Đặc điểm hình ảnh cắt lớp điện toán ung thư phổi không tế bào nhỏ

Mở đầu: Trên thế giới, ung thư phổi (UTP) đứng hàng đầu trong các nguyên nhân chết do ung thư (20%), sau đó là ung thư đại tràng (11,9%) và ung thư dạ dày (8,1%). Ước tính cả nước có khoảng 6.905 UTP mới mắc. UTP chia làm hai nhóm: nhóm ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) và nhóm ung thư phổi tế bào nhỏ (UTPTBN). UTPKTBN chiếm hơn 80% các UTP. Trong đó cắt lớp điện toán (CLĐT) đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán hình ảnh học UTP và chiến lược điều trị phù hợp. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình ảnh cắt lớp điện toán (CLĐT) ung thư phổi không tế bào nhỏ. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành hồi cứu và mô tả tất cả các trường hợp chụp cắt lớp điện toán có tiêm tương phản, có phẫu thuật, kết quả giải phẫu bệnh là UTPKTBN tại khoa ngoại lồng ngực mạch máu bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2008 đến 01/2012 Kết quả: Có 100 trường hợp UTPKTBN trong nghiên cứu này. Carcinôm tuyến phế quản (78%), carcinôm tế bào gai (16%), carcinôm tế bào lớn (6%). Carcinôm tế bào gai ở vị trí trung tâm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất 66,8% (p<0,05). Carcinôm tế bào lớn có bờ đa cung chiếm tỷ lệ cao nhất 83,3% (p<0,05). Carcinôm tế bào gai có độ tăng quang cao nhất 29,8 HU, kế tiếp là carcinôm tuyến phế quản 19,2 HU, sau cùng là carcinôm tế bào lớn 10,7 HU (p<0,05). U càng lớn có tỷ lệ vôi hóa càng cao có sự khác biệt có ý nghĩa giữa kích thước trung bình của u có vôi hóa dạng chấm và không có vôi hóa (p<0,05). U có tạo hang đa số > 3cm (p<0,05). Carcinôm tuyến phế quản có khí ảnh nội phế quản chiếm tỷ lệ cao nhất 14% (p<0,05). Carcinôm tế bào gai có tỷ lệ viêm phổi, xẹp phổi chiếm tỷ lệ cao nhất 25% (p<0,05). Kết luận: Chúng ta có thể phân biệt được carcinôm tế bào tuyến, lớn và gai dựa trên hình ảnh cắt lớp điện toán có tiêm tương phản.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình ảnh cắt lớp điện toán ung thư phổi không tế bào nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  7 ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN UNG THƯ PHỔI   KHÔNG TẾ BÀO NHỎ  Nguyễn Minh Đức*  TÓM TẮT  Mở đầu: Trên thế giới, ung thư phổi (UTP) đứng hàng đầu trong các nguyên nhân chết do ung thư (20%),  sau đó là ung thư đại tràng (11,9%) và ung thư dạ dày (8,1%). Ước tính cả nước có khoảng 6.905 UTP mới  mắc. UTP chia làm hai nhóm: nhóm ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) và nhóm ung thư phổi tế bào  nhỏ (UTPTBN). UTPKTBN chiếm hơn 80% các UTP. Trong đó cắt lớp điện toán (CLĐT) đóng vai trò rất quan  trọng trong chẩn đoán hình ảnh học UTP và chiến lược điều trị phù hợp.  Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình ảnh cắt lớp điện toán (CLĐT) ung thư phổi không tế bào nhỏ.   Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành hồi cứu và mô tả tất cả các trường hợp chụp cắt lớp điện  toán có tiêm tương phản, có phẫu thuật, kết quả giải phẫu bệnh là UTPKTBN tại khoa ngoại lồng ngực mạch  máu bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2008 đến 01/2012  Kết  quả:  Có  100  trường  hợp UTPKTBN  trong  nghiên  cứu  này.  Carcinôm  tuyến  phế  quản  (78%),  carcinôm tế bào gai (16%), carcinôm tế bào lớn (6%). Carcinôm tế bào gai ở vị trí trung tâm phổi chiếm tỷ lệ cao  nhất 66,8% (p<0,05). Carcinôm tế bào lớn có bờ đa cung chiếm tỷ lệ cao nhất 83,3% (p<0,05). Carcinôm tế bào  gai có độ tăng quang cao nhất 29,8 HU, kế tiếp là carcinôm tuyến phế quản 19,2 HU, sau cùng là carcinôm tế  bào lớn 10,7 HU (p<0,05). U càng lớn có tỷ lệ vôi hóa càng cao có sự khác biệt có ý nghĩa giữa kích thước trung  bình của u có vôi hóa dạng chấm và không có vôi hóa (p 3cm (p<0,05). Carcinôm  tuyến phế quản có khí ảnh nội phế quản chiếm tỷ lệ cao nhất 14% (p<0,05). Carcinôm tế bào gai có tỷ lệ viêm  phổi, xẹp phổi chiếm tỷ lệ cao nhất 25% (p<0,05).  Kết luận: Chúng ta có thể phân biệt được carcinôm tế bào tuyến, lớn và gai dựa trên hình ảnh cắt lớp điện  toán có tiêm tương phản.  Từ khóa: carcinôm tế bào tuyến, carcinôm tế bào lớn, carcinôm tế bào gai, cắt lớp điện toán.  ABSTRACT  COMPUTED TOMOGRAPHY CHARACTERISTICS OF NON SMALL CELL LUNG CARCINOMA  Nguyen Minh Duc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 7 ‐ 12  Background: In the world, lung cancer leading causes of death from cancer (20%), followed by colorectal  cancer  (11.9%) and gastric cancer  (8.1%)(1).  In Vietnam,  there are about 6,905 new  lung cancer case(4). Lung  cancer divided  into  two groups: non‐small cell carcinoma and small cell carcinoma. Non‐small cell carcinoma  accounts for over 80% of the lung cancer. Computed tomography plays very important role in both lung cancer  imaging diagnosis and appropriate treatment strategies.   Objective:  Survey  computed  tomography  characteristics  of  non‐small  cell  lung  carcinoma  Methods: We conducted retrospective and describes all cases of computer tomography with contrast media, have  surgery, surgical results as non‐small cell  lung carcinoma patients  in Surgical thorax department of Cho Ray  hospital from 01/2008 to 01/2012  Results:  There  are  100  cases  of  non‐small  cell  lung  carcinoma  in  this  study. Adenocarcinoma  (78%),  * Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch  Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Minh Đức  ĐT: 0902 88 68 99  Email: bsnguyenminhduc@gmail.