Đặc điểm của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong tiếng Việt và một số nhận xét bước đầu về kiểu câu này trong thơ Xuân Diệu

Nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện và các kiểu nghĩa biểu hiện của câu là một trong những vấn đề trọng tâm của Ngôn ngữ học nói chung và của Việt ngữ học nói riêng. Một trong những kiểu nghĩa biểu hiện của câu thu hút sự chú ý của các nhà Việt ngữ học là các câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển có hướng - Nguyễn Kim Thản là người đầu tiên miêu tả đặc trưng của nhóm vị từ hoạt động này. Ông cho rằng: “Trong những động từ thuần Việt có một nhóm từ đặc biệt là những động từ vận động có phương hướng xác định như ra, vào, lên, xuống, đến, tới, sang, qua, lại, về. Đứng về mặt phân phối, những động từ này quả là rất giống với những động từ có ý nghĩa trừu tượng (làm lụng, yêu thương.). Nhưng đứng về mặt cấu tạo, chúng có những đặc điểm khác. chúng là những từ biểu thị vận động có phương hướng xác định, hay nói cách khác, tự thân nó đã bao hàm ý nghĩa về phương hướng” (Nguyễn Kim Thản - 1967). - Nguyễn Lai, trong cuốn “Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt” thì tập trung vào việc nghiên cứu cách sử dụng một số vị từ chỉ hướng như đi, ra, vào, lên, xuống, sang, qua, đến, tới, lại, về. trên ba trục không gian, thời gian và tâm lý (sắc thái). Tuy nhiên, cũng giống như Nguyễn Kim Thản, tác giả không đả động gì đến sự tình của câu mà các vị từ đó biểu thị. - Trong cuốn “Ngữ pháp chức năng Tiếng Việt - Vị từ hành động” , Nguyễn Thị Quy cũng nghiên cứu khá kĩ về hoạt động di chuyển nhưng tác giả chủ yếu đi sâu về miêu tả các vị từ hành động di chuyển như đi, lên, vào, ra, xuống, chạy, rời, trốn.hơn là miêu tả các kiểu sự tình. Tác giả chia ra làm hai loại vị từ hành động di chuyển:

doc99 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2475 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong tiếng Việt và một số nhận xét bước đầu về kiểu câu này trong thơ Xuân Diệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặc điểm của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong tiếng Việt và một số nhận xét bước đầu về kiểu câu này trong thơ Xuân Diệu LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện và các kiểu nghĩa biểu hiện của câu là một trong những vấn đề trọng tâm của Ngôn ngữ học nói chung và của Việt ngữ học nói riêng. Một trong những kiểu nghĩa biểu hiện của câu thu hút sự chú ý của các nhà Việt ngữ học là các câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển có hướng - Nguyễn Kim Thản là người đầu tiên miêu tả đặc trưng của nhóm vị từ hoạt động này. Ông cho rằng: “Trong những động từ thuần Việt có một nhóm từ đặc biệt là những động từ vận động có phương hướng xác định như ra, vào, lên, xuống, đến, tới, sang, qua, lại, về. Đứng về mặt phân phối, những động từ này quả là rất giống với những động từ có ý nghĩa trừu tượng (làm lụng, yêu thương...). Nhưng đứng về mặt cấu tạo, chúng có những đặc điểm khác. chúng là những từ biểu thị vận động có phương hướng xác định, hay nói cách khác, tự thân nó đã bao hàm ý nghĩa về phương hướng” (Nguyễn