Đặc điểm mòn răng theo kiểu cọ mòn được tiến hành nghiên cứu dọc trên sinh viên răng hàm mặt từ năm
thứ nhất đến năm thứ sáu. Báo cáo này trình bày kết quả quan sát được trong năm đầu tiên với mục tiêu (1)
đánh giá mức độ mòn răng trung bình trên từng răng, nhóm răng và bộ răng theo chỉ số Woda (1987) và (2) xác
định sự khác biệt về mức độ mòn răng theo giới tính, chế độ ăn, thói quen nhai một bên và nghiến/siết chặt răng.
Đối tượng và phương pháp: Các đối tượng (86 sinh viên RHM, tuổi từ 19-20) trả lời bảng câu hỏi và
được lấy dấu, đổ mẫu hai hàm. Mỗi răng trên mẫu hàm được đánh giá mức độ cọ mòn theo chỉ số Woda (1987).
Kết quả: độ mòn răng trung bình của bộ răng là 1,42 ± 1,24. Đối với răng sau, nhóm răng cối lớn dưới có
độ mòn nhiều nhất (2,61±2,56). Đối với răng trước, nhóm răng cửa trên có độ mòn nhiều nhất (1,84±1,57). Có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ (t test, p=0,034). Không có sự khác biệt giữa chế độ ăn thức ăn
cứng hay mềm (p=0,6). Độ mòn trên răng phía bên trái lớn hơn so với răng bên phải có ý nghĩa thống kê trên
người có thói quen nhai bên trái (p<0,001). Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa người không nghiến răng với người
nghiến thường xuyên (p=0,002) cũng như giữa người thỉnh thoảng nghiến răng với người nghiến thường
xuyên (p=0,005).
Kết luận: cọ mòn là một yếu tố có liên quan đến thói quen nhai một bên và nghiến răng ở người trẻ tuổi.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm mòn răng trên sinh viên RHM và một số yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 75
ĐẶC ĐIỂM MÒN RĂNG TRÊN SINH VIÊN RHM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN
Nguyễn Phúc Diên Thảo*, Đặng Vũ Ngọc Mai*
TÓM TẮT
Đặc điểm mòn răng theo kiểu cọ mòn được tiến hành nghiên cứu dọc trên sinh viên răng hàm mặt từ năm
thứ nhất đến năm thứ sáu. Báo cáo này trình bày kết quả quan sát được trong năm đầu tiên với mục tiêu (1)
đánh giá mức độ mòn răng trung bình trên từng răng, nhóm răng và bộ răng theo chỉ số Woda (1987) và (2) xác
định sự khác biệt về mức độ mòn răng theo giới tính, chế độ ăn, thói quen nhai một bên và nghiến/siết chặt răng.
Đối tượng và phương pháp: Các đối tượng (86 sinh viên RHM, tuổi từ 19-20) trả lời bảng câu hỏi và
được lấy dấu, đổ mẫu hai hàm. Mỗi răng trên mẫu hàm được đánh giá mức độ cọ mòn theo chỉ số Woda (1987).
Kết quả: độ mòn răng trung bình của bộ răng là 1,42 ± 1,24. Đối với răng sau, nhóm răng cối lớn dưới có
độ mòn nhiều nhất (2,61±2,56). Đối với răng trước, nhóm răng cửa trên có độ mòn nhiều nhất (1,84±1,57). Có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ (t test, p=0,034). Không có sự khác biệt giữa chế độ ăn thức ăn
cứng hay mềm (p=0,6). Độ mòn trên răng phía bên trái lớn hơn so với răng bên phải có ý nghĩa thống kê trên
người có thói quen nhai bên trái (p<0,001). Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa người không nghiến răng với người
nghiến thường xuyên (p=0,002) cũng như giữa người thỉnh thoảng nghiến răng với người nghiến thường
xuyên (p=0,005).
Kết luận: cọ mòn là một yếu tố có liên quan đến thói quen nhai một bên và nghiến răng ở người trẻ tuổi.
Từ khóa: mòn răng, cọ mòn, nghiến răng.
