Nghiên cứu được thực hiện tại khu rừng 150 hecta thuộc khu nghỉ
dưỡng Six Senses Ninh Vân Bay, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Từ tháng 4
năm 2019 đến tháng 2 năm 2020, chúng tôi đã tiến hành 7 đợt thực địa để
nghiên cứu đặc điểm quần thể, tập tính, thức ăn của loài Chà vá chân đen
(Pygathrix nigripes) và các mối nguy cơ đe dọa đến loài. Kết quả đã xác định được
109 cá thể Chà vá chân đen thuộc 16 đàn tại khu vực nghiên cứu. Đặc điểm phân
bố, cấu trúc của các đàn đã được phân tích theo các điều kiện sinh thái. Nghiên
cứu đã ghi nhận 19 loài thực vật là thức ăn của Chà vá chân đen. Các tập tính của
loài cũng được chúng tôi quan sát và phân tích để đưa ra những khuyến nghị phù
hợp cho các hoạt động bảo tồn tại khu vực nghiên cứu. Hiện tại, chưa có mối đe
dọa nghiêm trọng nào tác động đến loài Chà vá chân đen ở đây.
9 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm quần thể và tập tính loài Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) tại khu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh Vân Bay, tỉnh Khánh Hoà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4
DOI: 10.15625/vap.2020.00027
ĐẶC ĐIỂM QUẦN THỂ VÀ TẬP TÍNH LOÀI CHÀ VÁ CHÂN ĐEN
(Pygathrix nigripes) TẠI KHU NGHỈ DƯỠNG SIX SENSES
NINH VÂN BAY, TỈNH KHÁNH HOÀ
Hoàng Quốc Huy1,*, Trần Hữu Vỹ1, Nguyễn Ái Tâm1, Hà Thăng Long1,2
Tóm tắt. Nghiên cứu được thực hiện tại khu rừng 150 hecta thuộc khu nghỉ
dưỡng Six Senses Ninh Vân Bay, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Từ tháng 4
năm 2019 đến tháng 2 năm 2020, chúng tôi đã tiến hành 7 đợt thực địa để
nghiên cứu đặc điểm quần thể, tập tính, thức ăn của loài Chà vá chân đen
(Pygathrix nigripes) và các mối nguy cơ đe dọa đến loài. Kết quả đã xác định được
109 cá thể Chà vá chân đen thuộc 16 đàn tại khu vực nghiên cứu. Đặc điểm phân
bố, cấu trúc của các đàn đã được phân tích theo các điều kiện sinh thái. Nghiên
cứu đã ghi nhận 19 loài thực vật là thức ăn của Chà vá chân đen. Các tập tính của
loài cũng được chúng tôi quan sát và phân tích để đưa ra những khuyến nghị phù
hợp cho các hoạt động bảo tồn tại khu vực nghiên cứu. Hiện tại, chưa có mối đe
dọa nghiêm trọng nào tác động đến loài Chà vá chân đen ở đây.
Từ khóa: Pygathrix nigripes, Chà vá chân đen, tập tính, thức ăn, Ninh Vân Bay,
Six Senses, Khánh Hòa.
