Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình thái, mức độ nặng của tổn thương ĐMV và chức năng tống máu thất
trái ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 so với nhóm bệnh nhân bệnh ĐMV không ĐTĐ.
Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, cắt ngang mô tả.
Đối tượng: Đặc điểm tổn thương ĐMV và chức năng tống máu thất trái được phân tích trên 33 bệnh nhân
ĐTĐ và 108 bệnh nhân không ĐTĐ ghi nhận qua chụp ĐMV chọn lọc tại bệnh viện Thống Nhất từ 01/01/2005
đến 31/12/2005.
Kết quả: Bệnh nhân ĐTĐ thường không biểu hiện đau ngực và ít khi có cơn đau thắt ngực điển hình so với
nhóm không ĐTĐ. Tăng huyết áp thường đồng hiện diện với ĐTĐ đưa đến bệnh ĐMV nặng hơn. Rối loạn lipid
máu ở bệnh nhân ĐTĐ có đặc trưng là tăng Triglycerid và giảm HDL-c. Thương tổn ĐMV ở bệnh nhân ĐTĐ
có tính chất lan tỏa, phức tạp và nặng nề hơn so với nhóm không ĐTĐ: hẹp nhiều nhánh hơn (2,06 ± 0,95 sv
1,48 ± 1,1, p<0,05), phức tạp hơn với tỷ lệ tổn thương típ C chiếm 63,3% sv 48,7%, p<0,05. Tỷ lệ tổn thương
thân chung ĐMV trái cao hơn (33,3% sv 14,8%, p<0,05), Mức độ xơ vữa lan tỏa hơn với chỉ số Gensini cao hơn
rất nhiều 38,08 ± 24,93 sv 29,2 ± 17,5. Chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân ĐTĐ cũng xấu hơn so với bệnh
nhân không ĐTĐ (56,8 ± 12,6% sv 62,4 ± 9,1%, p<0,05).
Kết luận: Tổn thương MV trên bênh nhân ĐTĐ có những tính chất đặc trưng là lan tỏa, ảnh hưởng lên
nhiều nhánh và phức tạp với tổn thương típ C chiếm đa số kèm theo chức năng thất trái kém. Thiếu máu cục bộ
cơ tim ở bệnh nhân ĐTĐ lại thường không biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng. Kết quả là xơ vữa nhiều động
mạch thường xuất hiện trước khi có các triệu chứng, gây nên chậm trễ chẩn đoán và ảnh hưởng xấu lên tiên
lượng sống của nhiều bệnh nhân.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình thái tổn thương động mạch vành trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 264
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
Trần Thị Huỳnh Nga* Hồ Thượng Dũng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình thái, mức độ nặng của tổn thương ĐMV và chức năng tống máu thất
trái ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 so với nhóm bệnh nhân bệnh ĐMV không ĐTĐ.
Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, cắt ngang mô tả.
Đối tượng: Đặc điểm tổn thương ĐMV và chức năng tống máu thất trái được phân tích trên 33 bệnh nhân
ĐTĐ và 108 bệnh nhân không ĐTĐ ghi nhận qua chụp ĐMV chọn lọc tại bệnh viện Thống Nhất từ 01/01/2005
đến 31/12/2005.
Kết quả: Bệnh nhân ĐTĐ thường không biểu hiện đau ngực và ít khi có cơn đau thắt ngực điển hình so với
nhóm không ĐTĐ. Tăng huyết áp thường đồng hiện diện với ĐTĐ đưa đến bệnh ĐMV nặng hơn. Rối loạn lipid
máu ở bệnh nhân ĐTĐ có đặc trưng là tăng Triglycerid và giảm HDL-c. Thương tổn ĐMV ở bệnh nhân ĐTĐ
có tính chất lan tỏa, phức tạp và nặng nề hơn so với nhóm không ĐTĐ: hẹp nhiều nhánh hơn (2,06 ± 0,95 sv
1,48 ± 1,1, p<0,05), phức tạp hơn với tỷ lệ tổn thương típ C chiếm 63,3% sv 48,7%, p<0,05. Tỷ lệ tổn thương
thân chung ĐMV trái cao hơn (33,3% sv 14,8%, p<0,05), Mức độ xơ vữa lan tỏa hơn với chỉ số Gensini cao hơn
rất nhiều 38,08 ± 24,93 sv 29,2 ± 17,5. Chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân ĐTĐ cũng xấu hơn so với bệnh
nhân không ĐTĐ (56,8 ± 12,6% sv 62,4 ± 9,1%, p<0,05).
