Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của bệnh nhân mụn trứng cá đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học, xác định tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân bị mụn trứng cá (MTC) và tìm hiểu sự liên hệ giữa các yếu tố trên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện tại bệnh viện trên 408 bệnh nhân (BỆNH NHÂN) bị MTC từ tháng 07/2011 đến 04/2012. Các số liệu được thu thập dựa trên phỏng vấn trực tiếp và khám lâm sàng. Kết quả: Tỉ lệ nam và nữ là 42,4% và 57,6%. Tuổi trung bình là 21,5 ± 6,0 và nhóm tuổi thường gặp nhất là 16‐20 (40,7%). Tuổi khởi phát trung bình là 16,6 ± 5,0. Đa số bệnh nhân đều có thương tổn viêm (96,8%). Vị trí thương tổn thường trên mặt (48,5%) hay mặt kết hợp với thân mình (49,3%). Tỉ lệ MTC nhẹ, trung bình, nặng lần lượt là: 22,8%, 63,5% và 13,7%. Nam có khả năng bị MTC nặng hơn nữ (p < 0,001) và bệnh nhân có chu kì kinh không đều khả năng bị MTC nặng hơn so với chu kì kinh đều (OR = 2,3; 95% CI: 1,2‐4,4; p = 0,02). Hơn một nửa số bệnh nhân có sẹo mụn (61,0%). Nam có khả năng bị sẹo mụn cao hơn nữ (OR = 1,7; 95% CI: 1,1‐2,6; p = 0,01). Bệnh nhân dưới 25 tuổi khả năng bị sẹo mụn cao hơn người trên 25 tuổi (OR = 1,8; 95% CI: 1,1‐3,0; p = 0,02). Bệnh nhân ở nhóm tuổi khởi phát sớm khả năng bị sẹo mụn cao hơn nhóm khởi phát muộn (OR = 16,8; 95% CI: 3,8‐73,0; p < 0,001). Ngoài ra, bệnh nhân bị MTC nặng khả năng bị sẹo mụn cao hơn MTC nhẹ (OR = 3,3; 95% CI: 1,5‐7,0; p = 0,002) và trung bình (OR = 2,4; 95% CI: 1,2‐4,8; p = 0,01). Kết luận: Bệnh nhân bị MTC tập trung nhiều nhất trong nhóm 16‐20 tuổi. Đa số đều có thương tổn trên mặt. Thương tổn viêm chiếm một tỉ lệ cao. Hơn một nửa số bệnh nhân bị MTC trung bình và bị sẹo mụn. Độ nặng của bệnh có liên hệ với giới tính và chu kì kinh. Bên cạnh đó, sự liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa khả năng bị sẹo mụn và giới tính, tuổi, tuổi khởi phát, độ nặng MTC.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của bệnh nhân mụn trứng cá đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  22 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN   MỤN TRỨNG CÁ ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP HCM  Tchiu Bích Xuân*, Châu Văn Trở*, Vũ Hồng Thái*  TÓM TẮT   Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học, xác định tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân bị mụn  trứng cá (MTC) và tìm hiểu sự liên hệ giữa các yếu tố trên.  Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện tại bệnh viện trên 408 bệnh nhân (BỆNH  NHÂN) bị MTC từ tháng 07/2011 đến 04/2012. Các số  liệu được thu thập dựa trên phỏng vấn trực tiếp và  khám lâm sàng.  Kết quả: Tỉ lệ nam và nữ là 42,4% và 57,6%. Tuổi trung bình là 21,5 ± 6,0 và nhóm tuổi thường gặp nhất  là 16‐20 (40,7%). Tuổi khởi phát trung bình là 16,6 ± 5,0. Đa số bệnh nhân đều có thương tổn viêm (96,8%). Vị  trí thương tổn thường trên mặt (48,5%) hay mặt kết hợp với thân mình (49,3%). Tỉ lệ MTC nhẹ, trung bình,  nặng lần lượt là: 22,8%, 63,5% và 13,7%. Nam có khả năng bị MTC nặng hơn nữ (p < 0,001) và bệnh nhân có  chu kì kinh không đều khả năng bị MTC nặng hơn so với chu kì kinh đều (OR = 2,3; 95% CI: 1,2‐4,4; p = 0,02).  