Mạng máy tính là một hệ thống các máy tính được liên kết với nhau mục tiêu nhằm chia sẻ tài nguyên trên mạng và liên hệ giữa các chủ thể làm việc trên mạng
Internet :liên hệ nhiều mạng với nhau theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau
đặc điểm của mang Intranet & extranet :
16 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3267 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm mạng máy tính intranet và mạng extranet, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I đặc điểm mạng máy tính Intranet và mạng extranet
1.1 Khái niệm mạng tính
Mạng máy tính là một hệ thống các máy tính được liên kết với nhau mục tiêu nhằm chia sẻ tài nguyên trên mạng và liên hệ giữa các chủ thể làm việc trên mạng
Internet :liên hệ nhiều mạng với nhau theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau
đặc điểm của mang Intranet & extranet :
Mạng Intranet là mạng máy tính cục bộ dành cho các doanh nghiệp liên kết với khách hàng theo tiêu chuẩn của Internet .các doanh nghiệp sử dụng mạng để quản lý trong nội bộ doanh nghiệp và liên kết với bên ngoàI
Extranet là mạng máy tính mà nó liên kết những mạng Intranet của những đối tác kinh doanh thông qua Internet
Ngoài ra còn có các định nghĩa khác về Intranet và extranet như sau:
Intranet là web (kho thông tin dữ liệu điện tử) sử dụng nội bộ (Internal Web)
Intranet là một mạng sử dụng nội bộ như LAN hay WAN thực hiện được các ứng dụng, nói cách khác các dịch vụ của Internet, chủ yếu là dịch vụ Web với giao thức truyền siêu văn bản – http(HyperText Transfer Protocol) và dịch vụ truyền File (FTP), E-Mail v.v..
Intranet là công nghệ của Internet triển khai sau bức tường lửa tạo nên năng suất làm việc cho các công ty.
Các tổ chức trên thế giới đã tìm ra được một phương pháp để tăng cường thông tin trong nội bộ cũng như với bên ngoài sử dụng công nghệ Web trong một hệ thống dữ liệu thông tin kiểu mới gọi là Intranet.
Intranet là một mạng nội bộ theo kiểu Internet được sử dụng như một “mạng ảo cá nhân” hiệu quả nhất (VPN-Virtual Private Network).
Intranet là sự mở rộng mới của công nghệ Internet cung cấp khả năng chia sẻ thông tin trong nội bộ của một tổ chức.
Có nhiều cách định nghĩa nhưng thực chất Intranet là một mạng nội bộ để các nhân viên trong một công ty hay một tổ chức xây dựng và chia sẻ thông tin chứa trên các cơ sở dữ liệu riêng theo phương pháp của WorldWideWeb của Internet, có nghĩa là sử dụng ngôn ngữ phát triển siêu văn bản – HTML(HyperText Markup Language), giao thức truyền siêu văn bản HTTP và giao thức TCP/IP.
Tính chất quan trọng của Intranet là phải có kế hoạch để bảo vệ thông tin nội bộ, không cho phép những người không được phép truy nhập cơ sở dữ liệu của mình. Có nhiều cách ngăn chặn như dùng mật khẩu, các biện pháp mã hoá hay bức tường lửa (nhưng bức tường lửa rất khó ngăn chặn “người nhà”). Một biện pháp bảo vệ hữu hiệu truyền thống là chính sách và hệ thống quyết định cho ai được vào lĩnh vực dữ liệu nào.
Extranet là mạng giữa các doanh nghiệp thực chất sự trao đổi qua mạng thực chất là quá trình kinh doanh thương mại điên tử nó mang đầy đủ những ứng dụng của mạng toàn cầu Internet mặt khắc mạng extranet còn có hệ thống bảo mật những thông tin nội bộ của mạng
1.2 cấu trúc mạng Intranet :
Từ các định nghĩa chúng ta thấy rằng:
Intranet là một mạng lưới sử dụng nội bộ, nó có thể là một mạng cục bộ LAN hay có thể là một mạng diện rộng WAN.
Intranet có thể chỉ dùng để chia sẻ thông tin nội bộ trong một tổ chức bằng các Web nội bộ nhưng cũng có thể nối với các Web ngoài trên Internet để sử dụng những thông tin chung.
