Đặt vấn đề: Lymphôm đường tiêu hóa là lymphôm ngoài hạch thường gặp nhất. Việc phân loại lymphôm
dựa vào hóa mô miễn dịch và theo bảng phân loại WHO sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị và tiên lượng
bệnh nhân.
Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm hóa mô miễn dịch lymphôm đường tiêu hóa.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 74 trường hợp được chẩn đoán giải phẫu bệnh là lymphôm
đường tiêu hóa tại bệnh viện Đại Học Y Dược từ tháng 9/2005 đến tháng 5/2010. Tất cả các trường hợp được
nhuộm hóa mô miễn dịch với kháng thể kháng LCA. Những trường hợp có LCA dương tính được nhuộm tiếp
tục với kháng thể kháng CD20, CD3 và một số kháng thể khác nếu cần. Phân loại mô học của lymphôm theo bảng
phân loại WHO 2008.
Kết quả: Phân loại mô học của lymphôm theo vị trí u ghi nhận ở cả hai vị trí dạ dày và ruột, loại mô học
chiếm ưu thế là lymphôm lan tỏa tế bào lớn dòng B và lymphôm loại MALT. Cụ thể, lymphôm dòng B chiếm tỷ lệ
cao nhất (90,5%) bao gồm lymphôm lan tỏa tế bào lớn dòng B (70,3%), tiếp theo là lymphôm loại MALT (12,2%),
lymphôm tế bào nhỏ nhân khía (5,4%), lymphôm nang (1,4%), lymphôm lymphô bào nhỏ dòng B (1,4%);
Lymphôm T ngoại biên chiếm 9,5% và ưu thế ở ruột.
Kết luận: Nghiên cứu này ghi nhận lymphôm đường tiêu hóa ưu thế lymphôm dòng B trong đó lymphôm
lan tỏa tế bào lớn dòng B chiếm tỷ lệ cao nhất. Lymphôm dòng T chiếm ưu thế ở ruột.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hóa mô miễn dịch Lymphôm đường tiêu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 79
ĐẶC ĐIỂM HÓA MÔ MIỄN DỊCH LYMPHÔM ĐƯỜNG TIÊU HÓA
Trần Hương Giang*, Hứa Thị Ngọc Hà*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Lymphôm đường tiêu hóa là lymphôm ngoài hạch thường gặp nhất. Việc phân loại lymphôm
dựa vào hóa mô miễn dịch và theo bảng phân loại WHO sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị và tiên lượng
bệnh nhân.
Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm hóa mô miễn dịch lymphôm đường tiêu hóa.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 74 trường hợp được chẩn đoán giải phẫu bệnh là lymphôm
đường tiêu hóa tại bệnh viện Đại Học Y Dược từ tháng 9/2005 đến tháng 5/2010. Tất cả các trường hợp được
nhuộm hóa mô miễn dịch với kháng thể kháng LCA. Những trường hợp có LCA dương tính được nhuộm tiếp
tục với kháng thể kháng CD20, CD3 và một số kháng thể khác nếu cần. Phân loại mô học của lymphôm theo bảng
phân loại WHO 2008.
Kết quả: Phân loại mô học của lymphôm theo vị trí u ghi nhận ở cả hai vị trí dạ dày và ruột, loại mô học
chiếm ưu thế là lymphôm lan tỏa tế bào lớn dòng B và lymphôm loại MALT. Cụ thể, lymphôm dòng B chiếm tỷ lệ
cao nhất (90,5%) bao gồm lymphôm lan tỏa tế bào lớn dòng B (70,3%), tiếp theo là lymphôm loại MALT (12,2%),
lymphôm tế bào nhỏ nhân khía (5,4%), lymphôm nang (1,4%), lymphôm lymphô bào nhỏ dòng B (1,4%);
Lymphôm T ngoại biên chiếm 9,5% và ưu thế ở ruột.
Kết luận: Nghiên cứu này ghi nhận lymphôm đường tiêu hóa ưu thế lymphôm dòng B trong đó lymphôm
lan tỏa tế bào lớn dòng B chiếm tỷ lệ cao nhất. Lymphôm dòng T chiếm ưu thế ở ruột.
Từ khóa: Hóa mô miễn dịch, lymphôm đường tiêu hóa.
ABSTRACT
IMMUNOHISTOCHEMISTRY ANALYSIS OF GASTROINTESTINAL LYMPHOMA
Tran Huong Giang, Hua Thi Ngoc Ha
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 79 - 83
Background: Gastrointestinal lymphoma is one of the most common extranodal lymphomas. It is important
to classify histopathological types according to the WHO classification basing on immunohistochemistry for
treatment and prognosis.
