Đặc điểm tình hình kê toa thuốc tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng 2

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng kê toa thuốc ngoại trú tại khoa khám bệnh của bệnh viện Nhi Đồng 2. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Kết quả: Đơn thuốc từ loại hình bảo hiểm y tế chiếm tỉ lệ 38,24% và loại hình dịch vụ chiếm tỉ lệ 61,76%. Trong giờ hành chánh chiếm tỉ lệ 48,78% và ngoài giờ hành chánh (giờ trực hay thứ bảy/chủ nhật) chiếm tỉ lệ 51,22%. Đơn thuốc có lỗi sai sót về hình thức kê đơn: Có 13,46% toa thuốc không ghi đầy đủ các phần hành chánh và mắc các sai sót như bệnh nhân không có ghi tuổi, cân nặng, giới, thuốc không ghi hàm lượng, số lượng cần mua, cách dùng, không lời dặn dò, ngày tái khám, c hữ ký bác sĩ. Có 0,49% toa có chữ viết rất khó đọc, 15,59% chữ viết khó đọc. Giá trung bình một toa thuốc là gần 68.000 đồng. Tỷ lệ đơn thuốc có sử dụng kháng sinh: 65,27% toa thuốc có ghi thuốc kháng sinh. Trong đó các bác sỹ lớn tuổi, bác sỹ của khoa khám bệnh và bác sỹ ngoài giờ kê toa thuốc kháng sinh nhiều hơn các, bác sỹ trẻ (dưới 5 năm), các bác sỹ trong các khoa nội trú và khám bệnh trong giờ hành chánh. Tỷ lệ đơn thuốc có sử dụng corticoids: 16,80% toa thuốc có ghi thuốc corticoids. Tỷ lệ đơn thuốc có sử dụng thuốc bổ: 22,86% toa thuốc có ghi thuốc bổ. Trong đó các biên chế khoa khám bệnh, bác sỹ trẻ (dưới 5 năm và từ 5 ‐ 15 năm) và khám bệnh ngoài giờ hành chánh kê toa cho thuốc bổ nhiều hơn là các bác sỹ các khoa nội trú, bác sỹ lớn tuổi và bác sỹ khám bệnh trong giờ. Không có đơn thuốc có sử dụng thực phẩm chức năng. Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu này là cơ sở để bệnh viện có kết hoạch tập huấn lại cho các bác sỹ tham gia phòng khám ngoại trú về qui chế kê đơn ngoại trú

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm tình hình kê toa thuốc tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa  76 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KÊ TOA THUỐC TẠI KHOA KHÁM BỆNH   BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2  Lục Quả*, Võ Phương Khanh*, Trịnh Hữu Tùng*  TÓM TẮT  Mục tiêu: Đánh giá thực trạng kê toa thuốc ngoại trú tại khoa khám bệnh của bệnh viện Nhi Đồng 2.  Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.  Kết quả: Đơn thuốc từ loại hình bảo hiểm y tế chiếm tỉ lệ 38,24% và loại hình dịch vụ chiếm tỉ lệ 61,76%.  Trong giờ hành chánh chiếm tỉ lệ 48,78% và ngoài giờ hành chánh (giờ trực hay thứ bảy/chủ nhật) chiếm tỉ lệ  51,22%. Đơn thuốc có lỗi sai sót về hình thức kê đơn: Có 13,46% toa thuốc không ghi đầy đủ các phần hành  chánh và mắc các sai sót như bệnh nhân không có ghi tuổi, cân nặng, giới, thuốc không ghi hàm lượng, số lượng  cần mua, cách dùng, không  lời dặn dò, ngày tái khám, c hữ ký bác sĩ. Có 0,49% toa có chữ viết rất khó đọc,  15,59% chữ viết khó đọc. Giá trung bình một toa thuốc là gần 68.000 đồng. Tỷ lệ đơn thuốc có sử dụng kháng  sinh: 65,27% toa thuốc có ghi thuốc kháng sinh. Trong đó các bác sỹ lớn tuổi, bác sỹ của khoa khám bệnh và bác  sỹ ngoài giờ kê toa thuốc kháng sinh nhiều hơn các, bác sỹ trẻ (dưới 5 năm), các bác sỹ trong các khoa nội trú và  khám  bệnh  trong  giờ  hành  chánh.  