ABSTRACT
TOOTH ATTRITION AND SOME OF ASSOCIATED FACTORS IN DENTAL STUDENTS
Nguyen Phuc Dien Thao, Dang Vu Ngoc Mai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 75 – 81
Objectives: The occlusal tooth wear values, according to Woda’s scale, as well as some associated
factors (gender, soft and hard food regimen, unilateral mastication, and bruxism) in first year dental
students were evaluated. This is the first report of the six-year longitudinal research on attrition in dental
students.
Materials and methods: 86 subjects (mostly aged 19) answered the questionnaires, their maxillary and
mandibular casts were analysed with a magnifying glass. Woda’s scale (1987) was used to quantify the oclusal
wear facets. Means and standard deviations were calculated for each tooth and segment.
Results: The average wear value was 1.42±1.24. The highest wear value among posterior teeth was observed
on lower molars (2.61±2.56) and on upper incisors for anterior teeth (1.84±1.57). Wear values were of males were
significantly greater in male than in female (t test, p<0.05). No significant difference was found between subjects
with soft and hard food regime (p>0.05). Left teeth had significantly greater value of occlusal wear than their
controlateral ones in left-chewing subjects (p<0.001). Significant difference was found between subjects with and
without bruxism (p=0.002) as well as between subjects with different frequency of bruxism (p=0.005).
Conclusions: Attrition was related to unilateral mastication and bruxism in young adults.
Key words: Tooth wear, attrition, bruxism.
*: Bộ môn Nha khoa cơ sở, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Phúc Diên Thảo, ĐT: 095 883 0493, Email: dienthao8misa@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 76
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cọ mòn (Attrition) là hiện tượng mòn do các
bề mặt răng cọ sát với nhau, đặc trưng bởi
những diện mòn nhẵn, bóng, có giới hạn rõ và
ăn khớp được với diện mòn ở răng đối diện. Cọ
mòn xuất hiện trên bề mặt nhai hay cạnh cắn
của răng do các hoạt động chức năng (nhai,
nuốt) hay hoạt động cận chức năng (nghiến, siết
chặt răng).
Cọ mòn cũng như các dạng khác của mòn
răng (ăn mòn/erosion, mài mòn/abrasion, mòn
cổ răng do lực uốn/abfraction) gần đây đã trở
thành một vấn đề có tính chất toàn cầu
(Bardsley, 2007)(1). Nhiều nghiên cứu gần đây
trên thế giới đã báo động về tình trạng mòn răng
xuất hiện ngày càng phổ biến hơn, sớm hơn và
tiến triển nhanh hơn ở người trẻ tuổi (Bartlett
1998, O’Sullivan 1998, Wiegand 2006,)(2,3).
Ở Việt Nam, lần đầu tiên nghiên cứu về mòn
răng đã được Phạm Lệ Quyên(7) thực hiện năm
2007. Nghiên cứu này cũng được thực hiện trên
người trẻ tuổi (150 sinh viên răng hàm mặt tuổi
từ 18-25) và sử dụng chỉ số mòn răng TWI
(Smith và Knight 1984) để khảo sát tình trạng
mòn răng và một số yếu tố liên quan (theo
phương pháp cắt ngang mô tả). Trong nghiên
cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu dọc (6
năm) đặc điểm mòn răng theo kiểu cọ mòn trên
sinh viên răng hàm mặt từ năm thứ nhất đến
năm thứ sáu (tuổi từ 19 cho đến 24) để theo dõi
quá trình và tiến triển của mòn răng cũng như
một số yếu tố liên quan. Bài này trình bày kết
quả quan sát được trong năm đầu tiên với mục
tiêu (1) đánh giá mức độ mòn răng trung bình
trên từng răng, nhóm răng và bộ răng theo chỉ
số Woda (1987)(9) và (2) xác định sự khác biệt về
mức độ mòn răng theo giới tính, chế độ ăn, thói
quen nhai một bên và nghiến/siết chặt răng.
