Đặc điểm dòng chảy đầm Đề Gi, Bình Định

hế độ thủy động lực đầm Đề Gi chủ yếu là sự kết hợp giữa dòng chảy do thủy triều, dòng chảy do sông đổ ra và chịu ảnh hưởng của yếu tố địa hình. Mô hình 2D được xây dựng dựa vào hệ phương trình nước nông phi tuyến đã mô phỏng được bức tranh dòng chảy trong đầm. Dòng chảy trong đầm có hai hướng ngược chiều nhau khi triều lên và triều xuống, mạnh hơn trong mùa mưa, có thể đạt trên 100 cm/s ở khu vực trao đổi nước sông- đầm và đầmbiển, khu vực khác chủ yếu nhỏ hơn 40 cm/s. Dòng chảy trong mùa khô chủ yếu nhỏ hơn 20 cm/s, khu vực trao đổi nước đầm- biển và đầm- sông có thể đạt trên 60 cm/s. Có thể tồn tại các xoáy nước cục bộ khu vực cửa sông- đầm và khu vực phía trong cửa đầm- biển do sự tương tác giữa thủy triều, nước sông và yếu tố địa hình.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm dòng chảy đầm Đề Gi, Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2015, tập 21, số 1: 11-20 ĐẶC ĐIỂM DÒNG CHẢY ĐẦM ĐỀ GI, BÌNH ĐỊNH Phạm Sỹ Hoàn Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam Tóm tắt Chế độ thủy động lực đầm Đề Gi chủ yếu là sự kết hợp giữa dòng chảy do thủy triều, dòng chảy do sông đổ ra và chịu ảnh hưởng của yếu tố địa hình. Mô hình 2D được xây dựng dựa vào hệ phương trình nước nông phi tuyến đã mô phỏng được bức tranh dòng chảy trong đầm. Dòng chảy trong đầm có hai hướng ngược chiều nhau khi triều lên và triều xuống, mạnh hơn trong mùa mưa, có thể đạt trên 100 cm/s ở khu vực trao đổi nước sông- đầm và đầm- biển, khu vực khác chủ yếu nhỏ hơn 40 cm/s. Dòng chảy trong mùa khô chủ yếu nhỏ hơn 20 cm/s, khu vực trao đổi nước đầm- biển và đầm- sông có thể đạt trên 60 cm/s. Có thể tồn tại các xoáy nước cục bộ khu vực cửa sông- đầm và khu vực phía trong cửa đầm- biển do sự tương tác giữa thủy triều, nước sông và yếu tố địa hình. SIMULATION OF THE CURRENT SYSTEM IN DE GI LAGOON (BINH DINH PROVINCE) Pham Sy Hoan Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology Abstract The hydrodynamical regime in the De Gi lagoon is mainly as a result of interaction between tides, rivers and terrain. The 2D model build based on nonlinear shallow water equations was successfully simulated the current field in the De Gi lagoon. The current in lagoon is in the opposite directions in the ebb and flood tides. The current in the rainy season is stronger than that in dry season. In the rainy season, the current speed is mostly less than 40 cm/s. It can reach over 100 cm/s in the areas of water exchange between lagoon and sea, lagoon and river. In the dry season, the current speed is mostly less than 20 cm/s and may over 60 cm/s in the areas of water exchange between lagoon and sea, lagoon and river. The interaction of the tides, rivers and terrain can form the local eddies in the river mouth- lagoon and lagoon- sea areas. I. MỞ ĐẦU Đầm