Tỷ  lệ  đơn  thuốc  có  sử  dụng  corticoids:  16,80%  toa  thuốc  có  ghi  thuốc  corticoids. Tỷ lệ đơn thuốc có sử dụng thuốc bổ: 22,86% toa thuốc có ghi thuốc bổ. Trong đó các biên chế khoa  khám bệnh, bác sỹ trẻ (dưới 5 năm và từ 5 ‐ 15 năm) và khám bệnh ngoài giờ hành chánh kê toa cho thuốc bổ  nhiều hơn là các bác sỹ các khoa nội trú, bác sỹ lớn tuổi và bác sỹ khám bệnh trong giờ. Không có đơn thuốc có sử  dụng thực phẩm chức năng.  Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu này là cơ sở để bệnh viện có kết hoạch tập huấn lại cho các bác sỹ tham gia  phòng khám ngoại trú về qui chế kê đơn ngoại trú.  Từ khóa: Thuốc, kê toa.  ABSTRACT  ASSESS THE OUTPATIENT PRESCRIPTION   AT CHILDRENʹS HOSPITAL 2 OUTPATIENT DEPARTMENT  Luc Qua, Vo Phuong Khanh, Trinh Huu Tung  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 76 ‐ 81  Objective: Assess the outpatient prescription at Childrenʹs Hospital 2 Outpatient Department.  Method: Cross ‐ sectional description study.  Results: Prescriptions  from  the  type of health  insurance accounted  for 38.24% rate, and  type of services  accounted  for  61.76%  rate. During  office  hours  48.78%  proportion  and  out  of  office  hours  (now  directly  or  saturday/sunday)  accounted  for  51.22%  rate. Prescription  errors  are  errors  on  the  form  prescribed:  13.46%  prescriptions are not  filled enough with the administration and errors as patients without an age, weight, sex,  drugs record levels, the amount needed to buy, how to use, non‐verbal reminding, on re‐ examination, physician  signature. There is 0:49% prescription writing very hard to read, hard to read handwriting 15:59%. The average  price of a prescription is close to 68.000 VND. Prescription rate of antibiotics use: 65.27% labeled prescription  antibiotics. Prescription  rate using  corticosteroids:  16.80%  labeled  prescription  drugs  corticosteroids. Rate  of  * Bệnh viện Nhi Đồng 2.  Tác giả liên hệ: CN Lục Quả   ĐT: 0986970657  Email: lucqua2000@yahoo.com.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 77 prescription drug use supplement: 22.86% labeled prescription supplements.  Conclusion:  From  the  results  of  this  study  are  the  basis  for  the  planned  hospital  training  for  doctors  participating outpatient clinics for outpatient prescription regulations.  Key words: Outpatient prescription.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Việc sử dụng thuốc không hợp lý, lạm dụng  kháng  sinh,  corticosteroid,  thuốc  bổ  đang  có  chiều hướng ngày càng gia tǎng ở các nước đang  phát  triển  trong  đó  có Việt Nam. Vấn  đề  lạm  dụng kháng  sinh,  corticosteroid và  các vitamin  đang xảy ra ở tất cả các tuyến, các cơ sở điều trị  từ  xã/phường  đến  phòng  khám/bệnh  viện  quận/huyện,  tỉnh/thành,  các  bệnh  viện  tuyến  Trung  ương,  ở  cả  các  cơ  sở y  tế nhà nước  lẫn  phòng khám tư nhân.  