Trong khoảng 5 năm trở lại đây, báo điện tử đã phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, ghi nhận sự ra đời của hàng trăm trang mạng cả chính thống lẫn phiên bản. Báo điện tử đã thực sự chiếm lĩnh vị trí tiên phong trong đời sống báo chí hiện đại. Xuất hiện một đội ngũ đông đảo các phóng viên, nhà báo mới đầy năng động, nhiệt huyết và thực sự chuyên nghiệp. Những cơ quan như Vietnamnet, VnExpress, Dantri, VnMedia, đã khẳng định được tầm vóc cũng như vị trí trong lòng bạn đọc. Cùng với sự “bùng nổ” của nó, đã kéo theo những sự cách tân táo bạo và mau lẹ về hệ thống thể tài, thể loại, từng bước định hình các cách thức xây dựng tác phẩm báo chí phù hợp với đặc thù của mình cũng như thói quen tiếp nhận của công chúng.
Phóng sự từ lâu đã được xác định là một trong những thể tài xung kích của báo chí. Trong nền báo chí hiện đại, nó chiếm vị trí quan trọng trong việc cung cấp những thông tin kịp thời và có chiều sâu về các vấn đề của đời sống xã hội, thu hút lượng công chúng đông đảo dõi theo các vấn đề, sự kiện đó. Với tầm quan trọng như vậy, thể loại phóng sự luôn được các cơ quan báo chí – nhất là các tờ báo điện tử chú trọng.
Trong tiến trình phát triển của báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng, thể loại phóng sự ngày càng có những cách tân về mặt hình thức thể hiện, nhằm phục vụ tốt nhất việc truyền tải thông điệp tới bạn đọc. Những thay đổi mang tính cách mạng so với truyền thống đã mang đến một diện mạo mới, đặc trưng mới cho thể loại. Phóng sự báo điện tử đã có những bước phát triển mạnh mẽ và trở thành thể loại chủ lực.
Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã xác nhận vị trí và vai trò quan trọng của Chapeau trong phóng sự. Ngày nay, viết Chapeau đã là một khâu cơ bản và được đầu tư kỹ lưỡng khi thực hiện các phóng sự. Chapeau trong phóng sự báo điện tử đã trở nên không thể thiếu, đóng vai trò vừa là “người đưa đường” vừa là “người giới thiệu, người cung cấp” thông điệp cho độc giả, quyết định hiệu quả của một tác phẩm phóng sự. Tuy vậy, việc định hình Chapeau cũng như thực tiễn sử dụng nó có sự khác nhau ở mỗi tờ báo. Điều này là cần thiết để tạo điểm nhấn, tạo “gu” cho mỗi tờ báo, nhưng cũng làm phức tạp thêm khi nghiên cứu tổng thể về thể loại phóng sự. Bên cạnh đó, mỗi tờ báo lại luôn có sự cách tân từng ngày trong cách viết, nên phóng sự nói chung-Chapeau nói riêng luôn có sự thay đổi mà không phải lúc nào lý luận cũng theo kịp. Việc tìm hiểu và đánh giá Chapeau cũng như chiều hướng phát triển của nó trở thành một vấn đề quan trọng và bổ ích về nghiệp vụ, và thực tế cũng đã có nhiều công trình, bài viết, ý kiến đề cập đến Chapeau. Tiểu luận “Đặc điểm Chapeau trong phóng sự Vietnamnet 2010” qua việc khảo sát các phóng sự của một tờ báo điện tử khá phổ cập ở Việt Nam, chúng tôi muốn mang đến một cách nhìn cụ thể về thể loại phóng sự hiện nay thông qua cách thức xây dựng Chapeau.
34 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2165 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm Chapeau trong phóng sự Vietnamnet 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa đề tài
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, báo điện tử đã phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, ghi nhận sự ra đời của hàng trăm trang mạng cả chính thống lẫn phiên bản. Báo điện tử đã thực sự chiếm lĩnh vị trí tiên phong trong đời sống báo chí hiện đại. Xuất hiện một đội ngũ đông đảo các phóng viên, nhà báo mới đầy năng động, nhiệt huyết và thực sự chuyên nghiệp. Những cơ quan như Vietnamnet, VnExpress, Dantri, VnMedia,…đã khẳng định được tầm vóc cũng như vị trí trong lòng bạn đọc. Cùng với sự “bùng nổ” của nó, đã kéo theo những sự cách tân táo bạo và mau lẹ về hệ thống thể tài, thể loại, từng bước định hình các cách thức xây dựng tác phẩm báo chí phù hợp với đặc thù của mình cũng như thói quen tiếp nhận của công chúng.