Đề Gi nằm ở phía bắc và cách Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 40 km, có tổng diện tích trên 2.000 ha, thuộc địa bàn các xã Cát Khánh, Cát Minh (Phù Cát) và Mỹ Cát, Mỹ Chánh, Mỹ Thành (Phù Mỹ). Theo đánh giá của các nhà khoa học, đầm Đề Gi có tiềm năng khá đa dạng về tài nguyên sinh vật, phi sinh vật, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Đặc biệt là nguồn sa khoáng titan dồi dào, trong đó mỏ sa khoáng Đề Gi là mỏ lớn nhất tỉnh Bình Định và lớn thứ hai của cả nước. Đầm Đề Gi là một lưu vực tương đối đơn giản theo quan điểm điều kiện địa lý tự nhiên. Địa hình đầm tương đối nông, chỗ sâu nhất tại cửa đầm khoảng 7 m. Đầm có một cửa duy nhất thông với biển, có hai nhánh sông thuộc loại nhỏ đổ ra. Vào mùa khô, hai nhánh sông này không 11 thể hiện rõ vai trò cấp nước ngọt vào đầm. Vào mùa mưa, hai nhánh sông này cũng không gây lũ lớn, khốc liệt như các sông khác (lưu lượng nước trung bình ngày mùa lũ tại trạm An Xuyên khoảng 335 m3/s, theo trung tâm dự báo KTTV Bình Định). Một trong những yếu tố thủy động lực quan trọng góp phần trực tiếp hay gián tiếp tác động vào chất lượng môi trường, sinh thái đầm Đề Gi nói riêng, các vùng biển khác nói chung là dòng chảy. Để nắm rõ các đặc trưng của dòng chảy, ngoài việc phải tiến hành các điều tra, khảo sát, thì mô hình hóa quá trình là một công cụ đắc lực để nghiên cứu vấn đề. Hiện nay, có nhiều mô hình toán có thể tính toán thủy- thạch động lực khu vực vũng vịnh ven bờ, trong đó có dòng chảy. Các mô hình toán có uy tín và được nâng cấp liên tục trên thế giới thường là các mô hình thương mại, điển hình như MIKE (DHI Group, 2011), EFDC (USA Environmental Protection Agency), TELEMAC (EDF-DER, Paris), HYDRO2D, ADCIRC (CHL, USA), Ứng dụng thành công mô hình MIKE, Phạm Thu Hương và cs. (2011) đã tính toán dòng chảy và sóng khu vực cửa sông Đà Rằng; Nguyễn Chí Công và cs. (2012) đã tính dòng chảy và lan truyền các chất gây ô nhiễm lên các bãi tắm ven bờ tây vịnh Nha Trang; Phạm Sỹ Hoàn và cs. (2013) tính dòng chảy tổng hợp vịnh Quy Nhơn Ngoài các mô hình thương mại, một số mô hình mã nguồn mở có thể tính toán dòng chảy khu vực ven bờ, vũng vịnh nói riêng, các yếu tố thủy- thạch động lực khác nói chung như ECOMSED (HydroQual, Inc, 2004), HAMSOM, ECOSMO, ROM Bùi Hồng Long và Phạm Xuân Dương (2010) đã sử dụng mô hình ROM để tính toán dòng chảy cho vịnh Bình Cang- Nha Trang. Phạm Sỹ Hoàn và Lê Đình Mầu (2011) đã khai thác và ứng dụng mô hình ECOMSED tính toán dòng chảy và lan truyền vật chất ô nhiễm khu vực ven bờ cửa sông Mê Kông. Cũng ứng dụng ECOMSED, tác giả cùng tập thể nghiên cứu đã tính toán dòng chảy, vận chuyển vật chất và biến đổi địa hình đáy cho khu vực cửa sông Tắc, Nha Trang. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng và cải tiến mô hình được xây dựng và mô phỏng thành công dòng chảy và lan truyền vật chất cho vịnh Bình Cang - Nha Trang vào mùa mưa để mô phỏng dòng chảy đầm Đề Gi tỉnh Bình Định. Mô hình đã được kiểm chứng với số liệu đo mực nước, số liệu đo dòng chảy trong 02 mùa (mùa mưa: 10/2009 và mùa khô: 04/2010). Kết quả kiểm chứng cho thấy mô hình mô phỏng khá tốt dòng chảy đầm Đề Gi. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Tài liệu Số liệu đo dòng chảy các tầng (mặt, đáy) tại 16 trạm mặt rộng và 01 trạm liên tục 01 ngày đêm trong hai mùa (mùa mưa: tháng 10/2009, mùa khô: tháng 4/2010). Trạm đo liên tục trên mặt cắt cửa Đề Gi- biển được thực hiện tại 03 thủy trực (Hình 1); Số liệu đo mực nước cùng thời gian với đo dòng chảy tại trạm liên tục tại cảng cá Đề Gi; Địa hình khu vực nghiên cứu; Các số liệu này được thực hiện bởi dự án “Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp đầm Đề Gi theo hướng phát triển bền vững” do Viện Hải dương học thực hiện; Ngoài ra, số liệu đo lưu lượng nước sông La Tinh tại trạm An Xuyên (từ 25/10 đến 08/11/2007) và trạm An Mỹ (từ 25/10 đến 08/11/2007) do Trung tâm dự báo KTTV Bình Định thực hiện (2009). Vị trí của hai trạm này cũng được thể hiện trên hình 1. 2. Phương pháp Đã ứng dụng mô hình dòng chảy 2D được tác giả xây dựng và mô phỏng thành công dòng chảy và vận chuyển vật chất lơ lửng cho vực nước Bình Cang - Nha Trang vào mùa mưa (Phạm Sỹ Hoàn và Nguyễn Thọ Sáo, 2009; Báo cáo tổng kết đề tài cấp Cơ sở, Viện Hải dương học do Phạm Sỹ Hoàn và cs. thực hiện năm 2010) để mô phỏng dòng chảy của đầm Đề Gi dưới ảnh hưởng của thủy triều và nước sông. 12 12 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 T1 T2 109.15 109.16 109.17 109.18 109.19 109.2 109.21 14.12 14.13 14.14 14.15 14.16 14.17 14.18 Xaõ Myõ Thaønh Xaõ Myõ Chaùnh Xaõ Myõ Caùt Xaõ Caùt Minh Xaõ Caùt Khaùnh An Quang Caûng Caù Hoøn Giöõa Vónh Lôïi Höng Laïc N. Hoàng Sôn BIEÅN ÑOÂNG ÑAÀM ÑEÀ GI Bôø baéc Bôø namM1 M3M2 Hình 1. Sơ đồ địa hình khu vực nghiên cứu và vị trí các trạm đo Fig. 1. Bathymetry of the study area and positions of surveyed stations Mô hình dùng hệ phương trình nước nông phi tuyến mô phỏng trường dòng chảy trung bình theo độ sâu, có tính đến ma sát đáy, nhớt rối ngang, bỏ qua ma sát mặt do vùng nghiên cứu có địa hình núi bao quanh, bề mặt nước có diện tích không lớn (khoảng 2.000 ha) nên tác động của gió có thể bỏ qua. Hệ phương trình bao gồm: Phương trình bảo toàn khối lượng (1): 0)()( = ∂ +∂ + ∂ +∂ + ∂ ∂ y vh x uh t ζζζ (1) Phương trình bảo toàn động lượng (2) và (3): )(2 2 2 2 ζρ τζ εε + + ∂ ∂ −=− ∂ ∂ − ∂ ∂ − ∂ ∂ + ∂ ∂ + ∂ ∂ hx gfv y u x u y u v x u u t u b x (2) )(2 2 2 2 ζρ τζ εε + + ∂ ∂ −=+ ∂ ∂ − ∂ ∂ − ∂ ∂ + ∂ ∂ + ∂ ∂ hy gfu y v x v y v v x v u t v b y (3) τbx,y = ρ.Cb.