Objectives: To study immunohistochemistry characteristics of gastrointestinal lymphoma.
Methods: Cross-sectional study of 74 cases of gastrointestinal lymphoma were obtained from the University
Medical Center from 09/2005 to 05/2010. Immunophenotyping was done to all cases. Histopathologic diagnosis
was revised according to the WHO 2008 classification.
Results: According to the WHO classification, 90.5% were B cell non Hodgkin lymphomas: diffuse, large
cell type was the most common (70.3%), MALT type was the second (12.2%), the other B cell types included
small cleaved cell lymphoma (5.4%), follicular lymphoma (1.4%), small lymphocytic lymphoma (1.4%). 9.5%
were T cell non Hodgkin lymphoma. Most intestinal lymphomas were T cell lymphomas.
Conclusions: Diffuse large B cell lymphoma is the most common histologic subtype in gastrointestinal
lymphomas. Most intestinal lymphomas are T cell lymphomas.
Key words: immunohistochemistry, Gastrointestinal lymphoma.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 80
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoá mô miễn dịch là phương pháp nhuộm
đặc biệt dùng để xác định nguồn gốc tế bào u,
tác nhân gây nhiễm khuẩn, phân biệt u lành và
ung thư. Người ta dùng kháng thể để xác định
sự hiện diện của kháng nguyên trong mô hoặc
tế bào (trên bào tương, màng tế bào, nhân) dựa
trên phản ứng miễn dịch (kháng nguyên –
kháng thể) kết hợp với hóa chất. Như vậy, các
nhà bệnh học có thể quan sát và đánh giá trên cả
hai phương diện hình thái học và kiểu hình
miễn dịch trên mô hay tế bào. Kỹ thuật này
được thực hiện trên khối nến và quan sát dưới
kính hiển vi quang học(12,5,6).
Phân loại lymphôm theo bảng phân loại
WHO và dựa vào các kháng nguyên bề mặt của
từng dòng tế bào lymphô.
Lymphôm là một nhóm bệnh phức tạp. Việc
phân biệt lymphôm đường tiêu hóa nguyên
phát hay thứ phát, phân biệt lymphôm với các u
ác tính khác của đường tiêu hóa đôi khi gặp
nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sự phát triển trong
chẩn đoán mô bệnh học bằng hoá mô miễn dịch
đã giúp xác định dễ dàng hơn, chính xác hơn
nguồn gốc và loại tế bào u. Đa số lymphôm
đường tiêu hóa có tiên lượng tốt hơn so với
carcinôm tuyến nguyên phát và đáp ứng tốt với
hoá trị. Trong lymphôm, việc xác định nguồn
gốc tế bào dòng B hay T ngoài việc giúp tiên
lượng bệnh còn giúp định hướng điều trị
trúng đích cho bệnh nhân. Vì vậy, chúng tôi
tiến hành thực hiện nghiên cứu này với các mục
tiêu sau khảo sát một số đặc điểm hóa mô miễn
dịch trong lymphôm đường tiêu hóa.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
74 trường hợp được chẩn đoán là lymphôm
đường tiêu hóa tại bộ môn Giải phẫu bệnh, Đại
học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng
9/2005 đến tháng 5/2010.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Các bước tiến hành nghiên cứu
Các mẫu bệnh phẩm được cố định trong
formalin 10%, sau đó được cắt lọc, xử lý mô và
vùi trong parafin. Nhuộm thường qui với H&E.
Nhuộm hóa mô miễn dịch với kháng thể kháng
LCA. Các trường hợp có LCA dương tính được
nhuộm tiếp kháng thể chống tế bào B (CD20),
chống tế bào T (CD3) và các kháng thể khác cần
cho việc xác định bệnh hoặc loại trừ như CD30,
CD68, S100, TdT, Bcl-2.
Đánh giá kết quả định tính gồm âm tính và
dương tính:
Âm tính: chỉ có màu xanh tím của
Hematoxylin nhuộm nhân.
Dương tính: LCA, CD3, CD20, Bcl-2, CD30,
CD68, S100 bắt màu vàng nâu trên bào tương và
màng bào tương của tế bào u; TdT bắt màu vàng
nâu trên nhân tế bào u.
