử dụng chữa trị một số bệnh thông thường ở hộ gia đình như Cỏ xước (Achyranthes aspera L.), Cam thảo đất (Scoparia dulcis L.), Nhãn lồng (Passiflora foetida L.), Tầm phỏng (Cardiospermum halicacabum L.), Cỏ tranh (Imperata cylindrica (L.) Raeusch.), Hồ đằng trung bộ (Cissus annamicus Gagnep.), Gừng (Zingiber officinale Roscoe). 2.4. Các cây thuốc nguy cấp cần được bảo tồn Để có biện pháp bảo vệ hiệu quả và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cây thuốc thì việc đánh giá các loài nguy cấp đóng vai trò rất quan trọng. Theo Sách Đỏ Việt Nam (SĐVN, 2007) và Nghị định 06/2019 của Chính phủ, thì cây thuốc của người đồng bào dân tộc Chăm ở huyện Bắc Bình có 6 loài (chiếm 4,5 % tổng số loài) có giá trị bảo tồn. Trong đó, có 5 loài được xếp ở thứ hạng Nguy cấp (EN) gồm: Trắc (Dalbergia cochinchinensis Pierre), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz), Gõ mật (Sindora siamensis Miq.), Chùm lé (Azima sarmentosa (Blume) Benth. & Hook. f.) và Quỉ kiến sầu (Tribulus terrestris L.) theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) và có 4 loài là Thiên tuế rumphii (Cycas rumphii Miq.), Trắc (Dalbergia cochinchinensis Pierre), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz), Gõ mật (Sindora siamensis Miq.) được xếp ở Nhóm IIA Nghị định 06/2019 của Chính phủ. 2.5. Các cây thuốc được đồng bào dân tộc Chăm sử dụng nhiều nhất Kết quả điều tra phỏng vấn người đồng bào dân tộc Chăm là các lương y, người đi thu hái thuốc, các thầy bốc thuốc nam, các hộ trồng và kinh doanh cây thuốc, chúng tôi đã thống kê được 37 loài cây thuốc được người Chăm sử dụng nhiều nhất, chiếm 28 % tổng số loài ghi nhận được (bảng 4). Bảng 4. Các loài cây thuốc được người đồng bào dân tộc Chăm sử dụng nhiều nhất STT Tên Khoa học Tên Việt Nam Họ Thực vật 1 Achyranthes aspera L. Cỏ xước Amaranthaceae 2 Abutilon indicum (L.) Sweet Cối xay Malvaceae 3 Aganonerion polymorphum Spire Lá giang Apocynaceae 4 Ageratum conyzoides (L.) L. Cỏ cứt lợn, Cỏ đĩ Asteraceae 5 Allium ramosum L. Hẹ Amaryllidaceae 6 Allium sativum L. Tỏi Amaryllidaceae 7 Alysicarpus vaginalis (L.) DC. Hàng the Fabaceae 8 Artemisia vulgaris L. Ngải cứu Asteraceae 9 Beilschmiedia cf. longepetiolata C. K. Allen Liền xương cái, Son dầu Lauraceae 10 Capparis annamensis (Baker f.) M. Jacobs Cáp trung bộ, Cây già tên Capparaceae 11 Cardiospermum halicacabum L. Tầm phỏng Sapindaceae 12 Cissus annamicus Gagnep. Dây đau xương, Hồ đằng trung bộ Vitaceae 13 Croton persimilis Müll. Arg. Cù đèn Roxburgh, Cây Mik Lu Euphorbiaceae 138 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC STT Tên Khoa học Tên Việt Nam Họ Thực vật 14 Cymbopogon citratus (DC.) Stapf Sả Poaceae 15 Cyperus rotundus L. Cỏ cú, Cỏ gấu Cyperaceae 16 Eclipta prostrata (L.) L. Cỏ mực Asteraceae 17 Eleusine indica (L.) Gaertn. Cỏ mầm trầu Poaceae 18 Erythrina variegata L. Vông nem Fabaceae 19 Euphorbia hirta L. Cỏ sữa lá lớn Euphorbiaceae 20 Harrisonia