Mục tiêu: Xác định tỉ lệ, đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, tác nhân gây bệnh, điều trị của biến
chứng viêm phổi hậu phẫu thuật tim hở (VPHPTTH), và những yếu tố liên quan tới nó.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả phân tích được thực hiện trên 207 bệnh nhi nhập
vào bệnh viện Nhi đồng 1 để phẫu thuật sửa chữa tim bẩm sinh (TBS), từ tháng 06-2008 đến 06-2010. Các dữ
liệu được thu thập trong giai đoạn tiền – hậu phẫu và 1 tháng sau phẫu thuật để tính tỉ lệ VPHPTTH, mô tả đặc
điểm các trường hợp VP, và so sánh với nhóm không VP để tìm yếu tố liên quan. Sử dụng các phép kiểm Chi
bình phương, Student và Fisher để tìm yếu tố liên quan.
Kết quả: Có 60 ca (28,99%) VPHPTTH trên tổng số 207 bệnh nhi TBS được phẫu thuật tim hở. Tuổi
trung bình 11,9 ± 9,5 tháng, chủ yếu là trẻ nhỏ < 12 tháng (63,3%). Nữ:nam = 1,3:1. Tỉ lệ VP ở TBS phức tạp
(53,3%) nhiều hơn TBS đơn giản (p=0,003). 3,3% có dị tật ngoài tim (ở miệng và hội chứng Di-George). 48,3%
có tiền căn VP trước phẫu thuật. 28,3% bị VP phải nằm viện điều trị ngay trước phẫu thuật, thời gian điều trị là
11 ± 16,2 ngày. 75% bị suy dinh dưỡng, 26,6% bị suy tim độ II, III theo phân loại của Ross, 71,6% có tăng áp
động mạch phổi trong đó 60% là ở mức độ nặng. Hầu hết đang sử dụng thuốc điều trị suy tim trước phẫu thuật.
Thời điểm chẩn đoán xác định VPHPTTH là 3,1 ± 2,9 ngày sau phẫu thuật. 55% các trường hợp VP xuất hiện
lúc còn đang thở máy. 90% được chẩn đoán xác định VP khi ở khoa Hồi sức ngoại. 46,7% có sốt, xuất hiện sau
phẫu thuật 26,3 ± 27,9 giờ. Đàm mủ đặc trong nội khí quản là 40%, ho 18,3%, thở nhanh 70,4% và thở co lõm
100% (trên 27 bệnh nhân đã rút nội khí quản), rale ở phổi là 91,7%. CRP trung bình 42,7 ± 36,7 mg/L, bạch cầu
máu 16 .000±2.600/mm3. 78,3% có bạch cầu máu > 12.000/mm3, 28,3% thiếu máu, 10% có tiểu cầu máu <
100.000/mm3, 61,7% có toan máu trong đó toan chuyển hóa 43,3%. Tỉ lệ dương tính của cấy máu là 9,1%; của
dịch nội khí quản là 28,6%, của dịch NTA là 14,3%. 14 trong 17 mẫu cấy dương tính là vi khuẩn gram âm
(Acinetobacter, Klesiella, Enterobacter, Escherichia coli) nhạy với Ceftazidim, Quinolone, Imipenem,
Ticarcillin và Polymycin B; 2 trường hợp nhiễm khuẩn gram dương Staphylococcus coagulase negative nhạy
với Vancomycin và Rifampicin, 1 trường hợp nhiễm nấm Candida albicans. 70% viêm phổi lan tỏa trên XQ
ngực. Kháng sinh ban đầu cho theo kinh nghiệm là Ceftriaxon 43,3%, Vancomycin 28,3%. Chỉ 29,4% trường
hợp được cho kháng sinh ban đầu phù hợp với kháng sinh đồ. Thời gian cắt sốt sau điều trị kháng sinh là 22 ±
46,1 giờ, thời gian điều trị kháng sinh là 22,45 ± 30,25 ngày. Tử vong do VPHPTTH là 1,67%. Các yếu tố có
liên quan tới VPHPTTH là: tuổi nhỏ < 12 tháng, giới nữ, có tật tim bẩm sinh phức tạp, có tiền căn viêm phổi
trước phẫu thuật, bị viêm phổi ngay trước phẫu thuật, tăng áp động mạch phổi nặng, thời gian chạy tuần hoàn
ngoài cơ thể lâu, thở máy kéo dài, lưu catheter tĩnh mạch trung tâm, catheter động mạch, ống dẫn lưu màng
phổi, ống thông tiểu dài ngày, nằm viện dài ngày, phải đặt lại nội khí quản, để hở xương ức sau phẫu thuật, có
thêm biến chứng hậu phẫu khác ngoài viêm phổi.