Số liệu thu thập được phân tích và xử lý
bằng phần mềm thống kê SPSS 13.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Xếp loại lymphôm không Hogdkin theo
bảng phân loại WHO-2008
Nghiên cứu này ghi nhận lymphôm đường
tiêu hóa ưu thế lymphôm dòng B với tỷ lệ
90,5%; Lymphôm dòng T chiếm tỷ lệ thấp (9,5%)
và thường xảy ra ở ruột. Kết quả này tương tự y
văn và các nghiên cứu khác(12,5). Tuy nhiên, loại
mô học nổi trội còn tùy theo từng nghiên cứu
trong đó mẫu ưu thế dạ dày hay ruột; tùy từng
vùng dịch tễ và giai đoạn phát hiện bệnh.
Bảng 1: Phân bố tỉ lệ các loại mô học của lyphôm
Kiểu hình Typ mô bệnh học Số ca Tỷ lệ %
Tế bào B Lymphôm lymphô bào nhỏ
Lymphôm loại MALT
Lymphôm tế bào nhỏ-khía
Lymphôm nang
Lymphôm tế bào lớn
1
9
4
1
52
1,4
12,2
5,2
1,4
70,3
Tế bào T Lymphôm T ngoại biên 7 9,5
Tổng số 74 100
Về hóa mô miễn dịch, đối với lymphôm
dòng B loại MALT, tế bào u có CD20 (+),
CD79a (+), CD21 (+), CD35 (+), CD5 (-),
CD23 (-), IgM (+)(3).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 81
Lymphôm loại MALT ở dạ dày có diễn tiến
âm thầm, tiên lượng thường tốt. Tiên lượng
sống 5 năm khoảng 80-90%. Tiên lượng sống 5
năm của lymphôm loại MALT chuyển dạng
thành lymphôm tế bào lớn là 73%, cao hơn
trong lymphôm lan tỏa tế bào lớn đơn thuần, chỉ
khoảng 56%(13,15). Mặc dù vậy, hướng xử trí của
hai loại lymphôm này giống nhau(3).
Ở dạ dày, lymphôm tế bào lớn lan tỏa dòng
B có tần suất thấp hơn lymphôm loại MALT(3,1).
Tuy nhiên, theo A. Psyrri, tần suất của
lymphôm tế bào lớn lan tỏa dòng B ở dạ dày từ
40-70%(1). Ở ruột, tần suất của loại mô học này
khoảng 45%(3).
Tế bào u trong lymphôm lan tỏa tế bào lớn
dòng B nguyên phát có CD10 (+), khác với
lymphôm loại MALT chuyển dạng thành
lymphôm tế bào lớn có CD10 (-). Ngoài ra còn
có CD19 (+), CD20(+), CD22 (+), CD79a (+)(3).
Lymphôm lan tỏa tế bào lớn dòng B có diễn
tiến nhanh, tiên lượng xấu. Điều trị chủ yếu là
phẫu thuật và hóa trị(3).
Lymphôm nang thường gặp ở ruột non,
đặc biệt vùng hồi manh tràng và tá tràng
(vùng bóng vater) biểu hiện dưới dạng polyp
hoặc nốt nhỏ(1,3,1). Tế bào u có CD20 (+), Bcl-2
(+), CD10 (+), CD5 (-), CD43 (-), Cyclin D1 (-).
Dấu ấn miễn dịch Bcl-2 rất hữu ích trong chẩn
đoán phân biệt lymphôm dạng nang với nang
lymphô phản ứng.
Lymphôm nang diễn tiến âm thầm. Điều trị
chủ yếu là phẫu thuật và hóa trị.
Đối với lymphôm tế bào áo nang, còn được
gọi là u lymphô dạng đa polyp, chiếm khoảng
9% lymphôm đường tiêu hóa, đặc biệt ở vùng
hồi manh tràng. Bệnh thường xảy ra đồng thời ở
đường tiêu hóa và các vị trí khác ngoài đường
tiêu hóa(3,1).
Tế bào u có CD20 (+), CD5 (+), CD10 (-),
Cyclin D1 (+). CD5 (+) giúp phân biệt lymphôm
tế bào áo nang với lymphôm vùng rìa.
Lymphôm tế bào áo nang thường tiến triển.
50% bệnh nhân tử vong trong khoảng thời gian
5 đến 32 tháng kể từ khi được chẩn đoán(3,1).
Lymphôm dòng T thường gặp ở ruột, chiếm
5% trong tất cả các lymphôm đường tiêu hóa. Tế
bào u có CD3 (+), CD5 (-), CD8 (+), CD30 có thể
dương tính trong biến thể tế bào lớn, thoái sản(3).