Từ các định nghĩa chúng ta thấy rằng :
Do yêu cầu thực tế như vậy nên cấu trúc của Intranet có các kiểu sau :
Intranet là một mạng sử dụng nội bộ kết nối trên cơ sở của mạng viễn thông.
Nếu một tổ chức nhỏ trong một toà nhà có thể chỉ dùng LAN.
Nếu tổ chức lớn có các chi nhánh, văn phòng trên cả nước hay quốc tế dùng mạng diện rông WAN kết nối trên cơ sở của mạng viễn thông, thuê kênh riêng v.v..
Hình vẽ 1. Intranet diện rộng WAN dùng thuê kênh riêng.
2) Intranet sử dụng phương tiện truyền dẫn chung Internet.
Thực tế một số tổ chức lớn như Digital, Microsoft có các văn phòng chi nhánh trên khắp thế giới họ có thể dùng mạng viễn thông, thuê kênh riêng để kết nối mạng Intranet, nhưng như vậy giá rất cao mà hiệu quả thấp. Do vậy người ta đã tận dụng mạng Internet như một phương tiện truyền dẫn chung cho hai cách sử dụng.
Kiểu sử dụng tập thể : Một mạng cho nhiều người sử dụng (hình vẽ 2).
Kiểu sử dụng cá nhân : Chỉ một máy tính cho một cá nhân, hay một tập thể nhỏ dùng chung ở cách xa cơ quan, trung tâm.(hình vẽ 3)
Để Intranet là một mạng nội bộ kết nối trên phạm vi toàn cầu sử dụng môi trường truyền dẫn chung trên Internet người ta phải sử dụng một kỹ thuật mới, một phần mềm mới gọi là “tạo đường hầm” (Tunnelling) mà ý nghĩa vật lý tương tự như đường tàu điện ngầm riêng chạy dưới mạng lưới giao thông công cộng của một thành phố.
Hình vẽ 2 : Intranet dùng chung với môi trường truyền dẫn Internet (đường h
Hình vẽ 3. Intranet dùng cá nhân với môi trờng truyền dẫn Internet (Đờng hầm cá nhân)
Tuy nhiên để bảo vệ được các thông tin nội bộ trong mọi trường hợp cần có bức tường lửa phương thức làm việc kiểu khách chủ và các biện pháp mã hoá để kiểm soát các đối tượng truy nhập với cách làm việc như :
Khi một trạm đầu cuối (Workstation) tại một chi nhánh sử dụng phần mềm tạo đường hầm khách (Client tunnelling software) gửi yêu cầu truy nhập tới máy chủ (Server) có phần mềm tạo đường hầm chủ (tunnelling server software) ở trung tâm hay ở phía đầu xa qua mạng Internet. Trong máy chủ này đã có danh sách các trạm đầu cuối được phép truy nhập, nếu kiểm tra đúng danh sách, máy chủ cho phép kiến tạo một đường hầm và sử dụng các biện pháp mã hoá để kiểm soát, máy chủ gửi lại cho trạm đầu cuối kia một địa chỉ Internet nội bộ (IP address) để làm cơ sở kết nối, địa chỉ này chỉ sử dụng trong mạng máy chủ. Khi cuộc nối (hay đường hầm qua Internet) thiết lập đã được xác nhận là đúng, khách hàng ở trạm đầu cuối có thể truy nhập vào mạng máy chủ để trao đổi thông tin. Như vậy thực chất là tạo ra một sự kết nối tương đương với mạng ảo cá nhân ( VPN – Virtual Private Network).
Máy chủ kiểm tra tất cả các cuộc truy nhập vào, xác nhận đúng trước khi cho phép kiến tạo đường hầm. Ngoài ra, gói dữ liệu IP (Internet Protocol Datagram) sử dụng trong mạng máy chủ cũng đã được mã hoá bằng nhiều biện pháp khác nhau và sau đó mới lồng vào bên trong gói dữ liệu TCP/IP khác để truyền đi trên Internet, do vậy dữ liệu truyền cho nhau qua Internet được bảo vệ an toàn.