Tình trạng mòn răng có thể được đánh giá
trực tiếp trong miệng, trên sọ khô hay gián tiếp
qua mẫu hàm thạch cao. Việc lựa chọn chỉ số
đánh giá mòn răng tùy theo mục đích khảo sát(1):
- Chỉ số TWI (Tooth Wear Index, Smith và
Kight 1984): thường được sử dụng trong nghiên
cứu cộng đồng.
- Chỉ số Brothwell (1965), Molnar (1971):
dùng trong khảo cổ học.
- Chỉ số Eccles (1979): đánh giá lâm sàng.
- Chỉ số Woda (1987): khảo sát lý thuyết và
đánh giá lâm sàng.
- Chỉ số Johannson (1993): đánh giá lâm
sàng.
Trong nghiên cứu của Phạm Lệ Quyên (Việt
nam, 2007)(7) trên người trẻ tuổi, mòn răng được
đánh giá trực tiếp trên lâm sàng ở tất cả các mặt
răng và vùng cổ răng theo chỉ số TWI. Chỉ số
này không phân biệt cơ chế gây mòn, không
phân biệt các kiểu mòn như cọ mòn, mài mòn
hay ăn mòn. Ưu điểm của chỉ số TWI là cho
phép đánh giá mức độ mòn răng về khía cạnh
bệnh học để có can thiệp xử lý thích hợp đối với
từng mức độ (không mòn, mòn men, mòn đến
ngà, mòn ngà nhiều và mòn tới tủy). Trong khi
đó, muốn khảo sát các diện mòn mặt nhai (kiểu
cọ mòn) liên quan trực tiếp đến sự tiếp xúc răng,
chỉ số Woda là thích hợp vì cho phép ghi nhận
chi tiết về mức độ và mô hình mòn trên mặt
nhai hay rìa cắn của các răng sau và các răng
trước (Gourdon, Woda, Buyle-Bodin 1983)(9). Sau
đây là một số nghiên cứu liên quan đến yếu tố
cọ mòn.
Năm 2001, Kim và cộng sự(2) nghiên cứu
hiệu quả của kiểu nhai đối với mòn răng, sử
dụng chỉ số TWI và chỉ số Woda. Nghiên cứu
được thực hiện trên hai nhóm: kiểu nhai theo
chiều đứng và theo kiểu nghiền ngang. Kết quả
cho thấy: khi sử dụng chỉ số TWI, giá trị mòn
răng (ở tất cả các răng và trên từng nhóm răng)
không có sự khác biệt giữa hai nhóm; trong khi
đó, với chỉ số Woda, có sự khác biệt lớn giữa hai
nhóm. Như vậy, chỉ số Woda thích hợp cho việc
đánh giá, xác định giá trị mòn răng trên mặt
nhai đối với kiểu cọ mòn trên răng.
Năm 2006, Restrepo(8) sử dụng phương
pháp chụp hình kỹ thuật số nghiên cứu mòn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 77
răng trên mặt nhai để chẩn đoán nghiến răng ở
trẻ em từ 8 đến 11 tuổi. Nghiên cứu thực hiện
với mục tiêu là đánh giá, so sánh đặc điểm
mòn răng trên trẻ có bộ răng hỗn hợp có
nghiến răng và không nghiến răng để xác định
mòn răng có thể được sử dụng như là tiêu
chuẩn chẩn đóan nghiến răng hay không. Với
kết quả có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa hai nhóm, tác giả kết luận: mòn răng có
thể được sử dụng như là tiêu chuẩn để chẩn
đóan nghiến răng ở trẻ có bộ răng hỗn hợp.
Năm 2006, Kononen(3) tiến hành nghiên cứu
dọc các diện mòn ở mặt trong các răng trước
hàm trên trong các giai đoạn tuổi từ 14 đến 18 và
từ 18 đến 23. Kết quả xác định tổng diện tích của
các diện mòn của 35 đối tượng ở các nhóm tuổi
14 (29,5mm2), tuổi 18 (39,1mm2) và tuổi 23
(45,0mm2). Tổng diện tích các diện mòn tăng có
ý nghĩa ở cả hai giai đoạn từ 14 đến 18 tuổi và từ
18 đến 23 tuổi (p<0,0001). Các tác giả kết luận
mòn trên các răng trước vĩnh viễn là một hiện
tượng liên tục ở tuổi vị thành niên và người trẻ.
