Đặc điểm bệnh sởi trên bệnh nhân người lớn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới

Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm bệnh nhân người lớn mắc bệnh sởi. Phương pháp nghiên cứu. Tiền cứu, mô tả hàng loạt trường hợp. Đối tượng. Tất cả những bệnh nhân từ. 15 tuổi trở lên có biểu hiện lâm sàng: Sốt hoặc không sốt, phát ban dạng sởi, có hoặc không có dấu hệu viêm long, nhập viện và điều trị nội trú tại khoa nội A Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả. Từ tháng 03/2009 đến tháng 05/2010 có 324 bệnh nhân nhập viện tại khoa nhiễm A bệnh viện Nhiệt đới, trong đó 156 trường hợp mắc bệnh sởi (48,1%). đó 37,8% là nam và 62,2% là nữ, tỷ lệ phụ nữ mang thai là 10,3%. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 23,51 ± 4,88 năm. Tất cả bệnh nhân đều có sốt và phát ban dạng sởi, trong số đó có 91,7% bệnh nhân phát ban theo trình tự cổ điển: Tai-mặt-cổ-ngực-bụng-lưng-chi trênchi dưới. Các triệu chứng: ho (98,7%), mệt mỏi (91,7%), viêm kết mạc mắt (87,2%), chảy mũi nước (71,2%), nhức đầu (53,8%), nôn (42,3%), họng đỏ (39,1%), đau khớp (32,1%), koplik (16,7%), hạch (16%). Trong số 106 bệnh nhân có biến chứng thì có 60,3% bị tiêu chảy, 19,9% bị bội nhiễm ở đường hô hấp, (3,8% ) bị viêm tai giữa và 1,9% bị nhiễm khuẩn tiểu. Số ngày sốt trước khi nhập viện điều trị ở phần lớn các bệnh nhân là từ 3 đến 4 ngày (53,8%). Số ngày sốt trung bình là 3,75 ± 1,44 ngày.Ngày xuất hiện của ban sau khi sốt thường từ 1 đến 3 ngày (75%), số ngày sốt trung bình là 2,96 ± 1,34 ngày.Số ngày kể từ khi ban mọc đến khi ban xuất hiện toàn thân phổ biến từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của bệnh (85,3%), số ngày phát ban trung bình là 3,25 ± 1,04 ngày. Số ngày ban hiện diện trung bình là 7,1 ± 2,10 ngày, đa số là 5 đến 7 ngày (59,4%). Số ngày sốt kể từ khi phát bệnh cho đến khi hết sốt ở đa số bệnh nhân là từ 6 đến 7 ngày (46,7%), thời gian sốt trung bình là 6,62 ± 2,03 ngày, thời gian nằm viện điều trị trung bình là 6,9 ± 2,61 ngày. Số lượng bạch cầu dưới 4.000 TB/mm3 máu chiếm 28,2%, tỷ lệ neutrophil trên 74% chiếm 79,5%, tỷ lệ lymphocyt dưới 20% chiếm 90,4%. Số lượng tiểu cầu dưới 150.000 TB/ mm3 máu chiếm 41,7%. ALT tăng so với bình thường có 91% số trường hợp. Kết luận: 156 bệnh nhân sởi, tất cả bệnh nhân đều có sốt và phát ban dạng sởi. Triệu chứng nổi bậc là ho, mệt mỏi, viêm kết mạc và chảy nước mũi.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm bệnh sởi trên bệnh nhân người lớn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 522 ĐẶC ĐIỂM BỆNH SỞI TRÊN BỆNH NHÂN NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI Cao Ngọc Nga*, Nguyễn Hoài Phong*, Đỗ Minh Tuấn** TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm bệnh nhân người lớn mắc bệnh sởi. Phương pháp nghiên cứu. Tiền cứu, mô tả hàng loạt trường hợp. Đối tượng. Tất cả những bệnh nhân từ. 15 tuổi trở lên có biểu hiện lâm sàng: Sốt hoặc không sốt, phát ban dạng sởi, có hoặc không có dấu hệu viêm long, nhập viện và điều trị nội trú tại khoa nội A Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả. Từ tháng 03/2009 đến tháng 05/2010 có 324 bệnh nhân nhập viện tại khoa nhiễm A bệnh viện Nhiệt đới, trong đó 156 trường hợp mắc bệnh sởi (48,1%). đó 37,8% là nam và 62,2% là nữ, tỷ lệ phụ nữ mang thai là 10,3%. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 23,51 ± 4,88 năm. Tất cả bệnh nhân đều có sốt và phát ban dạng sởi, trong số đó có 91,7% bệnh nhân phát ban theo trình tự cổ điển: Tai-mặt-cổ-ngực-bụng-lưng-chi trên- chi dưới. Các triệu chứng: ho (98,7%), mệt mỏi (91,7%), viêm kết mạc mắt (87,2%), chảy mũi nước (71,2%), nhức đầu (53,8%), nôn (42,3%), họng đỏ (39,1%), đau khớp (32,1%), koplik (16,7%), hạch (16%). Trong số 106 bệnh nhân có biến chứng thì có 60,3% bị tiêu chảy, 19,9% bị bội nhiễm ở đường hô hấp, (3,8% ) bị viêm tai giữa và 1,9% bị nhiễm khuẩn tiểu. Số ngày sốt trước khi nhập viện điều trị ở phần lớn các bệnh nhân là từ 3 đến 4 ngày (53,8%). Số ngày sốt trung bình là 3,75 ± 1,44 ngày.Ngày xuất hiện của ban sau khi sốt thường từ 1 đến 3 ngày (75%), số ngày sốt trung bình là 2,96 ± 1,34 ngày.Số ngày kể từ khi ban mọc đến khi ban xuất hiện toàn thân phổ biến từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của bệnh (85,3%), số ngày phát ban trung bình là 3,25 ± 1,04 ngày. Số ngày ban hiện diện trung bình là 7,1 ± 2,10 ngày, đa số là 5 đến 7 ngày (59,4%). Số ngày sốt kể từ khi phát bệnh cho đến khi hết sốt ở đa số bệnh nhân là từ 6 đến 7 ngày (46,7%), thời gian sốt trung bình là 6,62 ± 2,03 ngày, thời gian nằm viện điều trị trung bình là 6,9 ± 2,61 ngày. Số lượng bạch cầu dưới 4.000 TB/mm3 máu chiếm 28,2%, tỷ lệ neutrophil trên 74% chiếm 79,5%, tỷ lệ lymphocyt dưới 20% chiếm 90,4%. Số lượng tiểu cầu dưới 150.000 TB/ mm3 máu chiếm 41,7%. ALT tăng so với bình thường có 91% số trường hợp. Kết luận: 156 bệnh nhân sởi, tất cả bệnh nhân đều có sốt và phát ban dạng sởi. Triệu chứng nổi bậc là ho, mệt mỏi, viêm kết mạc và chảy nước mũi. Từ khóa: Bệnh sởi. ABSTRACT THE FEATURE OF MEASLES IN ADULT AT HOSPITAL OF TROPICAL Cao Ngoc Nga, Nguyen Hoai Phong, Do Minh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 523 - 530 Objectives. To describe the feature of measles in adult. Methods. Descriptive study. Results. From March 2009 to May 2010, 306 consecutive A infectious Department at Hospital of Tropical were enrolled in our study with 156 Measles patients was diagnosis (48.6%). Male was 37.8%, female was 62.2% and 10.3% of Pregnancy. All patients have fever and rashlike measles. The sequence of break out in the * Đại học Y dược TpHCM ** Trường Cao Đẳng Y Tế Cần Thơ Địa chỉ liên hệ: PGS.TS Cao Ngọc Nga ĐT: 0909755831 Email: bacnga131@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 523 rash were Ear- Face- Neck- Check- Abdomen Back- Uper extrimities – Lower extrimities in 91.7%. The common symptom was cough (98.7%), fatige (91.7%), conjunctivitis (87.2%), discharge nasal mucus (71.2%), headache (53.8%), nause (42.3%), sore throat (39.1%), arthritis ( 32.1%), Koplik (16.7%), Lympho node 16%. Among 106 patients have complications, there were diarrhea 60,3%, bronchilitis, middle ostitis 3.8% and 1.9% urinary tract infection. Duration of fever was 3.75 ± 1.44 in almost