Lymphôm dòng T có tiên lượng xấu, bệnh
nhân thường tử vong do biến chứng ở bụng. Tái
phát thường xảy ra ở ruột non. Tiên lượng sống
5 năm là 8-25%(5).
Việc phân loại lymphôm dòng B hay dòng T
đóng vai trò quan trọng trong điều trị.
Lymphôm dòng B nhạy với kháng thể đơn dòng
Rituximab, trái ngược với lymphôm dòng T.
Về tiên lượng, theo Damjanov I. và cộng
sự, tiên lượng sống 5 năm của những bệnh
nhân lymphôm dòng B độ thấp là 75-80%, của
lymphôm dòng B độ cao là 50%, trong khi đó
của những bệnh nhân lymphôm dòng T chỉ
vào khoảng 25%(2).
Đối chiếu đặc điểm HMMD và vị trí
Lymphôm dòng B phân bố ở cả dạ dày và
ruột. Lymphôm dòng T đặc biệt ưu thế ở ruột
non, trong khi đó ở dạ dày, loại mô học này
rất hiếm gặp (1 trường hợp). Liên quan giữa
hóa mô miễn dịch (dòng B hoặc dòng T) và vị
trí lymphôm đường tiêu hóa (dạ dày hay ruột)
không có ý nghĩa thống kê (Fischer, p = 0,424).
Bảng 2: Phân loại mô học của lymphôm theo vị trí u
Dạ dày Ruột Kiểu
hình
Phân loại
Số ca % Số ca %
Lymphôm loại MALT 3 13 6 11,8
Lymphôm tế bào lớn
Có thành phần MALT
Không có MALT
19
3
16
82,6
13
69,6
33
3
30
64,7
5,9
58,8
Tế bào B
Lymphôm lymphô bào
nhỏ
_ _ 1 2
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 82
Lymphôm nang _ _ 1 2
Lymphôm tế bào nhỏ
nhân khía
_ _ 4 7,8
Tế bào T Lymphôm dòng T 1 4,3 6 11,8
Tổng 23 100 51 100
Hầu hết các nghiên cứu ghi nhận ở dạ
dày, lymphôm lan tỏa tế bào lớn dòng B
chiếm ưu thế(11,9,2). Tuy nhiên, kết quả nghiên
cứu của Shotaro Nakamura(15) và Feng L.(3) cho
thấy lymphôm loại MALT ưu thế với tỷ lệ
50%.
Theo y văn, ở dạ dày ưu thế lymphôm loại
MALT, lymphôm tế bào lớn chiếm tỷ lệ từ
40-60%. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn tùy thuộc
vào giai đoạn phát hiện bệnh vì ở giai đoạn
trễ, lymphôm MALT độ thấp có thể chuyển
thành lymphôm lan tỏa tế bào lớn(13).
Ở ruột, lymphôm lan tỏa tế bào lớn dòng B
chiếm tỷ lệ cao, sau đó là lymphôm loại MALT
hoặc lymphôm dòng T. Đặc biệt ở vị trí này,
lymphôm dòng T chiếm ưu thế. Y văn và
Fenoglio-Preiser C. M. cũng có kết quả tương
tự(3,4,8,2).
Các nghiên cứu ghi nhận lymphôm tế bào
nhỏ nhân khía thường gặp nhất ở vùng hồi
manh tràng với tần xuất khoảng 9%, ở nghiên
cứu này là 7,8%. Một số loại lymphôm khác
cũng xảy ra ở ruột. Đặc biệt trong nghiên cứu
của Sanya Sukpanichnant, lymphôm Burkitt
chiếm một tỷ lệ khá cao là 5,9% và nghiên cứu
của S. Kohno, lymphôm Burkitt chiếm 11,2%,
cao hơn lymphôm loại MALT(8,2). Lymphôm
Burkitt là loại có độ ác tính cao, thường xảy ra ở
vùng Trung Đông và ở trẻ em từ 4-5 tuổi. Vị trí
thường gặp là vùng hồi manh tràng. Tuy nhiên
trong nghiên cứu này không ghi nhận trường
hợp nào, có thể do bệnh nhân lớn tuổi và không
nằm trong vùng dịch tễ.