Kết luận: Tổn thương MV trên bênh nhân ĐTĐ có những tính chất đặc trưng là lan tỏa, ảnh hưởng lên
nhiều nhánh và phức tạp với tổn thương típ C chiếm đa số kèm theo chức năng thất trái kém. Thiếu máu cục bộ
cơ tim ở bệnh nhân ĐTĐ lại thường không biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng. Kết quả là xơ vữa nhiều động
mạch thường xuất hiện trước khi có các triệu chứng, gây nên chậm trễ chẩn đoán và ảnh hưởng xấu lên tiên
lượng sống của nhiều bệnh nhân.
Từ khóa: Bệnh động mạch vành, đái tháo đường típ 2.
ABSTRACT
ANGIOGRAPHIC CHARACTERISTICS OF THE CORONARY ARTERY IN PATIENTS WITH TYPE 2
DIABETES
Tran Thi Huynh Nga, Ho Thuong Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 263 - 269
Objectives: Investigate angiographically the coronary arteries and ventriculographically left ventrical eject
fraction of type 2 diabetic patients.
Methods: Prospective, cross-sectional descriptive study. Patients. We analysed the clinical, angiographic
and ventriculographic data of 141 consecutive patients, including 33(23.4%) type 2 diabetic patients and
108(76.6%) nondiabetic patients undergoing coronary angiography between January 1st and 31st December,
2005. Patients without coronary arteriy lesions were excluded.
Results: Diabetic group had more frequently no angina and less often typical angina. The presence of
hypertension was significantly more frequent in diabetic group than in nondiabetic group (84.4% vs 66.7%,
* Viện Tim TP. HCM, ** BV Thống Nhất TP. HCM
Tác giả liên lạc : BS.Trần Thị Huỳnh Nga ĐT: 0908324385 Email: tranhuynhnga2002@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 265
p<0.05). Characteristics of type 2 diabetic dyslipidemia were associated with increased triglycerid and decreased
high density lipoprotein (p<0.05). The diabetics had three-vessel disease more frequently (p<0.05). As compared to
the nondiabetic group, diabetics had a higher number of significantly stenotic vessels (mean 2.06 ± 0.95 vessels,
vs 1.48 ± 1.1 vessels, p<0.05). Gensini atherosclerosis score (a high degree of coronary artery stenosis or a
proximal lesion was assigned a higher score than a distal lesion) in diabetics patients was higher than that of
nondiabetic patients (mean 38.08 ± 24.93 compared to 29.2 ± 17.5). Diabetic had also more left main CAD
(33.3% vs 14.8%, p<0.05) and more frequently type C lesions (63.3% vs 48.7%, p<0.05). Furthermore, as
compared to the nondiabetic group, diabetics had a lower LVEF (mean 56.8 ± 12.6% vs 62.4 ± 9.1%, p<0.05),
which related to more severe and more diffuse atherosclerotic disease and to the presence of diabetic itself.
Conclusions: Patients with type 2 diabetes mellitus had significantly more severe and diffuse lesions of the
coronary artery trees and showed worse LVEF as compared to nondiabetics.