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  8 squamous cell carcinoma (16%), large cell carcinoma (6%). Squamous cell carcinoma in the lung center position  accounts the highest percentage of 66.8% (p <0.05). Large cell carcinoma with multiple bank offers the highest  proportion of 83.3% (p <0.05). Squamous cell carcinoma has the highest Hounsfield increased 29.8 HU, followed  by adenocarcinoma 19.2 HU, finally, large cell carcinoma 10.7 HU (p <0.05). The greater tumor the higher rate  of calcification, there is a significant difference between the average dimensions of tumor with calcification and  dot without calcification (p <0.05). Over 3cm tumors have cave (p <0.05). Adenocarcinoma accounts the highest  proportion  of  14%  of  air‐bronchogram  (p  <0.05).  Squamous  cell  carcinoma  forms  pneumonia,  atelectasis  accounted for the highest rate of 25% (p <0.05).  Conclusion: We can distinguish adenocarcinoma, and large cell carcinoma and small cell carcinoma based  on computed tomography with contrast media.  Keywords: Adenocarcinoma, large cell carcinoma, small cell carcinoma, computed tomography  ĐẶT VẤN ĐỀ   Trên  thế  giới,  Ung  thư  phổi  (UTP)  đứng  hàng  đầu  trong  các nguyên nhân  chết do ung  thư (20%), sau đó là ung thư đại tràng (11,9%) và  ung  thư  dạ  dày  (8,1%)(1).  Ước  tính  cả  nước  có  khoảng 6.905 UTP mới mắc(7). UTP chia làm hai  nhóm:  nhóm  UTPKTBN  và  nhóm  UTPTBN.  UTPKTBN  chiếm hơn  80%  các UTP. Trong  đó  cắt  lớp điện toán (CLĐT) đóng vai trò rất quan  trọng  trong  chẩn  đoán  hình  ảnh  học  UTP  và  chiến  lược điều trị phù hợp. Do đó nghiên cứu  được tiến hành với mục tiêu “Khảo sát đặc điểm  hình ảnh cắt lớp điện toán ung thư phổi không  tế bào nhỏ”.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối  tượng: Gồm 100 bệnh nhân được chụp  cắt lớp điện toán lồng ngực có tiêm tương phản,  phẫu  thuật  và  có  kết  quả  giải  phẫu  bệnh  là  Carcinôm không tế bào nhỏ (tế bào tuyến, tế bào  lớn  và  tế  bào  gai)  tại  bệnh  viện  Chợ  Rẫy  từ  01/2008 đến 01/2012.  Tất cả bệnh nhân được chụp CLĐT với máy  đa  lát cắt hiệu Siemen Somatom Sensation 4 tại  bệnh  viện Chợ  Rẫy.  Trường  khảo  sát  từ  đỉnh  phổi đến gan và tuyến thượng thận:  Yếu tố kỹ thuật: kV: 120; mAS: 100, Độ mở  cửa: 4x2,5, Độ dày lát cắt: 5mm, Thời gian quay  của bóng đèn  trong một  lần quay: 0,75giây. Độ  di chuyển bàn: 1,2  Quy trình chụp:   ‐ Chụp không  thuốc: Cửa  sổ  trung  thất và  Cửa sổ nhu mô  ‐ Chụp có thuốc: Thuốc cản quang Iod được  tiêm  qua  đường  tĩnh  mạch.  Tốc  độ  tiêm:  1,5ml/giây.  Liều  thuốc  cản  quang  Iod  là  420  mg/kg (với nồng độ  thuốc  là 300mg/ml  thì  liều  dùng  là 1,4ml cho mỗi kg cân nặng). Thời gian  bắt đầu chụp sau khi tiêm thuốc: 60 giây  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Giới tính bệnh nhân theo týp mô học  Bảng 1: Giới tính bệnh nhân theo týp mô học  Giới tính Tổng cộng Nam Nữ Carcinôm tuyến PQ 50 28 78 64,1% 35,9% 100% Carcinôm TB gai 10 6 16 62,5% 37,5% 100% Carcinôm TB lớn 3 3 6 50,0% 50,0% 100% Tổng cộng 63 37 100 63,0% 37,0% 100% Đa  số  các  týp mô  học  giới  nam mắc  bệnh  nhiều hơn giới nữ và không  có mối  liên  quan  giữa các týp mô học (p>0,05).  