Hơn một nửa số bệnh nhân có sẹo mụn (61,0%). Nam có khả năng bị sẹo mụn cao hơn nữ (OR = 1,7; 95% CI:  1,1‐2,6; p = 0,01). Bệnh nhân dưới 25 tuổi khả năng bị sẹo mụn cao hơn người trên 25 tuổi (OR = 1,8; 95% CI:  1,1‐3,0; p = 0,02). Bệnh nhân ở nhóm tuổi khởi phát sớm khả năng bị sẹo mụn cao hơn nhóm khởi phát muộn  (OR = 16,8; 95% CI: 3,8‐73,0; p < 0,001). Ngoài ra, bệnh nhân bị MTC nặng khả năng bị sẹo mụn cao hơn MTC  nhẹ (OR = 3,3; 95% CI: 1,5‐7,0; p = 0,002) và trung bình (OR = 2,4; 95% CI: 1,2‐4,8; p = 0,01).  Kết luận: Bệnh nhân bị MTC tập trung nhiều nhất trong nhóm 16‐20 tuổi. Đa số đều có thương tổn trên  mặt. Thương tổn viêm chiếm một tỉ lệ cao. Hơn một nửa số bệnh nhân bị MTC trung bình và bị sẹo mụn. Độ  nặng của bệnh có liên hệ với giới tính và chu kì kinh. Bên cạnh đó, sự liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa khả năng  bị sẹo mụn và giới tính, tuổi, tuổi khởi phát, độ nặng MTC.  Từ khoá: Mụn trứng cá.  ABSTRACT  EPIDEMIOLOGY AND CLINICAL FEATURES OF ACNE IN HOSPITAL OF DERMATO –  VENEREOLOGY OF HOCHIMINH CITY  Tchiu Bich Xuan, Chau Van Tro, Vu Hong Thai  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 22 ‐ 29  Objectives: To determine the epidemiology of acne, its clinical features and find the relationships between  them.  Methods: A hospital‐based cross‐section study was conducted on 408 patients  from 07/2011  to 04/2012.  The data was collected by interviewing and examination.  Results: 42,4% of cases were male while 57,6% were female. Mean age of participants was 21,5 ± 6,0 years  and  the most  common age group was 16  to 20 years  (40,7%). Mean age of onset was 16,6 ± 5,0 years. The  majority  of  cases  had  inflammatory  acne  (96,8%). The  acne  lesions were  on  face  (48,5%)  or  face  and  body  (49,3%). The patients were classified into three groups with mild, moderate and severe (22,8%, 63,5%, 13,7%  respectively) acne. It was more severe in male patients than female patients (p < 0,001). The female patients with  * Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch  Tác giả liên lạc: Tchiu Bích Xuân  ĐT: 098 612 7255    Email: tchiubichxuan@gmail.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  23 irregular menstrual cycles had more severe acne compared to the others (OR = 2,3; 95% CI: 1,2‐4,4; p = 0,02).  More than half (61,0%) of cases had acne scars. Male patients had more chance to develop acne scars than female  (OR = 1,7; 95% CI: 1,1‐2,6; p = 0,01). Moreover, the patients who were under 25 years old had more chance to  have acne scars than others (OR = 1,8; 95% CI: 1,1‐3,0; p = 0,02). Early onset acne was also associated with acne  scars (OR = 16,8; 95% CI: 3,8‐73,0; p < 0,001). Besides, severe acne group had more chance to have acne scars  than mild (OR = 3,3; 95% CI: 1,5‐7,0; p = 0,02) and moderate (OR = 2,4; 95% CI: 1,2‐4,8; p = 0,01) ones.  