Keywords. Coronary artery disease, type 2 diabetes.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh ĐMV là một bệnh rất thường gặp và là
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế
giới. Tại Hoa Kỳ, tổng số hiện mắc của bệnh
ĐMV là 13,2 triệu người và hằng năm có đến 1,5
triệu người tử vong do bệnh ĐMV(9). ĐTĐ cũng
là một trong những bệnh lý quan trọng nhất của
xã hội hiện đại. Tại Hoa Kỳ, năm 2002 có khỏang
18,2 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, trong đó có
khoảng 90-95% là ĐTĐ típ 2(3). Ở Việt Nam, tỷ lệ
mắc bệnh tuy không cao bằng các nước phát
triển nhưng trong những năm gần đây, cùng với
sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, bệnh
ĐMV và ĐTĐ đang ngày càng trở nên phổ biến.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã nhận thấy
mối quan hệ khá mật thiết giữa bệnh ĐMV và
ĐTĐ. ĐTĐ chiếm tỷ lệ khá cao, từ 20-40% trên
bệnh nhân bệnh ĐMV. Ngược lại, bệnh ĐMV
cũng là một trong những biến chứng và nguyên
nhân gây tử vong đứng hàng đầu, chiếm tỷ lệ
hơn 55% ở bệnh nhân ĐTĐ(3). ĐTĐ làm tăng
nguy cơ tương đối của bệnh ĐMV lên gấp 2 lần
ở nam giới và hơn 3 lần ở nữ giới, sau khi đã
hiệu chỉnh các yếu tố nguy cơ khác(4). Bệnh nhân
bệnh ĐMV kèm ĐTĐ có tiên lượng kém hơn so
với bệnh nhân không ĐTĐ với nguy cơ tử vong
tăng gấp 3-4 lần. Phần lớn các nghiên cứu cho
đến ngày nay(3,10) đều nhận thấy tổn thương
ĐMV ở bệnh nhân ĐTĐ, thường nặng nề với
những nét đặc trưng tương đối là tổn thương
lan tỏa phức tạp, tổn thương đa nhánh và tăng
độ vôi hóa mạch máu. Những điểm khác biệt
này có liên quan đến tiên lượng xấu sau can
thiệp ĐMV (nong bằng bóng và/hoặc đặt stent
hoặc phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành). Ngoài ra
bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi cũng có tỷ lệ suy tim
sung huyết cao gấp 3 lần so với những bệnh
nhân cùng lứa tuổi không có ĐTĐ(10). Những
năm gần đây, do khuynh hướng dân số ngày
càng già hóa nên bệnh ĐMV và ĐTĐ ngày càng
trở thành vấn đề quan trọng. Dự đoán xuất độ
và tỷ lệ lưu hành của bệnh ĐTĐ và các bệnh tim
mạch có liên quan có thể gia tăng trong vài thập
niên tới.
Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài này với
những mục tiêu sau:
Khảo sát đặc điểm lâm sàng và các yếu tố
nguy cơ bệnh ĐMV ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2.
Khảo sát đặc điểm hình thái và mức độ tổn
thương ĐMV qua chụp ĐMV chọn lọc và đánh
giá chức năng tâm thu thất trái qua chụp buồng
thất trái ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân được chụp ĐMV và
phát hiện có tổn thương ĐMV ở tất cả các mức
độ từ nhẹ đến nặng tại bệnh viện Thống Nhất
Tp.HCM theo trình tự thời gian từ 01/01/2005
đến 31/12/2005.