Trong  thời  gian  gần  đây,  trên  các  phương  tiện thông tin đại chúng phản ánh nhiều về thực  trạng kê  toa  thuốc ngoại  trú  tại  các  cơ  sở y  tế  chưa  phù  hợp  quy  chế  kê  đơn  và  y  đức  của  người thầy thuốc. Bên cạnh việc thực thi nghiêm  chỉnh quy chế kê đơn  thuốc ngoại  trú của hầu  hết các bác sĩ  tâm huyết, vẫn còn một số  ít các  thầy thuốc vi phạm nhưng chưa có bằng chứng  thống kê cụ thể.   Việc kê  đơn  thuốc không  đúng quy  chế  có  tầm  ảnh  hưởng  không  nhỏ  đến  sức  khỏe  của  người dân và vấn đề kinh tế xã hội. Cụ thể như:  Bệnh  nhân  sẽ  không  được  sử  dụng  thuốc  hợp lý đúng theo bệnh mình đang mắc phải dẫn  đến không hết bệnh, có thể bị phản ứng bất lợi  không mong muốn.  Do  lạm dụng,  chỉ  định không  đúng kháng  sinh dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.  Tăng chí phí điều trị do lạm dụng các thuốc  không cần thiết.  Hậu  quả  quan  trọng  là  giảm  lòng  tin  của  người dân vào hệ thống y tế.    Nhằm  có  số  liệu  thống  kê  cụ  thể  để  làm  bằng chứng đánh giá thực trạng kê toa thuốc tại  khoa khám bệnh của bệnh viện Nhi Đồng 2, qua  đó đề xuất biện pháp cải thiện phù hợp, chúng  tôi đã tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng  kê  toa  của  các  Bác  sĩ  tham  gia  khám  bệnh  tại  khoa  khám  bệnh  của  bệnh  viện  Nhi  Đồng  2  trong năm 2010.   Mục tiêu   Xác  định  tỷ  lệ  đơn  thuốc  có  lỗi  sai  sót  về  hình thức kê đơn.  Xác định tỷ lệ đơn thuốc có sử dụng kháng  sinh.  Xác  định  tỷ  lệ  đơn  thuốc  có  sử  dụng  corticoids.  Xác định  tỷ  lệ đơn  thuốc có sử dụng  thuốc  bổ.  Xác  định  tỷ  lệ  đơn  thuốc  có  sử dụng  thực  phẩm chức năng.  Xác định sự phân bố các tỷ lệ trên theo: Loại  hình  khám,  thời  điểm  khám,  khoa/phòng  biên  chế công tác và thâm niên công tác.  Thiết kế nghiên cứu  Cắt ngang mô tả.  Đối tượng  Các toa thuốc ngoại trú tại khoa khám bệnh  của bệnh viện Nhi Đồng 2 trong năm 2010.   Thời gian  Tháng ngẫu nhiên trong năm 2010.  Địa điểm  Tại  khoa  khám  bệnh  của  bệnh  viện  Nhi  Đồng 2.   Cỡ mẫu  Toàn bộ.  Phương pháp chọn mẫu  Chọn  mẫu  ngẫu  nhiên  hệ  thống.  Lấy  01  tháng bất kỳ trong 06 tháng cuối của năm 2010.  Trong  tháng  được  chọn,  chỉ  khảo  sát  trong  04  tuần, mỗi tuần lấy cách ngày. Mỗi ngày, lấy toàn  bộ các toa thuốc từ 07 giờ 00 phút đến 7 giờ 00  phút ngày hôm sau.   Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa  78 Xử lý số liệu  Nhập  số  liệu bằng phần mềm EpiData  3.1.  Phân  tích  số  liệu  thống  kê mô  tả  bằng  phần  mềm Stata 11.0  KẾT QUẢ   Đơn thuốc từ loại hình bảo hiểm y tế chiếm  tỉ  lệ  38,24%  và  loại  hình  Dịch  vụ  chiếm  tỉ  lệ  61,76%. Trong giờ hành chánh chiếm tỉ lệ 48,78%  và  ngoài  giờ  hành  chánh  (giờ  trực  hay  thứ  bảy/chủ nhật) chiếm tỉ lệ 51,22%.   