Kim Thản - 1967). - Nguyễn Lai, trong cuốn “Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt” thì tập trung vào việc nghiên cứu cách sử dụng một số vị từ chỉ hướng như đi, ra, vào, lên, xuống, sang, qua, đến, tới, lại, về... trên ba trục không gian, thời gian và tâm lý (sắc thái). Tuy nhiên, cũng giống như Nguyễn Kim Thản, tác giả không đả động gì đến sự tình của câu mà các vị từ đó biểu thị. - Trong cuốn “Ngữ pháp chức năng Tiếng Việt - Vị từ hành động” , Nguyễn Thị Quy cũng nghiên cứu khá kĩ về hoạt động di chuyển nhưng tác giả chủ yếu đi sâu về miêu tả các vị từ hành động di chuyển như đi, lên, vào, ra, xuống, chạy, rời, trốn...hơn là miêu tả các kiểu sự tình. Tác giả chia ra làm hai loại vị từ hành động di chuyển: + Vị từ hành động di chuyển một diễn tố: Chiếc xe phóng như bay + Vị từ hành động di chuyển hai diễn tố: Thủ trưởng đã đến Hà Nội Nói chung, cả ba tác giả trên đây tuy đã có những nghiên cứu khá sâu về những vị từ hành động di chuyển nhưng thực tế vẫn không có ai đề cập đến vấn đề này ở cấp độ cao hơn, đó là câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong đó vị từ di chuyển đóng vai trò làm trung tâm. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu hơn về kiểu câu này nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm của chúng. 2. Mục đích, ý nghĩa của khoá luận này - Khoá luận này là một trong những công trình nghiên cứu về cấu trúc nghĩa biểu hiện của một kiểu câu: câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển. - Bằng các cứ liệu cụ thể, khoá luận này muốn đi sâu tìm hiểu đặc điểm của kiểu câu này thể hiện qua cấu trúc vị từ tham tố, ngữ nghĩa của vị từ trung tâm và đặc điểm các vai nghĩa. - Khoá luận còn bước đầu khảo sát và nêu ra những nhận xét sơ bộ về kiểu câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong thơ Xuân Diệu trên hai bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa. 3. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu 3.1. Phương pháp nghiên cứu: chúng tôi sử dụng 4 phương pháp: - Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp: đây là phương pháp được dùng để phân tích cấu trúc cú pháp của câu. - Phương pháp phân tích nghĩa (biểu hiện): đây là phương pháp dùng để phân tích cấu trúc vị từ - tham tố của câu. - Phương pháp phân tích diễn ngôn nghệ thuật: phương pháp này dùng để phân tích một văn bản thơ và các câu thơ trong văn bản. - Phương pháp thống kê được sử dụng để nghiên cứu sự phân bố của kiểu câu này trong văn bản. 3.2.Tư liệu: Khoá luận của chúng tôi dựa trên hai nguồn tư liệu chính: - Tư liệu tiếng Việt khẩu ngữ: Chúng tôi chọn lọc những ví dụ điển hình nhất trong tiếng Việt hàng ngày để khảo sát. - Tư liệu văn bản thơ Xuân Diệu: Chúng tôi lấy tư liệu trong các tập thơ: “Thơ thơ”, “Gửi hương cho gió” (giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945) và “Riêng chung”, “Mũi Cà Mau”, “Cầm tay”, “Hai đợt sóng”, “Thanh ca” (giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám 1945). 