Phương pháp nghiên cứu
Cắt ngang mô tả, tiến cứu. Chúng tôi đánh
giá tính chất tổn thương ĐMV theo phân loại
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 266
của hội Tim mạch và Trường môn Tim mạch
Hoa Kỳ (AHA/ACC) 1998. Mức độ hẹp ĐMV
biểu thị bằng % tỷ lệ hẹp so với đoạn ĐMV bình
thường ngay sát chỗ hẹp: hẹp đáng kể khi mức
độ hẹp > 70% ở ĐMV phải và 2 nhánh ĐMV trái
(ĐMLTT và ĐM mũ) và hẹp >50% thân chung
ĐMV trái. Phân lọai các mức độ hẹp như sau: độ
0 (ĐMV bình thường), độ 1 (hẹp nhẹ <50%), độ 2
(hẹp trung bình 50-70%), độ 3 (hẹp nặng >70%),
độ 4 (tắc gần hoàn toàn >95%), độ 5 (tắc hoàn
toàn). Đánh giá các tính chất của tổn thương
như chiều dài, sự lệch tâm, bờ viền, độ gập góc,
sự xoắn vặn, độ vôi hóa, hiện diện của huyết
khối và bóc tách thành ĐMV. Từ đó phân loại
tổn thương thành 3 típ A, B, C. Đánh giá mức độ
xơ vữa thông qua các chỉ số: tổng số nhánh tổn
thương, số nhánh hẹp đáng kể, số nhánh hẹp
≥50%, tổng số phân đoạn tổn thương, số phân
đọan hẹp đáng kể, số phân đoạn hẹp nhẹ và chỉ
số xơ vữa Gensini (giúp đánh giá mức độ lan tỏa
của tình trạng xơ vữa trên ĐMV dựa vào mức
độ hẹp và độ quan trọng về chức năng của vùng
cơ tim đươc cung cấp máu bởi phân đoạn ĐMV
tổn thương), trong đó mức độ hẹp ĐMV được
tính điểm như sau: hẹp 25% = 1điểm, hẹp 50% =
2 điểm, hẹp 75% = 4 điểm, hẹp 90% = 8 điểm,
hẹp 99% = 16 điểm, tắc nghẽn hoàn toàn mạn
tính = 32 điểm, các điểm số này sẽ được nhân
với hệ số của các phân đoạn ĐMV: thân chung x
5, ĐMLTT đoạn gần x 2,5, ĐM mũ đoạn gần x
2,5, ĐMLTT đoạn giữa x 1,5, ĐMV phải-ĐMLTT
đoạn xa-ĐM quặt ngược thất trái-nhánh bờ x 1,
các phân đoạn còn lại x 0,5. Chỉ số Gensini sẽ
được tính bằng tổng các điểm số của toàn bộ tổn
thương trên ĐMV sau khi đã nhân với các hệ số
phân đoạn(6).
KẾT QUẢ
Từ 01/01/2005 đến 31/12/2005 có 141 bệnh
nhân tham gia nghiên cứu, chia thành 2 nhóm:
nhóm ĐTĐ gồm 33 bệnh nhân, chiếm 23,4%,
nhóm không ĐTĐ gồm 108 bệnh nhân,
chiếm 76,6%.
Bảng 1: Đặc điểm chung
Thông số Nhóm không
ĐTĐ
Nhóm ĐTĐ p
Tỷ lệ nữ/nam 0,3 0,38 0,57
Tuổi 65,3 ± 8,9 67,6 ± 9,8 0,19
Tính chất đau ngực
* Không đau ngực
* Đau ngực điển hình
* Đau ngực không
điển hình
5 (4,7%)
82 (75,9%)
21 (19,4%)
7 (21,2%)
18 (54,5%)
8 (24,2%)
0,03
0,02
0,55
Chẩn đoán
* CĐTN ổn định
* CĐTN không
ổn định
* NMCT cấp
* NMCT cũ
65 (60,2%)
18 (16,7%)
16 (14,8%)
22 (20,4%)
14 (42,4%)
8 (24,2%)
7 (21,2%)
5 (15,2%)
0,07
0,33
0,38
0,51
Số yếu tố nguy cơ 2,65 ± 1,04 3,12 ± 1,36 0,06
Lớn tuổi 82 (75,9%) 29 (87,9%) 0,14
Béo phì 33 (30,6%) 9 (27,3%) 0,72
BMI (kg/m2 ) 23,2 ± 2,7 22,9 ± 2,1 0,48