Năm 1991, Morel và Woda(4) tiến hành một
nghiên cứu về vận động hàm dưới mà những
vận động này được suy luận từ những vết cắt
trên diện mòn mặt nhai. 11 diện mòn trên răng
cối lớn thứ nhất hàm dưới được phân tích trên 4
đối tượng có bộ răng tự nhiên tốt sau 1,2,3 và 6
tháng. Các tác giả thấy rằng: (1) vận động hàm
được thực hiện ở bất kỳ chiều hướng nào có thể
được, (2) sự phân bố các vết cắt không là ngẫu
nhiên; những chiều hướng thuận lợi hơn tồn tại,
và những hướng hiện diện trên những diện mòn
bên làm việc thì khác với bên không làm việc.
Trong vận động sang bên của hàm dưới, các
tiếp xúc hướng dẫn vận động trượt thường diễn
ra trên múi hướng dẫn hàm trên (múi ngoài
răng sau hàm trên) và/hoặc trên răng nanh của
bên làm việc. Cũng trong vận động sang bên
đó, tiếp xúc hướng dẫn còn có thể diễn ra trên
các múi hướng dẫn răng dưới (múi trong răng
sau hàm dưới) và/hoặc trên các răng bên không
làm việc ở bộ răng tự nhiên. Đặc điểm tiếp xúc
này được một số tác giả nghiên cứu và mô tả
(Woda 1979(9), 1991(4); Kim 2001(2)). Ở Việt Nam,
Nguyễn Thị Bích Chiêu (2003)(5) nghiên cứu đặc
điểm tiếp xúc răng trên người Việt, trong đó,
xác định tỉ lệ hướng dẫn răng nanh và hướng
dẫn nhóm (tiếp xúc răng bên làm việc) trong
vận động sang bên chứ không thấy đề cập đến
các tiếp xúc bên không làm việc hay trên múi
trong răng dưới.
ĐỐI TƯỢNG –PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
86 sinh viên răng hàm mặt tuổi 19,20 (40
nam và 46 nữ) còn ít nhất 12 răng trên mỗi hàm,
không đang mang khí cụ chỉnh hình, không bị
đau cấp tính vùng hàm mặt.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Đối tượng trả lời bảng câu hỏi và được lấy
dấu hai hàm bằng alginate (AROMA) và đổ
mẫu thạch cao cứng (GC). Diện mòn trên rìa cắn
và mặt nhai được phân tích như sau: quan sát
(dưới kính phóng đại 3,5 lần) vị trí các diện mòn
và vẽ lại các diện mòn đó trên mẫu hàm. Các
diện mòn này có thể ăn khớp với nhau. Trên các
răng sau, vị trí các diện mòn phân bố trên ba
sườn múi chức năng bên làm việc và bên không
làm việc theo sơ đồ hình 1. Sử dụng thang đo
Woda đánh giá mức độ mòn cho răng trước và
răng sau (Hình 2). Răng trước có 4 mức độ:
Độ 1. Một hay vài diện mòn chỉ ở mặt
trong/ngoài của răng.
Độ 2. Một hay vài diện mòn chỉ ở trên rìa
cắn.
Độ 3. Một hay vài diện mòn ở trên rìa cắn và
cũng có ở mặt trong/ngoài của răng nhưng
chiếm ít hơn 1/3 chiều cao thân răng.
Độ 4. Một hay vài diện mòn ở trên rìa cắn và
cũng có ở mặt trong/ngoài của răng nhưng
chiếm nhiều hơn 1/3 chiều cao thân răng.
Răng sau có 5 mức độ:
Độ 1. Diện mòn chiếm ít hơn 1/3 sườn múi
theo chiều ngoài trong.
Độ 2. Diện mòn chiếm nhiều hơn 1/3 sườn
múi theo chiều ngoài trong.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 78
Độ 3. Diện mòn chiếm toàn bộ sườn múi.