Conclusion: We found that the most common age group suffered from acne was 16 to 20 years. Face was  involved  in most patients. A high of proportion of these cases had  inflammatory acne. More than half of cases  were moderate acne and had acne scars. Acne severity was associated with sex and menstrual cycles. Significant  associations were also  found between acne  scars and  sex, age, age onset, mild and  severe acne, moderate and  severe acne.  Keywords: acne.   ĐẶT VẤN ĐỀ  MTC là bệnh lý của nang lông tuyến bã, có  thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường biểu hiện  với những thương tổn đa dạng: nhân trứng cá,  sẩn, mụn mủ,  nốt  và  nang(13). Diễn  biến  của  bệnh  có  thể  tự  giới  hạn,  nhưng  nếu  bệnh  không được điều  trị hay điều  trị không đúng  sẽ có thể để lại di chứng về sau. Nguyên nhân  của bệnh vẫn chưa được biết một cách rõ ràng  và  đầy  đủ,  song  bệnh  được  cho  là  chịu  ảnh  hưởng  của  nhiều  yếu  tố: di  truyền  (3),  chế  độ  ăn(6), tình trạng lo âu, căng thẳng(12), nội tiết(13),  tác  động  cơ học(7) MTC  là một bệnh không  nguy hiểm nhưng có  thể ảnh hưởng đến chất  lượng cuộc sống và tâm lý của bệnh nhân(4,14).  Đây là bệnh da thường gặp ở nhóm tuổi  thanh  thiếu niên, chiếm  tỉ  lệ khoảng  từ 60‐ 90%(3,4,9). Tỉ  lệ MTC  ở nam  thường  cao hơn  nữ(3,9). Độ tuổi trung bình khởi phát bệnh là  17 tuổi(10). Theo thống kê năm 2010 tại BV Da  Liễu  TP HCM,  tỉ  lệ  số  lượt  bệnh  nhân  bị  MTC  chiếm  15,7%  trên  tổng  số  lượt  bệnh  nhân đến khám.  Trên  thế  giới,  hiện  đã  có  nhiều  nghiên  cứu khảo sát đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng  và những yếu  tố  liên quan đến MTC(1,3,4,9,10).  Những nghiên cứu đã giúp cho các nhà lâm  sàng quản lý bệnh, góp phần hỗ trợ cho việc  điều trị. Riêng tại Việt Nam, theo chúng tôi  biết hiện có rất ít nghiên cứu tập trung khảo  sát những vấn đề trên. Với mong muốn làm  rõ  thêm về đặc điểm dịch  tễ học,  lâm sàng  và các yếu tố liên quan đến bệnh, chúng tôi  tiến hành thực hiện đề tài này với mục tiêu:  Khảo sát các điểm dịch tễ học   Xác định tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng   Tìm hiểu sự  liên hệ giữa độ nặng MTC với  một số yếu tố dịch tễ  Tìm hiểu sự liên hệ giữa di chứng với một số  yếu tố dịch tễ và độ nặng của bệnh  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang.  Địa điểm và thời gian nghiên cứu  Địa  điểm: Khoa  khám  bệnh  bệnh  viện Da  Liễu TP HCM.  Thời gian: tháng 07/2011 đến tháng 04/2012.  Đối tượng nghiên cứu  Dân  số  đích:  Tất  cả  bệnh  nhân  MTC  đến  khám tại bệnh viện Da Liễu TP HCM.  Dân  số  chọn mẫu: Những  bệnh  nhân MTC  đến khám  tại khoa khám bệnh BV Da Liễu TP  HCM từ tháng 07/2011 đến tháng 04/2012.  Tiêu chuẩn chọn mẫu:  Tiêu chuẩn nhận vào: Bệnh nhân được chẩn  đoán MTC  trên  lâm  sàng  và  đồng  ý  tham  gia  nghiên cứu.  Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không đồng  ý  tham  gia  nghiên  cứu  hay  không  thể  hoàn  thành bảng thu thập số liệu.