1. MỞ ĐẦU
Chà vá chân đen (CVCĐ) là loài đặc hữu hẹp của
bán đảo Đông Dương, chỉ phân bố tại khu vực phía Nam
của Việt Nam và phía Đông của Campuchia. Quần thể
CVCĐ lớn nhất được ghi nhận ở Khu bảo tồn thiên nhiên
(KBTTN) Seima thuộc tỉnh Mondulkiri, Campuchia với
tổng số ước tính khoảng 42.000 cá thể (Pollard et al.,
2007). Ở Việt Nam, CVCĐ sinh sống từ khoảng 14030’
đến 11000’ vĩ độ Bắc. Các quần thể quan trọng của loài
được xác định ở KBTTN Tà Kóu - Bình Thuận, Vườn
quốc gia (VQG) Núi Chúa - Ninh Thuận, VQG Bù Gia
Mập - Bình Phước, VQG Bidoup - Núi Bà - Lâm Đồng,
VQG Cát Tiên - Đồng Nai. Trong đó, VQG Núi Chúa là
nơi có quần thể loài lớn nhất với khoảng 700 cá thể
(Hoang Minh Duc, 2007). CVCĐ là loài linh trưởng quý,
hiếm đang được ưu tiên bảo tồn và có tên trong hầu hết
các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý, bảo vệ động thực vật hoang dã của Việt Nam
và Quốc tế. Danh lục Đỏ Thế giới (IUCN, 2020) xếp hạng bảo tồn CVCĐ ở mức EN -
1Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh
2Hội Động vật học Frankfurt tại Việt Nam
*Email: hoangquochuy@greenviet.org
Hình 1. Chà vá chân đen
(Pygathrix nigripes)
224 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
mức Nguy cấp, Sách Đỏ Việt Nam 2007 xếp loài ở mức Nguy cấp - EN. Công ước Quốc
tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES, 2008) đã đưa CVCĐ
vào Phụ lục I - nhóm nghiêm cấm buôn bán. Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về
quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn
bán Quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp của Việt Nam xếp CVCĐ ở
phụ lục IB. Những ghi nhận gần đây cho thấy tại khu rừng thuộc khu nghỉ dưỡng Six
Senses Ninh Vân Bay, tỉnh Khánh Hòa có sự phân bố của loài CVCĐ. Để có cơ sở khoa
học cho việc bảo tồn kết hợp với định hướng khai thác phát triển bền vững các dịch vụ hệ
sinh thái, nghiên cứu điều tra về loài CVCĐ được tiến hành ở đây nhằm thu thập các
thông tin về số lượng cá thể, phân bố và một số tập tính, thức ăn của loài.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ
tháng 4/2019 đến tháng 2/2020 tại
khu rừng với diện tích khoảng 150 ha
thuộc khu nghỉ dưỡng Six Senses
Ninh Vân Bay nằm trên bán đảo Hòn
Hèo, xã Ninh Vân, huyện Ninh Hòa,
tỉnh Khánh Hòa. Tọa độ địa lý của
khu vực nghiên cứu nằm trong
khoảng 12°21'10 - 12°21'42 vĩ độ
Bắc, 109°16'10 -109°16'50 kinh độ
Đông. Đây là khu vực tách biệt với
các khu dân cư và không có giao
thông đường bộ đi tới, chỉ có duy
nhất đường biển từ cảng Vĩnh Lương,
thành phố Nha Trang đi ra (Hình 2).
Khu rừng nghiên cứu do Ban
quản lý Six Senses thuê đất kinh
doanh và quản lí. Sinh cảnh rừng ở
đây thuộc loại rừng thường xanh
trên núi đá ven biển với tầng tán thấp.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Số lượng và phân bố của loài CVCĐ được nghiên cứu dựa trên phương pháp điều tra
quan sát theo tuyến và điểm (Brockelman and Ali, 1987). Sử dụng ống nhòm Nikon EDG
10x42 và máy ảnh Nikon- Coolpix P900 để quan sát và đếm số lượng cá thể đồng thời bởi
nhiều nhóm quan sát khác nhau ở các khu vực khác nhau. Phương pháp này loại trừ được
khả năng đếm lặp lại do các đàn CVCĐ di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác. Kết
quả cuối cùng về số lượng cá thể và số đàn CVCĐ được xác định qua so sánh kết quả của
Hình 2. Khu vực nghiên cứu trên ảnh chụp vệ tinh.
Nguồn: Google Earth
PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 225
7 đợt điều tra. Đặc điểm phân bố, khu vực phân bố của loài được tổng hợp qua các quan
sát và ghi nhận tọa độ các lần bắt gặp động vật trong suốt thời gian nghiên cứu.
Tập tính của CVCĐ được nghiên cứu dựa trên phương pháp quan sát lấy mẫu theo
thời gian Scan sampling (Altmann, 1974) với khoảng thời gian lấy mẫu giữa hai lần liên
tiếp là 3 phút. Bảng thu số liệu tập tính của CVCĐ gồm: tập tính di chuyển, ăn uống, nghỉ
ngơi và tập tính xã hội, các thông tin ghi chép được mã hoá theo dạng số để thuận tiện ghi
chép và thống kê xử lí bằng phần mềm Excel. Quan sát tập tính CVCĐ được thực hiện
hàng ngày từ 5 giờ sáng đến 6 giờ 30 chiều. CVCĐ được quan sát từ xa ở những điểm cố
định bằng ống nhòm và máy ảnh có độ phóng đại lớn.