4. Bố cục của của khoá luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bố cục của khoá luận gồm ba chương: Chương I: Cơ sở lý thuyết. Chương II: Đặc điểm của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong tiếng Việt. Chương III: Một số nhận xét bước đầu về kiểu câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong thơ Xuân Diệu CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Khái niệm nghĩa biểu hiện và các kiểu nghĩa biểu hiện của câu 1.1. Khái niệm nghĩa biểu hiện của câu Kế thừa quan điểm của Moris (1936), S.Dik (1981) cho rằng có ba bình diện phân tích câu dựa trên quan hệ về chức năng: cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng. 1. Chức năng cú pháp chỉ định cái khung quy chiếu (prespective) mà từ đó sự tình được thể hiện trong các biểu thức ngôn ngữ học: Chủ ngữ (Subject) và Bổ ngữ (Object). 2. Chức năng ngữ nghĩa chỉ định ra các vai, mang sở chỉ của các từ ngữ có liên quan, hiện diện trong cái sự tình được biểu thị bằng kết cấu vị ngữ (predication): Tác thể (Agent), Đích (Goal), Tiếp thể (Recipent)... 3. Chức năng ngữ dụng chỉ định tình trạng thông tin của các thành tố với một tình huống giao tiếp rộng hơn mà trong đó nó xuất hiện: Chủ đề (Theme) và Hậu đề (Tail), Đề (Topic) và Tiêu điểm (Focus). Theo Dik, ở bình diện ngữ nghĩa, câu bao giờ cũng biểu thị một sự tình (state of affairs) nhất định. Xét về mặt cấu trúc, kết cấu vị ngữ hạt nhân (nuclear predication) được tạo thành bởi thuộc tính hay quan hệ của vị ngữ, liên kết với các thực thể do danh từ biểu thị có chức năng biểu thị các “sự tình”. Có nhiều loại sự tình khác nhau nhưng theo Dik, có hai đặc trưng cơ bản quy định sự khác biệt của các sự tình, đó là tính năng động (Dynamism) và tính chủ ý hay tính kiểm soát được (Control). Phối hợp 2 tiêu chí này S. C. Dik phân chia các sự tình thành 4 loại: 1. Một biến cố (sự tình động) chủ động là một hành động (Action). 2. Một biến cố (sự tình động) không chủ động là một quá trình (Process). 3. Một tình thế (sự tình tĩnh) chủ động là một vị thế (Situation). 4. Một tình thế (sự tình tĩnh) không chủ động là một trạng thái (State) (Dik 1981:36). Bảng phân loại sự tình của Dik được biểu hiện như sau:  [+ Động] SỰ KIỆN  [– Động] TÌNH HUỐNG   [+ chủ ý]  Hành động  Tư thế   [- chủ ý]  Quá trình  Trạng thái   M. A. K. Halliday (1985), một đại diện khác của Ngữ pháp chức năng cho rằng bình diện nghĩa của câu ở bậc nghĩa (semantic level) là nghĩa biểu hiện (representational meaning) tức là cái nội dung nghĩa phản ánh sự tình trong thế giới được miêu tả. Ông gọi nghĩa này là nghĩa ý niệm, và phân biệt nó với nghĩa liên nhân và nghĩa văn bản trong ngữ pháp chức năng (hệ thống) của ông. Halliday chú ý nhiều đến chức năng động, đến quá trình nên ông đã chia nghĩa câu thành 6 quá trình, mà ông gọi là các "kiểu quá trình" (process types) với "phương thức phản ánh được thể hiện là hệ thống chuyển tác" (transitivity). Sáu quá trình đó là: 1. Quá trình vật chất (material processes - MP) trong đó có một hành thể (Actor) và có một đối thể (Goal ). Ví dụ: Jack fell down and broke his crown. Actor MP MP Goal (Jack ngã và làm vỡ chiếc mũ miện của mình) 2. Quá trình tinh thần (mental processes) trong đó có nghiệm (Senser) và có nhân tố gây cảm giác.Ví dụ: Mary like the gift. (Mary