Đa dạng trùng bánh xe (Rotifera) trong các sinh cảnh thuộc vùng đất cát ven biển tỉnh Quảng Nam

Đa dạng Trùng bánh xe (Rotifera) trong các sinh cảnh được nghiên cứu tại vùng đất cát ven biển tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu ghi nhận được 101 loài Trùng bánh xe (TBX) thuộc 24 chi, 16 họ và 3 bộ. Trong đó, 15 loài được ghi nhận mới cho ngành Trùng bánh xe ở Việt Nam. Theo sinh cảnh, tổng số loài ghi nhận cao nhất ở sinh cảnh cột nước gần bờ (84 loài, chiếm 83,17%), thấp hơn ở sinh cảnh cát vùng hygropsammon và vùng eupsammon (lần lượt 76 và 49 loài, chiếm 75,25 và 48,51%). Độ đạng của quần xã TBX, thể hiện qua chỉ số Shannon, có sự khác nhau nhất định giữa các sinh cảnh và thay đổi theo mùa. Các chỉ số ước đoán độ giàu loài theo Chao 2, Jacknife 2 và Bootstrap cho thấy tiềm năng đa dạng cao ở các sinh cảnh này. Về cấu trúc quần xã, có sự khác biệt về tỉ lệ các họ tại mỗi sinh cảnh, tuy nhiên, họ Lecanidae có sự ưu thế về đa dạng loài trong cả 3 sinh cảnh. Tổng mật độ TBX ở vùng sinh cảnh cát vùng eupsammon cao hơn so với vùng hygropsammon và sinh cảnh cát cột nước gần bờ.

pdf10 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đa dạng trùng bánh xe (Rotifera) trong các sinh cảnh thuộc vùng đất cát ven biển tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00019 ĐA DẠNG TRÙNG BÁNH XE (Rotifera) TRONG CÁC SINH CẢNH THUỘC VÙNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM Dương Quang Hưng1, Võ Văn Minh1,2, Phan Nhật Trường1, Trần Nguyễn Quỳnh Anh1,2, Trịnh Đăng Mậu 1,2,* Tóm tắt: Đa dạng Trùng bánh xe (Rotifera) trong các sinh cảnh được nghiên cứu tại vùng đất cát ven biển tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu ghi nhận được 101 loài Trùng bánh xe (TBX) thuộc 24 chi, 16 họ và 3 bộ. Trong đó, 15 loài được ghi nhận mới cho ngành Trùng bánh xe ở Việt Nam. Theo sinh cảnh, tổng số loài ghi nhận cao nhất ở sinh cảnh cột nước gần bờ (84 loài, chiếm 83,17%), thấp hơn ở sinh cảnh cát vùng hygropsammon và vùng eupsammon (lần lượt 76 và 49 loài, chiếm 75,25 và 48,51%). Độ đạng của quần xã TBX, thể hiện qua chỉ số Shannon, có sự khác nhau nhất định giữa các sinh cảnh và thay đổi theo mùa. Các chỉ số ước đoán độ giàu loài theo Chao 2, Jacknife 2 và Bootstrap cho thấy tiềm năng đa dạng cao ở các sinh cảnh này. Về cấu trúc quần xã, có sự khác biệt về tỉ lệ các họ tại mỗi sinh cảnh, tuy nhiên, họ Lecanidae có sự ưu thế về đa dạng loài trong cả 3 sinh cảnh. Tổng mật độ TBX ở vùng sinh cảnh cát vùng eupsammon cao hơn so với vùng hygropsammon và sinh cảnh cát cột nước gần bờ. Từ khóa: Đa dạng sinh học, trùng bánh xe, vùng đất cát ven biển, Quảng Nam. 1. MỞ ĐẦU Trùng bánh xe (hay luân trùng - rotifers) là một trong 3 nhóm động vật phù du chiếm ưu thế trong các hệ sinh thái thủy vực, là một mắt xích không thể thiếu trong lưới thức ăn, đóng vai trò đảm bảo dòng chảy vật chất và năng lượng từ sinh vật sản xuất sơ cấp đến các sinh vật bậc cao hơn (Wallace, 2002). Do đó, các loài Trùng bánh xe