patients Duration of rash was 7.1 ± 2.10 days. Duration of break out in the rash before fever was from 1 to 3 days (75%). Duration of rash appearance from ear to total body was 2 to 4days of disease (85.3%). Avearge time of break out in the rash was 3.25 ± 1.0 4days. Duration of fever was 6.62 ± 2.03 days. The mean of stay in Hospital was 6.9 ± 2.61days. The number of white blood cell under 4000/mm3 (28.2), neutrophil more than 74% was 79.5%, propotion of lyphocyyt less than 20% was 90.4. The number of platelet less than 150,000 / mm3 was 41.7%. ALT increase above normal was 91%. Conclusions. 156 Measles patients was diagnosis, all patients have fever and rashlike measles. The prominent symptom was cough, fatige, conjunctivitis, discharge nasal mucus. Key word. Measles. ĐẶT VẤN ĐỀ Sởi là một bệnh nằm trong nhóm bệnh sốt phát ban, là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virus sởi (Polinosa morbillarum) thuộc họ Paramyxoviridae chủng Morbillivirus gây ra. Bệnh khởi phát thường rầm rộ, diễn tiến kéo dài và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn so với rubella. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, tốc độ phát tán bệnh rất nhanh, khả năng bùn phát dịch bệnh trong cộng đồng rất cao(4,13). Những năm của thập niên 70 việc dùng vacxin để gây miễn dịch ở nhiều nước trên thế giới đã làm cho tỷ lệ mắc sởi ở trẻ em giảm đi rõ rệt so với thời kỳ trước khi dung vacxin. Sau một thời gian, qua nhiều nghiên cứu người ta đã hoàn thiện dần sơ đồ gây miễn dịch phòng sởi bằng hai liều vacxin sống giảm độc lực. Từ đó đến nay tỷ lệ mắc sởi đã giảm xuống đến mức thấp nhất và tiến tới chiến lược loại trừ bệnh sởi giai đoạn 1994 – 2005. Ở Việt Nam từ khi chương trình tiêm chủng mở rộng(TCMR) được áp dụng trên toàn quốc, tỷ lệ mắc sới ở trẻ em đã giảm xuống đáng kể nhất là khi thực hiện chiến lược tiêm nhắc lại mũi 2 cho trẻ và từ đó đến nay tỷ lệ nay luôn được duy trì ở mức thấp, ngược lại tỷ lệ mắc sởi ở nhóm bệnh nhân thanh thiếu niên và người lớn lại tăng cao. Thời gian gần đây dịch sởi đã xuất hiện ở rất nhiều tỉnh thành trong cả nước và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Đặc biệt dịch sởi bùng phát lần này chiếm tỷ lệ cao ở nhóm bệnh nhân người lớn, đây là một hiện tượng sưc khỏe không phổ biến lắm từ trước tới nay. Ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, không có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Vì thế để hiểu rõ hơn về tỷ lệ mắc sởi la ở người lớn; Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của chúng ra sao; Diễn biến bệnh của chúng biểu hiện như thế nào, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm vào các mục tiêu: Mục tiêu tổng quát Mô tả các đặc điểm bệnh nhân người lớn mắc bệnh sởi điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 03 năm 2009 đến tháng 05 năm 2010. Mục tiêu chuyên biệt 1. Xác định tỷ lệ bệnh nhân mắc sởi ở người lớn điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. 2. Mô tả các đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, diễn tiến bệnh, cận lâm sàng của bệnh nhân người lớn mắc sởi điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Tiền cứu, mô tả hàng loạt trường hợp. Cỡ mẫu Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả hàng loạt trường hợp và không tính cỡ mẫu. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 524 Đối tượng nghiên cứu Tất cả những bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên có biểu hiện lâm sàng: Sốt hoặc không sốt, phát ban dạng sởi, có hoặc không có dấu hệu viêm long, nhập viện và điều trị nội trú tại khoa nội A Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Khoa nội A Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 03 năm 2009 đến tháng 05 năm 2010. Tiêu chí chọn bệnh Tất cả những bệnh nhân được chọn làm đối tương nghiên cứu thoả các tiêu chí sau: - Tuổi: Từ 15 tuổi trở lên. - Lâm sàng có biểu hiện sốt, phát ban dạng sởi và có ít nhất một trong các dấu hiệu sau: Ho, chảy mũi nước, mắt đỏ (Viêm kết mạc), dấu koplik. - Huyết thanh chẩn đoán sởi (Phát hiện kháng thể IgM bằng kỹ thuật Mac - ELISA do viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh thực hiện) dương tính(15). Bệnh nhân đồng ý hợp tác trong suốt quá trình tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ Bệnh nhân không hợp tác trong qua trình tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng sốt hoặc không sốt, phát ban dạng sởi, có hoặc không có dấu hiệu viêm long, nhưng huyết thanh chẩn đoán sởi âm tính cả hai lần xét nghiệm (Nếu bệnh nhân được xét nghiệm hai lần) hoặc âm tính lần một (Nếu bệnh nhân chỉ làm xét nghiệm một lần). Phân tích số liệu Nhập và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5. Các biến số định lượng được biểu diễn bằng giá trị trung bình ± SD. Vấn đề y đức Trên cơ sở tiến hành nghiên cứu đề tài để thu thập dữ liệu cần thiết, chúng tôi luôn phấn đấu để đảm bảo vấn đề y đức trong nghiên cứu khoa học. Cụ thể khi tiếp cận bệnh nhân để thăm khám cũng như khai thát thông tin, chúng tôi luôn làm đúng trách nhiệm của người thầy thuốc khi thăm khám và chỉ đưa ra những câu hỏi mang tính nghiệp vụ không làm ảnh hưởng đến uy tính của đối tượng được phỏng vấn. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Trong thời gian từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 5 năm 2010, chúng tôi thu thập được 324 bệnh nhân sốt kèm phát ban dạng sởi đủ tiêu chuẩn vào lô nghiên cứu. Chẩn đoán lâm sàng: 207 trường hợp (63,9%) là sởi, 68 trường hợp (21%) là rubella và 49 trường hợp (15,1%) không có chẩn đoán chính xác. Chẩn đoán bằng xét nghiệm huyết thanh: 156 trường hợp (48,1%) có IgM dương tính với sởi, 121 trường hợp (37,3%) có IgM dương tính với rubella và 47 trường hợp (14,5%) có IgM âm tính với cả sởi và rubella. Trong số 156 bệnh nhân có IgM dương tính với sởi có 141 trường hợp (90,4%) là có chẩn đoán phù hợp giữa lâm sàng và HTCĐ, 4 trường hợp (2,6%) có chẩn đoán lâm sàng là rubella và 11 trường hợp (7,1%) không được chẩn đoán là sởi ngày từ lúc đầu. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Giới tính Nam (37,8%) và nữ (62,2%), tỷ lệ nam/nữ là 0,61. Kết quả này phù hợp với kết quả của tác giả Mantzios G(6), nhưng so với kết quả của các tác giả Song JY(3) và Ronaldo E4) thì có sự khác biệt so với nghiên cứu của chúng tôi. Tuổi Tuổi trung bình của bệnh nhân là 23,51 ± 4,88 tuổi, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 15 đến 25 tuổi (72,4%), nhóm tuổi từ 26 đến 35 tuổi (24,4%). Kết quả này phù hợp với kết quả của tác giả Song JY(4), so với kết quả của các tác giả Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 525 Mantzios G(7) và Ronaldo E(4) thì tuổi trung bình của bệnh nhân là 20 tuổi, nhóm tuổi phổ biến là từ 15 đến 20 tuổi có phần thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Tỷ lệ phụ nữ mang thai chiếm 10,3%, số bệnh nhân này không rõ những thông tin về thai kỳ sau khi ra viện, đây là điểm hạn chế của đề tài cần được khắc phục trong những nghiên cứu tiếp theo. So với kết quả của tác giả người Hy Lạp Mantzios G(4) chỉ có 1,5% là phụ nữ mang thai. Kết quả này phải chăng là do chương trình quản lý thai nghén, chương trình TCMR và kiến thức hiểu biết của bà mẹ khi mang thai ở Hy Lạp tốt hơn so với chúng ta, chúng tôi nghĩ vần đề này cần được nghiên cứu thêm. Nghề nghiệp của bệnh nhân Đa số là công nhân (30,8%), học sinh - Sinh viên (20,5%) và nhân viên văn phòng (14,1%). Kết quả này phù hợp với kết quả của tác giả Song JY(014). Chúng ta biết rẳng bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm, khả năng lây bệnh và phát tán mầm bệnh trong cộng đồng rất cao có thể gây thành dịch, đặc biệt là ở những nơi có mật độ dân cư đông đúc như: nhà máy, xí nghiệp, trường học...Vì vậy tần số mắc bệnh của người dân ở nơi này thường cao hơn nơi khác là điều hiển nhiên. Đặc điểm về dịch tễ Số trường hợp tiêm ngừa sởi với liều đơn chiếm 10,9%, không ghi nhận trường hợp nào tiêm ngừa sởi với liều đôi. So với kết quả của tác giả người Hy Lạp Mantzios G(11) thì số trường hợp tiêm ngừa sởi với liều đơn chiếm 82,6%, không có trường hợp nào được tiêm ngừa sởi với liều đôi. Sự khác biệt này có thể do điều kiện và cách thu thập thông tin ở từng nghiên cứu khác nhau, cũng có thể do chương trình TCMR ở Hy Lạp được thực hiện tốt hơn ở nước ta. Mẫu có 16,7% các trường hợp được xác nhận có tiền sử tiếp xúc với nguồn lây, nguồn lây quan trọng trong cộng đồng là những người sống chung nhà (61,5%) hoặc cùng nơi làm việc - học tập (38,5%), trong khi đó có tới 83,3% không ghi nhận được tiền sử tiếp xúc với nguồn lây. Với kết quả này cho thấy khả năng lây bệnh của bệnh nhân trong cộng đồng là rất lớn ngay cả khi bệnh nhân chưa phát ban. Đặc điểm này không được ghi nhân trong các nghiên cứu trước đây. Tiền sử phát ban của bệnh nhân được ghi nhận là 4,5%, nhưng không rõ bệnh nhân phát ban do nguyên nhân gì nên không thể đánh giá được tình trạng đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân, đây là điểm hạn chế của đề tài cần được khắc phục. Tiền sử tiêm ngừa sởi với liều đơn có 17 trường hợp (10,9%), không ghi nhận trường hợp nào tiêm ngừa sởi với liều đôi. Có 26 trường hợp (16,7%) có tiền sử tiếp xúc với nguồn lây, nguồn lây chủ yếu là những người sống chung trong nhà có 16 trường hợp (61,5%), người chung quanh hoặc cùng nơi làm việc - học tập có 10 trường hợp (38,5%), thời gian kể từ khi tiếp xúc với nguồn lây đến khi