Đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của ung thư đại trực tràng khởi phát sớm

Đặt vấn đề: Đồng thuận của vùng Châu Á – TBD khuyến cáo cần bắt đầu tầm soát ung thư đại trực tràng (UTĐTT) kể từ tuổi 50. Tuy nhiên, một số báo cáo gần đây cho thấy có sự gia tăng tỉ suất UTĐTT mới mắc ở lứa tuổi trẻ hơn. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân UTĐTT này ở Việt Nam chưa được biết rõ. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của UTĐTT khởi phát sớm (<50 tuổi). Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang được tiến hành tại BV ĐHYD TP HCM từ 03/2009 – 03/2011. Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định UTĐTT được đưa vào nghiên cứu. Đặc điểm của nhóm UTĐTT khởi phát sớm được mô tả và phân tích so sánh với nhóm bệnh nhân ≥ 50 tuổi. Kết quả: Tỉ lệ UTĐTT khởi phát sớm là 28% với tỉ lệ nam:nữ là 1,3. 22,3% (25/112) chỉ có triệu chứng đau bụng và/hoặc thay đổi thói quen đi tiêu mà không kèm triệu chứng báo động. 42,9% (48/112) mô tả triệu chứng tiến triển kiểu ngắt quãng, từng đợt. Tỉ lệ có tiền căn UTĐTT gia đình ở nhóm UTĐTT khởi phát sớm cao hơn ở nhóm ≥ 50 tuổi (21,4% so với 7,6%, p<0,001). Phân bố vị trí của tổn thương ung thư ở trực tràng, đại tràng đoạn xa và đoạn gần ở nhóm UTĐTT khởi phát sớm lần lượt là 51,8% (58/112), 26,8% (30/112) và 21,4% (24/112); không có sự khác biệt so với nhóm bệnh nhân ≥ 50 tuổi (2, p = 0,29). Cũng không có sự khác biệt về tỉ lệ UTĐTT biệt hóa kém giữa hai nhóm tuổi: 12,4% (14/112) ở nhóm < 50 tuổi so với 8,3% (24/288) ở nhóm ≥ 50 tuổi (2, p = 0,25). Kết luận: Có một tỉ lệ đáng kể UTĐTT xảy ra sớm hơn độ tuổi được Đồng thuận vùng Châu Á – TBD khuyến cáo bắt đầu tầm soát. Để nhận diện các trường hợp này cần phải có thái độ cảnh giác cao vì bệnh nhân có thể không có triệu chứng báo động và mô tả triệu chứng kiểu ngắt quãng. Tiền căn UTĐTT gia đình là một yếu tố nguy cơ của UTĐTT khởi phát sớm.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của ung thư đại trực tràng khởi phát sớm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ngoại Khoa 66 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG KHỞI PHÁT SỚM Quách Trọng Đức*, Nguyễn Thúy Oanh** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đồng thuận của vùng Châu Á – TBD khuyến cáo cần bắt đầu tầm soát ung thư đại trực tràng (UTĐTT) kể từ tuổi 50. Tuy nhiên, một số báo cáo gần đây cho thấy có sự gia tăng tỉ suất UTĐTT mới mắc ở lứa tuổi trẻ hơn. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân UTĐTT này ở Việt Nam chưa được biết rõ. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của UTĐTT khởi phát sớm (<50 tuổi). Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang được tiến hành tại BV ĐHYD TP HCM từ 03/2009 – 03/2011. Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định UTĐTT được đưa vào nghiên cứu. Đặc điểm của nhóm UTĐTT khởi phát sớm được mô tả và phân tích so sánh với nhóm bệnh nhân ≥ 50 tuổi. Kết quả: Tỉ lệ UTĐTT khởi phát sớm là 28% với tỉ lệ nam:nữ là 1,3. 