8 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm các trường hợp viêm phổi hậu phẫu thuật tim hở tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. TP HCM từ 06-2008 đến 06-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 247
ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP VIÊM PHỔI HẬU PHẪU THUẬT TIM
HỞ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1. TP.HCM TỪ 06-2008 ĐẾN 06-2010.
Bùi Li Mông*, Vũ Minh Phúc**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ, đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, tác nhân gây bệnh, điều trị của biến
chứng viêm phổi hậu phẫu thuật tim hở (VPHPTTH), và những yếu tố liên quan tới nó.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả phân tích được thực hiện trên 207 bệnh nhi nhập
vào bệnh viện Nhi đồng 1 để phẫu thuật sửa chữa tim bẩm sinh (TBS), từ tháng 06-2008 đến 06-2010. Các dữ
liệu được thu thập trong giai đoạn tiền – hậu phẫu và 1 tháng sau phẫu thuật để tính tỉ lệ VPHPTTH, mô tả đặc
điểm các trường hợp VP, và so sánh với nhóm không VP để tìm yếu tố liên quan. Sử dụng các phép kiểm Chi
bình phương, Student và Fisher để tìm yếu tố liên quan.
Kết quả: Có 60 ca (28,99%) VPHPTTH trên tổng số 207 bệnh nhi TBS được phẫu thuật tim hở. Tuổi
trung bình 11,9 ± 9,5 tháng, chủ yếu là trẻ nhỏ < 12 tháng (63,3%). Nữ:nam = 1,3:1. Tỉ lệ VP ở TBS phức tạp
(53,3%) nhiều hơn TBS đơn giản (p=0,003). 3,3% có dị tật ngoài tim (ở miệng và hội chứng Di-George). 48,3%
có tiền căn VP trước phẫu thuật. 28,3% bị VP phải nằm viện điều trị ngay trước phẫu thuật, thời gian điều trị là
11 ± 16,2 ngày. 75% bị suy dinh dưỡng, 26,6% bị suy tim độ II, III theo phân loại của Ross, 71,6% có tăng áp
động mạch phổi trong đó 60% là ở mức độ nặng. Hầu hết đang sử dụng thuốc điều trị suy tim trước phẫu thuật.
