Đặc điểm lâm sàng và hô hấp ký trên bệnh nhân hen có tắc nghẽn đường dẫn khí cố định

Mở đầu: Hen đặc trưng bởi tắc nghẽn đường dẫn khí có hồi phục. Tuy nhiên, một số bệnh nhân hen được điều trị tối ưu vẫn dẫn đến tắc nghẽn đường dẫn khí cố định (TNĐDKCĐ). Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hô hấp ký trên bệnh nhân hen có TNĐDKCĐ tại BV Đại học Y Dược TP.HCM. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, tra cứu bệnh án của 60 bệnh nhân hen từ năm 2008 đến 2012, thỏa FEV1/(F)VC<70% trong ít nhất 3 lần đo hô hấp ký trong ít nhất 6 tháng liên tục. Loại trừ các bệnh nhân có kèm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc không đáp ứng với thuốc dãn phế quản. Kết quả: Tuổi trung bình 51,5 ± 17; với 45% bệnh nhân trên 55 tuổi. Nam chiếm ưu thế hơn nữ (55% so với 45%). Có 55% bệnh nhân được chẩn đoán hen sau 15 tuổi. Thời gian bệnh kéo dài: 23,8 ± 18,9 năm. 51% bệnh nhân có tiền căn dị ứng cá nhân. Chức năng phổi kém ở lần đo đầu tiên: (F)VC (% dự đoán): 73,4 ± 18,9; FEV1 (% dự đoán): 53,3 ± 17,4; FEV1/(F)VC: 57,1 ± 9,3; PEF (% dự đoán): 46,1 ± 17,1. Thay đổi hô hấp ký giữa 4 lần đo trong vòng 11 tháng là không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Bệnh nhân TNĐDKCĐ phần lớn là nam, lớn tuổi, không có tiền căn dị ứng, khởi phát hen muộn và thời gian bệnh kéo dài. Chức năng phổi kém và thay đổi không có ý nghĩa thống kê.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng và hô hấp ký trên bệnh nhân hen có tắc nghẽn đường dẫn khí cố định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 116 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÔ HẤP KÝ TRÊN BỆNH NHÂN HEN CÓ TẮC NGHẼN ĐƯỜNG DẪN KHÍ CỐ ĐỊNH Bùi Diễm Khuê*, Đặng Huỳnh Anh Thư*, Lê Thị Tuyết Lan* TÓM TẮT Mở đầu: Hen đặc trưng bởi tắc nghẽn đường dẫn khí có hồi phục. Tuy nhiên, một số bệnh nhân hen được điều trị tối ưu vẫn dẫn đến tắc nghẽn đường dẫn khí cố định (TNĐDKCĐ). Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hô hấp ký trên bệnh nhân hen có TNĐDKCĐ tại BV Đại học Y Dược TP.HCM. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, tra cứu bệnh án của 60 bệnh nhân hen từ năm 2008 đến 2012, thỏa FEV1/(F)VC<70% trong ít nhất 3 lần đo hô hấp ký trong ít nhất 6 tháng liên tục. Loại trừ các bệnh nhân có kèm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc không đáp ứng với thuốc dãn phế quản. Kết quả: Tuổi trung bình 51,5 ± 17; với 45% bệnh nhân trên 55 tuổi. Nam chiếm ưu thế hơn nữ (55% so với 45%). Có 55% bệnh nhân được chẩn đoán hen sau 15 tuổi. Thời gian bệnh kéo dài: 23,8 ± 18,9 năm. 51% bệnh nhân có tiền căn dị ứng cá nhân. Chức năng phổi kém ở lần đo đầu tiên: (F)VC (% dự đoán): 73,4 ± 18,9; FEV1 (% dự đoán): 53,3 ± 17,4; FEV1/(F)VC: 57,1 ± 9,3; PEF (% dự đoán): 46,1 ± 17,1. Thay đổi hô hấp ký giữa 4 lần đo trong vòng 11 tháng là không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Bệnh nhân TNĐDKCĐ phần lớn là nam, lớn tuổi, không có tiền căn dị ứng, khởi phát hen muộn