22,3% (25/112) chỉ có triệu chứng đau bụng và/hoặc thay đổi thói quen đi tiêu mà không kèm triệu chứng báo động. 42,9% (48/112) mô tả triệu chứng tiến triển kiểu ngắt quãng, từng đợt. Tỉ lệ có tiền căn UTĐTT gia đình ở nhóm UTĐTT khởi phát sớm cao hơn ở nhóm ≥ 50 tuổi (21,4% so với 7,6%, p<0,001). Phân bố vị trí của tổn thương ung thư ở trực tràng, đại tràng đoạn xa và đoạn gần ở nhóm UTĐTT khởi phát sớm lần lượt là 51,8% (58/112), 26,8% (30/112) và 21,4% (24/112); không có sự khác biệt so với nhóm bệnh nhân ≥ 50 tuổi (2, p = 0,29). Cũng không có sự khác biệt về tỉ lệ UTĐTT biệt hóa kém giữa hai nhóm tuổi: 12,4% (14/112) ở nhóm < 50 tuổi so với 8,3% (24/288) ở nhóm ≥ 50 tuổi (2, p = 0,25). Kết luận: Có một tỉ lệ đáng kể UTĐTT xảy ra sớm hơn độ tuổi được Đồng thuận vùng Châu Á – TBD khuyến cáo bắt đầu tầm soát. Để nhận diện các trường hợp này cần phải có thái độ cảnh giác cao vì bệnh nhân có thể không có triệu chứng báo động và mô tả triệu chứng kiểu ngắt quãng. Tiền căn UTĐTT gia đình là một yếu tố nguy cơ của UTĐTT khởi phát sớm. Từ khóa: Ung thư đại tràng, ung thư trực tràng. ASBTRACT THE CLINICAL, ENDOSCOPIC AND PATHOGICAL CHARACTERISTICS OF EARLY-ONSET COLORECTAL CANCER IN VIETNAMESE POPULATION Quach Trong Duc, Nguyen Thuy Oanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 66 - 72 Background: The Asia Pacific consensus for colorectal cancer (CRC) recommends that screening program should begin by the age of 50. However, there have been reports about increasing incidence of CRC at a younger age (i.e. early-onset CRC). Little has been known about the features of early-onset CRC in Vietnamese population. Aim: To describe the clinical, endoscopic and pathological characteristics of early-onset CRC in Vietnamese population. Method: A prospective, cross-sectional study was conducted at the University Medical Center from March 2009 to March 2011. All patients with definite pathological diagnosis of CRC were recruited. Early-onset CRC  Bộ môn Nội, ĐHYD TP. HCM ** Bộ môn Ngoại, ĐHYD TP. HCM Tác giả liên lạc: TS. Quách Trọng Đức ĐT: 091.8080225, Email: drquachtd@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng Quát 67 group were analyzed in comparison with the late-onset (i.e. ≥ 50-year-old) CRC group. Results: The rate of early-onset CRC was 28% (112/400) with the male-to-female ratio of 1.3. 22.3% (25/112) of patients only experienced abdominal pain and/or change in bowel habit without alarming symptoms. 42.9% (48/112) of patients considered their symptoms as intermittent pattern. The rate of familial history of CRC in early-onset group was significantly higher that of the late-onset group (21.4% versus 7.6%, p<0.001). The distribution of CRC lesions in rectum, distal and proximal colon were 51.8% (58/112), 26.8% (30/112) and 21.4% (24/112), respectively; which was not different from that in the late-onset group (2, p = 0.29). The rates of poorly differentiated tumor were also not significantly different between the two groups: 12.4% (14/112) in early- onset group versus 