Để xác định các mối đe doạ đến quần thể loài, nghiên cứu sử dụng phương pháp
phỏng vấn nhân viên làm việc tại khu nghỉ, người dân địa phương các xã lân cận và ghi
nhận thông tin trên thực tế quan sát. Tổng cộng có 24 người được phỏng vấn, gồm 10
nhân viên làm việc tại khu nghỉ và 14 người dân địa phương ở 3 xã tiếp giáp với khu nghỉ
là xã Ninh Phú, Ninh Phước và Ninh Vân. Phiếu câu hỏi phỏng vấn có nội dung chính là
thu thập thông tin về hoạt động bẫy bắt động vật rừng, các tác động đến loài CVCĐ và
những hoạt động của người dân liên quan đến tài nguyên rừng tại khu vực tiếp giáp với
địa phận khu nghỉ Six Sense Ninh Vân Bay.
Mẫu thực vật là thức ăn của CVCĐ được xác định quan sát trực tiếp lúc CVCĐ ăn
và thu mẫu trên hiện trường. Các mẫu thực vật được kỹ sư Trần Ngọc Toàn định danh dựa
trên các tài liệu của Phạm Hoàng Hộ xuất bản năm 1999-2000, quyển I, II, III.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Số lượng cá thể, cấu trúc đàn
Nghiên cứu đã xác định được có tổng cộng 109 cá thể thuộc 16 đàn phân bố trong khu
vực rừng quản lí của khu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh Vân Bay (Bảng 1). Đàn lớn nhất có
số lượng 12 cá thể và đàn nhỏ nhất là 4 cá thể. So với các quần thể ở khu vực khác như
VQG Cát Tiên, KBT Núi Chúa thì các đàn CVCĐ ở khu nghỉ Six Sense có số lượng cá thể
trong 1 đàn ít hơn, trung bình khoảng 7 cá thể/đàn (tương đương 1 gia đình riêng biệt).
Bảng 1. Số lượng và cấu trúc các đàn Chà vá chân đen ghi nhận được
ở Six Senses Ninh Vân Bay, tỉnh Khánh Hòa
TT Tên đàn CVCĐ
Toạ độ (WGS84) Số
lượng
cá thể
Cấu trúc độ tuổi
E N
Trưởng
thành
Bán trưởng
thành
Nhỡ
Con
non
1 Private beach 01 109.26607 12.36153 5 3 1 1 0
2 Expat area 1 109.27525 12.36140 7 6 1 0 0
3 Chicken farm 1 109.27871 12.36119 4 3 0 1 0
4 Beach restaurant 01 109.27996 12.35653 8 5 2 1 0
5 Expert area 2 109.27357 12.36069 4 3 0 1 0
6 Beach restaurant 02 109.28285 12.35933 7 5 0 2 0
7 Beach restaurant 03 109.28069 12.35959 5 4 0 1 0
8 Spa spring 1 109.27966 12.36280 12 7 3 1 1
9 Lake 02 109.26823 12.36131 8 5 2 1 0
226 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
TT Tên đàn CVCĐ
Toạ độ (WGS84) Số
lượng
cá thể
Cấu trúc độ tuổi
E N
Trưởng
thành
Bán trưởng
thành
Nhỡ
Con
non
10 Lake 03 109.26802 12.36304 4 2 1 0 1
11 Lake 04 109.27689 12.36294 7 5 2 0 0
12 Lake 05 109.26872 12.36462 10 8 2 0 0
13 Lake 01 109.26878 12.35988 8 5 2 1 0
14 Guard station 01 109.27054 12.36022 7 4 2 1 0
15 Lake 06 109.26960 12.36381 7 5 0 0 2
16 Rock restaurant 01 109.27193 12.35867 6 3 0 2 1
Tổng cộng 109 73 18 13 5
Tỉ lệ độ tuổi ( %) 66.97 16.51 11.93 4.59
Số lượng cá thể ở độ tuổi trưởng thành là 73 cá thể, chiếm tỉ lệ cao nhất (66,97%).