Thời điểm chẩn đoán xác định VPHPTTH là 3,1 ± 2,9 ngày sau phẫu thuật. 55% các trường hợp VP xuất hiện
lúc còn đang thở máy. 90% được chẩn đoán xác định VP khi ở khoa Hồi sức ngoại. 46,7% có sốt, xuất hiện sau
phẫu thuật 26,3 ± 27,9 giờ. Đàm mủ đặc trong nội khí quản là 40%, ho 18,3%, thở nhanh 70,4% và thở co lõm
100% (trên 27 bệnh nhân đã rút nội khí quản), rale ở phổi là 91,7%. CRP trung bình 42,7 ± 36,7 mg/L, bạch cầu
máu 16 .000±2.600/mm3. 78,3% có bạch cầu máu > 12.000/mm3, 28,3% thiếu máu, 10% có tiểu cầu máu <
100.000/mm3, 61,7% có toan máu trong đó toan chuyển hóa 43,3%. Tỉ lệ dương tính của cấy máu là 9,1%; của
dịch nội khí quản là 28,6%, của dịch NTA là 14,3%. 14 trong 17 mẫu cấy dương tính là vi khuẩn gram âm
(Acinetobacter, Klesiella, Enterobacter, Escherichia coli) nhạy với Ceftazidim, Quinolone, Imipenem,
Ticarcillin và Polymycin B; 2 trường hợp nhiễm khuẩn gram dương Staphylococcus coagulase negative nhạy
với Vancomycin và Rifampicin, 1 trường hợp nhiễm nấm Candida albicans. 70% viêm phổi lan tỏa trên XQ
ngực. Kháng sinh ban đầu cho theo kinh nghiệm là Ceftriaxon 43,3%, Vancomycin 28,3%. Chỉ 29,4% trường
hợp được cho kháng sinh ban đầu phù hợp với kháng sinh đồ. Thời gian cắt sốt sau điều trị kháng sinh là 22 ±
46,1 giờ, thời gian điều trị kháng sinh là 22,45 ± 30,25 ngày. Tử vong do VPHPTTH là 1,67%. Các yếu tố có
liên quan tới VPHPTTH là: tuổi nhỏ < 12 tháng, giới nữ, có tật tim bẩm sinh phức tạp, có tiền căn viêm phổi
trước phẫu thuật, bị viêm phổi ngay trước phẫu thuật, tăng áp động mạch phổi nặng, thời gian chạy tuần hoàn
ngoài cơ thể lâu, thở máy kéo dài, lưu catheter tĩnh mạch trung tâm, catheter động mạch, ống dẫn lưu màng
phổi, ống thông tiểu dài ngày, nằm viện dài ngày, phải đặt lại nội khí quản, để hở xương ức sau phẫu thuật, có
thêm biến chứng hậu phẫu khác ngoài viêm phổi.
Kết luận: Cần tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Những cơ địa có nguy cơ như trẻ nhỏ < 12
tháng, mắc tật tim bẩm sinh phức tạp, tăng áp động mạch phổi nặng, viêm phổi ngay trước phẫu thuật nên được
cho kháng sinh dự phòng cao hơn một bậc, thay vì sử dụng Cefazolin. Nên phối hợp một kháng sinh diệt khuẩn
gram dương với một kháng sinh diệt khuẩn gram âm (quinolone, ceftazidim, imipenem) trong điều trị
* BVĐK Đồng Tháp, ** Bộ môn Nhi ĐHYD Tp. HCM, khoa Tim mạch BV. Nhi đồng 1 TP. HCM
Tác giả liên lạc: PGS. TS Vũ Minh Phúc ĐT: 0917295508 Email: phuc.vu@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 248
VPHPTTH.
Từ khóa: bệnh tim bẩm sinh, bạch cầu, hút mũi khí quản.
ABSTRACTS
CHARACTERISTICS OF PNEUMONIA AFTER OPEN HEART SURGERY AT NHI DONG 1
HOSPITAL FROM 06-2008 TO 06-2010
Bui Li Mong, Vu Minh Phuc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 247 - 254
Objective: To determine epidemiological, clinical, paraclinical characteristics, pathogens, and treatment of
pneumonia after open heart surgery in Nhi dong 1 hospital, and the factors related to pneumonia.
Method: A cross-sectional study was performed on 207 patients operated in Nhi dong 1 Hospital from 06-
2008 to 06-2010 for repair congenital heart diseases (CHD). Pneumonia cases were collected and decribed.
Comparision between pneumonia patients and the others was done to find the factors related to pneumonia. Chi
square, Student and Fisher tests were used to determine these factors.