8.3% (24/288) in late-onset group (2, p = 0.25). Conclusion: A high proportion of CRC appeared at an earlier age than that recommended for screening by the Asia Pacific consensus. Family history was a risk factor of early-onset CRC. Diagnosis of early-onset CRC requires a high suspicion because of the lack of alarming symptoms and the intermittent pattern of symptoms as described by the patients. Key words: colorectal cancer ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư đại - trực tràng (UTĐTT) là một trong những ung thư thường gặp ở Việt Nam, đứng hàng thứ 4 ở nam và thứ 6 ở nữ theo công bố của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế năm 2008. Đồng thuận của vùng Châu Á – Thái Bình Dương khuyến cáo nên tiến hành tầm soát UTĐTT từ độ tuổi 50 tuổi(15). Tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ suất bệnh mới của UTĐTT đang có khuynh hướng gia tăng ở các bệnh nhân trẻ hơn(3,13). Điều này đặt ra yêu cầu cho các nhà lâm sàng là cần nghiên cứu các đặc điểm của nhóm UTĐTT khởi phát sớm để từ đó tầm soát, và phát hiện sớm hiệu quả hơn. Nghiên cứu về UTĐTT khởi phát sớm tại các nước cho thấy kết quả không đồng nhất. Cho đến hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu trong nước về vấn đề này. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định tỉ lệ, đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của các trường hợp UTĐTT khởi phát sớm (< 50 tuổi) ở người Việt Nam. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Tất cả các bệnh nhân nội trú và ngoại trú là người Việt Nam, ở độ tuổi < 50, đến khám tại Khoa Nội soi, BV Đại Học Y Dược TP HCM từ tháng 03/2009 đến tháng 03/2011 và có kết quả giải phẫu bệnh là carcinôm đại - trực tràng. Phương pháp Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu được hỏi chi tiết về triệu chứng lâm sàng, thời gian khởi bệnh, kiểu diễn tiến của triệu chứng (liên tục tăng dần hay ngắt quãng), tiền căn UTĐTT gia đình ở người có quan hệ huyết thống trực hệ (cha mẹ hoặc anh chị em ruột). Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều được nội soi đại tràng bằng hệ thống máy Olympus Video CF AI – 160. Trên nội soi ghi nhận vị trí, dạng tổn thương đại thể của UTĐTT. Trên mô bệnh học, tổn thương ung thư được đánh giá theo 3 mức độ biệt hóa (tốt, vừa, kém). Quản lý và xử lý số liệu Phần mềm SPSS (version 15.0, SPSS, Chicago, IL, USA) được sử dụng để quản lý số liệu và xử lý thống kê. Dùng thống kê mô tả để tính các tỉ lệ, tần suất, và tuổi trung bình. Dùng phép kiểm 2 để so sánh sự khác biệt giữa tần suất tiền sử UTĐTT gia đình, vị trí và độ biệt hóa của tổn thương UTĐTT giữa nhóm < 50 và nhóm ≥ 50 tuổi. Carcinôm dạng tế bào nhẫn nhẫn, dạng nhầy được phân tích chung với nhóm có biệt hóa kém. KẾT QUẢ Đặc điểm lâm sàng Từ tháng 03/2009 đến 03/2011, có 400 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ngoại Khoa 68 trường hợp UTĐTT được chẩn đoán xác định tại Khoa Nội soi, BV ĐHYD TP HCM. Có 112 (28%) trường hợp dưới 50 tuổi, bao gồm 63 nam (56,3%) và 49 nữ (43,8%). Tỉ lệ nam:nữ là 