Phóng sự từ lâu đã được xác định là một trong những thể tài xung kích của báo chí. Trong nền báo chí hiện đại, nó chiếm vị trí quan trọng trong việc cung cấp những thông tin kịp thời và có chiều sâu về các vấn đề của đời sống xã hội, thu hút lượng công chúng đông đảo dõi theo các vấn đề, sự kiện đó. Với tầm quan trọng như vậy, thể loại phóng sự luôn được các cơ quan báo chí – nhất là các tờ báo điện tử chú trọng.
Trong tiến trình phát triển của báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng, thể loại phóng sự ngày càng có những cách tân về mặt hình thức thể hiện, nhằm phục vụ tốt nhất việc truyền tải thông điệp tới bạn đọc. Những thay đổi mang tính cách mạng so với truyền thống đã mang đến một diện mạo mới, đặc trưng mới cho thể loại. Phóng sự báo điện tử đã có những bước phát triển mạnh mẽ và trở thành thể loại chủ lực.
Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã xác nhận vị trí và vai trò quan trọng của Chapeau trong phóng sự. Ngày nay, viết Chapeau đã là một khâu cơ bản và được đầu tư kỹ lưỡng khi thực hiện các phóng sự. Chapeau trong phóng sự báo điện tử đã trở nên không thể thiếu, đóng vai trò vừa là “người đưa đường” vừa là “người giới thiệu, người cung cấp” thông điệp cho độc giả, quyết định hiệu quả của một tác phẩm phóng sự. Tuy vậy, việc định hình Chapeau cũng như thực tiễn sử dụng nó có sự khác nhau ở mỗi tờ báo. Điều này là cần thiết để tạo điểm nhấn, tạo “gu” cho mỗi tờ báo, nhưng cũng làm phức tạp thêm khi nghiên cứu tổng thể về thể loại phóng sự. Bên cạnh đó, mỗi tờ báo lại luôn có sự cách tân từng ngày trong cách viết, nên phóng sự nói chung-Chapeau nói riêng luôn có sự thay đổi mà không phải lúc nào lý luận cũng theo kịp. Việc tìm hiểu và đánh giá Chapeau cũng như chiều hướng phát triển của nó trở thành một vấn đề quan trọng và bổ ích về nghiệp vụ, và thực tế cũng đã có nhiều công trình, bài viết, ý kiến đề cập đến Chapeau. Tiểu luận “Đặc điểm Chapeau trong phóng sự Vietnamnet 2010” qua việc khảo sát các phóng sự của một tờ báo điện tử khá phổ cập ở Việt Nam, chúng tôi muốn mang đến một cách nhìn cụ thể về thể loại phóng sự hiện nay thông qua cách thức xây dựng Chapeau.
2. Lịch sử vấn đề
Phóng sự là một thể tài đã được nghiên cứu kĩ lưỡng và được trình bày trong rất nhiều công trình lớn nhỏ. Là một bộ phận quan trọng của phóng sự, Chapeau theo đó cũng đã được các học giả, nhà nghiên cứu và các nhà báo định hình về khái niệm cũng như cách thức vận dụng. Tuy nhiên, những lí luận đó phần lớn là trình bày về Chapeau phóng sự nói chung, mà phần lớn là đề cập đến phóng sự báo in. Với sự phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, báo điện tử đã khẳng định được vị thế của loại hình truyền thông thông tin đắc lực và quan trọng nhất trong thời đại mới, nên việc tìm hiểu, nghiên cứu là có ý nghĩa thiết thực.