sống nổi đã được quan tâm nghiên cứu khá kỹ. Tuy nhiên trong tự nhiên, đặc biệt là ở các thủy vực có diện tích bề mặt nhỏ và nông, bên cạnh nhóm sống nổi, các cộng đồng TBX sống bám, sống đáy và đặc biệt là nhóm sống trong cát gần đây cũng được ghi nhận có tiềm năng đa dạng và phong phú cao (Fontaneto & De Smet, 2015). Dù TBX trong sinh cảnh cát được đánh giá có thể đóng vai trò quan trọng trong liên kết các chu trình năng lượng và vật chất giữa các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, nghiên cứu về TBX ở sinh cảnh cát nhìn chung còn khá rải rác và ít được đầu tư (Radwan & Bielańska-Grajner, 2001; Wallace, 2002). Theo Wiszniewski (1934a, 1934b) có thể phân sinh cảnh cát thành 3 vùng: (1) Vùng cát ngập chìm trong nước, chạy dọc theo đường bờ của thủy vực (Hydropsammon); (2) Vùng cát hoàn toàn ẩm ướt bởi hoạt động của sóng, dòng chảy và lực mao dẫn, vùng này nằm phía trên và sát đường mép nước của thủy vực (Hygropsammon); (3) Vùng cát chỉ ẩm ướt một phần, nằm ở ranh giới ngoài cùng của vùng hygropsamon và cách xa đường mép nước (Eupsammon). Theo nhóm loài, TBX ở sinh cảnh cát có thể thuộc các nhóm: 1Nhóm nghiên cứu và giảng dạy DN-EBR, Đại học Đà Nẵng 2Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng *Email: trinhdangmau@gmail.com PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 159 Psammobiotic là nhóm loài đặc trưng cho sinh cảnh cát (ví dụ, Lecane psammophila), Psammophilic là nhóm các loài TBX ưa sống trong cát nhưng cũng bắt gặp trong cột nước (ví dụ, Colurella colurus), và Psammoxenic là nhóm loài ưa sống phù du trong cột nước (Wiszniewski, 1947, 1937). Các nghiên cứu trước đây đã dành nhiều sự chú ý cho nhóm các loài TBX ở sinh cảnh cát thuộc vùng bờ biển (Saunders-Davies, 1998; Sørensen, 1998; Turner, 1993, 1990; Tzschaschel, 1983) và môt số được thực hiện ở sinh cảnh cát ven sông suối (Schmid- Araya, 1998a, 1998b; Turner, 1996; Zullini & Ricci, 1980). Tuy nhiên, vẫn còn khá ít thông tin đa dạng TBX ở sinh cảnh cát thuộc các vùng nước tĩnh (ao, hồ, hồ chứa, vùng nước tạm,) (Ejsmont-Karabin, 2003; Neel, 1948; Radwan & Bielańska-Grajner, 2001; Segers, 1998). Do đó, bài báo này được thực hiện nhằm khảo sát sự đa dạng TBX tại vùng đất cát ven biển tỉnh Quảng Nam và so sánh sự phân bố của các loài TBX trong các sinh cảnh khác nhau. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu phân tích được thu tại 12 địa điểm là các hồ, ao, vùng nước tạm nằm trong vùng đất cát ven biển tỉnh Quảng Nam (hình 1). Thời gian thu mẫu vào mùa hè (tháng 8) và vào mùa mưa (tháng 11) năm 2019. Hình 1. Bản đồ khu vực nghiên cứu Tại mỗi địa điểm, mẫu TBX được thu ở 3 sinh cảnh là: sinh cảnh cột nước gần bờ, sinh cảnh cát vùng hygropsammon và sinh cảnh cát vùng eupsammon cho các phân tích định tính và định lượng. Mẫu định tính TBX trong nước được thu bằng cách kéo lưới thu mẫu động vật phù du (mắt lưới 50 μm) theo mặt cắt ngang thủy vực, mẫu định lượng được thu bằng cách lọc 30 lít nước qua lưới thu mẫu. Mẫu