Số lượng cá thể non dưới 1 tuổi không nhiều, chỉ có 5 cá thể non được ghi nhận (4,59%)
trong 16 đàn quan sát.
3.2. Đặc điểm phân bố
Trong khu vực rừng 150 ha, chúng tôi ghi nhận sự phân bố thường xuyên của
CVCĐ ở hầu hết các địa điểm khảo sát. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở khu vực Hồ nước
ra đến Bãi nhỏ ở phía Tây của khu nghỉ với 40 cá thể thuộc 6 đàn (Hình 3). Các đàn
CVCĐ ở đây di chuyển và kiếm ăn khá gần nhau, thỉnh thoảng có sự nhập đàn nhưng hầu
hết thời gian trong ngày các đàn di chuyển và kiếm ăn riêng lẻ. Sự tập trung nhiều đàn
CVCĐ ở đây là do đây là khu vực khá yên tĩnh, địa hình thấp và thức ăn phong phú hơn
các khu vực khác trong khu nghỉ.
Khu vực rừng thuộc sự quản lý của khu
nghỉ nối liền với rừng tự nhiên trên bán đảo
Hòn Hèo, các đàn CVCĐ cũng có thể di
chuyển ra ngoài khu vừng rừng của khu nghỉ.
Kết quả quan sát cho thấy các đàn CVCĐ di
chuyển với bán kính dưới 500m trong 1 ngày,
phần lớn thời gian CVCĐ chỉ di chuyển ở
thung lũng núi 150 ha mà không di chuyển
lên cao và vượt qua đỉnh núi.
Sự phân bố của CVCĐ tại khu nghỉ
thay đổi theo mùa, vào khoảng thời gian mùa khô (tháng 1 đến tháng 8) CVCĐ thường xuống
thấp, đến gần các biệt thự để kiếm ăn nên dễ bắt gặp. Vào mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12),
CVCĐ phân tán rộng ra hầu khắp các vùng rừng và thường khó bắt gặp hơn, chỉ gặp ở các
triền núi cao (Bảng 2). Điều này là do sự thay đổi về nguồn thức ăn thực vật khác nhau ở các
mùa. Vào mùa khô cây ở triền núi cao thường rụng lá, héo vàng nên CVCĐ không có nhiều
thức ăn, khan hiếm nước uống. Chính vì vậy chúng phải di chuyển xuống thấp hơn để kiếm
thức ăn. Nhóm nghiên cứu nhiều lần quan sát thấy CVCĐ di chuyển xuống các con đường
dọc theo bãi biển, nơi mà cây được tưới nước và xanh tươi thường xuyên.
Bảng 2. Tần suất bắt gặp CVCĐ theo các
mùa tại những điểm quan sát cố định
Điểm quan sát
cố định
Số lần quan sát
Mùa mưa
(Tháng 9-12)
Mùa khô
(Tháng 1-8)
Đập nước 4 12
Bãi rác 4 4
Xưởng kỹ thuật 0 2
Sân cầu lông 4 7
Nhà hàng biển 0 5
Tổng cộng 12 30
PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 227
Hình 3. Bản đồ phân bố của các đàn CVCĐ tại Khu nghỉ dưỡng Six Sense Ninh Vân Bay
Ở trong khu vực rừng khu nghỉ, nhà cửa được xây dựng xen kẽ hài hòa với cây rừng
và có các đường mòn nhỏ dưới lùm cây, hoạt động thường ngày diễn ra rất yên tĩnh nên
hầu như không có sự giới hạn nào về phân bố của CVCĐ giữa khu vực xây dựng nghỉ
dưỡng và rừng tự nhiên.