Sự phân bố  Bảng 2: Vị trí u theo týp mô học  Vị trí Tổng cộngNgoại vi Trung tâm Carcinôm tuyến PQ 59 19 78 75,6% 24,4% 100% Carcinôm TB gai 5 11 16 31,2% 66,8% 100% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  9 Vị trí Tổng cộngNgoại vi Trung tâm Carcinôm TB lớn 6 0 6 100% 0% 100% Tổng cộng 70 30 100 70,0% 30,0% 100% Carcinôm tế bào gai có  tỷ  lệ phần  trăm u ở  trung tâm cao hơn ở ngoại vi và sự khác biệt có  ý nghĩa thống kê (p<0,05)  Đường bờ  Bảng 3: Đường bờ và týp mô học  Bờ ngoài u Tổng cộng Gai Đa cung Trơn láng Carcinôm tuyến PQ 42 20 4 66 63,6% 30,3% 6,1% 100% Carcinôm TB gai 6 3 0 9 66,7% 33,3% 7,7% 100% Carcinôm TB lớn 1 5 0 6 16,7% 83,3% 0% 100% Tổng cộng 49 28 4 81 60% 35% 5% 100% Carcinôm tế bào lớn có bờ đa cung chiếm tỷ  lệ cao nhất 83,3% (p<0,05).  Sự tăng quang  Bảng 4: Độ tăng quang trung bình của u sau tiêm  thuốc cản quang theo týp mô học  Týp mô học Tăng quang trung bình (HU) Độ lệch chuẩn (HU) Carcinôm tuyến PQ 19,2 10,4 Carcinôm TB gai 29,8 7,1 Carcinôm TB lớn 10,7 4,5 Carcinôm  tế bào gai  có  độ  tăng quang  cao  nhất  29,8  HU,  kế  tiếp  là  carcinôm  tuyến  phế  quản 19,2 HU và carcinôm  tế bào  lớn 10,7 HU.  Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  về  độ  tăng  quang  giữa các týp mô học (test ANOVA, p<0,05)  Sự liên hệ giữa kích thước và vôi hóa  Bảng 5: Sự vôi hóa theo kính thước u trung bình   Vôi hóa Số bệnh nhân KT trung bình Độ lệch chuẩn Không vôi hóa 91 (91%) 4,88 2,08 Dạng chấm 4 (4%) 6,57 2,22 Lệch tâm 5 (5%) 4,22 2,01 Tổng cộng 100 (100%) 4,94 2,12 U không vôi hóa  có kính  thước  trung bình  4,88  ±  2,08  cm,  u  vôi  hóa  dạng  chấm  có  kính  thước trung bình 6,57 ± 2,22 cm, u vôi hóa dạng  lệch tâm có kích thước trung bình 4,44 ±2,01 cm.  Có  sự  khác  biệt  kích  thước  u  trung  bình  giữa  không vôi hóa và vôi hóa dạng chấm (p<0,05).  Sự liên hệ giữa tạo hang và kích thước u  Bảng 6: Sự tạo hang theo kích thước u  Kích thước Tạo hang ≤3cm >3cm-5cm Tổng cộng Có 1 (10%) 9 (90%) 10 (100%) Không 29 (32%) 61 (68%) 90 (100%) Tổng cộng 30 (30%) 70 (35%) 100 (100%) U có tạo hang đa số > 3cm (ANOVA, p<0,05)  Liên hệ khí ảnh nội phế quản với  týp mô  học  Bảng 7: Khí ảnh nội phế quản theo týp mô học  Khí ảnh nội phế quản Tổng cộng Không Có Carcinôm tuyến PQ 64 14 78 82,1% 17,9% 100% Carcinôm TB gai 16 0 16 100% 0% 100% Carcinôm TB lớn 6 0 6 100% 0% 100% Tổng cộng 86 14 100 86% 14% 100% Carcinôm  tuyến  phế  quản  có  khí  ảnh  nội  phế quản chiếm tỷ lệ cao nhất 14% (p<0,05)  Liên hệ xẹp phổi và viêm phổi với týp mô  học  Bảng 8: Dấu hiệu xẹp phổi và viêm phổi tắc nghẽn  theo týp mô học  Xẹp phổi, viêm phổi tắc nghẽn Tổng cộng Không Có Carcinôm tuyến PQ 70 8 78 89,7% 10,3% 100% Carcinôm TB gai 12 4 16 75% 25% 100% Carcinôm TB lớn 6 0 6 100% 0% 100% Tổng cộng 88 12 100 88% 12% 100% Carcinôm tế bào gai có tỷ lệ viêm phổi, xẹp  phổi chiếm tỷ lệ cao nhất 25 % (p<0,05)  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  10 BÀN LUẬN  Đặc điểm giới nghiên cứu này phù hợp với  ghi nhận trong y văn. Hiện nay tỷ lệ hút thuốc lá  có chiều hướng giảm sút ở nam giới và  tăng ở  nữ giới đã góp phần làm thay đổi tỷ lệ mắc bệnh  giữa nam và nữ trên thế giới. Đối với Việt Nam,  nguyên  nhân  làm  thay  đổi  tỷ  lệ  nam/nữ  của  UTP cần được nghiên cứu thêm.  