định tính TBX ở sinh cảnh cát được thu bằng gàu nhựa: đặt gàu vuông góc từ bề mặt cát xuống độ sâu 2 cm, sau đó kèo gàu song song với đường mực nước. Lớp cát sau khi được lấy lên sẽ được cho vào một xô 160 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM nhựa và khuấy trộn với nước đã lọc (qua lưới có mắt lưới 30 μm), sau đó cho nước trong xô đi qua lưới thu mẫu động vật phù du. Đối với mẫu định lượng TBX ở sinh cảnh cát, ô tiêu chuẩn hình chữ nhật kích thước 10x100 cm được xác định tại địa điểm thu mẫu và tiến hành các bước như đối với mẫu định tính. Mẫu TBX sau khi thu được chuyển vào bình nhựa có dung tích 150 ml và cố định bằng formaldehyde đến 4%. Quá trình phân tích, định danh được thực hiện tới loài bằng phương pháp so sánh hình thái dưới kính hiển vi quang học Hund (H600). Các mẫu cần thiết phải phân tích hàm nghiền (trophi) được thực hiện bằng cách sử dụng nước Javen loãng. Tài liệu chính được sử dụng trong định danh loài TBX theo: Koste (1978); Segers (2007); Wallace et al. (2006). Mật độ của mỗi loài TBX được xác định bằng buồng đếm sinh vật phù du Sedgewick - Raffer. Tính toán chỉ số đa dạng sinh học theo Shannon (1948), xây dựng đường cong tích lũy và các chỉ số ước đoán độ giàu loài: chỉ số Jacknife 2 (Smith & van Belle, 1984) và Chao 2 (Chao, 1987) của các sinh cảnh thuộc khu vực nghiên cứu được thực hiện bằng Vegan package (Oksanen et al., 2013) trong phần mềm R (Team, 2013). 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Nghiên cứu đã ghi nhận tổng số 101 loài TBX thuộc 24 chi, 16 họ, 3 bộ (Bảng 1). Trong đó, số loài TBX được ghi nhận nhiều nhất trong sinh cảnh cột nước gần bờ với 84 loài (chiếm 83,17% tổng số loài), tiếp đó là sinh cảnh cát vùng hygropsammon và eupsammon với số loài ghi nhận lần lượt là: 76 và 49 loài (chiếm 75,25% và 48,51%) (Bảng 2). Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Muirhead et al. (2006) ở 3 hồ nước ngọt vùng ôn đới tại Ba Lan với số loài TBX cao nhất ở sinh cảnh cột nước gần bờ (137 - 162 loài), cao hơn so với ở sinh cảnh cát (100 - 135 loài). Trong các loài TBX ở sinh cảnh cát, có 3 loài thuộc nhóm psammobiotic là: L. minuta, L. phapi và L. spiniventris (chiếm 3,9% tổng số loài); 8 loài thuộc nhóm psammophilic: L. abanica, L. bifurca, L. dorysimilis, L. inermis, L. lunaris, L. tenuiseta, L. ovalis, C. gibba (chiếm 10,39%); 66 loài TBX trong nhóm psammoxenic. Bảng 1. Thành phần loài Trùng bánh xe tại vùng đất cát ven biển tỉnh Quảng Nam Bộ Collothecaceae Họ Collothecidae 1. Collotheca ornata (Ehrenberg, 1832)c,l Bộ Flosculariaceae Họ Conochilidae 2. Conochilus dossuarius Hudson, 1885c,l 3. Conochilus unicornis Rousselet, 1892c,l Họ Testudinellidae 4. Testudinella sp.e,l 5. Testudinella tridentata africana Gillard, 1952*c, l Họ Trochosphaeridae 6. Filinia longiseta Ehrenberg, 1834c, l Bộ Ploima Họ Asplanchnidae 7. Asplanchna sieboldi Leydig, 1854c, l Họ Brachionidae 8. Anuraeopsis fissa Gosse, 1851c,h,e,l 9. Brachionus angularis Gosse, 1851c,h,l 