Results: 60 cases (28.99%) had post-operative pneumonia. Average age was 11.9 ± 9.5 months; almost
patients was under 12 months old (63.3%). Female: male ratio was 1.3:1. Pneumonia occurred more commonly
in patients with complex CHD than in patients with simple CHD (p = 0.003). 3.3% had non-cardiac
malformations. 48.3% of cases had the past history of pneumonia. 28.3% of cases had to be hospitalized because of
pneumonia just before surgery and the average duration of treatment was 11 ± 16.2 days. 75% of cases had
malnutrition. 26% had heart failure classified Ross II and III. 71.6% had pulmonary hypertension in which 60%
were severe. Almost had to use drugs for treatment of heart failure before surgery (furosemide 61.7%, captopril
50%, digoxin 25%, spironolactone 5 %). Diagnosis of pneumonia was done 3.1 ± 2.9 days after surgery. 55% of
patients acquired pneumonia while they were being on ventilator. 90% patients acquired pneumonia in the
Intensive care unit. 46.7% had fever which appeared after surgery 26.3 ± 27.9 hours. Dense pus in the intubation
tube was present in 40% of cases; 18.3% had cough; 70% had tachypnea and 100% had chest retraction (on 27
extubated patients); 91.7% had rales on lung field. Average value of CRP was 42.7 ± 36.7 mg/L. Hematogram
demonstrated increasing of white blood cell (WBC) (16,011 ± 2.622/mm3, 78.3% had WBC > 12.000/mm3),
anemia 28.3%, blood platelets < 100.000/mm3 in 10% of cases. 61.7% had acidosis (metabolic acidosis 43.3%).
The rate of positive blood culture was 9.1%, of positive sputum culture in intubation tube and in NTA were
28.6% and 14.3%. 14 of 17 positive-culture cases showed infection of Acinetobacter, Klesiella, Enterobacter,
Escherichia coli which were sensitive to Ceftazidim, quinolones, Imipenem, Ticarcillin and Polymycin B; 2 cases
infected Staphylococcus coagulase negative which were sensitive to Vancomycin and Rifampicin; 1 case infected
Candida albicans infections. 70% had diffuse leision on chest X ray. First antibiotics empirically given were
Ceftriaxon 43.3% and Vancomycin 28.3%. Only 29.4% of cases were given first antibiotics appropriated with
antibiogram. Fever disappeared 22 ± 46.1 hours after using antibiotics; the duration of antibiotic treatment was
22.45 ± 30.25 days. The mortality of pneumonia was 1.67%. Factors related to pneumonia after open heart
surgery were chilren under 12 months old, girl, complex congenital heart disease, history of pneumonia before
surgery, severe pulmonary hypertension, open chest, other complications beside pneumonia, time of
cardiopulmonary bypass, ventilaton, central catheter, chest tube, urine tube and hospitalization.
Conclusion: Activities of control nosocomical infection is very important to decrease the rate of post-
operative pneumonia. The high risk patients (children < 12 months old, complex congenital heart disease, severe
pulmonary hypertension, pneumonia just before surgery) should be given a different prophylactic antibiotic
instead of cefazolin. Combination of antibiotics should be considered to cover both positive and negative-gram
bacteria in treatment of pneumonia after open heart surgery.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 249
Key words: congenital heart disease (CHD), white blood cell (WBC), naso-tracheal aspiration (NTA).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật của buồng
tim, van tim, vách tim và các mạch máu lớn xảy
ra trong thời kỳ bào thai(4). Điều trị nội khoa
bệnh tim bẩm sinh chỉ giải quyết tạm thời các
biến chứng. Các phương pháp mổ tim kín, mổ
tim hở, thông tim can thiệp sẽ giúp điều trị triệt
để bệnh tim bẩm sinh, nâng cao chất lượng cuộc
sống và giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ bệnh tim bẩm
sinh. Tại Việt Nam, Viện Tim TP.HCM là nơi
đầu tiên phẫu thuật tim. Hiện đã có thêm nhiều
bệnh viện khác phẫu thuật tim được như: Bệnh
viện Nhi đồng I, Nhi đồng II TP.HCM, ... góp
phần cứu sống và đưa rất nhiều bệnh nhân bệnh
tim bẩm sinh trở về cuộc sống bình thường.