Đến nay, những công trình nghiên cứu qui mô về phóng sự báo điện tử nói chung-Chapeau nói riêng-là chưa có, mà chỉ là những bài viết, trao đổi trên các diễn đàn, website chuyên ngành hoặc các website hướng dẫn nghiệp vụ. Tuy nhiên, xác định rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu loại hình báo điện tử, các Khoa báo chí tại các trường đại học trong cả nước đã có những đề tài cấp độ Niên luận, Khóa luận cho các sinh viên năm cuối. Tại Khoa báo chí-Truyền thông (ĐHKH Huế) trong khoảng một năm trở lại đây, các giảng viên đã cho sinh viên làm các đề tài nghiên cứu về đặc điểm thể loại trên báo điện tử, trong đó tập trung nhiều về phóng sự. Nhìn chung các tài liệu nghiên cứu về Chapeau phóng sự báo điện tử vẫn còn rất hiếm.Tiểu luận “Đặc điểm Chapeau trong phóng sự Vietnamnet năm 2010” là một đề tài khá mới mẻ và chuyên sâu về Chapeau. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi chủ yếu bám vào những sự hướng dẫn của các giảng viên tại Khoa Báo chí-Truyền thông, ĐHKH Huế và một số tài liệu thu thập được.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Chapeau-một bộ phận của thể loại phóng sự trên báo điện tử. Do chỉ tập trung vào một bộ phận nên chúng tôi sẽ không dành thời gian nhiều cho phóng sự nói chung.
Việc nghiên cứu sẽ tiến hành thông qua khảo sát các phóng sự trên Vietnamnet trong năm 2010(phóng sự điều tra). Với đặc trưng nhanh nhạy của báo điện tử, con số các phóng sự xuất hiện trong khoảng thời gian đó là vô cùng lớn, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra những nhận định dựa trên một cái nhìn tổng quan, xuyên suốt. Việc nghiên cứu chỉ tập trung vào một bộ phận, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng đi từ những đặc trưng về thể loại của phóng sự, để có một cách nhìn nhận, đánh giá phù hợp trong mối liên hệ giữa Chapeau (bộ phận) với cái tổng thể.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên báo điện tử nên chúng tôi chủ yếu lấy nguồn và khai thác dữ liệu thông qua mạng internet. Việc khảo sát và thống kê số lượng gặp nhiều khó khăn bởi con số quá lớn và trên trang báo chỉ lưu giữ bài trong một khoảng thời gian ngắn.
Phân tích nhận diện đặc điểm, so sánh đối chiếu nhằm tìm ra đặc điểm chung và tình hình phát triển của Chapeau trên Vietnamnet. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo Chapeau trên Dân trí, Vn Express,… để lấy tư liệu đối chiếu.
Nghiên cứu cấu trúc Chapeau qua phương pháp phân tích cách tạo lập câu văn, xây dựng văn bản, liên kết câu, liên kết đoạn và nhiều góc độ khác trong ngữ pháp văn bản.
5. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết thúc, kết cấu tiểu luận sẽ gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về Chapeau và Chapeau trong phóng sự.
Chương 2: Chapeau trong phóng sự báo Vietnamnet 2010
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHAPEAU VÀ CHAPEAU TRONG PHÓNG SỰ
1.1Chapeau
1.1.1. Khái niệm
Chapeau (Tiếng Pháp) nghĩa là cái mũ, được sử dụng trong báo chí là đoạn văn mở đầu cho bài báo có trách nhiệm giới thiệu tóm tắt nội dung cho toàn bài. Trong các công trình nghiên cứu nghiệp vụ, Chapeau đang có nhiều cách định nghĩa, sự khác nhau đó chủ yếu dựa vào cách nhìn nhận chức năng của nó. Loic Hervouet, Tổng giám đốc Đại học báo chí Lille khi giải thích khái niệm Chapeau đã khẳng định nó phải “Giúp đỡ người đọc. Xác định rõ chủ đề và góc độ. Cung cấp các thông tin chính. Gợi ý về dàn bài. Làm cho độc giả muốn đọc.”
Nhiều người sử dụng cách nói hình ảnh để gọi tên và xác định vai trò và vị trí của Chapeau bằng cụm từ “Chiếc mũ không che khuất bài báo”. Theo đó, Chapeau sẽ làm bài báo nổi bật lên, có sức hấp dẫn riêng thu hút, mời mọc bạn đọc. Chapeau của một tác phẩm báo điện tử càng hết sức quan trọng, khi mà “chỉ với một cái nhấp chuột”, người đọc sẽ bỏ qua bài báo, trang báo để đến với tác phẩm khác hấp dẫn hơn. Do đó, viết Chapeau là khâu hết sức cơ bản, nhất là đối với một bài phóng sự-vốn có dung lượng lớn, hình thức tương đối “cồng kềnh”. Với mỗi “gu” riêng của cơ quan báo chí, sẽ có cách thể hiện riêng, và với mỗi phóng viên, mỗi nhà báo sẽ có thói quen, phong cách riêng nên Chapeau là một “khái niệm mở” và thực tiễn nhiều tác giả (báo điện tử) đã không quan tâm nhiều đến những ràng buộc lí luận nhưng vẫn có những cách viết Chapeau vô cùng độc đáo và hấp dẫn.