(u2 + v2)1/2(u,v) (4) Trong đó: u, v – các thành phần tốc độ dòng chảy trung bình trên toàn cột nước theo phương Ox và Oy; h – độ sâu cột nước trong trạng thái mặt biển yên tĩnh; ζ – dao động mặt biển so với mặt biển yên tĩnh; f – tham số Coriolis; g- gia tốc trọng trường; τbx,y - ứng suất ma sát đáy tương ứng với phương Ox, Oy; ρ – mật độ của nước biển; Cb- hệ số ma sát đáy. Hệ số ma sát đáy: Theo thực nghiệm và thông thường trong các mô hình toán 2 chiều, hệ số này nhận giá trị từ 0,0026 – 0,0030; Để tiếp cận với điều kiện địa phương thực tế, trong nghiên cứu này đã sử dụng hệ số ma sát đáy phụ thuộc vào đặc tính của đáy thể hiện qua cấp hạt đáy và độ sâu thể hiện qua hệ số ma sát đáy Chezy theo công thức: Cb = g/C2; với C = 18 log(12h /r) – hệ số Chezy; r= 2,5 d50/30 – độ ghồ ghề (độ nhám) đáy biển; d50 – đường kính hạt vật chất ở đáy. Đường kính hạt d50 được tính toán từ kết quả phân tích cơ học trầm tích khu vực đầm Đề Gi lưu trữ tại phòng Địa chất biển (Viện Hải dương học) và đã được công bố bởi Phạm Bá Trung (2012). 13 Các phương trình trên được rời rạc theo sơ đồ Arakawa- C (Mesinger và Arakawa, 1976), trong đó, biến ζ đặt tại tâm ô lưới, biến u, v đặt tại các cạnh ô lưới. Các phương trình được giải theo phương pháp sai phân hữu hạn. Điều kiện ổn định số lấy theo Courant- Friedrichs- Levy. Bước thời gian dt = 1(s); bước không gian dx = dy = 1(s). Sơ đồ này đã được sử dụng nhiều trong các bài toán thủy động lực vì sự đơn giản và tính toán nhanh, điển hình như Kiyoshi Horikawa (1987), Christopher G. Koutitas (1988). Tại biên lỏng phía sông, cho lưu lượng nước tại trạm An Xuyên, An Mỹ (Hình 2). Do chỉ có lưu lượng vào mùa mưa, nên lưu lượng nước sông vào mùa khô được xác định theo đặc điểm dòng chảy mùa khô chiếm khoảng 30% của cả năm (Đặc điểm Khí hậu Thủy văn Bình Định, 2004). Lưu lượng trung bình ngày trong thời kỳ mưa lũ điển hình tại trạm An Mỹ khoảng 42,5 m3/s; tại trạm An Xuyên khoảng 162,6 m3/s. Hình 2. Lưu lượng trung bình ngày (m3/s) sông La Tinh tại trạm An Xuyên và An Mỹ từ ngày 25/10 đến 01/11/2007 Fig. 2. The daily average water discharge of La Tinh river at An Xuyen and An My stations during 25/10 – 01/11/2007 Tại biên lỏng phía biển cho dao động mực nước dựa vào số liệu mực nước trạm Quy Nhơn cách vùng nghiên cứu về phía nam khoảng 40 km tính theo đường thẳng. Kết quả tính toán đã được so sánh với số liệu dao động mực nước (Hình 3) và dòng chảy thực đo (Hình 4, hình 5) cho thấy kết quả mô hình tính toán là khá hợp lý. Cụ thể: -Về dao động mực nước, sai số tuyệt đối của dao động mực nước vào thời kỳ mùa khô lớn nhất là 14,16 cm, trung bình là 5,91 cm; sai số tuyệt đối lớn nhất vào mùa mưa là 14,56 cm, trung bình là 5,51 cm. Các sai số lớn chủ yếu tập trung vào lúc chuyển pha triều. Điều quan trọng hơn là sự cùng pha dao động mực nước giữa kết quả tính toán mô hình và số liệu thực đo. -Về dòng chảy, cơ bản giữa tính toán và tài liệu thực đo có dao động gần như cùng pha (Hình 4, hình 5). Các thành phần dòng chảy