Theo  Sabiston,  75%  carcinôm  tuyến  phế  quản  ở vị  trí ngoại vi,  66,67%  carcinôm  tế bào  gai ở vị trí trung tâm và carcinôm tế bào lớn có  khuynh  hướng  ở  ngoại  vi  nhiều  hơn  ở  trung  tâm. Trong  lô nghiên  cứu  của  chúng  tôi 66,8%  carcinôm tế bào gai ở vị trí trung tâm, carcinôm  tuyến phế quản, carcinôm tế bào lớn đều có tỷ lệ  phần trăm u ở vị trí ngoại biên lần lượt là 75,6%,  100%  (p<0,05). Số  liệu của chúng  tôi hoàn  toàn  phù hợp với số liệu của Sabiston.  A B Hình 1: U phân bố ở trung tâm (A) và ngoại vi (B)  Theo  Lê  Tiến Dũng(5),  63%  carcinôm  tuyến  phế quản có bờ tua gai, 52% carcinôm tế bào gai  có bờ tua gai và carcinôm tế bào lớn chiếm tỷ lệ  bờ tua gai là 71%. Kết quả nghiên cứu của chúng  tôi  carcinôm  tuyến  phế  quản,  carcinôm  tế  bào  gai và carcinôm tế bào lớn có bờ tua gai có tỷ lệ  phần  trăm  lần  lượt  là  63,6%,  66,7%,  16,7%  và  không  có  sự khác biệt về  tỷ  lệ bờ  tua gai  theo  từng  týp mô  học  (p>0,05).  So  sánh  hai  số  liệu  trên chúng tôi nhận thấy carcinôm tế bào lớn và  carcinôm  tế  bào  gai  trong  lô  nghiên  cứu  của  chúng tôi có khác biệt so với Lê Tiến Dũng. Sự  khác  biệt  này  theo  chúng  tôi  là  do  trong  lô  nghiên cứu của chúng  tôi có quá  ít  trường hợp  carcinôm tế bào  lớn và carcinôm tế bào gai. Do  đó, chúng tôi chưa có một nhận định chính xác  nào về đặc điểm đường bờ tua gai của carcinôm  tế  bào  lớn  và  carcinôm  tế  bào  gai,  cần  nghiên  cứu với số lượng mẫu lớn hơn.  Sự  tăng  quang  của  khối u  khác  nhau  theo  từng  týp mô  học  cho  thấy  sự  tăng  sinh mạch  khác nhau và cho phép dự đoán mức độ ác tính  của khối u. Trong  lô nghiên cứu của chúng  tôi  carcinôm tế bào gai  tăng quang mạnh nhất sau  khi  tiêm  cản  quang  (29,8  HU),  tiếp  đến  là  carcinôm tuyến phế quản (19,2 HU), thấp nhất là  carcinôm tế bào lớn (10,7 HU), và có sự khác biệt  có ý nghĩa về sự tăng quang giữa các týp mô học  (p<0,05). Kết quả nghiên cứu  của  chúng  tôi  rất  phù  hợp  với  kết  quả  của Colby(2):  carcinôm  tế  bào  gai  có  độ  tăng  quang mạnh  nhất  sau  khi  tiêm  cản quang  (26,8 HU), kế  đến  là  carcinôm  tuyến phế quản (17,2 HU), carcinôm  tế bào  lớn  (8,7HU)  và  sự  khác  biệt  này  cũng  có  ý  nghĩa  thống kê. Thật vậy,  trong một nghiên  cứu  của  Shinya Ito về chất đánh dấu Aminopeptidase‐N  (APN)  (đóng vai  trò quan  trọng  trong  sự phát  triển của khối u, thúc đẩy sự xâm lấn và di căn,  ngoài  ra  còn  là  chất  có  liên  quan  đến  sự  tăng  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  11 sinh mạch của những khối ung thư phổi không  tế bào nhỏ), ông nhận thấy carcinôm tế bào gai  có  APN(+)  nhiều  hơn  có  ý  nghĩa  đối  với  carcinôm  tuyến phế quản, và những khối u  có  APN (+) có mật độ vi mạch máu nhiều hơn có ý  nghĩa  đối với những u  có APN  (‐). Do vậy  sự  khác biệt này có thể là do mỗi týp mô học trong  lô nghiên cứu của chúng tôi không đồng nhất về  giai đoạn của yếu tố bướu (T).  