Chương II: Những ứng dụng và vai trò của mạng In1tranet và extranet trong hoạt động sản xuất kinh doanh
II.1 ứng dụng mạng intranet trong nội bộ doanh nghiệp
Để tìm hiểu nhưng ứng dụng của mạng Intranet và mạng extranet ta tìm hiểu những ứng dụng trong nội doanh nghiệp và những ứng dụng và vai trò của nó qua việc liên kết với bên ngoài
Những ứng dụng chủ yếu hoạt động qua mạng là quá trình kinh doanh và hoạt động thông qua hình thức chủ yếu đó là các hoạt động của thương mại điện tử nhứng ứng dụng của mạng Intranet và extranet hầu hết đều thông qua quá trình hoạt động của thương mại điện tử .
Vai trò và ứng dụng của mạng Intranet có ý nghĩa rất to lớn đối với các doanh nghiệp cũng như các khách hàng trong quá trình sản xuất và kinh doanh
ứng dụng của mạng máy tính Intranet trong các doanh nghiệp trong nội bộ các doanh nghiệp bao gồm những ứng dụng sau:
ứng dụng lập lịch làm việc của các phòng ban
Trong lĩnh vực đào tạo và phát triển của các doanh nghiệp
Thư tín điện tử trong nội bộ doanh nghiệp
Các ứng dụng công việc nói chung
Các sự kiện của công ty:truyền gửi các thông tin khẩn cấp tới nhânviên
Mua sắm ,bán hàng báo cáo hàng năm
Giới thiệu sản phẩm .tiếp thị
Quản lý tồn kho,vật tư
Xuất bản trực tuyến trên web các tài liệu của công ty
Nội quy an toàn của công ty
Bảo vệ an ninh bức tường lửa
Mạng Intranet không chỉ có những ứng dụng trong nội bộ doanh nghiệp mà nó còn có tác dụng to lớn trong việc liên kết với khách hàng và bạn hàng ,các đối tác kinh doanh đồng thời cũng có đầy đủ những ứng dụng của mạng Internet .Nó thay đổi căn bản pương thức quản lý và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp những ứng dụng to lớn thông qua hình thức kinh doanh thương mại điện tử bao gồm những ứng dụng sau :
Thư tín điện tử
Thanh toán điện tử
Trao đổi dữ liệu điện tử
Gửi số hoá các dữ liệu
Bán hàng hoá hữu hình
Giao dịch thương mại điện tử
Để liên kết với các khách hàng và các đối tác kinh doanh các doanh nghiệp dùng mạng Intranet có một trang web động giới thiệu và cập nhật các thông tin của công ty các khách hàng muốn tìm hiểu truy nhập vào trang web của công ty thông qua website các doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm và giới thiệu về công ty đồng thời công ty cũng tiến hành tiếp thị nhằm hướng tới các đối tượng mà công ty mong muốn .Để nâng cao tính hiệu quả và tăng cường tính liên kết giữa các doanh nghiệp các mạng Intranet phát triển thành mạng Extranet .extranet là sự kết nối của các mạng Intranet nó tăng cường tính hiệu quả giữa các đối tác và bạn hàng trong trao đổi dữ liệu thông tin .
Để hiểu được những ứng dụng trong nội bộ doanh nghiệp ta tìm hiểu một cách tường tận hơn về những ứng dụng đó .