và thời gian bệnh kéo dài. Chức năng phổi kém và thay đổi không có ý nghĩa thống kê. Từ khóa: Hen, tắc nghẽn đường dẫn khí cố định, hô hấp ký ABSTRACT CLINICAL AND SPIROMETRIC FEATURES OF ASTHMA PATIENTS WITH FIXED AIRWAY OBSTRUCTION Bui Diem Khue, Dang Huynh Anh Thu, Le Thi Tuyet Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 116 - 122 Background: Asthma is generally characterized by reversible airway obstruction. However, some asthma patients demonstrate fixed airway obstruction (FAO) despite optimal treatment. Objectives: Evaluating clinical and spirometric features of asthma patients with FAO at the University Medical Center, Ho Chi Minh City. Methods: We conducted a retrospective cross-sectional medical records review of 60 asthma patients who had FEV1/(F)VC<70% on at least 3 spirometric tests conducted over a minimum of 6 months from 2008 to 2012. Patients with concomitant chronic obstructive pulmonary disease or had no response to bronchodilators were excluded. Results: The sample had a mean age of 51.5 ± 17, with nearly half being older than 55. There were more men than women (55% vs. 45%). 55% of the sample were diagnosed with asthma after 15 years of age and had been living with the disease for 23.8 ± 18.9 years. Half of the sample had an allergy history. Lung function was poor on the baseline spirometric test: (F)VC (% predicted): 73.4 ± 18.9; FEV1 (% predicted): 53.3 ± 17.4; FEV1/(F)VC: * Bộ môn Sinh lý ĐHYD TP.HCM Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS. Lê Thị Tuyết Lan, ĐT: 08 38594470, Email: tuyetlanyds@gmail.com. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 117 57.1 ± 9.3; PEF (% predicted): 46.1 ± 17.1. There were no significant changes in any of these parameters over four measurements taken over 11 months. Conclusions: We found that Vietnamese patients with FAO tended to be male, elderly, had no history of allergies, adult-onset asthma, and long duration of asthma. Lung function was poor and did not change significantly over 6 months. Keywords: Asthma, fixed airway obstruction, spirometric test ĐẶT VẤN ĐỀ Hen là một bệnh viêm mạn tính đường hô hấp, đặc trưng bởi các đợt tắc nghẽn đường dẫn khí có hồi phục. Sử dụng sớm corticosteroid hít (ICS) giúp làm giảm tình trạng viêm và cải thiện chức năng phổi, có hiệu quả đáng kể trong kiểm soát các triệu chứng hen. Tuy nhiên, có những trường hợp hen được điều trị ICS nhưng vẫn dẫn đến tình trạng TNĐDKCĐ (hay tắc nghẽn không hồi phục)(4). Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân bệnh học, bao gồm: tái cấu trúc đường dẫn khí do viêm trong hen, hen có kèm COPD, dãn phế quản, xơ phổi(14). Hiện chưa rõ tỉ lệ bệnh nhân hen phát triển thành TNĐDKCĐ, nhưng một nghiên cứu đoàn hệ đã cho thấy sự suy giảm chức năng phổi do tái cấu trúc đường dẫn khí ở bệnh nhân hen bắt đầu từ lứa tuổi trẻ em và tiếp diễn cho đến khi trưởng thành(9). Ở Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu liên quan đến hen có TNĐDKCĐ, do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm khảo sát các đặc điểm lâm sàng và hô hấp ký trên đối tượng bệnh nhân này. Từ đó sẽ phát triển các nghiên cứu sâu hơn về yếu tố nguy cơ cũng như biện pháp điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân hen có TNĐDKCĐ. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và hô hấp ký trên bệnh nhân hen có TNĐDKCĐ. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu Công thức: Nghiên cứu của chúng tôi có nhiều biến số với các giá trị P khác nhau. Do đó, chọn P = 0,5 để được cỡ mẫu lớn nhất. Chọn d = 0,13. Vậy cỡ mẫu cần chọn: ít nhất 57 bệnh nhân. Đối tượng nghiên cứu Dân số chọn mẫu Các bệnh nhân khám tại Trung tâm chăm sóc hô hấp BVĐHYD từ tháng 1/2008 đến tháng 5/2012 và thỏa đủ các tiêu chuẩn sau: - Được chẩn đoán hen theo bác sĩ bệnh viện. - Thỏa định nghĩa TNĐDKCĐ. - Được đo hô hấp ký ít nhất 3 lần. Định nghĩa TNĐDKCĐ: FEV1/(F)VC < 70% trong tất cả các lần đo hô hấp ký trong ít nhất 6 tháng liên tục*. * GINA 2010 (Hen khó trị, tr.69): chưa có chứng cứ ủng hộ việc dùng ICS liều cao quá 6 tháng với kỳ vọng đạt được mức kiểm soát tốt hơn nữa.(4) Tiêu chuẩn chọn mẫu Các bệnh nhân hen đến khám tại Trung tâm chăm sóc hô hấp BVĐHYD, thỏa tiêu chuẩn TNĐDKCĐ qua lâm sàng và hô hấp ký. Tiêu chuẩn loại trừ Các bệnh nhân có COPD đi kèm. Hồ sơ không ghi nhận đủ dữ liệu hô hấp ký, hoặc hô hấp ký không đáp ứng thuốc dãn phế quản. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 118 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu Tra cứu hồ sơ tại Trung tâm chăm sóc hô hấp BVĐHYD Các bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn lấy mẫu sẽ được đưa vào nghiên cứu. Phương tiện thu thập số liệu Phiếu thu thập số liệu. Hồ sơ bệnh án. Phương pháp thống kê Nhập số liệu bằng Epidata 3.1. Xử lý số liệu bằng Stata 12 và Excel 2007. Biến số định tính được biểu diễn bằng tần số và phần trăm. Biến số định lượng được biểu diễn bằng trung bình và độ lệch chuẩn nếu có phân phối bình thường, bằng trung vị và khoảng tứ phân vị nếu có phân phối không bình thường. So sánh các biến số định tính bằng phép kiểm Chi bình phương hoặc chính xác Fisher. So sánh các biến số định lượng bằng t-test. KẾT QUẢ Đặc điểm mẫu nghiên cứu Có 60 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu, trong đó có 45% nữ, 55% nam. Tuổi trung bình là 51,5 ± 17, nhỏ nhất là 11 tuổi và lớn nhất là 83 tuổi. Nhóm tuổi trên 55 chiếm tỉ lệ cao nhất (45%). Về phân bố nơi cư trú, có 26,7% bệnh nhân ở TP. Hồ Chí Minh, 73,3% đến từ các tỉnh thành khác. Bảng 1. Phân bố độ tuổi khởi phát hen Nhóm tuổi Tần số (n) Tỉ lệ (%) <=15 21 35 16-30 9 15 31-45 14 23,33 46-60 9 15 > 60 1 1,67 Không rõ tuổi khởi phát 6 10 Tổng 60 100 Tuổi khởi phát trung bình là 26,13 ± 19,10. Thời gian bệnh hen trung bình là 23,78 ± 18,91 năm. Hút thuốc lá Bảng 2. Tình trạng hút thuốc lá Tình trạng Tần số (n) Tỉ lệ (%) Không hút thuốc 35 58,33 Đang hút thuốc 7 11,67 Đã từng hút 8 13,33 Hút thuốc thụ động 10 16,67 Tổng 60 100 Đã từng hút được định nghĩa là có hút thuốc lá trước đây nhưng đã ngưng hút trên 12 tháng liên tục. Thời gian hút trung bình là 21,33 ± 11,86 năm. Số gói.năm trung bình là 16,7 ± 12. Các yếu tố khởi phát hen Bảng 3. Các yếu tố khởi phát hen Yếu tố Tần số (n) Tỉ lệ (%) Đổi thời tiết 42 16,09 Lạnh 40 15,33 Bụi 32 12,26 Gắng sức 30 11,49 Cúm, viêm hô hấp 28 10,73 Khói thuốc lá 24 9,2 Mùi lạ 21 8,05 Hóa chất 12 4,6 Cảm xúc 10 3,83 Thức ăn 9 3,45 Rượu bia 7 2,68 Thú có lông 3 1,15 Kinh nguyệt 1 0,38 Không rõ 2 0,77 Khác 4 1,53 Tổng 261 100 Các yếu tố khởi phát khác bao gồm: mưa, nằm ngửa, thức đêm, mệt, đi xa. Tình trạng dị ứng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 119 Cá nhân Các loại dị ứng khác bao gồm: ngứa da, ngứa mũi, nghẹt mũi. Gia đình Phần lớn bệnh nhân trong gia đình không có ai bị hen (chiếm 63,33%). Kết quả hô hấp ký Bảng 4. Giá trị của các chỉ số hô hấp ký ở lần khám đầu tiên Chỉ số Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất (F)VC (%) 73,42 18,94 33 112 FEV1 (%) 53,33 17,42 20 87 FEV1/(F)VC 57,07 9,34 39,89 75,49 PEF (%) 46,05 17,05 15 84 Biểu đồ 2. Diễn tiến (F)VC, FEV1, FEV1/(F)VC, PEF qua các lần khám Ghi chú: - 0 tháng: lần khám đầu tiên tại Trung tâm chăm sóc hô hấp BVĐHYD. - 14, 17, 21, 25 tháng: được tính từ trung vị của khoảng cách các lần khám (do có phân phối không bình thường). Đây là các lần khám gần nhất tính từ tháng 5/2012 trở về trước. Sử dụng t-test bắt cặp, hiệu chỉnh Bonferroni cho số trung bình của các chỉ số hô hấp ký qua các lần khám, ta được kết quả (Bảng 5). FEV1/(F)VC thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p = 1,000) qua tất cả các lần khám. Bảng 5. So sánh giá trị trung bình các chỉ số hô hấp ký qua các lần khám Lần khám (F)VC FEV1 PEF t P > | t | t P > | t | t P > | t | 2 so với 1 2,48 0,136 2,64 0,086 3,87 0,001 3 so với 1 3,07 0,023 3,28 0,012 3,94 0,001 4 so với 1 2,36 0,192 2,54 0,118 3,36 0,009 5 so với 1 3,18 0,016 2,93 0,037 3,56 0,004 3 so với 2 0,59 1,000 0,64 1,000 0,07 1,000 4 so với 2 -0,13 1,000 -0,11 1,000 -0,51 1,000 5 so với 2 0,76 1,000 0,35 1,000 -0,21 1,000 4 so với 3 -0,72 1,000 -0,75 1,000 -0,58 1,000 5 so với 3 0,19 1,000 -0,27 1,000 -0,28 1,000 5 so với 4 0,88 1,000 0,46 1,000 0,29 1,000 BÀN LUẬN Bảng 6. Tuổi trung bình ở nghiên cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu trên các bệnh nhân hen nói chung Tuổi Chúng tôi Nguyễn Chí Thành (11) Nguyễn Văn Thọ (12) AIRIAP (Việt Nam) (5) Trung bình ± Độ lệch chuẩn 51,5 ± 17 39,4 ± 13 46 ± 16 36,7 ± 19,1 Nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất > 55 40-49 Chúng tôi nhận thấy tuổi trung bình ở các bệnh nhân hen có TNĐDKCĐ cao hơn ở nhóm bệnh nhân hen nói chung (không phân biệt TNĐDKCĐ hay không). Điều này phù hợp với các nghiên cứu nước ngoài về TNĐDKCĐ trên bệnh nhân hen, như nghiên cứu của Brinke (tuổi trung bình ở nhóm TNĐDKCĐ: 49,3 ± 13,7; cao hơn nhóm tắc nghẽn có hồi phục, với p = 0,002)(15), nghiên cứu