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  24 Cỡ mẫu:  Do nghiên cứu khảo sát tỉ lệ của nhiều biến  số và chúng tôi không có đầy đủ thông tin tỉ lệ  của các biến số, nên chọn p = 0,5 để có cỡ mẫu  lớn nhất. Thay vào công thức:  384 05,0 )5,01(5,096,1)1( 2 2 2 2 2/1 =−=−= − d pp Zn α Trong  nghiên  cứu  này,  chúng  tôi  đã  chọn  được 408 bệnh nhân.  Cách  chọn  mẫu:  Chọn  lần  lượt  các  bệnh  nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu.  Cách thức thu thập số liệu  Những  trường  hợp  thỏa  tiêu  chuẩn  chọn  mẫu  sẽ  được  phỏng  vấn  trực  tiếp.  Thời  gian  phỏng vấn không hạn chế. Nội dung phỏng vấn  bao gồm:  Ghi nhận  thông  tin  chung  của bệnh nhân  và  tiền  sử MTC  của  bệnh  nhân  và  gia  đình:  tuổi khởi phát bệnh, thời gian điều trị, phương  pháp  điều  trị  trước  đây,  tiền  sử  dùng  thuốc,  tiền sử MTC của gia đình.  Ghi nhận một số yếu tố liên quan MTC: chế  độ  ăn  uống,  uống  rượu  bia,  hút  thuốc  lá,  sử  dụng mỹ phẩm, tì tay  lên mặt, tình  trạng MTC  khi lo âu hay căng thẳng, tình trạng nội tiết.   Đánh  giá  chất  lượng  cuộc  sống  của  bệnh  nhân bằng bảng câu hỏi về chỉ  số  chất  lượng  cuộc  sống  về  bệnh  da  (Dermatology  Life  Quality Index‐DLQI).  Khám lâm sàng ghi nhận: vị trí thương tổn,  loại  thương  tổn,  di  chứng,  phân  loại  độ  nặng  theo tác giả Karen McKoy và chẩn đoán.  Xử lí và phân tích số liệu  Bằng phần mềm Epi Info phiên bản 3.5.3.   Kiểm  định  bằng  test  χ2  hay  test  chính  xác  Fisher để so sánh hai tỉ lệ, sự liên hệ có ý nghĩa  về mặt thống kê khi p < 0,05.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Đặc điểm dịch tễ học  Tỉ lệ nữ chiếm 57,6%. Bệnh nhân có trình độ  học vấn từ cấp 3 trở lên chiếm 81,4%. Học sinh,  sinh  viên  chiếm  64,5%.  Về  nơi  cư  ngụ,  79,4%  bệnh nhân sống tại TP HCM. 90,7% bệnh nhân  là độc thân.  MTC nhiều nhất trong 2 nhóm từ 16‐20 tuổi  (40,7%) và 21‐25 tuổi (32,6%). Tuổi trung bình là  21,5 ± 6,0, nhỏ nhất là 9 và lớn nhất là 46 tuổi.  Tuổi khởi phát tập trung nhiều nhất trong 2  nhóm từ 11‐15 tuổi (46,3%) và 16‐20 tuổi (37,7%).  Tuổi khởi phát  trung bình  16,6  ±  5,0  tuổi, nhỏ  nhất là 5 và lớn nhất là 41 tuổi.   Số  bệnh  nhân  điều  trị  lần  đầu  chỉ  chiếm  16,9%. Trong những bệnh nhân  đa  từng  điều  trị mụn, bệnh nhân tự mua thuốc và kem điều  trị mụn  chiếm  26,0%, dùng  thuốc  nam  thuốc  bắc chiếm 7,4% và đi lể mụn chiếm 4,9%. Thời  gian điều trị trung bình là 4,5 ± 9,1 tháng.  Về các yếu tố liên quan đến tình trạng MTC,  61,0% bệnh nhân có  thói quen nặn mụn, 58,3%  có  tiền  sử  gia  đình  bị MTC,  56,6%  nhận  thấy  MTC nặng hơn khi  lo âu căng  thẳng, 44,1% có  thói quen  tì đè  tay  lên mặt, 39,7% có  thói quen  uống sữa, 27,0% có chế độ ăn nhiều bột đường,  11,5% có sử dụng mỹ phẩm, 7,4% có uống rượu  bia và 3,4% có hút thuốc lá.  Trong  235  bệnh  nhân  nữ  được  khảo  sát,  75,3% nhận  thấy MTC nặng hơn khi gần hành  kinh, 35,5% có chu kì kinh không đều, 3,8% có  kinh thưa và 1,3% bị rậm  lông. Ngoài ra,  trong  18 bệnh nhân nữ từng mang thai có 38,9% nhận  thấy MTC nặng hơn khi mang thai.  