Trong thời kỳ hậu phẫu của phẫu thuật tim có
thể xảy ra một số biến chứng trong đó có nhiễm
trùng phổi. Theo một nghiên cứu gần đây nhất
của Tăng Hùng Sang tại BV. Nhi đồng 1
TP.HCM, tỉ lệ viêm phổi sau phẫu thuật thông
liên thất 18%(7), các BV khác ở Việt nam có phẫu
thuật tim chưa có số liệu thống kê cụ thể, trong
khi theo nghiên cứu của Suruchi Hasija ở Ấn Độ
viêm phổi bệnh viện sau phẫu thuật tim trẻ em
là một nhiễm trùng bệnh viện đứng hàng thứ
hai (17%) sau nhiễm trùng huyết (19%)(3). Theo
nghiên cứu về dịch tễ học viêm phổi bệnh viện ở
trẻ nhỏ sau phẫu thuật tim trên 311 trẻ của tác
giả Linhua Tan là 21,5% ở Trung Quốc(Error! Reference
source not found.). Đây là một vấn đề đáng quan tâm,
vì nó gây ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật,
kéo dài thời gian nằm viện, tốn kém tiền bạc và
công sức.
Sự khác biệt trong hậu phẫu thuật tim ở trẻ
em và người lớn là tuổi của bệnh nhân và bệnh
nền. Trẻ em thường không có những bệnh mãn
tính đi kèm, nên sau phẫu thuật nếu thành công,
trẻ gần như sống bình thường. Do đó việc hạn
chế tối đa những biến chứng hậu phẫu là vô
cùng quan trọng. Viêm phổi sau phẫu thuật là
một biến chứng có thể phòng tránh được, trong
khi nếu nó xảy ra sẽ ảnh hưởng đến kết quả
phẫu thuật, thậm chí có thể gây tử vong. Chẩn
đoán cần được lưu ý ở nhóm có nguy cơ cao và
điều trị kháng sinh sẽ dựa vào kinh nghiệm,
bệnh cảnh lâm sàng, kết quả cấy định lượng và
kháng sinh đồ. Trên thế giới có nhiều nghiên
cứu viêm phổi sau phẫu thuật tim ở trẻ em.
Nhưng ở Việt Nam chưa có nghiên cứu đầy đủ
về biến chứng này, còn thiếu nhiều thông tin về
dịch tễ học, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng,
tính kháng thuốc của vi khuẩn, sự đáp ứng điều
trị và quan trọng hơn hết là tìm xem trẻ nào sẽ
có nguy cơ viêm phổi sau phẫu thuật để từ đó
phòng ngừa.
Mục tiêu
Xác định tỉ lệ viêm phổi sau phẫu thuật tim
tại BV. Nhi đồng 1.
Xác định các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận
lâm sàng, tác nhân gây bệnh và điều trị của viêm
phổi sau phẫu thuật tim.
Xác định các yếu tố liên quan tới viêm phổi
sau phẫu thuật tim.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả có phân tích.
Cỡ mẫu
Với mục tiêu xác định tỉ lệ, chọn P= 0,215 là
tỉ lệ VPHPTTH của LinhhuaTan(7).
5,199
057,0
785,0.215,0.96,1)1(
2
2
2
2
2/1
1 ==
−×
=
−
d
PPzn α
Với mục tiêu xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận
lâm sàng, tác nhân gây bệnh và điều trị của viêm phổi
sau phẫu thuật tim, chọn P2= 0,891 là tỉ lệ nhiễm
khuẩn gram âm trong VPHPTT hở của Bongo(1).
31,37
1,0
109,0.891,0.96,1)1(
2
2
2
2
2/1
2 ==
−×
=
−
d
PPzn α
Tiêu chí chọn mẫu
Bệnh nhân phẫu thuật tim hở tại bệnh viện
Nhi đồng 1 trong thời gian từ 01-06- 2008 đến
30-06-2010. Phẫu thuật tim hở lần thứ 1. Những
bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi phải thoả
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 250
điều kiện X quang ngực ở thời điểm từ sau khi
rời phòng mổ đến trước ngày xuất viện có hình
ảnh viêm phổi, kèm theo ≥ 1 triệu chứng sau: sốt
(> 38,5ºC); bạch cầu máu tăng > 12.000/mm3; có
đàm mủ đặc trong nội khí quản (nếu còn thở
máy) hoặc thở nhanh, rút lõm ngực (nếu đã
được rút nội khí quản).