Với nhiều thuật ngữ cách gọi khác nhau, Chapeau có khi còn được nói đến với những từ như “người dẫn đường”, “người giới thiệu”, “mào đầu”,… tựu trung có thể hiểu “Chapeau là câu văn hoặc đoạn văn ngắn mở đầu một tác phẩm báo chí, nằm độc lập và có vai trò giới thiệu, cung cấp cái nhìn tổng quan về những thông điệp của tác phẩm đó”.
1.1.2. Đặc điểm, chức năng.
Chapeau là một hoặc vài câu văn(đoạn văn ngắn) mở đầu tác phẩm báo chí. Vẫn còn những nhập nhằng trong cách hiểu và sử dụng Chapeau, Lời mào đầu, Lead hay Lời tòa soạn trong đời sống báo chí hiện nay. Trong học phần Báo điện tử ở các khoa báo chí cũng như nhiều tài liệu công trình nghiên cứu đã khu biệt các khía niệm trên, nhưng việc nắm rõ là khá khó khăn nên thường xảy ra sự nhầm lẫn của một vài khái niệm.
Để nhấn mạnh và làm rõ hơn khái niệm Chapeau, thì chúng ta có thể nhìn vào những đặc điểm, đặc trưng của nó. Về mặt hình thức, Chapeau có thể dài hơn Lead nhưng phần lớn là ngắn gọn hơn Lời toàn soạn. Chapeau là bộ phận độc lập, được kết thúc bằng một dấu chấm câu và sau đó ngắt xuống dòng; các câu văn trong Chapeau ở mọi tác phẩm dường như là không được sử dụng trong bài(trong khi đó, Lead chủ yếu là trích dẫn một câu trong bài).
Chapeau có chức năng vừa “giới thiêu” vừa “cung cấp” nội dung thông điệp bài báo, đó là 2 chức năng quan trọng và cơ bản nhất.
Vì là “người giới thiệu” nên Chapeau phải hấp dẫn, lôi cuốn, có tính mời mọc khơi gợi độc giả. Muốn thế phải biết lựa chọn từ ngữ, cấu tứ, bố cục, cách diễn đạt hiệu quả nhất. Trong xu thế Chapeau ngày càng “co lại” về hình thức, thì việc lựa chọn từ ngữ và cách diễn đạt lại phải sao cho vừa hấp dẫn, lôi cuốn nhưng cũng phải cô đọng.
Vì là “người cung cấp” thông tin nên Chapeau cũng phải đảm bảo chuyển tải đến người đọc những nội dung cơ bản nhất của bài báo(5W+H). Đưa những thông tin cơ bản nhất “đập vào mắt người đọc”. Có vai trò như một hướng dẫn viên, Chapeau vừa phải giải thích và hoàn thiện tít, đồng thời cũng vừa cung cấp cho độc giả có được cái nhìn tổng quan về bài báo.
Hai chức năng trên phải được bố trí hài hòa và phải thể hiện rõ được trên nhiều nhất là vài ba câu văn của Chapeau.
Chapeau phải xác định rõ chủ đề của bài báo, định hình rõ nội dung thông tin và góc độ phản ánh. Trong thời đại bùng nổ thông tin, công chúng ngày càng muốn nắm bắt được nhiều thông tin trong thời gian ngắn nhất nên không có và không muốn mất thời gian để tìm hiểu chủ đề, nội dung bài báo nữa. Nếu được lựa chọn, họ sẽ đọc những bài báo mà phần mào đầu đã định hình rõ ràng nội dung, góc độ phản ánh và chủ đề tác phẩm. Đồng thời Chapeau nhất thiết phải thông báo, chứng minh với người đọc tính thời sự của bài báo, có thể biểu hiện qua một sự kiện nóng hổi, một con số, hay nhận định về tình hình ở thì hiện tại. Chapeau luôn xuất hiện những từ như “đang”, “vừa mới”, “cách đây ít phút”, “sắp”, “sẽ”,… để biểu đạt sự nóng hổi của vấn đề. Các phóng sự có thể không có tính thời sự như tin hay phản ánh, nhưng đều là những đề tài có sự quan tâm lớn nên Chapeau cần thiết lập được mối liên hệ giữa bối cảnh câu chuyện với hiện tại tiếp nhận của công chúng: “chuyện tưởng chừng như…nhưng giờ đây nó vẫn còn..”, “cho tới hôm nay”,..