Qua khảo sát chất  lượng cuộc sống của 338  đối tượng trên 16 tuổi, 75,8% bệnh nhân bị ảnh  hưởng mức độ ít và trung bình. Điểm trung bình  về chỉ số chất lượng cuộc sống là 5,6 ± 3,6 điểm,  thấp nhất là 0 và cao nhất là 19 điểm.  Tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng  Bảng 1: Phân bố theo các đặc điểm lâm sàng  Đặc điểm lâm sàng Tần số Tỉ lệ (%) Loại thương tổn Không viêm đơn thuần 13 3,2 Viêm 395 96,8 Vị trí thương tổn Mặt 198 48,5 Mặt, ngực, lưng ± vị trí khác 97 23,8 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  25 Đặc điểm lâm sàng Tần số Tỉ lệ (%) Mặt, lưng ± vị trí khác 77 18,9 Mặt, ngực ± vị trí khác 18 4,4 Mặt + vị trí khác 9 2,2 Không có thương tổn trên mặt 9 2,2 Chẩn đoán Mụn trứng cá thông thường 381 93,4 Phát ban mụn trứng cá 27 6,6 Độ nặng Đặc điểm lâm sàng Tần số Tỉ lệ (%) Nhẹ 56 22,8 Trung bình 259 63,5 Nặng 93 13,7 Di chứng Không sẹo 159 39,0 Sẹo lõm 242 59,3 Sẹo lồi, phì đại 7 1,7 Sự liên hệ giữa độ nặng và yếu tố dịch tễ  Bảng 2: Liên hệ giữa độ nặng của bệnh và yếu tố dịch tễ  Yếu tố Độ nặng Trung bình  Nhẹ Nặng  Trung bình Nặng  Nhẹ Nam giới 107/259 28/93 38/56 107/259 a 38/56 28/93 a Tuổi < 25 212/259 70/93 45/56 212/259 45/56 70/93 Tuổi khởi phát ≤ 25 249/259 87/93 51/56 249/259 51/56 87/93 Tiền sử gia đình bị MTC 153/259 50/93 35/56 153/259 35/56 50/93 Ăn bột đường 64/259 26/93 20/56 64/259 20/56 26/93 Uống sữa 106/259 39/93 17/56 106/259 17/56 39/93 Uống rượu, bia 18/259 5/93 7/56 18/259 7/56 5/93 Hút thuốc lá ở nam 7/107 1/28 6/38 7/107 6/38 1/28 Tì đè tay lên mặt 114/259 45/93 21/56 114/259 21/56 45/93 Nặn mụn 168/259 50/93 31/56 168/259 31/56 50/93 Mỹ phẩm 28/259 12/93 7/56 28/259 7/56 12/93 Chu kì kinh không đều 62/152 15/64 a 6/18 62/152 6/18 15/64 Nhận xét: a Sự liên hệ có ý nghĩa thống kê với  p < 0,05.  Đối với MTC nặng và  trung bình, nam  có khả năng bị MTC nặng gấp 3  lần so với  nữ (OR = 3,0 95% CI: 1,6‐5,5; p < 0,001).  Đối với MTC nặng và nhẹ, nam có khả  năng bị MTC nặng gấp 5 lần so với nữ (OR =  4,9; 95% CI: 2,4‐10,0; p < 0,001).  Bệnh nhân có chu kì kinh không đều khả  năng bị MTC nặng hơn gấp 2 lần so với chu  kì kinh  đều  (OR = 2,3; 95% CI: 1,2‐4,4; p =  0,02).  Sự liên hệ giữa di chứng và yếu tố dịch tễ,  độ nặng  Bảng 3.3: Liên hệ giữa di chứng và yếu tố dịch tễ  Yếu tố Sẹo mụn Có không Nam giới 118/249 55/159 a Tuổi < 25 209/249 118/159 a Tuổi khởi phát ≤ 25 247/249 140/159 a Đi lể mụn 12/249 8/159 Nặn mụn 156/249 93/159 Nhận xét:  Nam có khả năng bị sẹo mụn gấp 2  lần  so  với nữ (OR = 1,7; 95% CI: 1,1‐2,6; p = 0,01).  Bệnh nhân dưới 25 tuổi khả năng bị sẹo mụn  gấp 2 lần so với trên 25 tuổi (OR = 1,8; 95% CI:  1,1‐3,0; p = 0,02).   Bệnh nhân ở nhóm tuổi khởi phát sớm khả  năng bị sẹo mụn gấp 17  lần  so với nhóm khởi  phát  muộn  (OR  =  16,8;  95%  CI:  3,8‐73,0;  p  <  0,001).   Bảng 3.4: Liên hệ giữa di chứng và độ nặng  Độ nặng Sẹo mụn Có không Trung bình Nhẹ 156 49 103 44 Nặng Trung bình 44 156 12 103 a Nặng Nhẹ 44 49 12 44 a Nhận xét:  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  26 Bệnh  nhân  bị MTC  nặng  khả  năng  bị  sẹo  mụn cao gấp 2 lần so với MTC trung bình (OR =  2,4; 95% CI: 1,2‐4,8; p = 0,01).   