1,3:1. Số bệnh nhân ở độ tuổi < 40 là 44 (11%) và từ 40 – 49 tuổi là 68 (17%). Bệnh nhân trẻ nhất 17 tuổi. Có 46 trường hợp (11,5%) có tiền căn UTĐTT gia đình. Khi tính riêng ở nhóm 354 bệnh nhân không có tiền căn UTĐTT gia đình, số bệnh nhân ở độ tuổi < 40 là 34 (9,6%) và từ 40 – 49 là 54 (15,3%). Biểu đồ 1: Phân bố của UTĐTT theo nhóm tuổi. Tiền căn UTĐTT gia đình ở nhóm < 50 tuổi là 21,4% (24/112), cao hơn so với nhóm ≥ 50 tuổi là 7,6% (22/288) (Kiểm 2, p < 0,001). Số người thân bị UTĐTT ở 24 bệnh nhân < 50 tuổi có tiền căn gia đình được trình bày ở bảng 1. Liên quan giữa tuổi của các bệnh nhân này với tuổi của người thân trẻ nhất lúc phát hiện bị UTĐTT được trình bày ở bảng 2. Bảng 1. Số người thân bị UTĐTT Số người thân bị UTĐTT n % 3 1 4,2 2 3 12,5 1 20 83,3 Tổng cộng 24 100 Bảng 2. Liên quan giữa tuổi bệnh nhân so với tuổi người thân trẻ nhất lúc phát hiện UTĐTT STT Giới Tuổi Tuổi người thân trẻ nhất lúc phát hiện UTĐTT Ghi chú 1 Nữ 35 - Không biết rõ chính xác tuổi của người thân lúc bị UTĐTT 2 Nam 37 - 3 Nữ 42 - 4 Nữ 46 - 5 Nam 36 23 Tuổi người thân STT Giới Tuổi Tuổi người thân trẻ nhất lúc phát hiện UTĐTT Ghi chú 6 Nam 39 30 trẻ nhất khi bị UTĐTT < 60 và BN lớn tuổi hơn người thân trẻ nhất khi bị UTĐTT < 10 7 Nữ 40 33 8 Nam 40 40 9 Nữ 45 40 10 Nam 46 50 11 Nữ 47 52 12 Nam 49 50 13 Nữ 27 52 Tuổi người thân trẻ nhất khi bị UTĐTT < 60 và BN lớn tuổi hơn người thân trẻ nhất khi bị UTĐTT ≥ 10 14 Nam 32 44 15 Nam 35 58 16 Nam 41 56 17 Nam 46 56 18 Nữ 34 66 Tuổi người thân trẻ nhất khi bị UTĐTT ≥ 60 19 Nữ 37 78 20 Nữ 38 78 21 Nam 40 68 22 Nam 42 73 23 Nữ 46 72 24 Nam 47 63 Tất cả bệnh nhân đều đến khám khi đã có triệu chứng (bảng 3 và 4). Có 25 trường hợp (22,3%) chỉ biểu hiện bằng đau bụng, rối loạn thói quen đi tiêu (tiêu chảy và / hoặc táo bón) mà không kèm các triệu chứng báo động (tiêu máu, sụt cân, buốt mót và thiếu máu). 64 trường hợp (57,1%) mô tả triệu chứng diễn tiến liên tục, trong khi 48 trường hợp (42,9%) mô tả triệu chứng ngắt quãng từng đợt. Bảng 3. Triệu chứng của UTĐTT ở người < 50 tuổi. Triệu chứng n % Đau bụng 71 63,4 Tiêu chảy 24 21,4 Táo bón 27 24,1 Táo bón và tiêu chảy xen kẽ 11 9,8 Tiêu máu 58 58,1 Sụt cân 46 41,1 Buốt mót 38 33,9 Thiếu máu 03 2,7 Bảng 4. Thời gian có triệu chứng. Thời gian có triệu chứng n % % tích lũy < 1 tháng 12 10,7 10,7 1 – 3 tháng 53 47,3 58 > 3 – 6 tháng 20 17,9 75,9 6 - 12 tháng 19 17 92,9 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng Quát 69 > 12 tháng 8 7,1 100 Đặc điểm nội soi 90 (69,6%) trường hợp có tổn thương đã tiến triển gây hẹp lòng đại tràng không thể đưa máy soi lên thêm để khảo sát toàn bộ khung đại tràng. Tỉ lệ ung thư đại tràng đoạn gần (từ đại tràng xuống đến manh tràng) ở nhóm bệnh nhân < 50 tuổi là 26,8% (30/112), không khác biệt so với nhóm bệnh nhân ≥ 50 tuổi là 21,5% (62/288) (kiểm 2, p = 0,29). Phân bố vị trí và dạng đại thể trên nội soi của tổn thương được trình bày theo bảng 5, 6. Bảng 5. Phân bố của tổn thương UTĐTT. Vị trí ung thư n % % tích lũy Trực tràng 58 51.8 51.8 ĐT chậu