3.3. Đặc điểm tập tính
Qua 1.097 lần quan sát lấy mẫu tập tính, chúng tôi đã
thống kê được quỹ thời gian dành cho các hoạt động của
CVCĐ như sau: thời gian nghỉ ngơi chiếm phần lớn thời
gian trong ngày (38.90%), tiếp theo là thời gian cho việc ăn
uống (31.94%), di chuyển (21.63%), và thời gian dành cho
hoạt động xã hội (7.52%) (Hình 4).
- Tập tính di chuyển
Tập tính di chuyển của CVCĐ tại khu nghỉ cũng có
sự khác nhau theo mùa, vào mùa khô động vật thường chủ
yếu di chuyển trong một khu vực hẹp ở các đai độ cao thấp
dưới 100m để kiếm ăn và có thể dễ dàng bắt gặp một số đàn
CVCĐ ngay trên tuyến đường của khu nghỉ. Mùa mưa động
vật di chuyển ở khu vực rộng hơn với bán kính trung bình trên 500m trong 1 ngày. Do
nguồn thức ăn dồi dào cả trên sườn núi và đỉnh núi.
- Tập tính ăn
Chà vá chân đen ăn các bộ phận khác nhau của cây, gồm: lá non, lá già, hoa và quả
trong đó nhiều nhất là lá non chiếm 80,66%, lá già chiếm 9,30%, quả xanh chiếm 1,74%
và hoa chỉ chiếm 0,29% (Bảng 3). Số liệu này được ghi nhận qua 334 lần quan sát CVCĐ
ăn và không phân biệt độ tuổi, giới tính.
Hình 4. Quỹ thời gian dành
cho các hoạt động của CVCĐ
trong ngày
228 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
Bảng 3. Tỉ lệ thành phần thức ăn của CVCĐ theo bộ phận cây
TT Thành phần thức ăn Số lần quan sát CVCĐ ăn Tỉ lệ %
1 Lá non 305 88,66
2 Lá già 32 9,30
3 Hoa 1 0,29
4 Quả xanh 6 1,74
Tổng 344 100 %
- Tập tính xã hội
Một số tập tính xã hội của CVCĐ được quan sát trong thời gian nghiên cứu bao
gồm: chơi đùa, chải lông cho nhau, cảnh giới và bảo vệ các cá thể non. Tuy nhiên, số lần
ghi nhận được các tập tính này khá ít (Bảng 4). Ở khu nghỉ thường xuyên có người đi lại
nên động vật đã khá quen và dạn người và hầu như không có mối đe doạ trực tiếp nào nên
động vật ở đây rất ít khi thể hiện tập tính cảnh giới so với các quần thể ở khu vực khác.
Bảng 4. Tỉ lệ các tập tính của CVCĐ qua các lần quan sát
TT Tập tính Số lần quan sát Tỉ lệ %
1 Ăn 344 30,28
2 Nghỉ 437 40,46
3 Di chuyển 233 21,57
4 Xã hội 81 7,50
5 Khác 2 0,19
Tổng số quan sát 1.097 100 %
3.4. Thành phần loài thực vật là thức ăn của Chà vá chân đen
Qua 344 lần quan sát trực tiếp CVCĐ ăn và định danh mẫu thức ăn trên thực tế,
nghiên cứu đã xác định được 19 loài thực vật thuộc 12 họ, 9 bộ là thức ăn của CVCĐ
(Bảng 5). Trong đó, họ Đậu (Fabaceae) có 4 loài, họ Bàng (Combretaceae), họ Xoài
(Anacardiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae) và họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) mỗi họ có 2
loài, các họ còn lại mỗi họ có 1 loài. Các loài thực vật phổ biến, dễ gặp trong khu vực gồm
có: Huyết rồng (Dracaena draco), Dứa dại (Pandanus odoratissimus), Lim vàng bắc bộ
(Peltophorum dasyrrachis), Bình linh nghệ (Vitex ajugaeflora),
Các loài thực vật là thức ăn của CVCĐ đã ghi nhận có phân bố ở hầu hết tất cả các
khu vực nhưng với tần suất bắt gặp khác nhau. Loài Dứa dại gặp nhiều ở khu vực dọc theo
bờ biển, Huyết rồng gặp ở hầu hết khu vực nghiên cứu, Lim vàng bắc bộ có nhiều ở khu
vực dọc tuyến đường chính của khu nghỉ dưỡng.