phát bệnh trung bình là 8,23 ± 6,14 ngày. Tiền sử phát ban ghi nhận có 7 trường hợp (4,5%). Đặc điểm về diễn tiến lâm sàng của bệnh nhân Tất cả bệnh nhân đều có biểu hiện sốt (trong đó sốt cao chiếm 48,7%, sốt vừa chiếm 46,8% và sốt nhẹ chiếm 0,6%), phát ban dạng sởi với trình tự cổ điển (bảng 3.1): Tai-mặt-cổ-ngực-bụng- lưng-chi trên-chi dưới với 91,7% các trường hợp, ho (98,7%) (biểu đồ 3.3). Kết quả này phù hợp với kết quả của các tác giả M Giladi(4), Jung SH(8), Ronaldo E(9) và Zhou Lingyuan(16). Triệu chứng viêm kết mạc mắt chiếm 87,2%, kết quả này tương đương với kết quả của các tác giả Ronaldo E(9) là 83,9%, Zhou Lingyuan(16) là 85%. Trong khi đó ở kết quả của tác giả M Giladi(4) thì tỷ lệ này tương ứng là 95,9% và 77,1% có sự khác biệt. Triệu chứng chảy mũi nước chiếm 71,2%, kết quả này thấp hơn kết quả của các tác giả Ronaldo E(9) là 78%, Zhou Lingyuan(1) là 81,7% và M Giladi(4) là 83,5%, so với nghiên Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 526 cứu của tác giả Jung SH8) thì triệu chứng này chỉ có 30,4%. Dấu koplik chiếm 16,7%, kết quả này thấp hơn kết quả của các tác giả Jung SH(8) là 47,8%, Jeong MC(7) là 62%, M Giladi(4) là 64,6%. Sự khác biệt này có thể giải thích là do bệnh nhân nhập viện muộn sau ngày thứ 2 nên dấu koplik biến mất và triệu chứng không được ghi nhận. Điều này hoàn toàn hợp lý vì đa số trường hợp bệnh nhân nhập viện vào ngày thứ 3, thứ 4 của bệnh, chỉ có một số ít trường hợp dấu koplik được ghi nhận sau khi bệnh nhân nhập viện. Số bệnh nhân có hạch chiếm 16% (chủ yếu là hạch sau tai và sau gáy), kết quả này thấp hơn kết quả của các tác giả Jeong MC(7) là 20%, M Giladi(4) là 84,5% do trong nghiên cứu của các tác giả này có thể được sự hổ trợ của siêu âm nên có thể phát hiện được những hạch nhỏ mà thăm khám không thể phát hiện được. Trong nghiên cứu của chúng tôi, hạch chỉ được ghi nhận qua thăm khám. Triệu chứng đau khớp chiếm 32,1%, kết quả này cao hơn kết quả của tác giả M Giladi(4) là 23,7%. Triệu chứng ói mửa chiếm 42,3%, kết quả này cao hơn kết quả của các tác giả Ronaldo E(9) là 15,28%, M Giladi(4) là 34,7%, so với nghiên cứu của tác giả giả Jung SH(8) thì kết quả này là 60,9%. Biến chứng tiêu chảy (60,3%), kết quả này cao hơn kết quả của các tác giả Ronaldo E(9)4%, M Giladi(4) là 32% và Zhou Lingyuan(16) là 49,1%, so với kết quả của tác giả Jung SH(8) thì kết quả này là 69,6%. Biến chứng bội nhiễm ở đường hô hấp (19,9%), kết quả này tương đương với kết quả của các tác giả Casanova-Cardiel LJ(2) là 17. Cao hơn kết quả của các tác giả Leibovici L(9) (3,7%), Boncompagni G(1) (7%), Jeong MC(7) (10%) và thấp hơn kết quả của các tác giả Ronaldo E(9) (81,8%). Biến chứng viêm tai giữa (3,8%), kết quả này phù hợp với kết quả của tác giả. Jeong MC(9,7) là 4%, cao hơn kết quả của các tác giả Ronaldo E(9)là 0,79%, và thấp hơn kết quả của các tác giả Boncompagni G(1) 7%, Leibovici L(9) là 9,8%.