Gen XRCC3 có chức năng duy trì sự bền vững của nhiễm sắc thể và sửa chữa các tổn thương DNA
trong quá trình tái tổ hợp tương đồng, do đó những thay đổi trên gen có liên quan tới sự hình thành và phát
triển nhiều loại ung thư. Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu xác định tính đa hình đơn A17893G tại
intron 5 của gen XRCC3 ở nhóm bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng so với nhóm đối chứng. 102 bệnh
nhân mắc ung thư buồng trứng và 102 người không mắc ung thư buồng trứng đã được lựa chọn vào nghiên
cứu. Sử dụng kỹ thuật enzym cắt giới hạn (RCR - RFLP) để phân tích kiểu gen của XRCC3, sau đó xác định
tỉ lệ phân bố và khả năng mắc bệnh của các kiểu gen. Kết quả cho thấy tỉ lệ alen A là 0,61 và alen G là 0,39.
Tỉ lệ phân bố của các kiểu gen AA, AG, GG lần lượt ở nhóm bệnh là 39,2%, 43,1%, 17,6% và ở nhóm chứng
là 40,2%, 35,3%, 24,5%. Các alen và kiểu gen của SNP A17893G không có sự khác biệt ở nhóm bệnh và
nhóm chứng.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đa hình đơn nucleotide A17893G của gen XRCC3 trong ung thư buồng trứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 115 (6) - 2018 53
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Địa chỉ liên hệ: Trần Huy Thịnh, Bộ môn Hóa sinh, Trường
Đại học Y Hà Nội
Email: tranhuythinh@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 19/4/2018
Ngày được chấp thuận: 15/6/2018
ĐA HÌNH ĐƠN NUCLEOTIDE A17893G CỦA GEN XRCC3
TRONG UNG THƯ BUỒNG TRỨNG
Nguyễn Hải Phương, Trần Huy Thịnh,
Trần Vân Khánh, Tạ Thành Văn, Nguyễn Viết Tiến
Trường Đại học Y Hà Nội
Gen XRCC3 có chức năng duy trì sự bền vững của nhiễm sắc thể và sửa chữa các tổn thương DNA
trong quá trình tái tổ hợp tương đồng, do đó những thay đổi trên gen có liên quan tới sự hình thành và phát
triển nhiều loại ung thư. Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu xác định tính đa hình đơn A17893G tại
intron 5 của gen XRCC3 ở nhóm bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng so với nhóm đối chứng. 102 bệnh
nhân mắc ung thư buồng trứng và 102 người không mắc ung thư buồng trứng đã được lựa chọn vào nghiên
cứu. Sử dụng kỹ thuật enzym cắt giới hạn (RCR - RFLP) để phân tích kiểu gen của XRCC3, sau đó xác định
tỉ lệ phân bố và khả năng mắc bệnh của các kiểu gen. Kết quả cho thấy tỉ lệ alen A là 0,61 và alen G là 0,39.
Tỉ lệ phân bố của các kiểu gen AA, AG, GG lần lượt ở nhóm bệnh là 39,2%, 43,1%, 17,6% và ở nhóm chứng
là 40,2%, 35,3%, 24,5%. Các alen và kiểu gen của SNP A17893G không có sự khác biệt ở nhóm bệnh và
nhóm chứng.
Từ khóa: Ung thư buồng trứng, đa hình đơn A17893G, gen XRCC3
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư buồng trứng là một trong bảy ung
thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Năm 2012
trên toàn thế giới ghi nhận 239.000 ca mắc
ung thư buồng trứng, chiếm 4% trong tổng số
các ca mắc ung thư mới. Căn bệnh này cũng
là một trong tám nguyên nhân gây tử vong do
ung thư hàng đầu ở phụ nữ [1].