hông 24 21.4 73.2 ĐT xuống 6 5.4 78.6 ĐT ngang 12 10.7 89.3 ĐT lên 12 10.7 100 Bảng 6. Dạng tổn thương trên nội soi. n % % tích lũy Sùi 85 75,9 75,9 Sùi loét 18 16,1 92 Polyp 3 2,6 94,6 Loét 1 0,9 95,5 Thâm nhiễm 5 4,5 100 Đặc điểm mô bệnh học Mức độ biệt hóa tốt, vừa và kém (hoặc dạng tế bào nhẫn, dạng nhầy) ở nhóm < 50 tuổi lần lượt là 6,3%, 81,2% và 12,5%. Tỉ lệ ung thư biệt hóa kém (hoặc dạng tế bào nhẫn, dạng nhầy) ở nhóm < 50 tuổi là 12,5% (14/112) không khác biệt so với nhóm bệnh nhân ≥ 50 tuổi là 8,3% (24/288) (kiểm 2, p = 0,25). BÀN LUẬN Định nghĩa “khởi phát sớm” trong các nghiên cứu về UTĐTT khởi phát sớm không có sự thống nhất với nhau: một số nghiên cứu lấy mốc < 40 trong khi một số khác lấy mốc là < 50 tuổi. Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn mốc là < 50 vì đây là ngưỡng được Đồng thuận về UTĐTT vùng Châu Á – TBD thống nhất khuyến cáo tầm soát(15). Tỉ lệ UTĐTT khởi phát sớm thay đổi rất nhiều tùy theo tùy theo dân số nghiên cứu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân < 40 tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi là 11%. Tỉ lệ này ở Thổ Nhĩ Kỳ, tỉ lệ là 13%(12). Ngay ở cùng một quốc gia như Ần Độ, kết quả nghiên cứu cũng rất khác biệt và tỉ lệ theo các báo cáo được công bố gần đây dao động từ 12,6% - 39%(4,8,10). Về phân bố giới tính, tỉ lệ nam:nữ trong nghiên cứu của chúng tôi là 1,3 tương tự với nhiều nghiên cứu trong nước trước đây. Tuy nhiên các nghiên cứu tại Jordan và Israel cho thấy ở UTĐTT khởi phát sớm gặp nhiều ở nữ hơn so với nam giới(1,9). Điều này có lẽ do sự khác biệt về chủng tộc hoặc một số yếu tố về môi trường chưa được hiểu biết đầy đủ giữa các quốc gia. Một điểm cần cảnh giác vì có thể làm cho bệnh nhân chủ quan và trì hoãn việc đi khám là gần phân nữa trường hợp bệnh nhân tự đánh giá các triệu chứng là ngắt quãng, 22,3% chỉ có các triệu chứng đau bụng, rối loạn thói quen đi tiêu mà không kèm các triệu chứng báo động. Một điểm đáng lưu ý khác là 75,9% trường hợp phát hiện triệu chứng trong vòng 6 tháng trong khi 69,6% trường hợp khi phát hiện thì tổn thương ung thư đã tiến triển gây bán hẹp lòng đại tràng, máy nội soi không thể vượt qua để khảo sát toàn bộ khung đại tràng. Điều này cho thấy bệnh đã có thời gian tiến triển âm thầm trong một thời gian dài. Y văn thế giới cho thấy hầu hết UTĐTT đều phát triển từ các polyp tuyến của vùng đại trực tràng và ở giai đoạn sớm thường không gây triệu chứng(14). Cho đến nay, đã có bằng chứng chắc chắn cho thấy cắt polyp qua nội soi có hiệu quả làm giảm đáng kể tỉ lệ bệnh mới UTĐTT(5,17). Tại Việt Nam hiện chưa có chương trình tầm soát UTĐTT cấp quốc gia và hầu hết bệnh nhân đến khám tự phát, do đó nhận diện các đặc điểm để phát hiện ra nhóm bệnh nhân này và khuyến cáo nội soi đại tràng tầm soát sớm để cắt polyp phòng ngừa ung thư là một vấn đề hết sức thiết thực. Tiền căn UTĐTT gia đình ở nhóm UTĐTT khởi phát sớm trong nghiên cứu của chúng tôi là 21,4%, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ngoại Khoa 70 cao hơn rõ rệt so với ở nhóm