Trong nội bộ doanh nghiệp :mạng Intranet liên kết các thành viên trong doanh nghiệp một cách gần gũi chặt chẽ hơn làm cho các thành viên trong doanh nghiệp cảm thấy gắn bó thiết tha với doanh nghiệp đó là động lực giúp họ gắng sức phấn đấu và làm việc cho doanh nghiệp
Thông qua mạng máy tính Intranet doanh nghiệp lập lịch làm việc cụ thể của các phòng ban ,dễ dàng kiểm tra kiểm soát các thông tin được gửi tới các phòng ban thông qua hệ thống máy tính tránh được sử dụng các văn bản rườm rà lịch làmviệc rõ ràng giúp các bộ phận làm đúng chức năng công việc được đIêu hành một cách khoa học không bị chồng chéo .lịch làm việc từ nhà quản lý được chuyển tới các máy của các phòng ban ,tới người quản lý trực tiếp sản xuất đảm bảo mọi người được cung cấp đầy đủ về lịch trình làm việc
Trong ứng dụng công việc :
Thông qua mạng Intranet của doanh nghiệp ,doanh nghiệp sử dụng các chương trình quản lý nhân sự ,quản lý tiền lương , quản lý tài chính ,quản lý vật tư hệ thống kế toán của doanh nghiệp .. : nhờ sử dụng hệ thống mạng doanh nghiệp tin học hoá những những quá trình quản lý nhấn sự ,tiền lương,và hệ thống kế toán,quản lý tài chính ,quản lý vật tư .Quá trình quản lý nhân sự nhân sự bắng hệ thống mạng giúp doanh nghiệp dễ dàng bố trí và điều chỉnh nhân sự trong doanh nghiệp một cách hợp lý những thông tin về sự thay đổi nhân sự luôn được kiểm soát chặt chẽ .Hệ thống quản lý lương thông qua mạng nội bộ giúp doanh nghiệp tính toán một cách chính xác những đóng góp của các thành viên để có hệ thống thanh toán lương một cách thoả đáng và kịp thời giúp cho các thành viên an tâm hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất .Hệ thốngkế toán giúp các nhân viên kế toán giảm bớt khối lượng tính toán và tính toán một cách đơn giản ,số lượng được thống nhất trong toàn bộ công ty giúp cho công ty dễ dàng quản lý các báo cáo kế toán.Hệ thống quản lý tài chính của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp quản lý ngân sách của mình một cách đảm bảo điều tiết về vốn đầu tư ,chi tiêu ngân sách một cách tối ưu để đem lại lợi ích mong muốn cho doanh nghiệp .Thông qua hệ thống mạng xây dựng hệ thống xử lý đơn hàng cho ngươi cung cấp hàng cũng như khách hàng một cách nhanh nhất và thuận lợi nhất cho cả doanh nghiệp cũng như các bên đối tác
Các sự kiện của công ty nhanh chóng được cập nhật giúp cho các thành viên trong doanh nghiệp có được những thông tin đầy đủ kịp thời và chính xác đem lại lợi ích cho công ty cũng như các thành viên trong doanh nghiệp VD: Doanh nghêp ra quyết định tuyển dụng cho một chức vụ trưởng phòng một phòng chức năng mới thông tin được cập nhật qua mạng tới tất cảcác thành viên trong doanh nghiệp quá trình tuyển chọn thông qua các bài test về tâm lý cũng như trình độ và các sáng kiến giúp cho các nhân viên dễ dàng tham gia một cách nhanh nhất mà không cần thông qua các công văn không mất nhiều thời gian và ảnh hưởng tới công việc của công ty hoặc có những có những điều chỉnh về nhân sự ,dự kiến công việc thông qua mạng nhân viên trong công ty nhanh chóng biết biết được thông tin và sự kiện của công ty mình .Doanh nghiệp khi cần có thể gửi các thông tin khẩn cấp tới các nhân viên của mình
Để nâng cao hiệu quả làm việc thông qua mạng Intranet của mình doanh nghiệp có thể xúc tiến quá trình đào tạo thông hệ thống mạng cho các nhân viên của mình nhằm nâng cao tay nghề cũng như tầm hiểu biết về quản lý thông qua những chương trình đào tạo được mua cài đặt trên hệ thống mạng của công ty cũng như được cập nhật vào mạng .ứng dụng này làm giảm bớt chi phí đào tạo mắt khác giúp cho người hoc dễ dàng bố trí thời gian phù hợp cho quá trình học tập mà không ảnh hưởng tới công việc .
Sử dụng mạng cục bộ trong doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp trong quá trình quản lý hàng hoá của mình lượng xuất nhập được kiểm soát thường xuyên vàluôn được cập nhật .Thông qua hệ thống quản lý vật tư cán bộ quản lýluôn nắm vững lượng tồn kho hoặc thiếu hụt theo kế hoạch giúp cán bộ điều hành quản lý ra những quyết định về tiến độ công việc một cách hợp lý và khoa học
Thông qua mạng nội bộ doanh nghiệp khuyến khích các thành viên trong doanh nghiệp đưa ra những sáng kiến trong công tác quản lý và sản xuất kinh doanh .