Theo  Lê  Tiến Dũng(5),  tỷ  lệ  phần  trăm  vôi  hóa  theo  từng  týp mô học  lần  lượt  là carcinôm  tuyến  phế  quản  5%,  carcinôm  tế  bào  gai  6%,  carcinôm tế bào  lớn không thấy hiện tượng vôi  hóa.  Trong  lô  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  7,7%  carcinôm  tuyến  phế  quản  có  vôi  hóa,  18,75%  carcinôm  tế bào gai  có vôi hóa và  carcinôm  tế  bào  lớn không  thấy hiện  tượng vôi hóa  (không  có mối  liên quan giữa  tỷ  lệ vôi hóa và  týp mô  học).  So  sánh  hai  số  liệu  trên,  chúng  tôi  nhận  thấy  carcinôm  tế  bào  gai  có  tỷ  lệ  vôi  hóa  cao  nhất và carcinôm tế bào lớn ít có hiện tượng vôi  hóa nhất, phù hợp với Lê Tiến Dũng.  Theo Wallace TM(8), ung thư phổi tạo hang ở  carcinôm tuyến phế quản là 3%, carcinôm tế bào  gai  là 5%,  carcinôm  tế bào  lớn  là 4%. Trong  lô  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  sự  tạo  hang  ở  carcinôm  tuyến phế quản  là  7,7%,  carcinôm  tế  bào gai  là 18,8%, carcinôm  tế bào  lớn  là 16,7%.  Không  có  sự  khác  biệt  có  ý nghĩa  (p>0,05).  So  sánh số  liệu trên chúng tôi nhận thấy carcinôm  tế bào gai chiếm tỷ  lệ phần trăm u có  tạo hang  cao nhất,  tiếp  đến  là  carcinôm  tế bào  lớn,  cuối  cùng  là carcinôm  tuyến phế quản phù hợp với  WHO 2004. Tuy nhiên nếu xét theo từng týp mô  học  thì  tỷ  lệ  phần  trăm  sự  tạo  hang  trong  lô  nghiên cứu của chúng tôi cao hơn, sự khác biệt  này là do mẫu nghiên cứu của chúng tôi không  đủ lớn, ngoài ra, mẫu nghiên cứu của chúng tôi  ở  nhiều  giai  đoạn  bệnh  khác  nhau  (trong  lô  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  u  có  tạo  hang  90%>3cm).   A  B  Hình 2: Carcinôm tế bào gai có vôi hóa lệch tâm (A) và tạo hang (B)  Theo  Juczewska M(3) khi khảo  sát  132 bệnh  nhân có nốt phổi đơn độc nhận thấy: có 25% có  dấu hiệu khí ảnh nội phế quản. Trong đó 28,7%  những  nốt  UTP  có  dấu  hiệu  này.  Theo  Juczewska M(3), Jud WG(4), chụp HRCT nhạy hơn  trong việc phát hiện hình  ảnh khí  ảnh nội phế  quản, đồng  thời đa số  týp mô học có dấu hiệu  này là carcinôm tuyến phế quản (60%), sau đó là  carcinôm tế bào gai (40%).  Trong nghiên lô nghiên cứu của chúng tôi có  14% trường hợp có khí ảnh nội phế quản. Tỷ lệ  phần trăm carcinôm tuyến phế quản có khí ảnh  là 17,9%, carcinôm tế bào gai và carcinôm tế bào  lớn không có trường hợp nào có khí ảnh nội phế  quản, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê  giữa các týp mô học (p>0,05). Như vậy carcinôm  tuyến phế quản có khí ảnh nội phế quản chiếm  tỷ lệ cao nhất phù hợp với các nghiên cứu trên.  