10. Brachionus budapestinensis Daday, 1885c,l 11. Brachionus caudatus Barrois & Daday, 1894c,h,l 12. Brachionus diversicornis (Daday, 1883)c,l 13. Brachionus falcatus Zacharias, 1898c,h,l 14. Brachionus forficula Wierzejski, 1891c,h,l 15. Brachionus quadridentatus f. brevispinus Ehrenberg, 1832c,h,l 16. Brachionus rubens Ehrenberg, 1838c,h,l 17. Keratella cochlearis (Gosse, 1851)c,l 18. Plationus patulus (Müller, 1786)c,l 19. Platyias quadricornis (Ehrenberg, 1832)c,h,l Họ Dicranophoridae 20. Dicranophorus sp.h,e,l PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 161 Họ Euchlanidae 21. Dipleuchlanis propatula (Gosse, 1886)c,h,e,l 22. Euchlanis dilatata Ehrenberg, 1830c,l 23. Euchlanis incisa Carlin, 1939*c,l Họ Lecanidae 24. Lecane abanica Segers, 1994b,h,e,l 25. Lecane aculeata (Jakubski, 1912)c,h,e,l 26. Lecane aeganea Harring, 1914c,h,l 27. Lecane arcula Harring, 1914c,l 28. Lecane batillifer (Murray, 1913)c,h,e 29. Lecane bifurca (Bryce, 1892)b,h 30. Lecane blachei Bērziņš, 1973*c,h 31. Lecane bulla (Gosse, 1851)c,he,l 32. Lecane closterocerca (Schmarda, 1859)c,h,e,l 33. Lecane crepida Harring, 1914c,h,e,l 34. Lecane curvicornis (Murray, 1913)c,h,e,l 35. Lecane dorysimilis Trinh Dang, Segers & Sanoamuang, 2015b,h,e,l 36. Lecane doryssa Harring, 1914c,h,e,l 37. Lecane elsa Hauer, 1931*c,h,l 38. Lecane eswari Dhanapathi, 1976*c,h,e 39. Lecane furcata Murray, 1913c,h,e,l 40. Lecane haliclysta Harring & Myers, 1926c,h,e,l 41. Lecane hamata (Stokes, 1896)c,h,e,l 42. Lecane hornemanni (Ehrenberg, 1834)c,h,e,l 43. Lecane inermis (Bryce, 1892)c,h 44. Lecane inopinata Harring & Myers, 1926c,h,e,l 45. Lecane kunthuleensis Chittapun, Pholpunthin & Segers, 2003c,h 46. Lecane lateralis Sharma, 1978*c,h,l 47. Lecane leontina (Turner, 1892)c,h,e,l 48. Lecane ludwigii (Eckstein, 1883)c,h,e,l 49. Lecane luna (Müller, 1776)c,h,e,l 50. Lecane lunaris (Ehrenberg, 1832)b,h,e,l 51. Lecane minuta Segers, 1994a,h,e 52. Lecane mitis Harring & Myers, 1926c,h 53. Lecane monostyla (Daday, 1897)*c,h 54. Lecane namatai Segers & Mertens, 1997c,h,e 55. Lecane obtusa (Murray, 1913)c,h,e,l 56. Lecane papuana (Murray, 1913)c,h,e,l 57. Lecane pertica Harring & Myers, 1926c,h,e 58. Lecane phapi Trinh Dang, Segers & Sanoamuang, 2015a,h,e 59. Lecane pyriformis (Daday, 1905)c,h,e 60. Lecane quadridentata (Ehrenberg, 1830)c,l 61. Lecane rhenana Hauer, 1929c,h,e,l 62. Lecane robertsonae Segers, 1993*c,l 63. Lecane serrata (Hauer, 1938)*c,l 64. Lecane signifera (Jennings, 1896)c,h,e,l 65. Lecane simonneae Segers, 1993c,h,e,l 66. Lecane sola Hauer, 1936c,h,e,l 67. Lecane sp. h,l 68. Lecane spiniventris Segers, 1994a,h,e 69. Lecane spiniventris Segers, 1993c,h,l 70. Lecane subtilis Harring & Myers, 1926c,h,l 71. Lecane superaculeata Sanoamuang & Segers, 1997c,h,l 72. Lecane tenuiseta Harring, 1914c,h,e,l 73. Lecane thailandensis Segers & Sanoamuang, 1994c,h,e 74. Lecane thienemanni (Hauer, 1938)c,h 75. Lecane undulata Hauer, 1938c,h,e,l 76. Lecane unguitata (Fadeev, 1925)c,l 77. Lecane ungulata (Gosse, 1887)c,h,l Họ Lepadellidae 78. Colurella geophila Donner, 1951*c,h,e,l 79. Colurella uncinata (Müller, 1773)c,h,e,l 80. Lepadella benjamini braziliensis Koste, 1972*c,l 81. Lepadella discoidea Segers, 1993*c,l 82. Lepadella ehrenbergii (Perty, 1850)c,h,e,l 83. Lepadella heterostyla (Murray, 1913)c,l 84. Lepadella ovalis (Müller, 1786)c,h,e,l 85. Lepadella patella Müller, 1773c,h,e,l 86. Lepadella vandenbrandei Gillard, 1952c,h,l Họ Mytilinidae 87. Mytilina bisulcata (Lucks, 1912)c,h,l 88. Mytilina ventralis (Ehrenberg, 1830)c,h,l Họ Notommatidae 89. Cephalodella gibba (Ehrenberg, 1830)b,h,e,l 90. Monommata actices Myers, 1930c,h,e,l Họ Scaridiidae 91. Scaridium longicaudum (Müller, 1786)c,h,e,l Họ Synchaetidae 92. Polyarthra sp. h,e,l Họ Trichocercidae 93. Trichocerca bicristata (Gosse, 1887)*c,h,l 94. Trichocerca bidens (Lucks, 1912)c,h,l 95. Trichocerca dixonnuttalli (Jennings, 1903)c,l 96. Trichocerca insulana (Hauer, 1937)*c,h,e,l 97. Trichocerca pusilla (Jennings, 1903)c,l 98. Trichocerca similis (Wierzejski, 1893)c,l 99. Trichocerca weberi (Jennings, 1903)*c,h Họ Trichotriidae 100. Macrochaetus subquadratus (Perty, 1850)c,h,e,l 101. Trichotria tetractis (Ehrenberg, 1830)c,l (*: Ghi nhận mới cho ngành TBX Việt Nam; a: psammobiotic; b: psammophilic; c: psammoxenic; l: cột nước gần bờ; h: hygropsammon; e: eupsammon). 162 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Hình 2. Một số loài ghi nhận mới cho ngành TBX của Việt Nam: a) T. weberi; b) L. discoidea; c) L. serrata; d) T. tridentata Africana; e) L. robertsonae; f) E. incise; g) T. bicristata Bảng 2. Thành phần loài TBX theo sinh cảnh sống tại vùng đất cát ven biển, tỉnh Quảng Nam Sinh cảnh Bộ Họ Chi Loài Tỉ lệ (%) Cột nước 3 16 24 84 83,17 Hygropsammon 1 11 15 76 75,25 Eupsammon 2 11 13 49 48,51 Tổng số 3 16 24 101 100 Nghiên cứu ghi nhận được 15 loài mới cho ngành TBX Việt Nam, nâng tổng số loài TBX đã ghi nhận tại Việt Nam từ 239 lên 254 loài. Các loài mới ghi nhận tại Việt Nam là: T. tridentata africana; E. incisa; C. geophila; L. benjamini braziliensis; L. discoidea; T. bicristata; T. insulana; T. weberi; L. blachei; L. elsa; L. eswari; L. lateralis; L. monostyla; L. robertsonae; L. serrata (Hình 2). Mức độ đa dạng của TBX ở các sinh cảnh khác nhau vào mùa khô và mùa mưa được đánh giá dựa vào chỉ số Shannon (Hình 3). Vào mùa khô, độ đa dạng trung bình của TBX trong cột nước (Hcột nước= 1,35) là cao hơn so với trong các tầng cát (Heupsammon= 0,68 và Hhygropsammon= 1,21). Tuy nhiên, kết quả phân tích Anova cho thấy sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê giữa Hcột nước và Heupsammon với độ tin cậy 90% (pvalue= 0.07). Vào mùa mưa, giá trị chỉ số đa dạng đều tăng ở cả 3 sinh cảnh, đạt giá trị Hcột nước= 1,66; Heupsammon= 1,24 và Hhygropsammon= 1,68. Trong đó, sự tăng lên ở 2 sinh cảnh cát là có ý nghĩa thống kê (pvalue < 0.1). Sự biến động về độ đang dạng của quần xã TBX trong cát theo mùa có