II.2 Những ứng dụng chung khi sử dụng hệ thống mạng intranet và extranet liên kêt với mạng internet
Ngoài những ứng dụng to lớn trong nội bộ doanh nghiệp nhưng ứng dụng quan trọng và to lớn nhất cuả mạng Intranet đólà quá trình cải tiến kinh doanh của doanh nghiệp thông qua hoạt động thương mại điện tử quá trình kinh doanh của doanh thông qua hệ thống mạng thông qua trang web của doanh nghiệp liên kết với bên ngoài
Những ứng dụng của mạng Intranet thông qua hệ thông qua hệ thống thương mại điện tử:
+Thư tín điện tử : Thông qua hệ thống thư tín điện tử các doanh nghiệp dễ dàng liên hệ trao đổi với bạn hàng .các đối tác (người tiêu thụ ,doanh nghiệp ,các cơ quan chính phủ )sử dụng hòm thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách trực tuyến thông qua mạng gọi là thư tín điệntử (electronic mail,hay gọi tắt là e-mail ).Đây là một thứ thông tin ở dạng “phi cấu trúc “ (unstructured form),nghĩa là thông tin không tuân theo một cấu trúc đã thoả thuận trước (là điều khác với trao đổi dữ liệu ) thư tín điện tử giúp cho các doanh nghiệp liên hệ với bạn hàng một cách nhanh nhất tới nhiều đôí tượng cùng một lúc đồng thời doanh nghiệp cũng nhận được thông tin từ các đối tác cũng như ý kiến phản hồi từ khách hàng giúp cho doanh nghiệp có những thông tin cần thiết trong chiến lược kinh doanh của mình
+Thanh toán điện tử (electronic payment)là thanh toán tiền thông qua thông điệp tử ,thay cho việc giao tay tiền mặt ,việc trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếpvào tài khoản ,trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng ,thẻ tín dụng .vvđã quen thuộc bấy lâu nay thực chất đều là thanh toán điện tử .Ngày nay với sự phát triển của thương mại điện tử thanh toán điện tử đã chuyển sang các lĩnh vực mới đáng đề cập là :
Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (financial Electronic Data Interchange gọi tắt là FEDI)chuyên phục phụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch bằng điện tử .
Tiền mặt Internet (Internet Cash)là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành (ngân sách hoặc một tổ chức tín dụng )sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua intrenet ,áp dụng cả trong phạm vi một nước cũng như các quốc gia; tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hoá vì tiền mặt này có tên gọi là
“tiền mặt số hoá “(digital cash ),cộng nghệ đặc thù chuyên phục vụ mục đích này có tên gọi là “mã hoá công khai /bímật”(public /private Key Cryptography).Tiền mặt Internet được người mua hàng mua bằng đồng nội tệ rồi dùng cho Internet để chuyển cho người bàn hàng. Thanh toán bằng tiền luật Internet đang trên đà phát triển nhanh, vì có hàng loạt u điểm nổi bật
Có thể dùng cho thanh toán những món hàng giá trị nhỏ, thậm chí trả tiền mua báo (vì giao dịch mua hàng và chuyển tiền rất thấp).
Không đòi hỏi phải có một quy chế được thoả thuận từ trước, có thể tiến hành giữa hai con người hoặc hai công ty bất kỳ ,các thanh toán là vô danh .
Tiền mặt nhận được đảm bảolà tiền thật tránh được nguy cơ tiền giả .
Túi tiền điện tử (electronic purse)còn đượcgọi là “ví điện tử “)nói đơn giản là nơi để tiền mặt Internet mà chủ yếu là thẻ khôn minh (smart casd), còn có tên gọi là thẻ giữ tiền: stored value)được trả cho bất cứ ai đọc thẻ đó ,kỹ thuật của túi tiền đó kỹ thuật của túi tiền điện tử về cơ bản là kỹ thuật “mã hoá công khai bí mật” tương tự như ký thuật áp dụng cho “tiền mặt Internet”
Thẻ khôn minh “smart card” (còn gọi là thẻ thông minh) nhìn bề ngoài tương tự như thẻ tín dụng nhưng ở mặt sau của thẻ này thayvì cho dải từ lại là một chíp máy tính điện tử có một bộ nhớ nhỏ để lưu trữ tiền số hoá tiền ấy chỉ được chi trả khi người sử dụng và thông điệp (ví dụ xác nhận thanh toán hoá đơn )được xác nhận là đúng .