Tiêu chí loại trừ
Những bệnh nhân mà hồ sơ bệnh án không
thu thập đủ các biến số trong nghiên cứu.
Xử lý và phân tích số liệu
Nhập liệu: Epidata 3.1.Xử lý, phân tích số
liệu: phần mềm Stata 10. Biến định tính: tính tỉ lệ
phần trăm. Biến định lượng: tính trung bình và
độ lệch chuẩn. Tìm yếu tố liên quan dùng phép
kiểm: χ2, Fisher, Student. Khoảng tin cậy 95%. P<
0,05 có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
• Tỉ lệ viêm phổi hậu phẫu thuật tim hở
Trong thời gian từ tháng 06-2008 đến tháng
06-2010 tại khoa Tim mạch bệnh viện Nhi Đồng
1 có 207 trẻ được phẫu thuật tim hở, trong đó có
113 nam và 94 nữ. Tuổi trung bình của nhóm
nghiên cứu là 26,2 ± 32,5 tháng (nhỏ nhất là 1
tháng, lớn nhất là 193 tháng). Trong nghiên cứu
của chúng tôi, có tổng cộng 60 trẻ VPHPTTH
chiếm 28,99% cao hơn tỉ lệ này trong nghiên cứu
của Linhhua Tan là 21,5%(8).
Đặc điểm 60 trường hợp viêm phổi sau
phẫu thuật tim hở
Đặc điểm dịch tễ
Tuổi: trung bình: 11,9 ± 9,5 tháng
< 6 tháng: 17 ca (28,3%), 6-12 tháng: 21 ca
(35%), 12 tháng – 5 tuổi: 22 ca (36,7%).
Giới tính: Nữ: 34 ca (56,7%),Nam: 26 ca
(43,3%). Nữ : nam = 1,3:1.
Địa chỉ: TP. HCM: 13 ca (21,7%), tỉnh: 47 ca
(78,3%).
Đặc điểm lâm sàng – cận lâm sàng
Đặc điểm giai đoạn tiền phẫu
Bảng 1: Phân bố các tật TBS của 60 trường hợp
VPHPTTH
TBS đơn giản : 28 ca
(46,7%)
TBS phức tạp : 32 ca
(53,3%)
- Thông liên thất 18 - Tứ chứng Fallot 15
- Thông liên thất +
thông liên nhĩ và hoặc
tồn tại lỗ bầu dục
05 - Bất thường hồi lưu
tĩnh mạch phổi hoàn
toàn
13
- Thông liên thất + còn
ống động mạch
04 - Bất thường hồi lưu
tĩnh mạch phổi bán
phần
01
- Thông liên thất +
thông liên nhĩ + còn
ống động mạch
01 - Tim 3 buồng nhĩ 01
- Thông liên nhĩ + hẹp
van ĐMP
01
- Hoán vị đại động
mạch + thông liên thất
01
Tật ngoài tim: 2 ca (3,3%) trong đó 1 ca dị tật
miệng, 1 ca mắc hội chứng Di-George.