TENOR (54 ± 15; p < 0,0001)(6), nghiên cứu của Bumbacea (44 ± 2; p < 0,001)(2). Về giới tính, mẫu nghiên cứu của chúng tôi có 33 nam (chiếm 55%), 27 nữ (chiếm 45%), nam chiếm tỉ lệ nhiều hơn. Kết quả này ngược với các nghiên cứu trên dân số hen nói chung(5,11,12), nhưng phù hợp với các nghiên cứu về TNĐDKCĐ(2,6). Về tuổi khởi phát và thời gian bệnh hen, tuổi khởi phát hen trung bình là 25,4 ± 18,8, phần lớn bệnh nhân khởi phát hen sau 15 tuổi (chiếm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 120 53%). Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác, trong đó tìm thấy mối liên quan giữa TNĐDKCĐ với tuổi khởi phát muộn(7,15). Trong số các yếu tố khởi phát hen nhận biết được, các yếu tố thường gặp theo thứ tự: thay đổi thời tiết (16%), lạnh (15%), bụi (12%), gắng sức (11%), viêm hô hấp (10,7%), khói thuốc lá (9%), mùi lạ (8%). Một số nghiên cứu cho thấy khói thuốc lá là yếu tố khởi phát thường gặp nhất trong dân số hen nói chung, ở cả trẻ em và người lớn(11,16), nhưng theo nghiên cứu của chúng tôi, khói thuốc lá là yếu tố đứng hàng thứ 6. Kết quả này là do đã có 25% bệnh nhân hút thuốc lá trong mẫu nghiên cứu (theo bảng 2), với thời gian hút và số gói.năm trung bình lần lượt là 21,3 ± 11,9 (năm) và 17 ± 12 (gói.năm). Nghĩa là, số bệnh nhân này đã tiếp xúc quen với khói thuốc và yếu tố này không gây khởi phát hen. Mặt khác, theo các nghiên cứu COREA và TENOR, tỉ lệ bệnh nhân có hút thuốc trong nhóm TNĐDKCĐ cao hơn so với nhóm tắc nghẽn đường dẫn khí có hồi phục(6,7). Như vậy, có thể các bệnh nhân TNĐDKCĐ ít dị ứng với khói thuốc hơn các bệnh nhân tắc nghẽn có hồi phục. Theo bảng 2, phần lớn bệnh nhân không hút thuốc (58,3%), có 25% bệnh nhân đã hoặc đang hút thuốc, 16,7% bệnh nhân hút thuốc thụ động. Kết quả này chưa phù hợp với các nghiên cứu về TNĐDKCĐ. Nghiên cứu COREA cho thấy có 24% bệnh nhân không hút thuốc, 76% bệnh nhân đã hoặc đang hút(7). Trong nghiên cứu TENOR, các tỉ lệ theo thứ tự trên là 57% và 43%; tuy nhiên, tác giả đã loại trừ các bệnh nhân hút thuốc ≥ 30 gói.năm khi chọn mẫu(6). Do đó, tỉ lệ hút thuốc ở hai nghiên cứu này đều cao hơn của chúng tôi. Điều này là do việc hút thuốc hay không hút thuốc của bệnh nhân tác động đến chẩn đoán phân biệt giữa hen và COPD. Giữa hai bệnh nhân có triệu chứng và tiền căn tương tự nhau, người có hút thuốc thường có khuynh hướng được chẩn đoán COPD, ngược lại, chẩn đoán hen thường được đặt ra cho bệnh nhân không hút thuốc. Chẩn đoán đúng chỉ có khi bệnh nhân được điều trị và theo dõi sau một thời gian. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ là cắt ngang mô tả, trước hết lựa chọn các hồ sơ được chẩn đoán hen, sau đó mới xét đến tiêu chuẩn TNĐDKCĐ. Do đó, có thể đã bỏ sót các bệnh nhân có hút thuốc lá, được chẩn đoán ban đầu là COPD, nhưng một thời gian sau được chẩn đoán xác định hen. Hút thuốc thụ động cũng là một vấn đề đáng quan tâm, gây suy giảm chức năng phổi cũng như phát triển hen ở trẻ em(3). Theo biểu đồ 1, có 51% bệnh nhân có tiền căn dị ứng, chênh lệch rõ so với các nghiên cứu trên dân số hen nói chung ở TP.Hồ Chí Minh: Bùi Thị Hạnh Duyên: 76%, Nguyễn Chí Thành: 81,9%(1,11). Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu về TNĐDKCĐ: nghiên cứu của Bumbacea: 54,1%, Brinke: 57,6%(2,15). Cũng theo Bumbacea và Brinke, tỉ lệ bệnh nhân TNĐDKCĐ có tiền căn dị ứng thấp hơn so với nhóm tắc nghẽn có hồi phục, điều này lý giải phần nào sự chênh lệch giữa nghiên cứu của chúng tôi với các tác giả(1,11). Tuy vậy, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê(2,7,15). Một nguyên nhân khác gây ra sự chênh lệch này là do phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có tuổi khởi phát hen muộn, và các bệnh nhân có đặc tính này thường ít biểu hiện dị ứng hơn nhóm khởi phát hen sớm(10). Trong số các bệnh nhân có biểu hiện dị ứng, viêm mũi dị ứng chiếm tỉ lệ cao nhất (32,4%), nhưng vẫn thấp hơn so với nghiên cứu của Bùi Thị Hạnh Duyên (40%) và Nguyễn Chí Thành (40,9%)(1,11). Sự khác biệt này phù hợp với kết luận của một số tác giả: bệnh nhân hen có TNĐDKCĐ ít có tiền căn dị ứng hơn so với nhóm tắc nghẽn có hồi phục(6,7,15). Về các bệnh nhân có tiền căn hen gia đình, tỉ lệ này có khuynh hướng thấp hơn so với nghiên cứu của Bùi Thị Hạnh Duyên: 36%, Nguyễn Chí Thành: 41,7%(1,11). Sự chênh lệch này là do mẫu nghiên cứu của chúng tôi phần lớn là bệnh nhân lớn tuổi, khởi phát hen muộn. Có nghiên cứu cho thấy không có mối liên hệ hen gia đình ở các bệnh nhân có đặc tính này(14). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 121 Về kết quả hô hấp ký ở lần khám đầu tiên, kết quả của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu khác về TNĐDKCĐ. Mặt khác, so với nghiên cứu trên dân số hen nói chung, tất cả các chỉ số hô hấp ký của chúng tôi đều thấp hơn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự khác biệt về chức năng hô hấp giữa 2 nhóm TNĐDKCĐ và tắc nghẽn đường dẫn khí có hồi phục là có ý nghĩa thống kê(2,15). Bảng 7. Các chỉ số hô hấp ký ở một số nghiên cứu Chỉ số (TB ± ĐLC) Chúng tôi* Bumbacea* (2) Brinke* (15) Bùi Thị Hạnh Duyên** (1) Phạm Hoàng Khánh** (13) (F)VC (%) 75,2 ± 19,3 72,6 ± 2,7 86 ± 16 80,8 ± 17,4 FEV1 (%) 54,6 ± 18,1 38,4 ± 1,3 46,5 ± 14,5 77 ± 18 79 ± 12,9 FEV1/(F)VC 57,3 ± 10,2 57,6 ± 13 76 ± 11 79 ± 12,9 PEF (%) 47,9 ±19 78 ± 23 70,7 ± 23,9 Ghi chú: Kết quả của các nghiên cứu (*) thu thập trên nhóm bệnh nhân có TNĐDKCĐ, các nghiên cứu (**) thực hiện trên dân số hen nói chung (không phân biệt TNĐDKCĐ hay không). Về diễn tiến, đối với (F)VC, FEV1 và PEF, nhìn chung có sự cải thiện qua các lần khám, tương tự kết quả của một số nghiên cứu đã thực hiện tại BVĐHYD(8,13). Nhưng bảng 5 cho thấy sự thay đổi này chỉ có ý nghĩa thống kê giữa lần khám đầu tiên và lần 3, lần 5; còn so sánh giữa các lần khám còn lại với nhau, sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ hồi cứu hồ sơ bệnh viện nên có nhiều hạn chế. Khoảng cách giữa các lần khám là khác nhau, được bác sĩ chỉ định tùy mức độ nặng của bệnh nhân vào thời điểm khám. Các khoảng thời gian này phân bố rất rộng, từ 1 tháng đến 1 năm (không kể lần 1). Do đó, nghiên cứu này chưa kết luận được chính xác mức độ cải thiện chức năng hô hấp của bệnh nhân TNĐDKCĐ. Cần có những nghiên cứu tiến cứu, hẹn bệnh nhân tái khám sau những khoảng thời gian nhất định; khi đó sẽ theo dõi được diễn tiến bệnh cũng như hiệu quả điều trị. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đa số bệnh nhân hen TNĐDKCĐ có tuổi khởi phát hen muộn (sau 15 tuổi, chiếm 55%), thời gian bệnh kéo dài (24 ± 19 năm). Các bệnh nhân có xu hướng là nam giới (55%), lớn tuổi (trung bình 51,5 ± 17 tuổi). Tỉ lệ bệnh nhân có tiền căn dị ứng cá nhân hoặc tiền căn hen gia đình thấp hơn so với các nghiên cứu trên nhóm dân số hen nói chung. Chức năng hô hấp nhìn chung kém và thay đổi không có ý nghĩa thống kê qua 11 tháng điều trị. Việc khảo sát chức năng hô hấp ở bệnh nhân TNĐDKCĐ là bước đầu tiên để nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ và phương pháp điều trị hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thị Hạnh Duyên, Nguyễn Văn Thọ, Lê Thị Tuyết Lan. (2009). Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân hen được kiểm soát hoàn toàn từ bậc 4 về bậc 1 tại phòng khám hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, 13(1): 167- 172. 2. Bumbacea D, Campbell D, Nguyen L, Carr D, Barnes PJ, Robinson D, et al. (2004). Parameters associated with persistent airflow obstruction in chronic severe asthma. Eur Respir J, 24(1): 122-128. 3. California Environmental Protection Agency: Air Resources, B. (2005). Proposed Identification of Environmental Tobacco Smoke as a Toxic Air Contaminant. 4. Global Initiative for Asthma (GINA). Global strategy for asthma management and prevention. Updated 2010. Retrieved December 11, 2011, 2011 5. Lai CKW, Kim YY, Kuo SH, et al. (2006). Cost of asthma in the Asia-Pacific region. European Respiratory Review, 15(98): 10-16. 6. Lee JH, Haselkorn T, Borish L, Rasouliyan L, Chipps BE, Wenzel SE (2007). Risk factors associated with persistent airflow limitation in severe or difficult-to-treat asthma: insights from the TENOR study. Chest, 132(6): 1882-1889. 7. Lee T, Lee YS, Bae YJ, Kim TB, Kim SO, Cho SH, et al (2011). Smoking, longer disease duration and absence of rhinosinusitis are related to fixed airway obstruction in Koreans with severe asthma: findings from the COREA study. Respir Res, 12: 1. 8. Lương Thị Thuận, Lê Thị Tuyết Lan. (2005). Xử trí hen theo hướng dẫn GINA 2002 tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, 9(1): 24-29. 9. Mauad T, Bel EH, Sterk PJ (2007). Asthma therapy and airway remodeling. J Allergy Clin Immunol, 120(5): 997-1009; quiz 1010- 1001. 10. Miranda C, Busacker A, Balzar S, Trudeau J, Wenzel SE (2004). Distinguishing severe asthma phenotypes: role of age at onset and eosinophilic inflammation. J Allergy Clin Immunol, 113(1): 101-108. Nghiên cứu Y
Tài liệu liên quan