XRCC3 là một trong những protein trong
gia đình protein RAD51. Các tác nhân gây ung
thư khi tác động vào phân tử DNA có thể làm
đứt gẫy ở cả 2 mạch của phân tử. Lúc này họ
gia đình protein RAD51 có vai trò bảo vệ và
hàn gắn lại phân tử DNA, đảm bảo sự ổn định
của phân tử [2]. Gen quy định tổng hợp nên
protein XRCC3 nằm ở vị trí 14q32.3, gen dài
23kbp, gồm 10 exon. Trong đó, SNP
A17893G tại vị trí intron 5 đã được nhiều
nghiên cứu trên thế giới phân tích về vai trò
với bệnh lý ung thư buồng trứng [3 - 5]. Kết
quả của những báo cáo này còn tồn tại mâu
thuẫn. Một số nghiên cứu cho thấy sự liên
quan giữa SNP A17893G với bệnh lý ung thư
buồng trứng có ý nghĩa thống kê [3; 6]. Một
số nghiên cứu khác lại cho thấy không có mối
liên quan nào giữa SNP A17893G và nguy cơ
mắc bệnh [4; 7].
Hiện nay tại Việt Nam, đa hình đơn nucleo-
tide của gen XRCC3 trên bệnh lý ung thư
buồng trứng vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ, do đó
nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu: xác
định tỷ lệ đa hình đơn A17893G của gen
XRCC3 trên bệnh nhân ung thư buồng trứng
và nhóm người bình thường tại Việt Nam.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Nhóm bệnh: 102 bệnh nhân mắc ung thư
buồng trứng điều trị tại Bệnh viện Phụ sản
54 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Trung ương với độ tuổi trung bình là 44,69 ±
16,4. Các bệnh nhân đã được thăm khám lâm
sàng, làm các xét nghiệm cận lâm sàng và
giải phẫu bệnh để chẩn đoán xác định ung thư
buồng trứng.
- Nhóm chứng: 102 bệnh nhân nữ không
mắc ung thư buồng trứng đến khám tại Bệnh
viện Phụ Sản Trung ương với độ tuổi trung
bình là 45,74 ± 17,1.
Các đối tượng thuộc nhóm bệnh và nhóm
chứng được lấy 2ml máu chống đông bằng
EDTA.
2. Phương pháp
Tách chiết DNA: DNA tổng số được tách
chiết từ mẫu máu theo kit PROMEGA.
Kỹ thuật PCR-RFLP (PCR-Restrict Frag-
ment Length Polymophism).
Vùng gen chứa SNP A17893G của gen
XRCC3 được khuếch đại bằng cách sử dụng
cặp mồi:
Mồi xuôi: 5’-GACACCTCTACAGAGGACG-
3’.
Mồi ngược: 3’-CTGTGCCTAACCATCGAGAA
-5’.
Thành phần phản ứng PCR (thể tích 15 µl)
gồm: 4 µl H2O, 7,5 µl Tag polymerase, 1 µl
mồi xuôi, 1 µl mồi ngược và 1,5 µl DNA.
Chu trình nhiệt của phản ứng: [94ºC/30
giây, 58ºC/30 giây, 72ºC/30 giây] 38 chu kỳ.
Bảo quản sản phẩm ở 15ºC.
Sản phẩm PCR được điện di trên gel aga-
rose 1,5%, điện thế 120V trong 15 phút.
Xác định đa hình A17893G của gen
XRCC3 bằng kỹ thuật enzym cắt giới hạn:
Thành phần của phản ứng: 0,3 µl enzym
Pvu II, 1 µl buffer NE 3.1, 1,7 µl H2O và 7 µl
sản phẩm PCR. Phản ứng cắt được ủ ở 37 ºC
trong 4 giờ, sau đó điện di trên gel agarose
2% với điện thế 100V trong 20 phút và chụp
ảnh bằng hệ thống máy EC3 Imaging System.
Khi enzym cắt đoạn gen sẽ tạo ra các đoạn
DNA có kích thước 650 bp (kiểu gen GG); 283
bp và 367 bp (kiểu gen AA); 280 bp, 367 bp và
650 bp (kiểu gen AG).
Phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân
tích số liệu. Kiểm định χ2 để so sánh tỉ lệ kiểu
gen của nhóm bệnh và nhóm chứng. Để ước
tính mối liên quan giữa các kiểu gen và khả
năng mắc ung thư buồng trứng dùng tỉ suất
OR với khoảng tin cậy 95%. Các kiểm định ý
nghĩa khi p < 0,05.