thích món quà) 3. Quá trình quan hệ (relational processes) trong đó có trả lời câu hỏi: cái gì, của ai, ở đâu mà tham tố có chức năng mang một thuộc tính xác định, đồng nhất. Ví dụ: Tom is a leader. (Tom là lãnh tụ) 4. Quá trình hành vi (behavioural processes) như nghe, nhìn, cử động và tham tố duy nhất là người thực hiện hành vi. Ví dụ: Fortune is smiling on you. (Vận may mỉm cười với chúng tôi) 5. Quá trình nói (verbal processes) trong đó có người nói (Sayer) nói ra điều gì và người tiếp nhận (Receiver). Ví dụ: Responding, the minister implied that the policy had been changed. (Phản ứng lại, ông bộ trưởng muốn nói rằng chính sách đã thay đổi). 6. Quá trình hiện hữu (existential processes) trong đó có tham tố là vật tồn tại. Ví dụ: There was a storm. (Có một cơn bão) Trong sáu quá trình nêu trên Halliday phân biệt ba quá trình "Vật chất”, “Tinh thần”, “Quan hệ” là 3 quá trình chính trong hệ thống chuyển tác trong tiếng Anh". Còn ba quá trình còn lại được "định vị trên đường ranh giới của các quá trình này từ cái này qua cái kia, không thật sự rõ ràng", đó là: - Trên đường ranh giới giữa các quá trình vật chất và quá trình tinh thần là các quá trình hành vi. - Trên đường ranh giới giữa các quá trình tinh thần và quá trình quan hệ là phạm trù của những quá trình phát ngôn. - Trên đường ranh giới giữa quá trình quan hệ và quá trình vật chất là các quá trình liên quan đến sự hiện hữu . Và nội dung cụ thể của các quá trình được miêu tả bằng các tham thể và chu cảnh với tư cách là "những phạm trù ngữ nghĩa giải thích một cách khái quát nhất các hiện tượng của thế giới hiện thực trong các cấu trúc ngữ nghĩa". Ví dụ: The lion  chased  the tourist  lazily  through the bush   (tham thể)  (quá trình)  (tham thể)  (chu cảnh)  (chu cảnh)   (Con sư tử  đuổi  người khách du lịch  uể oải  trong rừng)   Ngoài các tham thể nêu trên còn có các tham thể khác: Lợi thể (Beneficiaty), Cương vực (Range) và các thành phần chu cảnh. Kế thừa các quan điểm của Dik và Halliday, ở Việt Nam đầu những năm 90, Cao Xuân Hạo đề cập đến nghĩa biểu hiện của câu. Theo Cao Xuân Hạo,: "nghĩa biểu hiện phản ánh các sự tình của thế giới được nói đến trong câu". Để phân loại nghĩa biểu hiện của câu, ông cũng dựa vào hai tiêu chí tối quan trọng mà Dik đã nêu ra là [(+), (-)động] và [(+), (-)chủ ý], đồng thời bổ sung thêm tiêu chí khác: [(+), (-)nội tại]. Kết quả phân loại của Cao Xuân Hạo đã phân biệt thành 4 kiểu nghĩa biểu hiện: Hành động [+động], [+chủ ý], Quá trình [+động], [-chủ ý], Trạng thái [+động], [+nội tại], Quan hệ [+động], [-nội tại]. Ông cũng đưa thêm "Sự tồn tại" xếp ngang hàng với Biến cố và Tình hình, thay ô Tư thế (bậc 2) của Dik bằng loại Quan hệ mà Halliday coi như một trong 3 loại quá trình lớn của ông (bên cạnh quá trình vật chất và quá trình tinh thần) và đặt ngang hàng với loại Trạng thái trong các loại lớn của những quá trình tĩnh mà Dik gọi là Tình hình (situation). Sơ đồ các kiểu nghĩa biểu hiện theo cách phân loại của Cao Xuân Hạo được biểu diễn như sau: Giải thích nội dung sơ đồ, Cao Xuân Hạo đã chỉ ra "3 loại nghĩa biểu hiện cơ bản" đó là "câu tồn tại", "câu chỉ sự