1.1.3. Phân loại
Dựa vào đặc trưng của Chapeau chúng ta có thể phân thành hai loại chính. Thứ nhất, đó là Chapeau khơi gợi dẫn dắt là chủ yếu. Loại Chapeau này sử dụng ngôn ngữ và cách diễn đạt để làm sao có thể lôi cuốn mạnh nhất người đọc, có thể đánh vào sự hiếu kỳ, sự bức bối, háo hức hoặc khó chịu mà “bắt” người đọc phải theo dõi phần tiếp theo. Có thể tham khảo một ví dụ: “Nghe tiếng khỉ kêu, vượn hú vọng ra từ những căn nhà sang trọng, nhiều người ngơ ngác, chẳng biết thực hư”.(Phóng sự “Khỉ kêu vượn hú trong nhà đại gia”, Vietnamnet ngày 30/12/2010). Đọc đoạn Chapeau này, người đọc dường như ai cũng muồn đọc ngay phần tiếp theo để biết rõ câu chuyện mà bài báo đang nói đến.
Thứ hai đó là loại Chapeau –thông tin, loại này trả lởi một cách đầy đủ nhất có thể các câu hỏi 5W+H, hé lộ góc độ hản ảnh của bài báo. Chính vì thế, loại này giản dị, trung tính và khá nghiêm túc. Ví dụ: “Mọi người chen lấn, đè lên nhau khiến con ngất xỉu. Tỉnh dậy, con thấy chị gái nằm bất động cách đó không xa. Mũi chị bị giẫm đến dập nát và con sờ không thấy thở nữa, chị ấy chết rồi…”. Ghi nhận của PV Thái Phương, báo VietNamNet tại hiện trường thảm họa giẫm đạp khiến hàng trăm người chết ở Campuchia”. (Phóng sự “Đêm kinh hoàng ở Phnom-Pênh”, Vietnamnet ngày 24/11/2010).
Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn Chapeau đều được viết trên nguyên tắc tích hợp hài hòa cả hai loại trên, nhằm thể hiện đầy đủ 2 chức năng của Chapeau, nên việc phân loại như trên chỉ mang tính tham khao chứ không phải là sự định hình cách viết hay phân chia các tác phẩm báo chí. Và tùy vào mục đích, nội dung bài báo và kinh nghiệm người viết mà trong mỗi dạng lại có nhiều cách thể hiện riêng. Chúng ta sẽ còn trở lại vấn đề này trong phần sau.
1.2. Chapeau của phóng sự
1.2.1. Khái niệm Chapeau của phóng sự.
Từ những lí luận ở phần trên, có thể đưa ra khái niệm cho Chapeau phóng sự như sau: “Chapeau của phóng sự là đoạn văn ngắn độc lập mở đầu tác phẩm, được kết thúc bằng dấu chấm câu và ngắt xuống dòng, có chức năng giới thiệu tổng quan về nội dung, thông điệp đến với công chúng thông qua một cách thức xây dựng, trình bày ấn tượng và hiệu quả nhất”.
1.2.2. Đặc điểm Chapeau của phóng sự
Một đặc trưng về mặt thể loại của phóng sự đó là dung lượng lớn, khai thác thông tin sâu rộng và chuyển tải nhiều thông điệp. Do những đặc trưng này mà phóng sự nói chung-phóng sự báo điện tử nói riêng luôn có phần mào đầu. Chapeau của phóng sự càng phải thể hiện rõ chức năng mời đọc và cung cấp thông điệp cho độc giả, do đó không có gì gượng gạo khi khẳng định rút tít và viết Chapeau là khâu cơ bản trong quá trình xây dựng một tác phẩm phóng sự.