Hút thuốc lá 42 (38,9%) 16 (48,5%) 0,33
Rối loạn chuyển hóa
lipid 67 (62,0%) 23 (69,7%)
0,42
Tăng huyết áp 72 (66,7%) 28 (84,4%) 0,04
Đường huyết lúc đói
(mg/dL)
96,7±16,2 181,2±81,3 <0,0
001
Cholesterol (mg/dl) 203,1±40,4 216,2±45,7 0,12
6
Triglycerid (mg/dl) 197,4±92,4 314,3±196,7 0,00
3
LDL-c (mg/dl) 111,3 ± 35,6 123,7 ± 36,4 0,07
2
HDL-c (mg/dl) 47,6 ± 9,3 41,3 ± 8,1 <0,0
001
Creatinin (mg/dl) 1,28 ± 3,48 1,28 ± 0,30 0,99
Kết quả chụp ĐMV chọn lọc và chụp buồng thất:
Biểu đồ 1: Phân bố số nhánh ĐMV tổn thương
53,
21,
32,
19,
26,
39,
36,
18,
6,
75,
0
1
2
3
4
5
6
7
8
0 1 2 3 ≥ 2
Số nhánh ĐMV tổn thương
Nhóm không ĐTĐ
Nhóm ĐTĐ
p < 0,05
Tỷ lệ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 267
Trung bình số nhánh ĐMV hẹp đáng kể ở
nhóm ĐTĐ là 2,06 ± 0,95, cao hơn có ý nghĩa so
với nhóm không ĐTĐ là 1,48 ± 1,1 (p=0,04).
14,8
58,3
40
51,9
33,3
78,8
57,6
69,7
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Thân chung ĐMLLT ĐM mu ĐMV ph?i
Nhóm không ĐTĐ
Nhóm ĐTĐ
Biểu đồ 2: Phân bố vị trí tổn thương
Có tới 11/33 (33,3%) bệnh nhân ĐTĐ có hẹp
thân chung ĐMV trái từ nhẹ đến nặng, cao hơn
so với nhóm không ĐTĐ là 16/108 (14,8%)
(p=0,02). Trong đó hẹp nhẹ (hẹp<50% đường
kính) gặp nhiều hơn ở nhóm ĐTĐ (27,3 % sv
7,4%, p=0,002). Tỷ lệ hẹp đáng kể trên các nhánh
ĐMV chính ở nhóm ĐTĐ đều cao hơn so với
nhóm không ĐTĐ (p<0,05). Trong cả 2 nhóm,
tần suất tổn thương hay gặp lần lượt theo thứ tự
là ĐMLTT, ĐMV phải và sau cùng là ĐM mũ.
Bảng 2: Phân bố các típ tổn thương ĐMV
Nhóm không
ĐTĐ
Nhóm ĐTĐ
Số
nhánh
% Số
nhánh
%
p
A 4 2,5 0 0 0,43
B1 18 11,3 6 8,8 0,56B
B2 60 37,5 19 27,9 0,09
C 78 48,7 43 63,3 0,03
Tổng số 160 100,0 68 100,0
Bảng 3: Trung bình số phân đoạn ĐMV bị tổn
thương
Số tổn thương Nhóm không
ĐTĐ
Nhóm ĐTĐ p
Toàn bộ 3,04 ± 2,23 4,55 ± 1,83 0,003
Hẹp không đáng kể 0,85 ± 1,01 1,79 ± 1,69 0,005
Hẹp đáng kể 2,19 ± 1,93 2,76 ± 1,60 0,22
Bảng 4: Các chỉ số xơ vữa ĐMV
Nhóm không ĐTĐ Nhóm ĐTĐ Toàn mẫu Số nhánh tổn
thương Nam Nữ p Nam Nữ p Nhóm không
ĐTĐ
Nhóm ĐTĐ p
Hẹp từ nhẹ đến nặng 1,98 ± 0,98 1,6 ± 0,92 0,04 2,71 ± 1,05 2,56 ± 1,01 0,29 1,89 ± 0,95 2,67 ± 1,04 0,01
Hẹp đáng kể 1,59 ± 1,12 1,12 ± 1,01 0,04 2,13 ± 0,97 1,89 ± 0,88 0,39 1,48 ± 1,11 2,06 ± 0,95 0,04
Hẹp > 50% 1,72 ± 0,98 1,36 ± 0,97 0,06 2,26 ± 0,81 2,11 ± 0,67 0,34 1,63 ± 1,06 2,27 ± 0,77 0,06
Chỉ số Gensini 31,5 ± 16,8 25,7 ± 18,7 0,05 38,4 ± 25,5 36,0 ± 21,3 0,24 30,2 ± 17,5 38,08 ± 24,93 0,04
Phân suất tống máu thất trái trung bình ở
nhóm ĐTĐ là 56,8 ±12,6%, giảm có ý nghĩa so
với nhóm không ĐTĐ là 62,4 ± 9,1% (p=0,02).
BÀN LUẬN
Về bệnh cảnh lâm sàng
Tỷ lệ nữ/nam ở 2 nhóm tương tự nhau (0,38
sv 0,3, p>0,05). Tuổi trung bình của nhóm bệnh
nhân ĐTĐ là 67,6 ± 9,8 cũng không khác nhóm
không ĐTĐ là 65,3 ± 8,9 (p>0,05). Nhóm ĐTĐ có
tỷ lệ không đau ngực cao hơn (21,2% sv 4,7%,
p=0,03) và đau thắt ngực điển hình thấp hơn
(54,5% sv 75,9%, p=0,02). Peter Ammann(1) cũng
tìm thấy tỷ lệ đau thắt ngực “yên lặng” trên
nhóm ĐTĐ cao hơn trong khi mức độ tổn
thương ĐMV lại nặng nề hơn. Tác giả lý giải đặc
tính này xuất phát từ sự suy yếu và bất thường
của hệ thần kinh tự chủ cảm nhận đau.
Trung bình số yếu tố nguy cơ ở nhóm ĐTĐ
là 4,12 ± 1,36 cao hơn rất có ý nghĩa so với nhóm
không ĐTĐ là 2,65 ± 1,04, p<0.0001. Bệnh nhân
ĐTĐ thường kèm tăng huyết áp hơn so với
nhóm không ĐTĐ (84,4% sv 66,7%, p<0,05). Các
tác giả Phạm Mạnh Hùng(14), Bùi Minh Trạng(2)
và Peter Ammann(1) cũng ghi nhận tần suất hiện
diện tăng huyết áp ở nhóm ĐTĐ nhiều hơn
nhóm không ĐTĐ ( tương ứng là 61,8% sv
46,1%, 77,4% sv 59,8%, 65% sv 47%, p<0,05).
Rối loạn chuyển hóa lipid là một tác nhân
quan trọng tác động lên sự hình thành và phát
triển các tổn thương mạch máu do xơ vữa(4).
Theo Mai Thế Trạch(9), các rối loạn thường gặp
trên ĐTĐ là tăng Triglycerid, giảm HDL-c và có
sự hiện diện của các phân tử LDL-c nhỏ đậm
đặc mà trên màng có một lượng lớn Cholesterol
tự do, dạng phân tử LDL-c này dễ bị oxy hóa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 268
làm tăng tốc độ xơ vữa mạch máu. Nồng độ
HDL-c thấp và tăng Triglycerid là yếu tố nguy
cơ quan trọng của các biến chứng mạch máu
lớn, bao gồm bệnh ĐMV. Một nghiên cứu của
TCYTTG cho thấy bệnh tim thiếu máu cục bộ có
liên hệ chặt chẽ với nồng độ Triglycerid máu
hơn là nồng độ Cholesterol(13). Trong nghiên cứu
của chúng tôi nhóm ĐTĐ có nồng độ Triglycerid
cao hơn và nồng độ HDL-c thấp hơn có ý nghĩa
so với nhóm không ĐTĐ (tương ứng là 314,3 ±
196,7 và 41,3 ± 8,4 sv 197,4 ± 92,4 và 47,6 ± 9,3
mg/dl với p<0,05). Kết quả này cũng tương tự
với kết quả của một số nghiên cứu trong và
ngoài nước khác(4,14).