thể là do sự thay đổi các điều dưới kiện môi trường. TBX trong sinh cảnh cát được cho là chịu sự chi phối của các yếu tố như lượng vật chất hữu cơ, cấu trúc tầng cát, tỉ lệ nước, pH, nhiệt độ, hàm lượng oxy trong tầng cát... (Evans, 1982; Neel, 1948; Pennak, 1940; Ruttner-Kolisko, 1953; Schmid-Araya, 1998b). Các yếu tố này hoàn toàn có thể thay đổi do sự thay đổi lưu lượng nước trong các thủy vực vào mùa mưa, kéo theo sự biến động trong độ đa dạng loài của quần xã TBX. PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 163 Hình 3. Chỉ số đa dạng Shannon tại các sinh cảnh sống theo mùa. Hình 4. Đường cong tích lũy và các chỉ số ước đoán độ giàu loài Trùng bánh xe theo các sinh cảnh sống Lưu ý rằng, số lượng loài ghi nhận được ở mỗi sinh cảnh phục thuộc vào số lượng mẫu thu thập (Dumont & Segers, 1996), nên việc so sánh độ đa dạng dựa trên chỉ số Shannon chỉ mang tính tương đối. Do đó, đường cong tích lũy loài và chỉ số ước đoán độ giàu loài được sử dụng để đánh giá tiềm năng đa dạng giữa các sinh cảnh nghiên cứu (Hình 4). Kết quả phân tích cho thấy, mức độ đa dạng loài trong cột nước gần bờ, cao hơn so với trong cát vùng hygropsammon và vùng eupsammon với số lượng loài mới trung bình ghi nhận được ở các sinh cảnh tương ứng lần lượt là 5,89; 5,23 và 1,88 loài. Các chỉ số ước đoán (Chao 2, Jacknkife 2 và Bootstrap) dự báo rằng tổng số loài có thể thu được trên thực tế là lớn hơn nhiều so với số loài đã ghi nhận, đạt đến 73 loài trong vùng eupsammon, 112 loài trong vùng hygropsammon và đến 130 loài trong cột nước. 164 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Hình 5. (a) Cấu trúc quần xã và (b) mật độ theo bậc họ ở các sinh cảnh sống Về cấu trúc, quần xã TBX ở sinh cảnh cát vùng hygropsammon và vùng eupsammon có sự tương đồng với 11 họ, trong đó họ Lecanidae có sự đang dạng loài cao nhất với tỉ lệ lần lượt chiếm 64,47% và 69,39% tổng số loài. Tuy nhiên, có sự khác biệt về tỉ lệ các họ còn lại. Cụ thể, quần xã TBX trong vùng hygropsammon có sự đóng góp lớn từ họ Brachionidae, Lepadellidae, Trichotriidae (lần lượt 10,53%; 7,89%; 5,26%) trong khi ở vùng eupsammon là họ Lepadellidae và họ Notommatidae (lần lượt 10,20%; 4,08%). So sánh với cấu trúc thành phần loài TBX trong cột nước gần bờ (có 16 họ, 24 chi và 84 loài), quần xã TBX ở sinh cảnh cát có sự đa dạng thấp hơn ở tất cả các bậc phân loại. Tuy nhiên, sự ưu thế của họ Lecanidae (chiếm 45,24% số lượng loài) vẫn được quan sát thấy trong cột nước. Các họ có đa dạng loài cao tiếp theo trong sinh cảnh cột nước gần bờ là: Brachionidae, Lepadellidae và Trichocercidae (tương ứng 14,29%; 10,71% và 7,14%) (hình 5a). Cấu trúc quần xã và mật độ TBX ở sinh cảnh cát có thể bị phụ thuộc vào tính chất tầng cát và kích thước hạt cát (Bielańska-Grajner & Molenda, 2008; Ejsmont- Karabin, 2004). Sự ưu thế của Lecanids tại các sinh cảnh cát có thể được giải thích bởi sự thích nghi về cấu trúc và chức năng như: vỏ giáp cứng, kích thước cơ thể nhỏ, thuôn dài, có móc gai đuôi giúp