Thông qua những kỹ thuật trên doanh nghiệp tiến hành tiến hành thanh toán thông qua hệ thống mạng một cách thuận tiện và nhanh chóng vừa đảm bảo tính hiệu quả trong công việc kinh doanh .
+Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange gọi tắt là FDI)và việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (structured form) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các Công ty hay tổ chức đã thoả thuận buôn bán với nhau theo cách này một cách tự động mà khôngcần có sự can thiệp của con người (gọi là dữ liệu có cấu trúc, vì các bên đối tác phải thoả thuận từ trước khuôn dạng cấu trúc của các thông tin). Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã định nghĩa pháp lý sau đây: “Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử mà sử dụng một tiêu chuẩn đã được thoả thuận để cấu trúc thông tin”.
EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên bình diện toàn cầu, chủ yếu phục vụ cho mua và phân phối hàng (gửi đơn hàng, các xác nhận, các tài liệu gửi hàng, hoá đơn v.v.. ), nhưng cũng dùng cả cho các mục đích khác nữa như thanh toán tiền khám bệnh, trao đổi các kết quả xét nghiệm v.v.... EDI chủ yếu được thực hiện thông qua các mạng ngoại bộ (extranet) và thường được gọi tên là “thương mại võng mạng” (net - commerce). Cũng có cả hình thức “EDI hỗn hợp” (hybrid EDI) dùng cho trường hợp chỉ có một bên đối tác dùng EDI, còn bên kia thì vẫn dùng các phương thức thông thường (như Fax, thư tín qua bưu điện..). EDI được áp dụng từ trước khi có Internet, khi ấy, người ta dùng “mạng giá trị gia tăng” (Value Added network: VAN) để liên kết các đối tác EDI với nhau; cốt lõi của VAN là một hệ thống thư tín điện tử cho phép các máy tính điện tử liên lạc được với nhau, và hoạt động như một phương tiện lưu trữ và tìm gọi; khi nối vào VAN, một doanh nghiệp sẽ có thể liên lạc với nhiều nghìn máy tính điện tử nằm ở nhiều trăm thành phố trên khắp thế giới. Nay EDI chủ yếu được thực hiện thông qua Internet.
Để phục vụ cho buôn bán võng mạc giữa các doanh nghiệp (EDI) nay xuất hiện khái niệm về “mạng ảo mật” (virtual private network,cũng nói “mạng ảo riêng”)là mạng riêng giữa hai công ty nhưng được thiết lập trên web .Mạng ảo mật (hay mạng ảo riêng )đi liền với khái niệm “vách lửa” (hay firewall hay “vách cản” )là công cụ phần mền có tác dụng như một vách bảo vệ thông tin giữa các đối tác riêng lẻ .
Thương mại điện tử qua biên giới (Cross-border electronic commerce)về bản chất là trao đổi dữ liệu (FDI)giữa các doanh nghiệp mà được thực hiện giữa các quốc gia khác nhau ,với nội dung khác nhau :
1)Giao dịch kết mối
2)Đặt hàng
3)Giao dịch gửi hàng
4)Thanh toán
+Giao gửi số hoá dữ liệu
Dung lượng (content)là các hàng hoá mà người ta cần đến là nội dung của nó (hay nói cách khác chính là nội dung là hàng hoá )mà bản thân vật mang nội dung vật ;ví dụ :tin tức ,sách báo,nhạc ,phim các chương trình phát thanh truyền hình các chương trình phần mền ,các ý kiến tư vấn ..
Trước đây dung lượng được giao dưới dạng hiện vật bằng cách đưa vào đĩa ,in vào sách báo văn bản chuyển đến điểm phân phối để người sử dụng muavà nhận trực tiếp .Ngày nay dung liệu được số hoá và gửi theo mạng gọi là “gửi số hoá”(digital delivery )Hiện tại dân chúng và các doanh nghiệp sử dụng internet /web để thu nhận tin tức và thông tin và làm công cụ phục vụ cho lợi ích của mình
+Bán lẻ hàng hoá hữu hình :
ở một số nư