Bệnh  nhân  bị MTC  nặng  khả  năng  bị  sẹo  mụn cao gấp 3  lần  so với MTC nhẹ  (OR = 3,3;  95% CI: 1,5‐7,0; p = 0,002).  BÀN LUẬN  Đặc điểm dịch tễ học  Tuổi  MTC gặp nhiều nhất trong 2 nhóm từ 16‐20  tuổi  (40,7%)  và  21‐25  tuổi  (32,6%),  trung  bình  21,5 ± 6,0  tuổi, nhỏ nhất  là 9 và  lớn nhất  là 46  tuổi. Nghiên cứu khác của tác giả Balaji Adityan  và cộng sự cho thấy nhóm tuổi 16‐20 chiếm tỉ lệ  cao  nhất  (59,8%),  tiếp  đến  là  nhóm  21‐25  tuổi  (19,4%), bệnh nhân  từ 13  đến 45  tuổi và  trung  bình  là 19,8 ± 4,9  tuổi(1). Đối  chiếu với  trên  thế  giới, độ tuổi trung bình và nhóm tuổi tập trung  đông  bệnh  nhân  đến  khám mà  chúng  tôi  ghi  nhận được khá phù hợp.  Tuổi khởi phát  Tuổi  khởi  phát MTC  tập  trung  nhiều  nhất  trong  2  nhóm  từ  11‐15  (46,3%)  và  16‐20  tuổi  (37,7%),  trung bình 16,6 ± 5,0  tuổi. Nghiên cứu  của  tác giả Dae Hun Suh và  cộng  sự  cho  thấy  tuổi khởi phát MTC chủ yếu tập trung từ 11‐18  tuổi  (70,7%),  trung  bình  17,2  ±  5,5  tuổi(10). Các  nghiên cứu đều cho thấy tuổi khởi phát thường  ở giai đoạn dậy  thì, khi có sự  tăng  tiết hormon  liên quan đến MTC.  Phương pháp điều trị  Tỉ lệ bệnh nhân tự mua thuốc, kem điều trị  mụn chiếm 26,0%, phù hợp với nghiên cứu của  tác  giả Nguyễn  Thị  Phương An,  Tô  Lê Na  là  29,5%(8). Nguyên  nhân  có  lẽ  do  việc mua  bán  thuốc, kem trị mụn trên thị trường khá dễ dàng  và giúp tiết kiệm thời gian hay có lẽ do tâm lý e  ngại đi khám bệnh. Tỉ lệ bệnh nhân dùng thuốc  nam, thuốc bắc chiếm 7,4% và đi lể mụn chiếm  4,9%. Theo nghiên cứu của  tác giả Nguyễn Thị  Phương An  và Tô Lê Na,  14,8%  điều  trị  bằng  thuốc nam, thuốc bắc và 19,0% đi lể mụn(8). Qua  so sánh, kết quả của chúng tôi có phần thấp hơn.  Yếu tố liên quan đến tình trạng mụn trứng  cá  Tỉ  lệ bệnh nhân có tiền sử gia đình bị MTC  chiếm 58,3%. Tỉ lệ này phù hợp với nghiên cứu  của tác giả Dae Hun Suh (58,5%) và nghiên cứu  của tác giả Yasuo Kubota (56,8%)(4,10). Bệnh nhân  có chế độ ăn nhiều bột đường chiếm 27,0% và có  thói quen uống sữa chiếm 39,7%. Sữa và thức ăn  giàu  chất  bột  đường  làm  gia  tăng  nồng  độ  insulin  và  insulin‐like  growth  factor‐1  (IGF‐1)  trong huyết thanh. Insulin cũng gây tăng chế tiết  IGF‐1 ở gan. Cả hai nội tiết tố này đều kích thích  sự tổng hợp lipid của tuyến bã. Ở bệnh nhân bị  MTC,  có mối  liên hệ giữa nồng  độ  IGF‐1  tăng  trong huyết  thanh với  số  lượng  thương  tổn và  sự bài tiết chất bã trên mặt(6). Bệnh nhân có thói  quen nặn mụn chiếm 61,0% và tì đè tay lên mặt  chiếm 44,1%. Động tác tì đè tay lên mặt sẽ làm ứ  đọng chất bã, tắc nghẽn ống bài xuất nang lông  tuyến bã góp phần gây nên thương tổn MTC(7).  Bên  cạnh  đó,  việc  nặn mụn  sẽ  làm  tình  trạng  viêm trở nên nặng hơn và hình thành sẹo xấu về  sau.  Bệnh  nhân  có  sử  dụng mỹ  phẩm  chiếm  11,5%  tương  đồng  với  nghiên  cứu  của  tác  giả  Nguyễn Thị Phương An và Tô Lê Na (12,3%)(8).  