bệnh nhân ≥ 50 tuổi là 7,6%. Kết quả này cũng tương tự như một số nghiên cứu nước ngoài(6,7) và cho thấy tầm quan trọng của việc khai thác yếu tố nguy cơ gia đình khi tiếp cận chẩn đoán các trường hợp < 50 tuổi có biểu hiện rối loạn tiêu hóa kiểu bệnh lý đại trực tràng, cũng như vai trò của việc tư vấn và khuyến cáo đối với thân nhân của người bệnh đã được xác định chẩn đoán UTĐTT. Số liệu từ bảng 2 về đặc điểm của các trường hợp có tiền căn gia đình UTĐTT cũng cho thấy một số điểm khiếm khuyết của hệ thống chăm sóc sức khỏe và tư vấn hiện tại ở Việt Nam. Đồng thuận của vùng Châu Á – Thái Bình Dương năm 2008 đạt độ thống nhất cao về quan điểm cho rằng thân nhân quan hệ huyết thống trực hệ với người bệnh UTĐTT là đối tượng nguy cơ cao và cần được tầm soát sớm hơn những người khác, tuy nhiên chưa đưa ra được mức tuổi cần thiết để tầm soát ở các đối tượng này(15). Theo khuyến cáo của Trường Môn Tiêu Hóa Mỹ năm 2008, người có tiền căn thân nhân liên hệ huyết thống cấp I bị UTĐTT ở tuổi < 60 tuổi cần được tiến hành tầm soát sớm hơn tuổi thân nhân trẻ nhất lúc bị UTĐTT ít nhất 10 năm trở đi hoặc từ năm 40 tuổi trở lên(11). Riêng đối với hội chứng Lynch (UTĐTT di truyền không liên quan với tình trạng đa polyp _ Hereditary non-polyposis colorectal cancer) được đề xuất bắt đầu tầm soát từ độ tuổi 20 - 25. Các bệnh nhân có tiền căn UTĐTT gia đình ở độ tuổi < 50 trong nghiên cứu của chúng tôi gồm có: 4/24 trường hợp có tiền căn gia đình UTĐTT nhưng không nhớ tuổi chính xác của người thân lúc bị UTĐTT. 8/24 trường hợp lớn tuổi hơn so với tuổi người thân trẻ nhất lúc bị UTĐTT > 10: nhóm này đúng ra nên được tư vấn và khuyến cáo tầm soát sớm hơn, và có khả năng có thể phát hiện được tổn thương ở giai đoạn sớm. 6/24 trường hợp có tiền căn UTĐTT gia đình ở người thân < 50 tuổi: UTĐTT gặp ở độ tuổi < 50 là một trong những đặc điểm được khuyến cáo tầm soát hội chứng Lynch theo hướng dẫn Bethesda hiệu chỉnh(16). Hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa tiến hành được các xét nghiệm để chẩn đoán hội chứng Lynch; ngay cả những tiêu chuẩn lâm sàng chẩn đoán hội chứng Lynch như tiêu chuẩn Amsterdam II cũng khó ứng dụng do hiện tại chưa có hệ thống đăng ký giải phẫu bệnh toàn quốc và sự kém hiểu biết của người bệnh. Một trong những lý giải cho các trường hợp UTĐTT xuất hiện sớm này là các bệnh nhân thuộc hội chứng Lynch chưa được chẩn đoán. Điều này cho thấy vấn đề phòng ngừa, tầm soát để phát hiện sớm trước mắt căn bản vẫn là dựa trên tiền căn người thân bị UTĐTT. Nghiên cứu này cho cũng cho thấy nhu cầu bức thiết cần phát triển các kỹ thuật di truyền và giải phẫu bệnh nhằm xác định vai trò đóng góp của các hội chứng UTĐTT gia đình cũng như các nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ sinh ung có liên quan UTĐTT ở Việt Nam. Tính riêng các trường hợp không có tiền căn UTĐTT gia đình, khuyến cáo của vùng Châu Á – Thái Bình Dương và Trường môn Tiêu hóa Mỹ đều đề xuất bắt đầu tầm soát từ tuổi 50(11,15). Riêng đối với người Mỹ gốc Phi, một trong những điểm mới trong khuyến cáo năm 2008 của Trường môn Tiêu hóa Mỹ so với phiên bản trước đó năm 2000 là hạ ngưỡng tuổi tầm soát xuống 45(11). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ bệnh nhân UTĐTT < 50 tuổi chiếm đến 24,9%. Điều này cho thấy ngưỡng tuổi 50 để tầm soát UTĐTT của vùng Châu Á – Thái Bình Dương có thể không phù hợp ở đối tượng người Việt vì bỏ sót khá nhiều trường hợp. Các nghiên cứu gần đây tại Ấn Độ cũng ghi nhận kết quả tương tự như chúng tôi(4,8). Như vậy, ngưỡng tuổi nên tiến hành tầm soát ở những người không có tiền căn UTĐTT gia đình có thể cần phải hạ thấp hơn ở một số dân số Châu Á nhất định, trong đó có Việt Nam. Dạng tổn thương đại thể chúng tôi thường gặp nhất là dạng sùi và sùi loét, và hiếm khi gặp dạng polyp, dạng loét hay dạng thâm nhiễm. Về vị trí tổn thương ung thư trên khung đại tràng, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 73,2% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng Quát 71 trường hợp UTĐTT khởi phát sớm tập trung ở đại tràng chậu hông và trực tràng, tương tự như kết quả nhiều nghiên cứu UTĐTT khởi phát sớm trên các cộng đồng khác(2,4,18). Kết quả này cho thấy nội soi trực tràng - đại tràng chậu hông tuy hiệu quả nhưng vẫn có thể bỏ sót khoảng 26,8% tổn thương UTĐTT và khẳng định vai trò ưu thế của nội soi đại tràng ở nhóm bệnh nhân trẻ. Do 90% trường hợp UTĐTT xảy ra ở tuổi ≥ 40 tuổi và có một tỉ lệ đáng kể bệnh nhân mô tả triệu chứng diễn tiến kiểu ngắt quãng, không kèm triệu chứng báo động, về mặt lâm sàng chúng tôi cho rằng đây là mốc tuổi thích hợp để quyết định thăm dò bằng nội soi đại tràng nếu triệu chứng vẫn tiếp tục diễn tiến kéo dài. Về mức độ biệt hóa của tổn thương ung thư, phần lớn nghiên cứu nước ngoài cho thấy tổn thương carcinôm biệt hóa kém / dạng nhầy hoặc dạng tế bào nhẫn ở nhóm UTĐTT khởi phát sớm chiếm tỉ lệ cao hơn rõ rệt(1,2,4,6,8). Lý do có sự khác biệt này có lẽ do chẩn đoán giải phẫu bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện dựa trên mẫu mô sinh thiết lấy qua nội soi đại tràng chứ không phải qua phẫu thuật nên không phản ánh trung thực độ biệt hóa thực sự của tổn thương ung thư hoặc do sự khác biệt về các yếu tố sinh ung và chũng tộc giữa các nghiên cứu. Cần có thêm các nghiên cứu để so sánh độ sai biệt khi đánh giá kết quả mô bệnh học về mức độ biệt hóa của tổn thương UTĐTT giữa hai dạng bệnh phẩm lấy qua nội soi và qua phẫu thuật. KẾT LUẬN Tỉ lệ UTĐTT ở người < 50 tuổi chiếm 28%. 73,2% tổn thương ung thư tập trung ở trực tràng và đại tràng chậu hông. Không có sự khác biệt về phân bố theo vị trí và độ biệt hóa của tổn thương UTĐTT giữa 2 nhóm bệnh nhân ≤ 50 và > 50 tuổi. Chẩn đoán UTĐTT ở người trẻ cần phải có sự cảnh giác cao vì 42,9% trường hợp bệnh nhân mô tả triệu chứng ngắt quãng từng đợt có thể gây trì hoãn việc đi khám bệnh và 22,3% trường hợp chỉ biểu hiện bằng đau bụng và rối loạn thói quen đi cầu nhưng không kèm các triệu chứng báo động. Tiền căn UTĐTT gia đình là yếu tố nguy cơ cao hơn rõ rệt, cần phải được khai thác khi tiếp cận
Tài liệu liên quan