3. Đạo đức nghiên cứu
Đề tài đã được Hội đồng Đạo đức của
Bệnh viện Phụ sản Trung ương chấp thuận
theo quyết định số 966/CN-PSTW. Bệnh
nhân hoàn toàn tự nguyện tham gia vào
nghiên cứu. Bệnh nhân có quyền rút lui khỏi
nghiên cứu khi không đồng ý tiếp tục tham
gia vào nghiên cứu. Các thông tin cá nhân
được bảo mật.
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên
cứu
Khi so sánh các tiêu chí về tuổi, tuổi trung
bình và tình trạng kinh nguyệt cho thấy nhóm
bệnh và nhóm chứng tương đồng nhau,với
p > 0,05. Ở những bệnh nhân ung thư buồng
trứng, nhóm tuổi mắc bệnh nhiều nhất là
nhóm tuổi từ 40 đến 59 tuổi chiếm 45,1% và ít
nhất là nhóm tuổi ≥ 60 tuổi chiếm 20,6%. Tuổi
trung bình mắc bệnh là 44,69 tuổi. Tỉ lệ bệnh
nhân mắc bệnh đã mãn kinh chiếm 44,1%, ít
hơn so với những bệnh nhân chưa mãn kinh
hoặc chưa có kinh (chiếm 55,9%) (bảng 1).
TCNCYH 115 (6) - 2018 55
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân tham gia nghiên cứu
Đặc điểm
Nhóm bệnh
(n = 102)
Nhóm chứng
(n = 102) p
n % n %
Tuổi
≤ 39 35 34,3 32 31,4
0,850 40 - 59 46 45,1 50 49,0
≥ 60 21 20,6 20 19,6
Tuổi trung bình 44,69 ± 16,4 45,74 ± 17,1 0,622
Tình trạng
kinh nguyệt
Mãn kinh 45 44,1 42 41,2
0,671 Chưa mãn kinh hoặc
chưa có kinh
57 55,9 60 58,9
2. Mối liên quan giữa SNP A17893G với một số yếu tố trong bệnh ung thư buồng trứng
Hình 1. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR đoạn gen XRCC3 chứa SNP A17893G
ở bệnh nhân ung thư buồng trứng
M: marker; (+): chứng dương; (-): chứng âm. BT21-BT29 là các mẫu bệnh nhân
Hình 1 cho thấy sản phẩm PCR của đoạn gen XRCC3 chứa SNP A17893G sau điện di ở
nhóm bệnh nhân ung thư buồng trứng. Bản gel khi soi dưới tia UV cho hình ảnh rõ ràng, sắc nét,
không xuất hiện vạch phụ.
M (+) (-) BT21 BT22 BT23 BT24 BT25 BT26 BT27 BT28 BT29
650 bp
56 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
M AA GG BT21 BT22 BT23 BT24 BT25 BT26 BT27 BT28 BT29
650 bp
367 bp
283 bp
Hình 2. Hình ảnh điện di sản phẩm cắt đoạn gen XRCC3 bằng enzym PvuII
mẫu bệnh nhân ung thư buồng trứng
* M: Marker 100 bp; AA: mẫu chứng mang kiểu gen AA; GG: mẫu chứng mang kiểu gen GG;
kiểu gen AA (BT28); kiểu gen AG (BT21, BT24, BT25, BT27, BT29); kiểu gen GG (BT22, BT23,
BT26).
Hình 3. Kết quả giải trình tự sản phẩm PCR đoạn gen XRCC3 chứa SNP A17893G của các
bệnh nhân mang kiểu gen AA, AG, GG
Sản phẩm PCR của các kiểu gen AA, AG, GG được kiểm tra lại bằng phương pháp giải trình
tự và so sánh trên Genebank. Kết quả giải trình tự thu được là trùng khớp với kết quả xác định
kiểu gen bằng phương pháp RFLP.