Độ 4. Diện mòn có trên cả ba sườn múi
nhưng các diện này chưa nối với nhau theo
chiều ngoài trong.
Độ 5. Diện mòn chiếm cả ba sườn múi và
các diện này nối với nhau theo chiều ngoài
trong.
+ Theo sơ đồ hình 1, tỉ lệ phần trăm xuất
hiện tiếp xúc răng diễn ra bên không làm việc
(diện mòn 2) và trên múi trong răng dưới (diện
mòn 3’) trong vận động trượt sang bên của hàm
dưới cũng được xác định.
Xử lý kết quả
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS
phiên bản 11.5. Sử dụng t test xác định sự khác
biệt với p<0,05.
Hình 1. Sơ đồ thể hiện vị trí các diện mòn phân bố
trên ba sườn múi chức năng bên làm việc (1,1’,3,3’)
và bên không làm việc (2,2’) (Kim, 2001)(2).
Hình 2. Thang đo Woda đánh giá mức độ mòn cho răng trước và răng sau (Kim, 2001)(2).
KẾT QUẢ
Tình trạng mòn răng
- Chỉ số mòn trung bình của bộ răng (chung
cho nam và nữ): 1,42 ± 1,24.
- Chỉ số mòn trung bình (CSMTB) của từng
răng (Biểu đồ 1 và 2).
- Chỉ số mòn trung bình của từng nhóm răng
(Biểu đồ 3).
Một số yếu tố liên quan
- Giới tính: Chỉ số mòn trung bình của nam
lớn hơn nữ có ý nghĩa (Bảng 1).
- Chế độ ăn thức ăn cứng hay mềm: Không
có sự khác biệt giữa hai chế độ ăn (Bảng 2).
- Thói quen nhai: Khi nhai một bên phải hay
trái, các răng bên đó có xu hướng mòn nhiều
hơn bên đối diện. Trong nghiên cứu này, khi
nhai bên trái, răng bên trái mòn nhiều hơn bên
phải với sự khác biệt rất có ý nghĩa (Bảng 3).
Nghiến/Siết chặt răng: Độ mòn răng trung
bình tăng dần lên theo mức độ thường xuyên
nghiến răng. Người nghiến răng thường xuyên
có độ mòn khác biệt có ý nghĩa với người không
nghiến hoặc thỉnh thoảng nghiến (Bảng 4).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 79
do mon
0
0.5
1
1.5
2
2.5
R11 R12 R13 R21 R22 R23 R31 R32 R33 R41 R42 R43
do mon
Biểu đồ 1. Chỉ số mòn trung bình của các răng
trước.
do mon
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
R14 R15 R16 R17 R24 R25 R26 R27 R34 R35 R36 R37 R44 R45 R46 R47
do mon
Biểu đồ 2. Chỉ số mòn trung bình của các răng sau.
do mon
0
0.5
1
1.5
2
2.5
R cua
tren
Rcua
duoi
Rnanh
tren
Rnanh
duoi
Rcoi nho
tren
Rcoi nho
duoi
Rcoi lon
tren
Rcoi lon
duoi
do mon
Biểu đồ 3. Chỉ số mòn trung bình của từng nhóm răng.
Bảng 1. So sánh chỉ số mòn trung bình của bộ răng
giữa nam và nữ.
Nam Nữ
CSMTB của bộ răng 1,47 ± 1,36 1,36 ± 1,23
T test p< 0,05
Bảng 2. So sánh giữa hai chế độ ăn thức ăn cứng hay
mềm.
Thức ăn cứng Thức ăn mềm
CSMTB của bộ răng 1,44 ± 1,26 1,42 ± 1,23
T test p> 0,05
Bảng 3. Sự khác biệt chỉ số mòn trung bình của bộ
răng giữa bên phải và trái theo thói quen nhai một bên.