Về tổn thương ĐMV
Số nhánh ĐMV hẹp đáng kể là một trong
những tiêu chí quan trọng hàng đầu để lựa chọn
phương pháp điều trị tối ưu cũng như để tiên
lượng bệnh. Hệ thống ĐMV bao gồm 3 nhánh
chính. Tổn thương ở cả 3 nhánh báo hiệu tiên
lượng xấu và là một thách thức đối với các nhà
Tim mạch hoc can thiệp. Nhiều nghiên cứu đã
cho thấy nhóm ĐTĐ có tỷ lệ tổn thương hai và
ba nhánh ĐMV cao hơn và tổn thương một
nhánh thấp hơn so với nhóm không ĐTĐ(1,2,10,14).
Trong một nghiên cứu tử thiết lớn, Waller và
cộng sự đã ghi nhận có 91% bệnh nhân ĐTĐ típ
2 có tổn thương hẹp nặng ở ít nhất một nhánh
và 81% có tổn thương nặng ở ≥2 nhánh ĐMV(10).
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số bệnh
nhân nhóm ĐTĐ có tổn thương ≥2 nhánh (75,8%
sv 53,7%, p<0,05), trong đó chủ yếu là tổn
thương 3 nhánh (36,4% sv 21,3%, p<0,05).Trung
bình số nhánh tổn thương ở nhóm ĐTĐ cũng
nhiều hơn (2,06 ± 0,95 sv 1,48 ± 1,10, p<0,05).
Tỷ lệ tổn thương thân chung ĐMV trái cũng
gia tăng ở bệnh nhân ĐTĐ(8,14). Tổn thương thân
chung là một tổn thương nặng, được xem như
tương đương với tổn thương cả 2 nhánh
ĐMLLT và ĐM mũ. Đây là một yếu tố tiên
lượng xấu. Tổn thương này là một trong những
khó khăn của phương pháp can thiệp tái tạo
ĐMV qua da và là một chỉ định thường gặp của
phẫu thuật bắc cầu ĐMV. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, có 11/33 (33,3%) bệnh nhân ĐTĐ có
hẹp thân chung từ nhẹ đến nặng, trong khi chỉ
có 16/108 (14,8%) bệnh nhân không ĐTĐ có tổn
thương này (p<0,05). Tuy nhiên sự khác biệt này
chỉ thấy rõ ở những tổn thương hẹp nhẹ không
ý nghĩa huyết động học (hẹp <50% đường kính).
Nghiên cứu của Phạm Mạnh Hùng(14) cũng nhận
thấy bệnh nhân ĐTĐ có tỷ lệ hẹp thân chung
nhiều hơn nhóm không ĐTĐ (26,5% sv 9,2%,
p<0,05). Một nghiên cứu tiền cứu khác(14) được
tiến hành trên 2762 bệnh nhân bệnh ĐMV tại 7
trung tâm Tim mạch Thụy Điển cho thấy tỷ lệ
tổn thương thân chung mức độ nặng ở nhóm
ĐTĐ cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không
ĐTĐ (48% sv 37%, p<0,001).
Ngoài ra tỷ lệ tổn thương hẹp đáng kể từng
nhánh ĐMV ở nhóm ĐTĐ cũng đều cao hơn có
ý nghĩa so với nhóm không ĐTĐ (p<0,05). Kết
quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của
Phạm Mạnh Hùng(14) và Bùi Minh Trạng(2). Vấn
đề này có thể được lý giải là do tổng số lượng
tổn thương ở nhóm ĐTĐ cao hơn nên tỷ lệ tổn
thương trên từng nhánh cũng tăng theo. Tuy
nhiên tỷ lệ tổn thương các nhánh ở mỗi nhóm
vẫn tuân theo quy luật chung là tổn thương
ĐMLTT chiếm phần nhiều nhất, sau đó là nhánh
ĐMV phải và tổn thương ĐM mũ chiếm tỷ lệ
thấp nhất như kết luận của các nghiên cứu trước
đây(7,12).