thực đo có phần lớn hơn dòng chảy tính toán từ mô hình. Sai số tuyệt đối trong mùa khô (04/2010) lớn nhất khoảng 16,3 cm/s, trung bình khoảng 9 cm/s; trong mùa mưa (10/2009) tương ứng là 20 cm/s và 8,8 cm/s. Các sai số lớn gặp phải cũng thường xuất hiện khi chuyển pha triều. Trong mô hình tính toán, yêu cầu lưu lượng nước sông làm đầu vào liên tục biến đổi theo bước thời gian tính (1 s), trong khi tài liệu lưu lượng thu được dưới dạng trung bình ngày. Đây có lẽ là nguyên nhân gây ra các sai số lớn về dao động mực nước cũng như dòng chảy khi chuyển pha triều. 14 (a) (b) Hình 3. Dao động mực nước theo tính toán mô hình và theo số liệu đo (a- mùa khô: 04/2010; b- mùa mưa: 10/2009) Fig. 3. Comparison between model and measured data of sea water level (a- dry season: 04/2010; b- rainy season: 10/2009) (a) (b) Hình 4. Các thành phần tốc độ dòng chảy (a- thành phần u; b- thành phần v) theo tính toán mô hình và số liệu thực đo vào mùa khô 4/2010 Fig. 4. Comparison between calculated model and measured data of velocity components (a- for u component; b- for v component) in dry season (4/2010) (a) (b) Hình 5. Các thành phần tốc độ dòng chảy (a- thành phần u; b- thành phần v) theo tính toán mô hình và số liệu thực đo vào mùa mưa 10/2009 Fig. 5. Comparison between calculated model and measured data of velocity components (a- for u component; b- for v component) in rainy season (10/2009) 15 III. KẾT QUẢ Kết quả tính toán được lấy đại diện cho 02 mùa: mùa mưa (10/2009) và mùa khô (4/2010). Mỗi mùa tương ứng, tính toán cho các pha triều đặc trưng (triều lên và triều xuống). 1. Mùa mưa Các kết quả thống kê từ tài liệu thực đo và kết quả tính toán được cho trên bảng 1. Tài liệu thực đo được thống kê tức thời cho toàn vùng, còn kết quả tính toán được thống kê cho một chu kỳ dài tính toán (5 ngày). Có thể thấy, dòng chảy có tốc độ lớn tập trung tại những khu vực có địa hình biến đổi nhanh, diện tích mặt cắt ướt thu hẹp nhanh (vùng cửa sông và vùng cửa đầm). Pha triều xuống, tốc độ dòng chảy lớn hơn pha triều lên đáng kể. Tốc độ dòng chảy trung bình thực đo pha triều lên khoảng 10,32 cm/s, pha triều xuống từ 20,53 – 22,37 cm/s. Theo kết quả tính toán, pha triều lên, tốc độ dòng chảy trung bình dao động từ 6,03 – 35,76 cm/s, pha triều xuống từ 6,45 – 69,89 cm/s. Bảng 1. Một số đặc trưng dòng chảy đầm Đề Gi vào mùa mưa (10/2009) Table 1. Some features of the current in De Gi lagoon in rainy season (10/2009) Thời gian Đặc trưng Tốc độ dòng chảy thực đo toàn khu vực (cm/s) Tốc độ dòng chảy theo tính toán mô hình (cm/s) Tầng mặt Tầng đáy Cửa sông Cửa biển Trong đầm Pha triều lên Cực đại 15,90 65,45 17,61 8,24 Cực tiểu 4,74 11,45 3,26 5,82 Trung bình 10,32 35,76 8,06 6,03 Độ lệch chuẩn 7,89 14,15 3,46 1,59 Pha triều xuống Cực đại 82,00 42,40 77,71 26,19 45,43 Cực tiểu 6,72 8,50 42,93 8,95 1,79 Trung bình 20,53 22,37 69,89 20,52 6,45 Độ lệch chuẩn 19,15 13,86 5,96 4,58 6,17 Hướng dòng chảy trong mùa mưa tại đầm Đề Gi biến đổi khá đơn giản trên toàn vùng nghiên cứu theo sự biến đổi của thủy triều (dòng chảy có hướng chảy ra khi thủy triều xuống và ngược lại). Hướng dòng chỉ biến đổi khá phức tạp khi chuyển tiếp giữa các pha triều. 