Bảng 2: Các đặc điểm trong giai đoạn tiền phẫu của
60 trường hợp VPHPTTH
Các đặc điểm Kết quả
* Tiền căn mắc các bệnh khác 35 ca 58,3%
Viêm phổi 29 ca 48,3%
Số lần viêm phổi trung bình 0,7±1,12
lần
(1-7lần)
Nhiễm trùng huyết 02 ca 3,3%
Trào ngược dạ dày thực quản 02 ca 3,3%
Suy tuyến cận giáp 01 ca 1,7%
Theo dõi lao phổi 01 ca 1,7%
* Viêm phổi phải nằm điều trị ngay
trước phẫu thuật
17 ca 28,3%
Thời gian nằm điều trị viêm phổi
ngay trước phẫu thuật
11 ± 16,2
ngày
(1-96
ngày)
* Suy dinh dưỡng 45 ca 75%
nhẹ 17 ca 28,3%
trung bình 18 ca 30%
nặng 10 ca 16,7%
* Suy tim 16 ca 26,6%
Độ II (Ross) 10 ca 16,6%
Độ III (Ross) 06 ca 10%
* Tăng áp động mạch phổi 43 ca 71,6%
nhẹ 02 ca 3,3%
trung bình 05 ca 8,3%
nặng 36 ca 60%
* Thuốc đang điều trị trước phẫu thuật
Digoxin 15 ca 25%
Furosemide 37 ca 61,7%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 251
Các đặc điểm Kết quả
Spironolactone 03 ca 05%
Captopril 30 ca 50%
Kháng sinh 16 ca 26,7%
Đặc điểm trong lúc phẫu thuật
Bảng 3: Các đặc điểm trong lúc phẫu thuật của 60
trường hợp VPHPTTH
Các đặc điểm Kết quả
Thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể 110,2 ± 29,1 phút
Thời gian kẹp động mạch chủ 57,1 ± 20,6 phút
Thời gian gây mê 315,7 ± 46,8 phút
Kháng sinh dự phòng Cefazoline 60 ca (100%)
Tai biến trong khi phẫu thuật Không có trường
hợp nào
Đặc điểm hậu phẫu
Bảng 4: Các đặc điểm về hồi sức hậu phẫu của 60
trường hợp VPHPTTH
Các đặc điểm Kết quả
Thời gian lưu nội khí quản – thở
máy
161 ± 208
giờ
(1-999 giờ)
Thời gian lưu catheter tĩnh mạch
trung tâm
7,5 ± 6,21
ngày
(1-29 ngày)
Thời gian lưu catheter động mạch 8,1 ± 6,8
ngày
(1-29 ngày)
Thời gian lưu ống dẫn lưu màng
phổi
6,2 ± 10,1
ngày
(1-76 ngày)
(1-29 ngày)
Thời gian lưu ống thông tiểu 5,5 ± 5,5
ngày
Thời gian ở Hồi sức ngoại 12,2 ± 13,2
ngày
(1-63 ngày)
Thời gian hậu phẫu ở khoa Tim
mạch
8,9 ± 6,2
ngày
(2-33 ngày)
Tổng thời gian nằm viện 21,1 ± 14,2
ngày
(7-79 ngày)
Phải đặt lại nội khí quản 10 ca 16,7%
Để hở xương ức sau phẫu thuật 06 ca 10%
Biến chứng hậu phẫu ngoài viêm phổi
Rối loạn nhịp tim 06 ca 10%
Nhịp nhanh trên thất 04 ca
Blốc nhĩ-thất độ III 01 ca
Ngoại tâm thu nhĩ đa ổ 01 ca
Tràn dịch dưỡng chấp 02 ca 3,3%
Tràn khí màng phổi 01 ca 1,7%
Liệt cơ hoành 01 ca 1,7%
Hẹp phế quản gốc dođộng mạch
phổi lớn chèn
01 ca 1,7%
Tắc ruột do dính 01 ca 1,7%
Nhiễm trùng huyết 01 ca 1,7%
Bảng 5: Các đặc điểm lâm sàng về viêm phổi của 60
trường hợp VPHPTTH
Các đặc điểm Kết quả
* Thời điểm chẩn đoán xác định
VPHPTTH
3,1 ± 2,9
ngày
(1-16 ngày)
55%
* Viêm phổi xuất hiện lúc còn
đang thở máy