Răng bên phải Răng bên trái
CSMTB/Nhai bên phải 1,46 ± 1,20 1,34 ± 1,10
T test p> 0,05 (p = 0,149)
CSMTB/Nhai bên trái 1,21 ± 1,27 1,61 ± 1,38
T test p< 0,05
CSMTB/Nhai hai bên 1,39 ± 1,25 1,42 ± 1,21
T test p> 0,05
Bảng 4. Sự khác biệt giữa người nghiến răng thường
xuyên với người không nghiến hoặc thỉnh thoảng
nghiến.
Không
nghiến
Thỉnh thoảng
nghiến
Nghiến thường
xuyên
CSMTB/bộ
răng
1,37 ± 1,24 1,41 ± 1,19 1,73 ± 1,43
T test p > 0,05
p < 0,05 (p = 0,005)
p < 0,05 (p = 0,002)
+ Trong nghiên cứu này, chúng tôi bước đầu
xác định tỉ lệ phần trăm xuất hiện tiếp xúc răng
diễn ra bên không làm việc (diện mòn 2) và trên
múi trong răng dưới (diện mòn 3’) trong vận
động trượt sang bên của hàm dưới (trên 38 đối
tượng có khớp cắn Angle hạng I, còn đủ bốn
răng cối lớn thứ nhất và răng không bị sâu lớn).
Kết quả cho thấy:
- Số đối tượng có tiếp xúc răng diễn ra bên
không làm việc (diện mòn 2) trên răng cối lớn là
18 người, chiếm 47,37%.
- Số đối tượng có tiếp xúc răng diễn ra trên
múi trong răng dưới (diện mòn 3’) là 16 người,
chiếm 42,11%.
BÀN LUẬN
Mẫu nghiên cứu
Mẫu trẻ (19, 20 tuổi) nhưng cũng đủ thời
gian để xuất hiện các diện cọ mòn có thể
quan sát thấy rõ. Đặc biệt, nghiên cứu dọc 6
năm có thể giúp định lượng được mức độ
mòn, quá trình mòn sinh lý theo thời gian và
có thể xác định được một số yếu tố liên quan,
yếu tố gây mòn trên người trẻ để có những
can thiệp kịp thời.
Giống nghiên cứu của Kononen và cộng sự
(2006)(3) trên cả đối tượng vị thành niên: nghiên
cứu dọc hai giai đoạn tuổi (từ 14 đến 18 và từ 18
đến 23) trên 35 đối tượng để khảo sát mối liên
quan giữa mức độ mòn và hoạt động cận chức
năng và lực cắn tối đa. Các tác giả đi đến kết
luận: mòn trên các răng trước vĩnh viễn là một hiện
tượng liên tục ở tuổi vị thành niên (13 đến 17tuổi)
cũng như trên người trẻ.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 80
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ được tiến hành dọc theo dõi
suốt 6 năm diễn tiến của sự cọ mòn trên răng và
một số yếu tố liên quan. Tuy nhiên, đây là mô tả
quan sát trong năm đầu tiên nên các kết quả này
giống như kết quả của một thiết kế nghiên cứu
cắt ngang.
Tình trạng mòn răng
Chỉ số mòn trung bình của bộ răng là
1,42±1,24, trong đó, chỉ số mòn trung bình của
răng trước là 1,45±1,23 và răng sau là 1,39±1,25.
So với kết quả của Kim (2001)(2), cũng sử dụng
thang đo Woda đánh giá trên mẫu hàm thạch
cao trên hai nhóm đối tượng có kiểu nhai khác
nhau (nhai theo chiều đứng và theo kiểu nghiền
ngang)(tuổi từ 23 đến 25), kết quả của chúng tôi
đều có giá trị thấp hơn có thể do lứa tuổi thấp
hơn (phần lớn là 19 tuổi). Sự so sánh sẽ được
thực hiện vào cuối giai đoạn nghiên cứu dọc (khi
các đối tượng được 24 tuổi). Tuy nhiên, số liệu
vẫn được nêu trong bảng 5 để tham khảo.
Bảng 5. Chỉ số mòn trung bình (CSMTB) theo thang
đo Woda (1987).