chúng chịu đựng tốt hơn với các va đập và ma sát với cát mà không bị tổn thương cũng như di chuyển giữa các khe cát dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhận định này cần được nghiên cứu kiểm chứng. Tổng mật độ TBX có sự khác biệt giữa các sinh cảnh (hình 5b). Sinh cảnh cát vùng eupsammon tuy có độ giàu loài thấp hơn so với vùng hygropsammon (49 < 76 loài) nhưng lại có tổng mật độ TBX cao hơn so với vùng hygropsammon (9,13x106 cá thể/m3 > 7,39x106 cá thể/m3). Điều này khác biệt so với một số nghiên cứu trước đây ghi nhận tổng số loài và mật độ TBX ở vùng hygropsammon là cao nhất trong sinh cảnh cát (Bielańska- Grajner & Molenda, 2008; Evans, 1982; Radwan & Bielańska-Grajner, 2001; Wiszniewski, 1947). Tuy nhiên, tổng mật độ và mật độ của từng loài khác nhau nhìn PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 165 chung rất biến động qua thời gian, địa điểm và các độ sâu khác nhau của môi trường cát (Ejsmont-Karabin, 2005; Evans, 1982; Radwan & Bielańska-Grajner, 2001). Trong vùng hygropsammon và vùng eupsammon, mật độ loài Lecanids chiếm đa số trong các sinh cảnh này với lệ tương ứng 71,98% và 62,81% tổng mật độ cá thể. Ngược lại, trong cột nước thì họ Synchaetidae có số lượng cá thể phong phú nhất với 2,93x106 cá thể/m3 (chiếm 57,47%) kế đến là họ Brachionidae với 34,26%. Lecanids chỉ đóng góp 4,45% tổng số loài trong sinh cảnh này. Nhìn chung, tổng mật độ Trùng bánh xe ở 2 vùng eupsammon và hygropsammon thuộc sinh cảnh cát là cao hơn so với sinh cảnh cột nước gần bờ. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, phạm vi vùng phân bố của TBX ở sinh cảnh cột nước là rộng lớn hơn nhiều so với phạm vi vùng phân bố giới hạn của TBX ở sinh cảnh cát, nơi sinh vật tập trung chủ yếu ở vùng cát bề mặt từ 2-3 cm trở lên và kéo dài từ đường mực nước lên phía trên bờ tối đa 20m (Whitman et al., 1994). Bên cạnh đó, sự bố của TBX ở sinh cảnh cát còn phụ thuộc vào: độ dốc của bờ, hoạt động của dòng chảy, ánh sáng, nhiệt độ (Bielańska-Grajner & Molenda, 2008; Ejsmont-Karabin, 2005; Evans, 1982; Muirhead et al., 2006). 4. KẾT LUẬN Tổng số 101 loài TBX thuộc 24 chi, 16 họ và 3 bộ được ghi nhận. Trong đó, 15 loài TBX được ghi nhận mới cho ngành TBX của Việt Nam. Về cấu trúc, họ Lecanidae có sự đa dạng loài cao nhất trong quần xã ở cả 3 sinh cảnh sống. Tổng mật độ TBX ở vùng eupsammon cao hơn so với vùng hygropsammon và trong cột nước. Theo sinh cảnh sống, độ giàu loài TBX cao nhất ghi nhận tại sinh cảnh cột nước gần bờ, tiếp đến là cát vùng hygropsammon và thấp nhất ở vùng eupsammon. Chỉ số Shannon cho thấy độ đạng các sinh cảnh có sự khác nhau nhất định và có sự thay đổi rõ rệt trong độ đa dạng của quần xã TBX theo mùa. Đường cong tích lũy loài và các chỉ số ước đoán độ giàu loài cho thấy tiềm năng đa dạng cao về TBX trong các sinh cảnh được khảo sát. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bielańska-Grajner I., Molenda T., 2008. Dependence between occurrence of selected spe
Tài liệu liên quan