tình động hay sự việc, biến cố" và "câu chỉ sự tình tĩnh hay tình hình". Và tiếp theo là lần lượt xét 4 loại câu, nêu cụ thể hơn một bước nữa là câu "chỉ hành động", câu "chỉ quá trình", câu "chỉ trạng thái" và câu "chỉ quan hệ với những tiểu loại và cách thực hiện của nó". Tiếp theo hướng đào sâu vào nghĩa của câu, gần đây Nguyễn Văn Hiệp đã cố gắng tìm hiểu "cấu trúc câu tiếng Việt nhìn từ góc độ ngữ nghĩa". Tác giả cho rằng "cú pháp lấy câu làm đơn vị nghiên cứu cơ bản - lại là một đơn vị phức tạp về bản chất: có rất nhiều loại nội dung được truyền đạt trong một câu, dưới hình thức này hay hình thức khác". Tác giả chủ trương không miêu tả cú pháp độc lập với nghĩa và chú ý "dựa trên những kinh nghiệm tri nhận của chúng ta về thế giới và cách chúng ta tổ chức, trình bày những kinh nghiệm đó". Nguyễn Văn Hiệp thừa nhận "câu là một thực thể nhiều "chiều" và "đứng trên góc độ ngữ nghĩa có thể có một cách nhìn "lập thể" về câu "đi đến một lối phân tích mang tính mô-đun về các thành tố cấu trúc của nó". Tác giả đã phác thảo những mô-đun phân tích câu tiếng Việt theo "5 cấp độ sau: 1 - Cấp độ lõi sự tình của câu; 2 - Cấp độ khung câu; 3 - Cấp độ các chỉ báo tình thái của câu; 4 - Cấp độ các chỉ báo cho lực ngôn trung tiềm tàng của câu; 5 - Cấp độ cấu trúc thông điệp của câu" Như vậy, có thể hiểu, theo tác giả, cấp độ thứ nhất - cấp độ lõi sự tình chính là cấp độ nghĩa biểu hiện của câu. 1.2. Các kiểu nghĩa biểu hiện của câu Theo Cao Xuân Hạo (1991), các sự tình được biểu hiện trong câu/phát ngôn mà hạt nhân là khung vị ngữ, gồm lõi vị ngữ (mà trung tâm là vị từ) và các tham tố của nó trong đó có một tham tố làm đề (hay tiêu đề nếu câu có nhiều bậc cấu trúc đề - thuyết). Ở cấp độ khái quát, căn cứ vào kiểu sự tình mà câu biểu thị, có thể phân chia nghĩa biểu hiện của câu thành ba loại: - Câu tồn tại, nhận định rằng trong một thế giới hay một nơi nào đó có một cái gì - Câu chỉ sự tình hay sự việc, biến cố - Câu chỉ sự tình tĩnh hay tình hình * Sự tồn tại của một sự vật được biểu hiện trong câu tồn tại có thể được định vị hay không được định vị. Có những loại câu bắt buộc phải định vị như: (a) Có chuột (b) Trong nhà có tiền (c) Trên tường treo một bức tranh (d) Trên giường chễm chệ một thằng đáng ghét Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào câu dùng vị từ có hay còn cũng đều là câu tồn tại. Câu tồn tại không có chủ đề mà chỉ có thể có khung đề. Những câu như: Nó có nhà, Nó có lỗi là những câu chỉ trạng thái chứ không phải là câu tồn tại. * Trong những câu chỉ biến cố hay sự việc có thể chia ra thành câu chỉ hành động và câu chỉ quá trình. Hành động là một sự việc có chủ ý có thể do con người hay động vật thực hiện. Quá trình là một biến cố không có chủ ý, chủ thể của nó (thực thể trải qua nó) có thể là người, động vật hay bất động vật. * Trong các câu chỉ tình hình có thể phân biệt câu chỉ trạng thái với câu chỉ quan hệ. Trạng thái là một tình hình có mặt trong bản thân chủ thể (thực thể mang nó, hay ở trong trạng thái đó). Quan hệ là một tình hình mà nội dung là một cái gì ở giữa hai sự vật, dù đó là sự tiếp xúc, một khoảng cách, một mối dây nhân