perforata (Bl.) Merr. Đa đa Rutaceae 21 Helicteres angustifolia L. Tổ kén, Cây Pluik Phề Malvaceae 22 Imperata cylindrica (L.) Raeusch. Cỏ tranh Poaceae 23 Ipomoea nil (L.) Roth Bìm lam, Bìm bìm biếc Convolvulaceae 24 Mimosa pudica L. Trinh nữ Fabaceae 25 Morinda citrifolia L. Nhàu Rubiaceae 26 Morus australis Poir. Dâu nam Moraceae 27 Passiflora foetida L. Nhãn lồng, Lạc tiên Passifloraceae 28 Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth. Me keo Fabaceae 29 Pouzolzia zeylanica (L.) Benn. Thuốc vòi Urticaceae 30 Salacia rostrata Pierre Chóp mau, Cây ba trồng Celastraceae 31 Scoparia dulcis L. Cam thảo đất Plantaginaceae 32 Solanum procumbens Lour. Cà gai leo Solanaceae 33 Tabernaemontana divaricata (L.) R. Br. ex Roem. & Schult. Ngọc anh, Lài trâu Apocynaceae 34 Tinospora sinensis (Lour.) Merr. Thần thông Menispermaceae 35 Uvaria rufa Blume Bồ quả hoe, Thầy thím Annonaceae 36 Vitex negundo L. Ngũ trảo, Quan âm Lamiaceae 37 Zingiber officinale Roscoe Gừng Zingiberaceae Việc sử dụng cây thuốc chữa bệnh của người đồng bào dân tộc Chăm là rất đa dạng, các bài thuốc được pha chế đơn loài hoặc kết hợp nhiều loài cây khác nhau, mỗi loài cây cũng được sử dụng ở nhiều bài thuốc khác nhau với công dụng khác nhau. Quá trình pha chế cũng khá đơn giản, dễ làm và nhanh chóng theo hình thức chỉ dùng cây tươi, sấy khô nghiền lấy bột dùng, hoặc sắc nước uống. Bảng 5. Một số bài thuốc được người đồng bào dân tộc Chăm sử dụng để chữa bệnh Bài 1: Bài thuốc chữa amidan, ho, tiêu đờm, đau họng (đơn loài) Người được phỏng vấn: Cửu Hoài Trung ở thôn Bình Tiến, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Tên cây thuốc: Cáp trung bộ, Cây già tên (tên theo người Chăm) - Capparis annamensis (Baker f.) M. Jacobs. Bộ phận dùng: Rễ hoặc nguyên cây. 139 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN Cách pha chế: Lấy 12-16 g khô, rửa sạch, nấu với 2 chén nước lấy 1/2 chén thuốc. Liều lượng sử dụng: Mỗi ngày ngậm 3 lần trước bữa ăn. Bài 2: Bài thuốc chữa phụ nữ sau sinh bị liệt 2 chân (đơn loài) Người được phỏng vấn: Cửu Hoài Trung ở thôn Bình Tiến, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Tên cây thuốc: Bồ quả hoe, Thầy thím (tên theo người Chăm) - Uvaria rufa Blume. Bộ phận dùng: Thân hoặc rễ khô. Cách pha chế: Lấy 30-50 g khô, nấu với 3 chén nước lấy 1 chén thuốc. Liều lượng sử dụng: Ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Bài 3: Bài thuốc chữa đau xương khớp (đơn loài) Người được phỏng vấn: Y Li Thanh Thi ở thôn Mai Lãnh, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Tên cây thuốc: Chóp mau, Cây ba trồng (tên theo người Chăm) - Salacia rostrata Pierre. Bộ phận dùng: Thân, rễ tươi hoặc khô. Cách pha chế: Lấy 30 g khô hoặc 70 g tươi, rửa sạch, nấu với 3 chén nước lấy 1 chén thuốc. Liều lượng sử dụng: Ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Bài 4: Bài thuốc cầm máu, giảm đau, tiêu độc, lợi tiểu, thông sữa (đơn loài) Người được phỏng