Bảng 2. Tỉ lệ kiểu gen và kiểu alen của SNP A17893G trong nhóm bệnh và nhóm chứng
Kiểu alen và kiểu gen
Nhóm bệnh Nhóm chứng
p
n % n %
Kiểu alen
A 124 60,8 118 57,8
0,545
G 80 39,2 86 42,2
Kiểu gen
AA 40 39,2 41 40,2
0,377 AG 44 43,1 36 35,3
GG 18 17,6 25 24,5
TCNCYH 115 (6) - 2018 57
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Tỉ lệ alen G ở nhóm chứng được ghi là 0,42 và ở nhóm bệnh là 0,39. Ở nhóm bệnh, tỉ lệ kiểu
gen AG là lớn nhất, chiếm 43,1%, tiếp sau là kiểu gen AA chiếm 39,2% và kiểu gen GG là 17,6%.
Còn ở nhóm chứng, nhiều nhất là kiểu gen AA với tỉ lệ là 40,2% và ít nhất là kiểu gen GG với tỉ lệ
là 24,5%. Tuy nhiên các kiểu alen và kiểu gen này lại không có sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh và
chứng.
Bảng 3. So sánh khả năng mắc bệnh giữa các kiểu gen của SNP A17893G
trong nhóm bệnh và nhóm chứng
Các cặp kiểu gen
Nhóm bệnh Nhóm chứng
OR (95% CI) p
n % n %
GG với AA
GG 18 31,0 25 37,9
0,74 (0,35 - 1,56) 0,424
AA 40 69,0 41 62,1
AG với AA
AG 44 52,4 36 46,8
1,25 (0,67 - 2,32) 0,476
AA 40 47,6 41 53,2
GG + AG với AA
GG + AG 62 60,8 61 59,8
1,04 (0,60 - 1,82) 0,886
AA 40 39,2 41 40,2
GG với AA + AG
GG 18 17,6 25 24,5
0,66 (0,33 - 1,30) 0,230
AA + AG 84 82,4 77 75,5
Khi so sánh khả năng mắc bệnh của các kiểu gen chứa alen hiếm G với các kiểu gen khác
theo cặp: kiểu gen đồng hợp GG với AA, kiểu gen dị hợp AG với AA, kiểu gen nhóm GG và AG
với AA và kiểu gen GG với nhóm AA và AG đều không thấy có mối liên quan với khả năng
mắc bệnh.
IV. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này, độ tuổi hay gặp
nhất của ung thư buồng trứng là 40 – 59 tuổi.
Đứng thứ hai là nhóm tuổi dưới 39 tuổi và ít
nhất là nhóm tuổi trên 60 tuổi. Sự phân bố về
nhóm tuổi này cũng tương đồng với một số
nghiên cứu của các tác giả khác tại Việt Nam.
Theo một nghiên cứu trên các bệnh nhân ung
thư buồng trứng tại thành phố Hồ Chí Minh
nhóm tuổi 40 – 59 chiếm 55,3% tổng số bệnh
nhân, nhóm tuổi dưới 39 tuổi chiếm 37,7% và
ít gặp nhất là nhóm tuổi sau 60 tuổi chỉ chiếm
7,25% [8]. Tại Thái Nguyên, nhóm tuổi 40 – 59
chiếm 53,9%, nhóm tuổi < 39 chiếm 27,4%,
còn lại là nhóm tuổi > 60 chiếm 18,8% [9].
Về tình trạng kinh nguyệt của nhóm bệnh
nhân tham gia nghiên cứu, kết quả thu được
cho thấy tỉ lệ gặp bệnh nhân ung thư buồng
trứng trong nhóm chưa mãn kinh hoặc chưa
có kinh cao hơn nhóm đã mãn kinh. Kết quả
này không giống như các nhận định về lứa
tuổi thường gặp của ung thư buồng trứng là ở
các bệnh nhân cao tuổi đã mãn kinh. Ở một
nghiên cứu của tác giả Việt Nam, tỉ lệ bệnh
nhân mãn kinh chiếm 70%, tỉ lệ bệnh nhân
58 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
chưa mãn kinh chỉ chiếm 30% số bệnh nhân
bị ung thư buồng trứng [10].