Đến hiện tại, chưa có tài liệu nào công bố về thành phần loài thực vật là thức ăn của
CVCĐ tại bán đảo Hòn Hèo. Theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Minh Đức năm 2007 tại
VQG Núi Chúa, có 152 loài thực vật được ghi nhận là thức ăn của CVCĐ. Trong đó, tác
giả cũng ghi nhận 8 loài có trong nghiên cứu này của chúng tôi gồm: Cây trang
(Pentaspadon poilanei), Cóc chuột (Lannea coromandelica), Sộp (Ficus superba), Gừa lá
đẹp (Ficus callophylla), Kơ-nia (Irvingia malayana), Thành ngạnh nam (Cratoxylum
cochinchinensis), Gõ sương (Sindora tonkinensis), Gõ biển (Sindora siamensis).
PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 229
Bảng 5. Các loài thực vật là thức ăn của Chà vá chân đen
TT Tên tiếng Việt Tên khoa học
Tần suất
bắt gặp
Bộ phận
cây động
vật ăn
NGÀNH THỰC VẬT CÓ HOA ANGIOSPERMAE
A Lớp một lá mầm MONOCOTS
1 BỘ AGAO ASPARAGALES
1. Họ Thùa (A Gao) Agavaceae
1 Phất dụ huyết rồng; Huyết rồng Dracaena draco L. ++++ Lá, bẹ lá
2 BỘ DỨA DẠI PANDANALES
2. Họ Dứa gai Pandanaceae
2 Dứa việt
Pandanus odoratissimus L.f. var.
vietnamensis (St-John) Stones.
++++ Bẹ lá, quả
B LỚP HAI LÁ MẦM EUDICOTS
3 BỘ BỒ HÒN SAPINDALES
3. Họ Xoài Anacardiaceae
3 Cây trang, Ngũ liệt poilan
Pentaspadon poilanei (Evr. & Tard.)
Phamhoang.
++++ Lá
4 Cóc chuột Lannea coromandelica (Houtt.) Merr. ++++ Lá, quả
4. Họ Trám Burseraceae
5 Cốc đá Garruga pierrei Guill.. ++++ Lá, quả
4 BỘ SIM MYRTALES
5. Họ Bàng Combretaceae
6 Chiêu liêu nghệ Terminalia triptera Stapf.. ++ Lá
7 Chiêu liêu nước Terminalia calamansanai (Bl.) Rolfe. ++++ Lá
5 BỘ ĐẬU FABALES
6. Họ Đậu Fabaceae
8 Gõ biển; Gõ gụ
Sindora siamensis var. maritima (Pierre)
K. & S.S. Lars.
++
Lá
9 Gụ lâu; Gõ sương
Sindora tonkinensis A. Chev. ex. K.S.S.
Lars.
+
Lá
10 Lim vàng bắc bộ
Peltophorum dasyrrachis var. tonkinensis
(Pierre) K. & S.S. Larsen.
++++
Lá, hoa
11 Móng bò Bauhinia sp. ++ Lá
6 BỘ SƠ RI (KIM ĐỒNG) MALPIGHIALES
7. Họ Bứa Guttiferae
12 Thành ngạnh nam Cratoxylum cochinchinensis (Lour.) Blume ++ Lá
8. Họ Cầy - Kơ nia Irvingiaceae
13 Cầy; Kơ nia Irvingia malayana Oliv. ex Benn. ++ Lá
7 BỘ HOA HỒNG ROSALES
9. Họ Dâu tằm Moraceae
14 Gừa lá đẹp Ficus callophylla Blume. var. callophylla. ++ Lá
15 Sộp Ficus superba var. japonica Miq. ++ Lá
8 BỘ LONG ĐỞM GENTIANALES
10. Họ Mã tiền Loganiaceae
16 Mã tiền sáng Struchnos lucida R.Br. + Lá
11. Họ Cà phê Rubiaceae
17 Nhàu nhuộm Morinda tomentosa Heyn. ++ Lá, quả
9 BỘ HOA MÔI LAMIALES
12. Họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae
18 Bình linh nghệ Vitex ajugaeflora Dop. ++++ Lá, quả
19 Bình linh vàng chanh Vitex limonifolia Wall. ++ Lá, quả
230 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
4. KẾT LUẬN
Nghiên cứu này đã ghi nhận ở khu nghỉ Six Senses Ninh Vân Bay, tỉnh Khánh Hòa
có 109 cá thể CVCĐ trong 16 đàn, phân bố ở vùng rừng khoảng 150 ha. Khu vực tập
trung nhiều đàn CVCĐ nhất ở khu vực nghiên cứu là khu vực Hồ nước ngọt. Các đàn
CVCĐ ở đây có số cá thể tương đối ít hơn so với các khu vực khác, nhiều đàn có dưới 6
cá thể. Số cá thể trung bình trong một đàn là 7 cá thể.