1.1. Pha triều xuống Khi triều bắt đầu xuống, dòng chảy phía trên đỉnh đầm vẫn có hướng chảy vào, trong khi dòng chảy tại khu vực cửa đầm lại có hướng chảy ra. Trong những thời điểm này, dòng chảy tại các cửa sông và đỉnh đầm có tốc độ lớn hơn các vùng còn lại. Điều này thể hiện sự trễ pha của dòng chảy từ khu vực cửa sông và đỉnh đầm. Theo sự tính toán mô hình, thời gian trễ pha khoảng 20 phút. Khi triều xuống mạnh, hướng dòng chảy vùng nghiên cứu có hướng chảy ra, tốc độ dòng chảy cũng tăng dần lên theo thủy triều xuống (Hình 6b). Tốc độ dòng chảy trong đầm thường nhỏ hơn 30 cm/s, trong khi tốc độ dòng tại cửa sông và cửa đầm có thể đạt 100 cm/s. 1.2. Pha triều lên Khi triều bắt đầu lên, dòng chảy phía ngoài cửa đầm có hướng chảy vào, trong khi do sự trễ pha, dòng chảy phía cửa sông vẫn đang có hướng chảy ra. Sự nghịch hướng này có thể gây nên một xoáy nghịch cục bộ cùng chiều kim đồng hồ ở phần đỉnh đầm – cửa sông. Xoáy này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn cho đến khi thủy triều lên đủ mạnh để đẩy khối nước sông trở vào. Khi thủy triều lên mạnh, hướng dòng chảy trên toàn khu vực có hướng chảy vào. Khu vực 16 109.15 109.16 109.17 109.18 109.19 109.20 109.21 109.16 109.17 109.18 109.19 109.20 109.21 14 . 12 14 . 13 14 . 14 14 . 15 14 . 16 14 . 17 14 . 18 14 .12 14 .13 14 .14 14 .15 14 .16 14 .17 14 .18 xaõ Myõ Chaùnh xaõ Myõ Caùt xaõ Caùt Minh xaõ Caùt Khaùnh An Quang Hoøn Giöõa Vónh Lôïi xaõ Myõ Thaønh N. Hoàng Sôn Höng Laïc BIEÅN ÑOÂNG : 50 cm/s 109.15 109.16 109.17 109.18 109.19 109.20 109.21 109.16 109.17 109.18 109.19 109.20 109.21 14 . 12 14 . 13 14 . 14 14 . 15 14 . 16 14 . 17 14 . 18 14 .12 14 .13 14 .14 14 .15 14 .16 14 .17 14 .18 xaõ Myõ Chaùnh xaõ Myõ Caùt xaõ Caùt Minh xaõ Caùt Khaùnh An Quang Hoøn Giöõa Vónh Lôïi xaõ Myõ Thaønh N. Hoàng Sôn Höng Laïc BIEÅN ÑOÂNG : 100 cm/s phía đỉnh đầm, dòng chảy phía bờ tây có phần mạnh hơn phần đỉnh và phía bờ đông. Khu vực phía cửa đầm, tốc độ dòng chảy phía bờ đông lại có phần vượt trội hơn phía bờ tây (Hình 6a). Những đặc điểm này có lẽ đều do đặc điểm hình dạng của đầm, với 02 cửa hẹp trao đổi nước ở 02 đầu (đỉnh và cửa). Phần phía cửa biển, diện tích được mở rộng ra phía tây nam, phần phía cửa sông, diện tích đầm được mở rộng ra phía đông bắc. Thêm vào đó, khi nước chảy vào, theo quán tính của nó, cùng với địa hình như đã nêu đã hình thành nên đặc điểm dòng chảy lệch về một phía bờ như đã nêu. (a) (b) Hình 6. Dòng chảy đầm Đề Gi tính toán bằng mô hình trong mùa mưa 10/2009 (a- khi triều lên; b- khi triều xuống) Fig. 6. Simulated current field in De Gi lagoon in rainy season 10/2009 (a- flood tides; b- ebb tides) 2. Mùa khô Cấu trúc của hệ dòng chảy đầm Đề Gi vào mùa khô cũng tương tự như mùa mưa với sự đổi đồng nhất hướng dòng theo không gian, sự đổi hướng dòng theo sự lên xuống của pha triều (dòng chảy có hướng chảy vào khi triều lên, hướng chảy ra khi triều xuống). Tốc độ dòng chảy lớn cũng chỉ tập trung tại khu vực cửa sông (phía đỉnh đầm) và khu vực cửa đầm (bắt đầu đổ ra biển). Do đặc điểm hình dạng và quán tính của dòng chảy mà dòng chảy cũng có đặc điểm lệch về phía bờ tây đối với khu vực đỉnh đầm và lệch phía bờ đông khu vực phía cửa đầm (đặc biệt trong pha triều lên). Tuy nhiên, do không có sự đóng góp của lượng nước sông nên tốc độ dòng chảy ra lớn hơn tốc độ dòng chảy vào không đáng kể (khoảng hơn 10 cm/s tại khu vực cửa sông, hơn 7 cm/s tại khu vực cửa biển (cửa đầm), gần 3 cm/s tại khu vực giữa đầm) (Bảng 2). Trên bảng này cũng thấy được, tốc độ dòng chảy trung bình giữa thực đo và tính toán mô hình là không lớn. Xét cho toàn vùng nghiên cứu, tốc độ dòng chảy trung bình theo thực đo trong pha triều lên dao động từ 14,01 – 16,99 cm/s, pha triều xuống là 13,53 – 13,68 cm/s. Còn theo kết quả tính toán mô hình, trong pha triều lên là 5,93 – 21,26 cm/s, trong pha triều xuống là 8,65 – 32,6 cm/s. 17 109.15 109.16 109.17 109.18 109.19 109.20 109.21 109.16 109.17 109.18 109.19 109.20 109.21 14 . 12 14 . 13 14 . 14 14 . 15 14 . 16 14 . 17 14 . 18 14 .12 14 .13 14 .14 14 .15 14 .16 14 .17 14 .18 xaõ Myõ Chaùnh xaõ Myõ Caùt xaõ Caùt Minh xaõ Caùt Khaùnh An Quang Hoøn Giöõa Vónh Lôïi xaõ Myõ Thaønh N. Hoàng Sôn Höng Laïc BIEÅN ÑOÂNG : 30 cm/s 109.15 109.16 109.17 109.18 109.19 109.20 109.21 109.16 109.17 109.18 109.19 109.20 109.21 14 . 12 14 . 13 14 . 14 14 . 15 14 . 16 14 . 17 14 . 18 14 .12 14 .13 14 .14 14 .15 14 .16 14 .17 14 .18 xaõ Myõ Chaùnh xaõ Myõ Caùt xaõ Caùt Minh xaõ Caùt Khaùnh An Quang Hoøn Giöõa Vónh Lôïi xaõ Myõ Thaønh N. Hoàng Sôn Höng Laïc BIEÅN ÑOÂNG : 30 cm/s Bảng 2. Một số đặc trưng dòng chảy đầm Đề Gi vào mùa khô (04/2010) Table 2. Some features of the current in De Gi lagoon in dry season (04/2010) Thời gian Đặc trưng Tốc độ dòng chảy thực đo (cm/s) Tốc độ dòng chảy theo tính toán mô hình (cm/s) Tầng mặt Tầng đáy Cửa sông Cửa biển Đầm Pha triều lên Cực đại 22,18 20,68 18,88 49,52 9,64 Cực tiểu 9,13 5,67 5,51 4,41 3,91 Trung bình 16,99 14,01 14,49 21,26 5,93 Độ lệch chuẩn 6,05 5,84 3,63 11,77 1,63 Pha triều xuống Cực đại 38,62 19,43 28,46 59,35 13,47 Cực tiểu 8,37 9,87 14,53 10,83 5,45 Trung bình 13,53 13,68 21,57 32,60 8,65 Độ lệch chuẩn 4,60 3,66 3,78 49,52 2,21 2.1. Pha triều xuống Khi thủy triều bắt đầu xuống, do lượng nước sông đổ ra trong mùa này là không đáng kể nên dòng chảy toàn khu vực đều có
Tài liệu liên quan