Sau khi xác định được kiểu gen của SNP
A17893G bằng phương pháp PCR-RFLP và
kiểm tra lại bằng kỹ thuật giải trình tự, các số
liệu sẽ được phân tích với phép kiếm định χ2
và đo OR với độ tin cậy 95%. Tỉ lệ alen G theo
nghiên cứu này trên nhóm chứng là 0,42 và
nhóm bệnh là 0,39. Tỉ lệ SNP A17893G trong
một nghiên cứu tổng hợp bệnh - chứng trên
chủng tộc người da trắng tại Anh, Hoa Kỳ và
Đan Mạch là 0,33 ở cả nhóm bệnh và nhóm
chứng [3]. Ở châu Á, tại Đài Loan tỉ lệ SNP ở
nhóm chứng là 0,30 và nhóm bệnh nhân ung
thư vú là 0,29 [11]. Như vậy ở các chủng tộc
khác nhau, tỉ lệ SNP là không giống nhau.
Cùng thuộc khu vực châu Á, tỉ lệ SNP
A17893G trên nghiên cứu của chúng tôi là lớn
hơn so với nghiên cứu được tiến hành tại
Đài Loan.
Khi tiến hành kiểm định mối liên quan giữa
3 kiểu gen AA, AG và GG, kết quả thu được là
3 kiểu gen này không có sự khác biệt giữa 2
nhóm bệnh và nhóm chứng. Phân tích sâu
hơn các dữ liệu để so sánh khả năng mắc
bệnh của các kiểu gen chứa alen G và các
kiểu gen còn lại, chúng tôi cũng không ghi
nhận được mối liên quan có ý nghĩa thống kê
với khoảng 95% CI chứa 1. Trong khi đó, một
số nghiên cứu trên thế giới về mối liên quan
giữa SNP này và bệnh lý ung thư lại chứng
minh được SNP này có liên quan và SNP
A17893G có vai trò là yếu tố bảo vệ khỏi nguy
cơ mắc bệnh. Cùng trên đối tượng ung thư
buồng trứng, năm 2014, nghiên cứu tổng hợp
trên chủng tộc người da trắng đã cho thấy mối
tương quan có ý nghĩa thống kê với nguy cơ
ung thư buồng trứng bằng cách sử dụng so
sánh dị hợp tử (T1T2 với T1T1: OR = 0.91,
95%CI = 0,83 - 0,99 , p = 0,04) [6]. Ở nghiên
cứu tổng hợp khác trên nhóm bệnh nhân ung
thư tuyến giáp đã phát hiện được mối liên
quan giữa SNP và nguy cơ mắc ung thư tuyến
giáp (kiểu gen GG so với AA và AG có OR =
0,57, 95%CI 0,35 - 0,93, p = 0,02) [12]. Tuy
nhiên, một số nghiên cứu trên thế giới có kết
quả giống với nghiên cứu chúng tôi, chứng
minh rằng SNP A17893G không có mối liên
quan nào với nguy cơ mắc bệnh [4; 7].
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã xác định được đa hình đơn
nucleotide A17893G của gen XRCC3 ở 2
nhóm bệnh nhân ung thư buồng trứng và
nhóm chứng. Các phân tích dữ liệu cho thấy
không có mối liên quan giữa đa hình đơn
A17893G và nguy cơ mắc ung thư buồng
trứng.
Lời cám ơn
Nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ
kinh phí của đề tài cấp Bộ Y tế “Nghiên cứu
xây dựng quy trình xác định đột biến và đa
hình thái đơn nucleotid trên một số gen liên
quan đến ung thư vú và ung thư buồng trứng”.
Nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn Bệnh
viện Phụ Sản Trung ương; Bộ môn Hóa Sinh,
Trung tâm Nghiên cứu Gen – Protein, Trường
Đại học Y Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ferlay J, Soerjomataram I, Dikshit R
et al (2014). Cancer incidence and mortality
worldwide: Sources, methods and major pat-
terns in GLOBOCAN 2012. International Jour-
nal of Cancer, 136 (5), E359-E386.