33 ca
* Nơi chẩn đoán xác định VPHPTTH
Khoa Hồi sức ngoại 54 ca 90%
Khoa Tim mạch 06 ca 10%
Sốt 28 ca 46,7%
Thời điểm sốt xuất hiện sau phẫu
thuật
26,3 ± 27,9
giờ
(2-96 giờ)
Đàm mủ đặc trong nội khí quản 24 ca 40%
Ho 11 ca 18,3%
Thở nhanh (27 bệnh nhân đã rút
nội khí quản)
19 ca 70,4%
Thở co lõm (27 bệnh nhân đã rút
nội khí quản)
27 ca 100%
Rale ở phổi 55 ca 91,7%
Bảng 6: Các đặc điểm cận lâm sàng về viêm phổi của
60 trường hợp VPHPTTH
Các đặc điểm Kết quả
* Xét nghiệm huyết học – sinh hóa
CRP trung bình 42,7 ± 36,7
mg/L
(1,6-168,1
mg/L)
Số lượng bạch cầu trung
bình
16.011 ±
2.622/mm3
(12.300-
21.240/mm3)
Bạch cầu máu > 12.000/mm3 47 ca 78,3%
Thiếu máu 17 ca 28,3%
Tiểu cầu máu <
100.000/mm3
06 ca 10%
Toan máu 37 ca 61,7%
Toan chuyển hóa 43,3%
Toan hô hấp 18,3%
* Xét nghiệm vi sinh
Có cấy máu 55 ca 91,7%
Cấy máu dương tính 05 ca 09,1%
Có cấy đầu catheter 05 ca 08,3%
Cấy đầu catheter dương tính 00 ca 00%
Có cấy dịch qua nội khí quản 21 ca 35%
Cấy dịch nội khí quản dương
tính
06 ca 28,6%
Có cấy NTA 42 ca 70%
Cấy NTA dương tính 06 ca 14,3%
Có cấy nước tiểu 17 ca 28,3%
Cấy nước tiểu dương tính 00 ca 00%
* X quang ngực
Viêm phổi thùy 18 ca 30%
Viêm phổi lan tỏa 42 ca 70%
Tràn dịch màng phổi 10 ca 16,7%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 252
Các đặc điểm Kết quả
Phù phổi 03 ca 05%
Bóng tim to 18 ca 30%
* Siêu âm tim 14 ca 23,3%
Tăng áp động mạch phổi sau phẫu thuật
nhẹ 09 ca 15%
trung bình 02 ca 03,3%
nặng 03 ca 05%
Kết quả định danh vi khuẩn trong các
trường hợp cấy bệnh phẩm dương tính của
chúng tôi cho thấy:
5 mẫu cấy máu (+): 2 Acinetobacter, 2
Staphylococcus coagulase negative và 1 Klebsiella-
ESBL (-)
6 mẫu cấy dịch nội khí quản (+): 2
Acinetobacter, 2 Klebsiella-ESBL (+), 1 Escherchia
coli và 1 Candida albican.
6 mẫu cấy NTA dương tính: 2 Acinetobacter,
3 Klebsiella-ESBL (+) và 1 Enterobacter.
Trong nghiên cứu của LinhhuaTan về viêm
phổi sau phẫu thuật tim bẩm sinh, vi khuẩn
gram âm là chủng thường thấy nhất chiếm
86,1%(8).
Kết quả kháng sinh đồ của các vi khuẩn
phân lập được từ các bệnh phẩm cho thấy:
Staphylococcus coagulase negative trong mẫu cấy
máu nhạy cảm với kháng sinh Vancomycin và
Rifampicin. Acinetobacter trong mẫu cấy máu,
cấy dịch nội khí quản và cấy NTA đều nhạy cảm
với 3 kháng sinh Ceftazidim, Ciprofloxacin,
Polymycin B. Klebsiella – ESBL (-) trong mẫu cấy
máu nhạy với kháng sinh Ciprofloxacin,
Pefloxacin, Imipenem, Polymycin B. Klebsiella –
ESBL (+) trong mẫu cấy dịch nội khí quản và cấy
NTA nhạy cảm với Pefloxacin, Imipenem,
Polymycin B, Tticarcillin. Enterobact