Chapeau của phóng sự nhất thiết phải giúp công chúng định hình được góc độ tiếp cận vấn đề của tác giả, nêu ngắn gọn và cung cấp nội dung chính cho người đọc “qua một cái liếc mắt”. Đối với báo điện tử, do những đặc thù của nó mà công chúng rất “ngại” đọc dài, chính vì thế để những bài phóng sự dài đến được với độc giả thì vai trò của Chapeau là tối quan trọng. Trong một dung lượng ngắn ngủi chỉ với vài ba câu văn, Chapeau có vai trò quan trọng quyết định mức độ thành công của bài báo. Sự hấp dẫn của Chapeau là yếu tố quyết định để níu mắt người đọc, lôi kéo người xem theo dõi tiếp câu chuyện. Ở đây đòi hỏi người viết có năng lực sử dụng ngôn ngữ, cấu tạo câu văn và khiếu dẫn chuyện, đây vốn là những thứ đã được nâng lên thành thủ thuật nghề nghiệp. nghề nghiệp. Đây yêu cầu và cũng là thế mạnh của người viết phóng sự, được rèn dũa qua thời gian và kinh nghiệm.
Càng ngày người ta càng có xu hướng viết Chapeau tổng hợp (2 chức năng) giữa tính hấp dẫn và tính thông tin. Chapeau phóng sự theo đó đang “co ngắn” lại và có độ nén rất lớn. Nhiều cây bút bằng tài năng và kinh nghiệm đã có những cách tân bất ngờ và sáng tạo mang lại hiệu quả rất lớn. Những cách viết mào đầu theo kiểu truyền thống đã được thay thế bằng những cách thức thể hiện hoàn toàn mới mẻ nhưng hấp dẫn hơn rất nhiều (Chapeau phóng sự truyền thống thường mở đầu câu chuyện bằng không gian, thời gian, bối cảnh xảy ra hoặc khắc họa nhân vật). Trên báo điện tử, Chapeau đang có những cách tân từng ngày, và xuất hiện hết sức phong phú đa dạng, khiến cho thể tài phóng sự luôn thu hút một lượng lớn công chúng đón đọc. Các kiểu xây dựng Chapeau hết sức mới mẻ như mở đầu bằng một câu chuyện ngoài lề, một mẩu chuyện vui liên quan, một câu nói, một nhân vật huyền thoại cổ xưa…, được diễn đạt bằng một thứ ngôn ngữ mềm mại văn chương; hay các kiểu mào đầu trực diện, lôi sự kiện, con số gây ấn tượng mạnh nhất lên đầu,..đang ngày một sử dụng phổ biến và thực sự được công chúng đón nhận.
Tuy thế, trên nhiều bài phóng sự ở các tờ báo điện tử, vẫn có những hời hợt dễ dãi trong khi viết Chapeau. Các kiểu viết mào đầu giật gân, đánh mạnh vào thị hiếu, đánh lừa độc giả bằng một nội dung không ăn nhập gì với bài báo,…vẫn còn phổ biến. Với những trường hợp như vậy, công chúng dù có bị lôi kéo nhưng họ sẽ vẫn sớm nhận ra dụng ý đó của người viết và tất nhiên họ sẽ không chấp nhận. Những cảm giác bực bội, nhàm chán sẽ khiến họ bỏ qua bài báo và theo đó hiệu quả thông tin cũng như uy tín của bài báo, tờ báo sẽ bị ảnh hưởng.
Có sự khác nhau giữa phóng sự báo điện tử chính thống với báo phiên bản. Sự khác nhau này thể hiện khá rõ ở cách thức viết Chapeau. Trong khi Chapeau phóng sự báo chính thống “nén” tới mức tối đa và thường đi trực tiếp vào nội dung thì ở các báo phiên bản Chapeau vẫn thường dài hơn, nhất là ở các báo địa phương, báo chuyên ngành vẫn còn xuất hiện nhiều trạng ngữ, những câu văn khắc họa bối cảnh khá dài. Trong sự cạnh tranh khốc liệt của báo chí hiện đại, những tác phẩm nảo, cơ quan nào có cách viết phù hợp với xu thế thì sẽ giành phần thắng. Nên việc cách tân cách viết là điều bắt buộc, điều này đòi hỏi phải đi từ tu duy của tòa soạn và của người viết, đồng thời cần phải được rèn dũa trong quá trình lao động sáng tạo.