vấn: Lý Om ở thôn Mai Lãnh, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Tên cây thuốc: Cỏ sữa lá lớn - Euphorbia hirta L.. Bộ phận dùng: Toàn cây dùng tươi hoặc khô. Cách pha chế: Lấy 40 g khô hoặc 100 g tươi, nấu với 2 chén nước lấy 1 chén thuốc. Liều lượng sử dụng: Ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Bài 5: Bài thuốc chữa đau đầu (đơn loài) Người được phỏng vấn: Kinh Trịnh ở thôn Bình Minh, xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Tên cây thuốc: Cỏ xước - Achyranthes aspera L.. Bộ phận dùng: Thân, lá tươi hoặc khô. Cách pha chế: Lấy 20-30 g khô hoặc 50-100 g tươi, nấu với 3 chén nước lấy 1 chén thuốc. Liều lượng sử dụng: Ngày uống 2 lần sau bữa ăn. 140 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC Bài 6: Bài thuốc trị mất ngũ, mộng mị (kết hợp nhiều loài) Người được phỏng vấn: Bố Quốc Thoại ở thôn Bình Thắng, xã Phan Hòa và Cửu Hoài Trung ở thôn Bình Tiến, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Tên cây thuốc: Cam thảo đất - Scoparia dulcis L., Vông nem - Erythrina variegata L., Nhãn lồng - Passiflora foetida L., Trinh nữ - Mimosa pudica L.. Bộ phận dùng: Toàn cây khô (Cam thảo đất), vỏ thân hoặc lá khô (Vông nem), Toàn cây khô (Nhãn lồng), Thân hoặc rễ khô (Trinh nữ). Cách pha chế: Lấy 10 g Cam thảo đất, 20 g Vông nem, 20 g Nhãn lồng và 20 g Trinh nữ, rửa sạch trộn lẫn nấu với 3 chén nước lấy 1 chén thuốc cho lần 1 và lần 2 nấu với 2,5 chén nước lấy 0,8 chén thuốc. Liều lượng sử dụng: Ngày uống 2 lần. Lưu ý: Thuốc chỉ dùng cho người lớn. Bài 7: Bài thuốc trị tiểu ra máu (kết hợp nhiều loài) Người được phỏng vấn: Tôn Thương ở thôn Bình Hiếu và Cửu Hoài Trung ở thôn Bình Tiến, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Tên cây thuốc: Ngọc anh - Tabernaemontana divaricata (L.) R. Br. ex Roem. & Schult., Cỏ mực - Eclipta prostrata (L.) L.. Bộ phận dùng: Thân, rễ khô (Ngọc anh), Toàn cây (Cỏ mực). Cách pha chế: Lấy 20 g Ngọc anh và 100 g Cỏ mực, rửa sạch trộn lẫn nấu với 3 chén nước lấy 1 chén thuốc lần 1 và lần 2 nấu với 2,5 chén nước lấy 0,8 chén thuốc. Liều lượng sử dụng: Ngày dùng 2 lần. Lưu ý: Thuốc chỉ dùng cho người lớn, kiêng đá lạnh. III. KẾT LUẬN Tài nguyên cây thuốc của người đồng bào dân tộc Chăm ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận có 132 loài thuộc 119 chi của 53 họ trong 3 ngành thực vật bậc cao có mạch gồm Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, có 37 loài cây thuốc được người Chăm sử dụng nhiều nhất và 6 loài cây thuốc nguy cấp theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), Nghị định 06/2019 của Chính phủ. Cây thuốc của người Chăm được chia làm 6 nhóm dạng thân chính gồm: Cây thân thảo, cây bụi/bụi trườn, dây leo, cây gỗ nhỏ, cây gỗ lớn và phụ sinh. Đã ghi nhận được 6 nhóm bộ phận sử dụng và 18 nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc của người Chăm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Huy Bích, 2006. Cây thuố