Tuy nhiên tỷ lệ u có khí ảnh trong lô nghiên cứu  của chúng tôi thấp hơn là do chúng tôi dùng độ  dày lát cắt 5mm.  Tỷ lệ xẹp phổi, viêm phổi tắc nghẽn trong lô  nghiên  cứu 100  ca UTPKTBN  của  chúng  tôi  là  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  12 12% bằng với kết quả nghiên  cứu  của Lê Tiến  Dũng(5),  tuy vậy, vẫn  thấp hơn y văn. Sự khác  biệt này  theo  chúng  tôi  là do  sự gia  tăng  tỷ  lệ  phần  trăm  carcinôm  tuyến  phế  quản  trong  lô  nghiên cứu. Theo  týp mô học,  tỷ  lệ phần  trăm  trường hợp u có xẹp phổi, viêm phổi tắc nghẽn  lần  lượt  là  carcinôm  tế  bào  gai  25%,  carcinôm  tuyến phế quản 10,3%, carcinôm tế bào lớn 0%.  Như vậy carcinôm tế bào gai có tỷ  lệ xẹp phổi,  viêm  phổi  tắc  nghẽn  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  do  nằm ở vị  trí  trung  tâm, ở những phế quản  lớn,  phế  quản  phân  thùy  phù  hợp  với  y  văn.  Tuy  nhiên theo Colby(2), tỷ lệ xẹp phổi, viêm phổi tắc  nghẽn  chiếm  50%  trường hợp  carcinôm  tế bào  gai. Có  sự  chênh  lệch  về  tỷ  lệ  phần  trăm  xẹp  phổi viêm phổi  tắc nghẽn  của  carcinôm  tế bào  gai so với số liệu trên do trong lô nghiên cứu của  chúng tôi chỉ có 16 ca carcinôm tế bào gai (mẫu  quá nhỏ).   KẾT LUẬN  Chúng ta có thể phân biệt được carcinôm tế  bào tuyến, lớn và gai dựa trên hình ảnh cắt lớp  điện toán có tiêm tương phản.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Baldini  EH,  Strauss GM  (1997),  “Women  and  lung  cancer:  waiting to exhale”, Chest, Vol 112 (4), pp. 229‐234.  2. Colby  TV, Koss MN,  Travis WD  (1995),  “Tumor  of  lower  respiratory tract”, AFIP, 3rd series, Fascicle 13.  3. Juczewska M, et al (1997), “Studies on angiogenesis intensity  in  lung  cancer  in  aspect  of  its  correlation with  histological  type of tumor and clinical stage”, Rocz Akad Med Bialymst,  Vol. 42 (1), pp. 254‐270.  4. Jud WG,  et  al  (2006),  “Diagnostic  imaging  chest”, Amirsys  Inc, Canada, pp. volume IV‐3‐7.  5. Lê Tiến Dũng  (2000), “Ung  thư phế quản: một số đặc điểm  lâm sàng và vai trò cắt lớp điện toán trong chẩn đoán”, Luận  án tiến sĩ Y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.  6. Nguyễn Công Minh  (2009), “Đánh giá kết hợp  đa mô  thức  trong điều trị ung thư phổi không phải  tế bào nhỏ  tại bệnh  viện  Chợ  Rẫy  trong  9  năm  (1999‐2007)”,  Tạp  chí  Y  học  TPHCM, tập 13, phụ bản số 1, tr 134‐142.  7. Nguyễn Viết Nhung, Nguyễn Việt Cồ, Phạm Thị Hoàng Anh  và cs (1996), “Tổng kết nghiên cứu dịch tễ và điều  tra bệnh  ung thư phổi nguyên phát”, Tổng hội y dược học Việt Nam,  Hà Nội, tr 11‐34.   8. Wallace TM (2006), “Diagnostic thoracic  imaging”, Mcgraw‐ Hill. Medical Publicing division, pp. 232‐319.  Ngày nhận bài báo              10‐03‐2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:  15‐04‐2013  Ngày bài báo được đăng: 25–09‐2013 
Tài liệu liên quan