quả hay sự so sánh. Trong luận văn này, chúng tôi dựa trên bảng phân loại các kiểu nghĩa biểu hiện trên của Cao Xuân Hạo để nhận diện và miêu tả các sự tình cần khảo sát. 2. Sự tình động và các kiểu câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong tiếng Việt 2.1. Sự tình động Thuật ngữ sự tình được hiểu theo nghĩa rộng là "cái có thể là tình huống trong một thế giới nào đó". Các sự tình có thể được chia thành nhiều kiểu khác nhau theo các thông số nghĩa cần yếu của chúng. Hai thông số cơ bản đó là tính động (dynamism) và chủ ý (control) (S. Dik 1981) Trước hết chúng ta phải phân biệt sự tình [+động] và sự tình [-động]. Sự tình [-động] bao gồm các sự tình không bao hàm bất kỳ sự biến đổi nào, tức là những thực thể không đổi ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt thời gian tồn tại của sự tình. Còn sự tình [+động] là những sự tình có sự biến đổi trong thời gian, tức là các biến cố. Sự tình [+động] (biến cố) có thể chia thành hai loại sự tình: hành động [+chủ ý] và quá trình [-Chủ ý]. (a) Hành động là một sự tình chủ ý, có một trong những thực thể hàm chứa nó, có năng lực quyết định cái sự tình đó tồn tại hay không. Ví dụ: Hạnh mở cửa sổ Trong ví dụ này, Hạnh là người quyết định sự tồn tại của sự tình được miêu tả - Hạnh có thể quyết định không mở cửa và là kẻ chủ ý của sự tình được biểu thị trong ví dụ trên. (b) Quá trình là một sự tình trong đó thực thể là chủ thể quá trình không thể quyết định các quá trình đó có tồn tại hay không: Ví dụ: Cái cây bị đổ Trong ví dụ này thì cây không thể quyết định được quá trình đổ hay không mặc dù Cây là chủ thể của quá trình này. Như vậy, sự tình [+động] được chia ra thành hai loại sự tình là: hành động: [+động], [+chủ ý] và quá trình: [+động], [-chủ ý] 2.1.1. Sự tình [+động], [+chủ ý] được gọi là hành động Theo Cao Xuân Hạo (1991) thì : “một biến cố trong đó có một chủ thể làm một việc có chủ ý gọi là hành động. Chủ thể của một hành động gọi là hành thể hay kẻ hành động” (actor). Tác giả chia ra làm hai loại hành động: hành động chuyển tác và hành động vô tác. (a)Một hành động không tác động đến một đối tượng khác được gọi là hành động không chuyển tác hay vô tác. Hành động này có thể chỉ có một diễn tố duy nhất là hành thể, tuy đó có thể là một diễn tố phức hợp, gồm nhiều nhân vật cùng hành động. Trong các sự tình này ngoài diễn tố (argument) cũng còn có các tham tố khác là các chu tố (circumstants). - Đối với những vị từ như đi, chạy, bay, nhảy, ngoài hành thể (diễn tố duy nhất) có thể có thêm các chu tố vị trí. Ví dụ: Con chim  bay  trên trời   Diễn tố  Vị từ  Chu tố   Hành thể  Hành động  Vị trí   - Đối với các vị từ như đến, tới, vào, ra, rời, ngoài diễn tố hành thể còn có thêm một diễn tố khác chỉ nguồn hay đích: Cầu thủ  vào  sân   Diễn tố 1  Vị từ  Diễn tố 2   Hành thể  Hành động  Đích   Với những hành động như xem, nhìn là hành động vô tác nhằm mục đích tri giác đối tượng chứ không nhằm tác động đến đối tượng. Đối tượng của các hành động như xem, nhìn là những diễn tố được coi là loại đối thể đặc biệt, không bị tác động mà còn tác động lại người hành động. Đối thể này có thể được gọi