CHƯƠNG 2: CHAPEAU TRONG PHÓNG SỰ VIETNAMNET NĂM 2010
2.1. Vài nét về báo Vietnamnet
Vietnamnet.vn ra mắt vào ngày 23 tháng 1 năm 2003 (số giấy phép: 27/GP-BVHTT), đưa tin trên tất cả các lĩnh vực xã hội, trong đó đặc biệt quan tâm tới các sự kiện kinh tế (Sologan: “Hân hạnh là tờ báo uy tín cho doanh nghiệp”). Hiện nay báo ra với 2 thứ tiếng Việt và Anh, bên cạnh ấn phẩm chính Vietnamnet.vn còn có các chuyên trang: Tuần Việt Nam (tuanvietnam.net), Tin tức Online (tintuconline.vietnamnet.vn), Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (vef.vn) , Lanhdao.net, Chuyên trang về Đại biểu quốc hội (daibieuquochoi.vietnamnet.vn), Chuyên trang về hòa giải.
Giao diện trang chủ Vietnamnet khá sinh động và bắt mắt
Sau 20 năm, Vietnamnet không ngừng lớn mạnh và trở thành một trong những tờ báo điện tử có lượng truy cập lớn nhất Việt Nam, quy tụ một đội ngũ phóng viên, biên tập viên đông đảo và nhiệt huyết. Bên cạnh việc cung cấp thông tin nhanh chóng kịp thời nhiều mặt của đời sống, Vietnamnet còn tích cực tham gia vào nhiều sự kiện xã hội, như tổ chức giải thưởng Vietnam Mobile Awards (VMA) và nhiều sự kiện quy mô khác.
Vietnamnet là tờ báo đi đầu trong việc cung cấp thông tin nóng hổi, thời sự. Các sự kiện kinh tế chính trị nổi bật, những vấn đề lớn của tình hình quốc tế luôn được theo sát và cập nhật. Mạng lưới phóng viên, cộng tác viên rải khắp trên cả nước sẵn sàng nắm bắt tình hình ở nhiều nơi. Hiện nay, Vietnamnet là một trong số ít các tờ báo điện tử vẫn duy trì được việc tổ chức các cuộc giao lưu phỏng vấn trực tiếp với các khách mời tại toàn soạn, và độc giả có thể đối thoại trực tiếp tựa như một “cầu truyền hình”. Đây là hình thức được báo sử dụng khi có những vấn đề lớn được đông đảo bạn đọc quan tâm.
Phóng sự là thể tài chủ đạo trên trang Vietnamnet, được sử dụng liên tục và đa dạng dưới các mục: phóng sự điều tra, phóng sự ảnh, phóng sự quốc tế. Phóng sự Vietnamnet được xây dựng khá cô đọng, sử dụng khá nhiều ảnh (phần lớn khoảng từ 3-7 ảnh) và luôn có Chapeau. Với số lượng khổng lồ và cập nhật liên tục, phóng sự trên báo Vietnamnet thực sự là bức tranh muôn màu của đời sống, mang đầy đủ hơi thở sự kiện của tình hình xã hội trong và ngoài nước, thu hút sự quan tâm của đa số độc giả truy cập. Những cây bút phóng sự đầy tài năng và nhiệt huyết như Hoàng Sang, Duy Tuấn,…đã “băng rừng lội suối” đến những nơi xa xôi, tiếp cận nhiều vấn đề để mang tới cho người đọc hang loạt phóng sự có ý nghĩa to lớn.
Những cây bút phóng sự Vietnamnet đầy nhiệt huyết đã “lăn lộn” vào mọi ngóc ngách để mang đến bạn đọc những trang báo nóng hổi.
Trong những năm qua, bên cạnh hoàn thành nhiệm vụ cung cấp thông tin, Vietnamnet cũng đã góp phần tuyên truyền, cổ đông nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đông thời là cầu nối, là diễn đàn để công chúng, nhân dân bày tỏ tâm tư nguyện vọng, đề xuất ý kiến với cơ quan Chính phủ góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh; thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nó còn là nơi để mọi người có thể học hỏi những phát kiến sáng tạo mới từ đó áp dụng vào thực tiễn, là kêng phổ biến tri tr