Cơ  chế  tình  trạng  lo  âu,  căng  thẳng  gây  nên  MTC vẫn  chưa  rõ, mặc dù mối  liên hệ này  đã  được chứng minh trong nghiên cứu của tác giả  Gil  Yosipovitch  và  cộng  sự. Ngoài  ra,  ông  và  cộng sự cũng nhận thấy rằng cơ chế của mối liên  hệ  này  không phải do  sự  tăng  tiết  lượng  chất  bã(12). Bệnh nhân nhận  thấy MTC nặng hơn khi  lo âu, căng thẳng chiếm 56,6%. Kết quả này cũng  khá phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn  Thị Phương An và Tô Lê Na (55,5%) và nghiên  cứu  của  tác  giả  Yasuo  Kubota  và  cộng  sự  (63,1%)(8,4).   Tỉ lệ bệnh nhân nhận thấy tình trạng MTC  nặng hơn khi gần đến ngày hành kinh chiếm  75,3%.  Đối  chiếu  kết  quả  với một  số  nghiên  cứu khác  cho  thấy  tỉ  lệ này khá dao  động  từ  35,5%‐61,3%(1,3,4,10). Cơ chế của tình trạng MTC  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  27 bùng  phát  khi  gần  đến  ngày  hành  kinh  vẫn  chưa  rõ.  Giả  thuyết  cho  rằng  sự  bùng  phát  MTC khi gần đến giai đoạn hành kinh có  thể  thứ phát  từ sự  thay đổi chức năng miễn dịch  hay sự co nhỏ  lỗ ống nang  lông  tuyến bã  liên  quan  đến  hormon  ở  cuối  pha  hoàng  thể  của  chu  kì  kinh  nguyệt(5).  Ngoài  ra,  chu  kì  kinh  không đều có thể làm dao động nội tiết tố liên  quan  đến MTC.  Nghiên  cứu  ghi  nhận  được  35,3%  bệnh  nhân  có  chu  kì  kinh  không  đều  tương tự với nghiên cứu của  tác giả Dae Hun  Suh  và  cộng  sự  là  31,0%(10). Androgen  có  vai  trò  quan  trọng  trong  bệnh  sinh  MTC(13).  Nghiên cứu này chỉ khảo sát một số dấu hiệu  chỉ  điểm  tình  trạng  cường  androgen, kết quả  cho  thấy:  3,8%  kinh  thưa  và  1,3%  rậm  lông.  Mặt khác, tỉ lệ bệnh nhân nhận thấy tình trạng  MTC nặng hơn khi mang thai chiếm 38,9% cao  hơn  so  với  nghiên  cứu  của  tác  giả Dae Hun  Suh và cộng sự (28,4%)(10). Sự thay đổi nội tiết  trong  thời kì mang  thai  có  lẽ  ảnh hưởng  đến  tình trạng MTC.   MTC  là một bệnh không nguy hiểm nhưng  có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của  bệnh nhân. Chúng tôi ghi nhận điểm trung bình  chỉ số chất lượng cuộc sống là 5,6 ± 3,6 điểm. Kết  quả này thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả  S.S. Zaghloul và cộng sự (17,7 ± 8,1 điểm)(14).  Tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng  3,2%  đối  tượng  có  thương  tổn không viêm  đơn  thuần  trong khi  đến  96,8%  có  thương  tổn  viêm. Trong cộng đồng, nghiên cứu của tác giả  G Uslu và cộng sự cho thấy có 161/350 người chỉ  có thương tổn không viêm và 189/350 người có  thương  viêm(11). Tỉ  lệ  đối  tượng  chỉ  có  thương  tổn  không  viêm  đơn  thuần  ở  nghiên  cứu  của  chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả  G Ulsu có  lẽ do sự khác biệt về dân số đích và  dân số chọn mẫu của hai nghiên cứu.   Đa số đối tượng có vị trí thương tổn trên mặt  (97,8%). Trong đó, gần 1/2 có vị trí duy nhất trên  mặt  (48,5%)  và  gần  1/2 mặt  kết  hợp  với  vị  trí  khác  (49,3%).  Nghiên  cứu  của  tác  giả  Balaji  Adityan và  cộng  sự  cho  thấy 100% bệnh nhân  đều có vị trí thương tổn tr
Tài liệu liên quan