- Biến chứng nhiễm khuẩn tiểu (1,9%), kết quả này cao hơn kết quả của tác giả Ronaldo E(9) là 0,26%. Không ghi nhận trường hợp nào có biến chứng viêm não, trong khi ở nghiên cứu của tác giả Ronaldo(9) tỷ lệ viêm não là 0,26%, Casanova- Cardiel LJ(2) là 4% và của Boncompagni G(1) là 7%. Trong nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào tử vong, trong khi đó tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu của các tác giả Casanova-Cardiel LJ(2) là 1% và của Ronaldo E(9) là 1,84%. Sự khác biệt về tỷ lệ biến chứng, tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu trước đây phải chăng là do cơ địa bệnh nhân, điều kiện khí hậu, môi trường sinh sống, tình trạng chăm sóc theo dõi và điều trị, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho chẩn đoán ở từng nơi là khác nhau. Vì vậy cần có những nghiên cứu tiếp theo để làm rõ vấn đề này. Số ngày sốt trước khi nhập viện điều trị ở phần lớn các bệnh nhân là từ 3 đến 4 ngày với 84 trường hợp (53,8%). Số ngày sốt trung bình là 3,75 ± 1,44 ngày. Ngày xuất hiện của ban sau khi sốt thường từ 1 đến 3 ngày với 117 trường hợp (75%). Số ngày sốt trung bình là 2,96 ± 1,34 ngày. Bảng 1. Đặc điểm về trình tự phát ban của bệnh nhân (n = 156). Trình tự phát ban Tần số Tỷ lệ % Tai, mặt, cổ, ngực, bụng, lưng, chi trên, chi dưới 143 91,7 Chi trên, tai, mặt, cổ, ngực, bụng, lưng, chi dưới 4 2,6 Ngực, bụng, tai, mặt, cổ, lưng, chi trên, chi dưới 4 2,6 Tai, mặt, cổ, ngực, chi trên, bụng, lưng, chi dưới 2 1,3 Cổ, ngực, bụng, lưng, tai, mặt, chi trên, chi dưới. 2 1,3 Tai, mặt, cổ, chi trên, ngực, bụng, lưng, chi dưới 1 0,6 Tổng cộng 156 100 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 527 Bảng 2. Đặc điểm về biến chứng của bệnh nhân (n = 156). Biến chứng Tần số Tỷ lệ % Tiêu chảy 94 60,3 Viêm phế quản 16 10,3 Viêm phổi 15 9,6 Viêm tai giửa 6 3,8 Nhiễm khuẩn tiểu 3 1,9 Bảng 3. Số ngày sốt của bệnh nhân trước khi nhập viện (n = 156). Số ngày sốt Tần số Tỷ lệ % 1 ngày 2 1,3 2 ngày 28 17,9 3 ngày 49 31,4 4 ngày 35 22,4 5 ngày 18 11,5 6 ngày 20 12,8 7 ngày 3 1,9 9 ngày 1 0,6 Tổng cộng 156 100 Số ngày trung bình ± SD 3,75 ± 1,435 Bảng 4. Ngày xuất hiện của ban sau khi sốt (n = 156). Số ngày Tần số Tỷ lệ % Cùng ngày với sốt 18 11,5 Một ngày 43 27,6 Hai ngày 52 33,3 Ba ngày 22 14,1 Bốn ngày 16 10,3 Trên bốn ngày 5 3,2 Tổng cộng 156 100 Số ngày trung bình ± SD 2,96 ± 1,334 Bảng 5. Số ngày kể từ khi ban mọc đến khi ban xuất hiện toàn thân (n = 156). Số ngày Tần số Tỷ lệ % 1 ngày 3 1,9 2 ngày 30 19,2 3 ngày 73 46,8 4 ngày 30 19,2 5 ngày 15 9,6 6 ngày 5 3,2 Tổng cộng 156 100 Số ngày trung bình ± SD 3,25 ± 1,039 Bảng 6. Số ngày hiện diện của ban trên bệnh nhân (n = 156). Số ngày Tần số Tỷ lệ % 3 ngày 1 0,6 4 ngày 10 6,4 Số ngày Tần số Tỷ lệ % 5 ngày 24 15,4 6 ngày 31 19,9 7 ngày 38 24,4 8 ngày 15 9,6 9 ngày 18 11,5 10 ngày 10 6,4 Trên 10 ngày 9 5,8 Tổng cộng 156 100 Số ngày trung bình ± SD 7,1026 ± 2,10124 Bảng 7. Số ngày sốt kể từ khi phát bệnh đến khi bệnh nhân hết sốt (n = 156). Số ngày Tần số Tỷ lệ % 3 ngày 4 2,6 4 ngày 16 10,3 5 ngày 21 13,5 6 ngày 45 28,8 7 ngày 28 17,9 8 ngày 21 13,5 9 ngày 11 7,1 10 ngày 3 1,9 Trên 10 ngày 7 4,4 Tổng cộng 156 100 Số ngày trung bình ± SD 6,62 ± 2,03 Bảng 8. Số ngày nằm viện điều trị của bệnh nhân (n = 156). Số ngày Tần số Tỷ lệ % 2 ngày 1 0,6 3 ngày 2 1,3 4 ngày 27 17,3 5 ngà
Tài liệu liên quan