2. Liu Y, Tarsounas M, O'regan P et al
(2007). Role of RAD51C and XRCC3 in Ge-
TCNCYH 115 (6) - 2018 59
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
netic Recombination and DNA Repair. The
Journal of Biological Chemistry, 282, 1973 -
1979.
3. Auranen A, Song H, Waterfall C et al
(2005). Polymorphisms in DNA repair genes
and epithelial ovarian cancer risk. International
Journal of Cancer, 117 (4), 611 - 618.
4. Alaa M Ali., Huda A Kareem.,
Mohammad A Anazi et al (2015). Polymor-
phisms in DNA Repair Gene XRCC3 and Sus-
ceptibility to Breast Cancer in Saudi Females.
BioMed Research International, (2016), 9.
5. Yong S Song, Hee S Kim, Daisuke A
et al (2014). Ovarian Cancer. BioMed Re-
search International, (2012), 2.
6. Yuan C, Liu X, Yan S et al (2014). Ana-
lyzing Association of the XRCC3 Gene Poly-
morphism with Ovarian Cancer Risk. BioMed
Research International, 2014, 9.
7. He XF, Wei W, Su J et al (2012). Asso-
ciation between the XRCC3 polymorphisms
and breast cancer risk: meta-analysis based
on case-control studies. Molecular Biology
Report, 39 (5), 5125 - 5134.
8. Võ Hoàng Nhân, Nguyễn Thị Ngọc
Phượng (2010). Khảo sát các yếu tố liên
quan đến khả năng sống sau 05 năm của
bệnh nhân ung thư buồng trứng được chẩn
đoán - điều trị tại bệnh viện Từ Dũ năm 2002
được theo dõi đến năm 2007. Tạp chí Y học
Thành phố Hồ Chí Minh, 14 (2), 60 - 68.
9. Vũ Hô, Vi Trần Doanh, Lê Thị Lộc và
cộng sự (2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng - mô bệnh học và điều trị ung thư buồng
trứng tại Trung tâm Ung bướu Thái Nguyên từ
2005 - T8/201. Tạp chí Y học Thành phố Hồ
Chí Minh, 14 (4), 491 - 494.
10. Phạm Thị Diệu Hà, Nguyễn Văn
Tuyên (2013). Nhận xét giá trị HE4 và test
ROMA trong chẩn đoán ung thư buồng trứng.
Tạp chí Nghiên cứu Y học, 82 (2), 37 - 44.
11. Su CH, Chang WS, Hu PS et al
(2015). Contribution of DNA Double-strand
Break Repair Gene XRCC3 Genotypes to Tri-
ple-negative Breast Cancer Risk. Cancer Ge-
nomics and Proteomics, 12 (6), 359 - 367.
12. Yu XL, Liu H, Wang B et al (2014).
Significant associations between X-ray repair
cross-complementing group 3 genetic poly-
morphisms and thyroid cancer risk. Tumor
Biology, 35 (3), 2009 - 2015.
Summary
ASSOCIATION BETWEEN XRCC3 GENE POLYMORPHISM A17893G
AND OVARIAN CANCER RISK
XRCC3 gene plays a significant role of stabilizing chromosomes and repairing DNA double-
strand disruption by homologous recombination. Thus, it is speculated that the polymorphic vari-
ants of the XRCC3 gene are associated with the initiation and progression of cancer. This case -
control study was carried out to identify the 5 intronic XRCC3 gene polymorphism A17893G in
ovarian cancer. 102 patients and 102 controls were selected. Genotyping of XRCC3 A17893G
was performed with polymerase chain reaction-restriction fragment length polymorphism (PCR-
RFLP). Then, the distributions of the genotypic or allelic frequencies and the association between
the genotype and ovarian cancer risk were investigated. The frequency of allele A is 0.61 and that
60 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
of allele G is 0.61. For the study group, the distribution of genotype AA, AG, GG are 39.2%,
43.1%, 17.6% and for the control group, the distribution of genotype AA, AG, GG are 40.2%,
35.3%, 24.5%, respectively. However, no statistically significant associations were observed be-
tween the polymorphism and ovarian cancer risk.
Keywords: Ovarian cancer, SNP A17893G, rs1799796, XRCC3 gene