Để đơn giản hóa việc đánh giá tính chất tổn
thương hệ ĐMV, Hội Tim mạch và Trường môn
Tim mạch Hoa Kỳ (AHA/ACC) đã đưa ra cách
phân loại tổn thương theo các típ A, B và C,
trong đó típ C là phức tạp nhất. Kết quả nghiên
cứu cho thấy tổn thương ĐMV ở bệnh nhân
ĐTĐ tuyệt đại đa số là típ B2 và C (91,2%) và
không có tổn thương típ A. Đặc biệt tổn thương
típ C nhiều hơn có ý nghĩa so với nhóm không
ĐTĐ (63,3% sv 48,7%, p<0,05). Kết luận này
cũng phù hợp với các nghiên cứu khác. Từ tính
chất phức tạp của tổn thương đưa đến kết quả là
việc điều trị can thiệp ĐMV ở bệnh nhân ĐTĐ
thường khó khăn, tỷ lệ thành công thấp (tỷ lệ
can thiệp thành công trên tổn thương típ C <
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 269
60%)(5) và nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch
chính cao hơn (tử vong, nhồi máu cơ tim cấp
không tử vong, tái thông mạch đích lập lại).
Ngoài những tổn thương hẹp đáng kể thì
những tổn thương hẹp nhẹ cũng có tầm quan
trọng rất lớn, chúng dễ có nguy cơ nứt vỡ, hình
thành huyết khối gây tắc nghẽn ĐMV đưa đến
hội chứng vành cấp. Trong một nghiên cứu
khảo sát hình ảnh chụp mạch ĐMV, tác giả
Brown đã chỉ ra rằng hầu hết các biến chứng
ĐMV cấp tính đều xảy ra trên các mảng xơ vữa
có lõi giàu lipid, gây hẹp đường kính lòng mạch
từ nhẹ đến trung bình (hẹp <50% đường kính).
Các mảng xơ vữa này thường mới hình thành,
vỏ bao mỏng nên dễ có nguy cơ nứt vỡ. Khi
mảng xơ vữa bộc lộ lõi lipid, tiểu cầu sẽ đến kết
tập và hình thành huyết khối gây hẹp nặng hơn
hoặc tắc nghẽn hoàn toàn lòng mạch. Sự hoạt
hóa tiểu cầu còn gây bài tiết các chất vận mạch
vào máu. Các chất này tiếp tục tác động lên
thành mạch làm tăng trương lực vận mạch và
gây co thắt ĐMV đưa đến hẹp lòng mạch nặng
hơn. Ngoài ra, tình trạng rối loạn chức năng nội
mô ở bệnh nhân ĐTĐ làm tăng tiết thêm các
chất co mạch góp phần làm nặng hơn tình trạng
co thắt. Hơn nữa các tổn thương hẹp nặng có ý
nghĩa huyết động học cũng thường đồng hiện
diện trên các bệnh nhân này, khiến cho dòng
máu trong ĐMV chảy chậm hơn, từ đó tiểu cầu
kết dính nhiều hơn và dễ sinh huyết khối. Kết
quả nghiên cứu cho thấy trung bình số phân
đoạn ĐMV bị hẹp từ nhẹ đến nặng và hẹp mức
độ nhẹ trên nhóm ĐTĐ tăng cao so với nhóm
không ĐTĐ (tương ứng lần lượt là 4,55 ± 1,83 sv
3,04 ± 2,23 và 1,79 ± 1,69 sv 0,85 ± 1,01, p<0,05).
Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên
cứu của Andrei, tác giả ghi nhận bệnh ĐMV ở
bệnh nhân ĐTĐ được đặc trưng bởi tình trạng
xơ vữa đa mạch máu với tổn thương hẹp cùng