là đích hoặc là mục tiêu.Ví dụ: Cậu bé  nhìn  cô bé   Diễn tố 1  Vị từ  Diễn tố 2   Hành thể  Hành động ứng xử  Mục tiêu   (b) Một hành động cũng có thể tác động đến một đối tượng nào đó: đó là hành động chuyển tác hay cập vật. Loại hành động này có hai diễn tố, là chủ thể của hành động (hành thể) và vật hay người chịu sự tác động của hành động (đối thể hay bị thể). - Hành động không tác động vào vật có sẵn mà làm cho nó hình thành, là một hành động tạo tác. Đối tượng của nó là một diễn tố được gọi là tạo thể. Ví dụ: Hùng  xây  nhà   Diễn tố 1  Vị từ  Diễn tố 2   Hành thể  Hành động  Tạo thể   - Hành động biểu thị bằng một vị từ như nói, hỏi, trả lời, thuật lại kể… khi dùng với một danh ngữ hay một câu làm bổ ngữ cũng là một hành động tạo tác có tạo thể là một diễn tố thứ 2. Ví dụ: Hạnh  thuật lại  một câu chuyện   Diễn tố 1  Vị từ  Diễn tố 2   Hành thể  Hành động  Tạo thể   - Câu lấy hành thể làm đề và vị ngữ chứa vị từ hành động làm thuyết với đối thể đặt ngay sau vị từ. Ví dụ: Long  đánh  Dũng   Diễn tố 1  Vị từ  Diễn tố 2   Hành thể  Hành động  Đối thể   - Trong câu biểu hiện hành động: cho, tặng, gửi thì tiếng Việt xử lý người nhận như là một diễn tố thứ hai. Ví dụ: Tuấn  cho  Long  tiền   Diễn tố 1  Vị từ  Diễn tố 2  Diễn tố 3   Hành thể  Hành động  Tiếp thể  Đối thể   - Hành động gây nên một quá trình nào đó mà chủ thể chính là đối thể của hành động chuyển tác ấy. Khi quá trình này được biểu hiện hiển ngôn thành một vị từ riêng không đi liền với vị từ hành động thành chuỗi, hành động chuyển tác được gọi là hành động gây khiến. Ví dụ: Toản bóp quả cam nát bét. Tâm đập cái cốc vỡ tan từng mảnh. - Những hành động ngôn từ có tính chất điều khiển được biểu hiện bằng những vị từ như: yêu cầu, đề nghị, ra lệnh, sai…kèm theo một câu hành động làm bổ ngữ cũng được coi là hành động gây khiến. Ví dụ: Khổng Minh sai Quan Vũ giết Tào Tháo nhưng Quan Vũ không làm. Tào Tháo bắt Triệu Vân phải hàng nhưng Triêu Vân nhất định không hàng. 2.1.2. Sự tình [+động], [-chủ ý] được gọi là quá trình Theo Cao Xuân Hạo: “một biến cố trong đó không có một chủ thể nào có chủ ý được gọi là quá trình”. Tác giả chia ra làm hai loại quá trình: quá trình chuyển tác và quá trình vô tác. (a) Quá trình vô tác là một quá trình không tác động đến một đối tượng nào khác ngoài cái đối tượng trực tiếp trải qua cái quá trình ấy. Một quá trình vô tác có thể là một sự chuyển biến, cũng có thể là một sự nảy sinh hay huỷ diệt. - Một quá trình chuyển biến có thể là một sự chuyển biến về vị trí (di chuyển) hay một sự chuyển biến về trạng thái (chuyển thái). + Trong một quá trình di chuyển, sự di chuyển không chủ động có thể có hướng và cũng có thể kết thúc ở một nơi hoặc một điểm nhất định. Những nơi, điểm kết thúc này thường là chu tố. Ví dụ: Hoa  rơi  trước thềm   Diễn tố  Vị từ  Chu tố   Quá thể  Quá trình  Vị trí   + Ngoài ra trong quá trình di chuyển, điểm kết thúc cũng là một diễn tố khi vị từ của những quá trình này là những vị từ biểu thị sự di chuyển có hướng (đến, tới, vào). Ví dụ: Mực  bay vào  mặt   Diễn tố 1  Vị từ  Diễn tố 2   Quá thể  Quá trình  Đích   - Một quá trình chuyển thái k