Bảng 3: Phân biệt các loại mô học của lymphôm(3)
Loại MALT
Loại TB
áo nang
Loại
nang
Loại
lymphô bào
Cấu trúc nang + + + -/+
Sang thương + -/+ -/+ -/+
lymphô biểu mô
Tế bào CCL CCL GCC L
CD20 + + + +
CD5 _ + _ +
CD10 _ _ + _
CYCLIN D1 _ + _ _
CCL: Centrocytelike, GCC: Germinal center cell,
L: Lymphocyte
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 74 trường hợp lymphôm
đường tiêu hóa chúng tôi nhận thấy:
Lymphôm dòng B chiếm 90,5%, lymphôm
dòng T chiếm 9,5%. Phân loại lymphôm theo
WHO-2008 ghi nhận lymphôm lan tỏa tế bào lớn
dòng B chiếm ưu thế (70,3%), tiếp theo là
lymphôm loại MALT (12,2%), lymphôm ngoại
biên dòng T đứng thứ ba (9,5%), các loại khác
chiếm tỷ lệ thấp. Lymphôm dòng T ưu thế ở
ruột.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dabbs DJ (2006), “Immunohistochemistry of the
Gastrointestinal Tract, Pancreas, Bile Ducts, Gallbladder and
Liver”, in Diagnostic Immunohistochemistry, Churchill
Livingtone, 2nd Editipp.
2. Damjanov I, Linder J (1996), Anderson’s pathology, volume 2,
10th edition, Mosby company, pp 1647-1741.
3. Feng L, Zhang G, Hu Z, Zou Y, Chen F, Zhang G, Tang L
(2009), “Diagnosis and treatment of 81 patients with
primary gastrointestinal lymphoma”, Zhong Nan Da Xue
Xue Bao Yi Xue Ban, 34(7), pp 582-588.
4. Ghai S, Pattison J, Ghai S, O’malley ME, Khalili K, Stephens
M (2007), “Primary Gastrointestinal Lymphoma: Spectrum
of imaging Findings with Pathologic Correlation”,
Radiographics, 27(5), pp 1371-1388.
5. Hứa Thị Ngọc Hà, Huỳnh Ngọc Linh (2001). “Ứng dụng kỹ
thuật hoá mô miễn dịch trong chẩn đoán giải phẫu bệnh”. Y
học TP.HCM, Chuyên đề giải phẫu bệnh, Phụ bản tập 5(4),
tr. 1–8.
6. Hứa Thị Ngọc Hà (2005). Bệnh hạch lymphô. Trong
Nguyễn Sào Trung, Bệnh học tạng và hệ thống, Nhà xuất bản
Y học TP.HCM, trang 177-193.
7. Ismail H (2002), “The Profile of Primary Gastrointestinal
lymphoma in Egyptian Patients”, Journal of the Egyptian Nat.
Cancer Inst., 14(2), pp169-175.
8. Kohno S, Ohshima K, Yoneda S, Kodama T, Shirakusa T,
Kikuchi M (2003), “Clinicopathological analysis of 143
primary malignant lymphomas in the small and large
intestines based on the new WHO classification”,
Histopathology, 43(2), pp 135 - 143.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 83
9. Lewin KJ, Apperman HD (1996) “Tumor of the Eosophagus
and Stomach”, in AFIP, 3nd, Fascicle 18, pp 405-456.
10. Nakamura S, Matsumoto T, Iida M, Yao T, Tsuneyoshi M
(2003), “Primary gastrointestinal lymphoma in Japan: a
clinicopathologic analysis of 455 patients with special
reference to its time trends”, Cancer, 97(10), pp 2462-2473.
11. Nguyễn Văn Chủ, Vũ Văn Bạ, Trần Thanh Hải (2007).
“Nghiên cứu mối liên quan giữa u lymphô dạ dày với sự
nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori”. Y học TP.HCM, Chuyên
đề ung bướu học, tập 11, Phụ bản số 4, tr. 661-668.
12. Phạm Xuân Dũng, Nguyễn Hồng Hải, Trần Hoàng Nguyên,
Võ Thị Mỹ, Cung Thị Tuyết Anh, Phạm Lương Giang
(2004). Lymphôm. Trong Nguyễn Chấn Hùng, Ung bướu
học nội khoa. Nhà xuất bản Y học TP.HCM, tr. 332-347.
1. Psyrri A, Papageorgiou S, Economopoulos T (2008), “Primary
extranodal lymphomas of stomach: clinical presentation,
diagnostic pitfalls and management”, Annals of Oncology, 19(12),
pp 1992-1999.
2. Sretenovic M, et al. (2009), “More than a third of non-gastric
MALT lymphomas are disseminated at diagnosis: a single center
survey”, Journal compilation, 82(5), pp 373-380.