CSMTB Nghiên
cứu này
Nghiên cứu của Kim và
cộng sự (2001)(2)
Kiểu nhai
đứng
Kiểu nghiền
ngang
Bộ răng 1,42 ± 1,24 2,88 ± 0,38 3,18 ± 0,28
Răng sau hàm dưới 1,21 ± 1,11 2,16 ± 0,51 2,98 ± 0,40
Răng sau hàm trên 1,57 ± 1,34 3,23 ± 0,67 3,63 ± 0,27
Răng sau 1,39 ± 1,25 3,20 ± 0,55 3,80 ± 0,30
Răng trước hàm trên 1,69 ± 1,39 3,04 ± 0,58 3,02 ± 0,67
Răng trước hàm
dưới
1,20 ± 0,99 2,09 ± 0,14 2,08 ± 0,12
Răng trước 1,45 ± 1,23 2,57 ± 0,32 2,56 ± 0,36
Răng cối lớn có mức độ mòn nhiều nhất
(2,42 ± 2,01 ở R cối lớn trên; 2,61 ± 2,56 ở R cối
lớn dưới). Không có sự khác biệt giữa hai nhóm
răng cối lớn trên và dưới (t test, p > 0,05).
Nhóm răng có độ mòn thứ nhì là răng cửa
trên (1,84 ± 1,57). Răng cửa trên có mức độ mòn
lớn hơn răng cửa dưới rất có ý nghĩa (p < 0,001).
Răng cửa trên và răng nanh trên cũng có sự khác
biệt có ý nghĩa (p = 0,002).
Răng cửa dưới và răng nanh dưới có độ mòn
tương đương nhau (răng cửa dưới: 1,34 ± 1,54;
răng nanh dưới: 1,34 ± 1,13).
Răng cối nhỏ dưới có độ mòn thấp nhất (0,73
± 0,89).
Tỉ lệ phần trăm xuất hiện các diện mòn bên
không làm việc (diện mòn 2)
Trong nghiên cứu này, chúng tôi có xác định
tỉ lệ tiếp xúc răng diễn ra bên không làm việc
trên răng cối lớn là 47,37%. Trong khi đó, Kim và
và cộng sự (2001)(2) cho thấy tần số xuất hiện các
diện mòn bên không làm việc cao hơn nhiều:
79%. Sự khác biệt này có thể là do sự khác biệt
về tuổi của các đối tượng (như đã đề cập ở trên).
Đối với đặc điểm tiếp xúc này, tác giả kết luận:
sự hiện diện các diện mòn bên không làm việc là
bằng chứng của các tiếp xúc bên không làm việc
trong khi nhai, vì vậy, nếu có việc loại bỏ tất cả
tiếp xúc bên không làm việc có nghĩa là loại bỏ
phần lớn hiệu quả hoạt động nhai chức năng.
Trong một tổng quan về các tiếp xúc nhai chức
năng và không chức năng, Woda (1979)(9) cũng
nhấn mạnh: trong khi nhai một bên, việc nhai
thức ăn được thực hiện bởi các tiếp xúc bên làm
việc cũng như bên không làm việc.
Yếu tố liên quan
Giới tính
Mức độ mòn răng trên mặt nhai và cạnh cắn
theo thang đo Woda có sự khác biệt có ý nghĩa
giữa nam và nữ, phù hợp với nghiên cứu của
Dalh và Oilo (1996). Các tác giả cho rằng nam bị
mòn nhiều hơn nữ cùng độ tuổi một phần do
lực của cơ nhai ở nam thường mạnh hơn nữ.
Trong khi đó, theo nghiên cứu của Phạm Lệ
Quyên (2007)(7), mức độ mòn răng trên mặt nhai
và cạnh cắn theo chỉ số TWI không cho thấy có
sự khác biệt giữa nam và nữ.
Nghiến/Siết chặt răng
Kết quả ở bảng 4 cho thấy mức độ thường
xuyên nghiến răng liên quan rất nhiều đến sự cọ
mòn trên răng (thể hiện qua chỉ số Woda).
Nghiên cứu của Phạm Lệ Quyên trên người trẻ
(2007)(7)sử dụng chỉ số TWI cũng khẳng định
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 81
thói quen nghiến r