Ghi nhận được 19 loài thực vật thuộc 12 họ, 9 bộ là thức ăn của CVCĐ trong khu
vực. Các loài phổ biến dễ gặp như Dứa dại, Huyết rồng, Bình linh nghệ, Lim vàng bắc bộ.
Bộ phận cây mà CVCĐ ăn nhiều nhất là lá non (88,66%), tiếp đến là lá già (9,30%) và quả
xanh (1,74%).
Sự phân bố của CVCĐ tại khu nghỉ Six Senses Ninh Vân Bay thay đổi theo mùa.
Vào mùa khô, CVCĐ thường di chuyển xuống các đai thấp gần các biệt thự để kiếm thức
ăn, do trên núi cây bị khô hạn. Sang mùa mưa, các đàn CVCĐ phân tán rộng ra trên sườn
núi và ít khi xuống thấp.
Lời cảm ơn. Nghiên cứu này được tài trợ kinh phí bởi khu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh
Vân Bay. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ và nhân viên Six Senses Ninh Vân
Bay đã tham gia hỗ trợ hoạt động hiện trường và tạo điều kiện thuận lợi để nhóm nghiên
cứu hoàn thành các mục tiêu công việc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Pollard, E., Clements, T., Nut Meng Hor, Sok Ko and Rawson, B., 2007. Status and Conservation
of Globally Threatened Primates in the Seima Biodiversity Conservation Area, Cambodia.
Wildlife Conservation Society Cambodia program and Forestry Administration, Phnom Penh.
Hoang Minh Duc, 2007. Ecology and Conservation Status of the black-shanked douc (Pygathrix
nigripes) in Nui Chua and Phuoc Binh National Parks, Ninh Thuan Province, Vietnam. A
thesis submitted for the degree of Doctor of Philosophy at the University of Queensland,
271pp.
Brockelman, Warren & Ali, R.. (1987). Methods of surveying and sampling forest primate
populations. Primate conservation in the tropical rain forest, 23:62.
Altmann, J., 1974. Observational study of behavior: sampling methods. Behaviour journal, (49),
227-267.
Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000. Cây cỏ Việt Nam. Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, Quyển I, II, III.
PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 231
POPULATION CHARACTERISTICS AND BEHAVIOUR OF BLACK-
SHANKED DOUC (Pygathrix nigripes) IN SIX SENSES NINH VAN BAY,
KHANH HOA PROVINCE
Hoang Quoc Huy1,*, Tran Huu Vy1, Nguyen Ai Tam2, Ha Thang Long1,2
Abstract: This study was carried out in 150 ha of natural forest area of Six
Senses Resort, Ninh Van Commune, Ninh Hoa District, Khanh Hoa Province.
During the period from April 2019 to February 2020, we conducted 7 field
surveys to study the characteristics and populations of Black-shanked douc. The
study results showed that 109 individuals of Black-shanked douc belonging to
16 families currently living in the forest area under the management of Six
Senses Ninh Van Bay. The study recorded 19 plant species as food sources of the
Black-shanked douc. The behavior of Black-shanked douc langurs were also
observed and analyzed. Appropriate recommendations for resort activities that
avoiding negative impact on the species were also made.
Keywords: Pygathrix nigripes, Behavior, Black-Shanked douc, population, Six
Sense