Đơn thuốc có lỗi sai sót về hình thức kê đơn:  Có 13,46% toa thuốc không ghi đầy đủ các phần  hành chánh và mắc các  sai  sót như bệnh nhân  không có ghi  tuổi, cân nặng, giới,  thuốc không  ghi hàm  lượng,  số  lượng  cần mua,  cách dùng,  không lời dặn dò, ngày tái khám, chữ ký bác sĩ.  Có  0,49 %  toa  có  chữ viết  rất khó  đọc,  15,59%  chữ viết khó đọc.   Giá  trung bình một  toa  thuốc  là gần 68.000  đồng.   Tỷ  lệ  đơn  thuốc  có  sử  dụng  kháng  sinh:  65,27% toa thuốc có ghi thuốc kháng sinh. Trong  đó  các  bác  sỹ  lớn  tuổi,  bác  sỹ  của  khoa  khám  bệnh  và  bác  sỹ  ngoài  giờ  kê  toa  thuốc  kháng  sinh nhiều hơn các, bác sỹ trẻ (dưới 5 năm), các  bác  sỹ  trong  các  khoa  nội  trú  và  khám  bệnh  trong giờ hành chánh.   Tỷ  lệ  đơn  thuốc  có  sử  dụng  corticoids:  16,80% toa thuốc có ghi thuốc corticoids.   Tỷ lệ đơn thuốc có sử dụng thuốc bổ: 22,86%  toa thuốc có ghi thuốc bổ. Trong đó các biên chế  khoa khám bệnh, bác sỹ trẻ (dưới 5 năm và từ 5 ‐  15 năm) và khám bệnh ngoài giờ hành chánh kê  toa  cho  thuốc  bổ  nhiều  hơn  là  các  bác  sỹ  các  khoa  nội  trú,  bác  sỹ  lớn  tuổi  và  bác  sỹ  khám  bệnh trong giờ.   Không có đơn thuốc có sử dụng thực phẩm  chức năng.  BÀN LUẬN  Chúng  tôi  thu  thập  được  5.876  toa  thuốc,  trong đó có 2.247 toa thuốc từ các phòng khám  loại hình bảo hiểm y tế chiếm tỉ lệ 38,24% và có  3.629  toa  thuốc  từ  các  phòng  khám  loại  hình  dịch vụ chiếm tỉ  lệ 61,76%. Chúng tôi ghi nhận  số toa loại hình bảo hiểm y tế cao hơn so với ghi  nhận trong tài liệu dạy dùng cho đào tạo liên tục  bác  sĩ, dược  sĩ bệnh viện  của Bộ Y Tế  trong  2  năm 2003 và 2004 là 36% và 33% (1), chứng tỏ loại  hình khám bệnh BHYT ngày  càng  được người  dân  tin  tưởng  và  sử  dụng  rộng  rãi  hơn.  Tuy  nhiên, tỉ lệ này vẫn còn thấp so với tỉ lệ điều trị  BHYT trong nội viện là 95% có thể do các lý do  như đa số các bệnh thông thường đều do tuyến  quận/huyện  đảm  nhận, muốn  khám  tại  bệnh  viện Nhi Đồng 2 cần phải có giấy chuyển viện,  tâm  lý  của  thân  nhân  bệnh  nhân muốn  được  khám nhanh, đồng  thời  tiền cho một  lần khám  cũng  không  cao mà  BHYT  không  thanh  toán  100%  nên  nhiều  người  đã  chọn  giải  pháp  là  khám dịch vụ cho thuận tiện.  Có 2.866  toa  thuốc được  thu  thập  trong giờ  hành chánh chiếm tỉ lệ 48,78% và 3.010 toa thuốc  được  thu  thập ngoài giờ hành  chánh  (giờ  trực  hay thứ bảy/chủ nhật) chiếm tỉ lệ 51,22%.  Theo quy chế kê toa thuốc ngoại trú (2), có 10  điều khoản quy định đối với một  toa  thuốc cụ  thể từ hình thức của toa thuốc đến các nội dung  phải ghi trong toa thuốc: Tên tuổi, địa chỉ, cách  ghi tên thuốc, số  lượng, hàm  lượng thuốc, cách  dùng  thuốc. Xem xét về hình  thức cách ghi  toa  thuốc,  chúng  tôi  nhận  thấy  có  791  toa  thuốc  không ghi đầy đủ các phần hành chánh và mắc  các sai sót chiếm 13,46% và 5.085 toa có ghi đầy  đủ các phần hành chánh của toa chiếm 86,54%;  đồng  thời  thường mắc những sai sót như bệnh  nhân  không  có  ghi  tuổi,  cân  nặng,  giới,  thuốc  không ghi hàm  lượng, số  lượng cần mua, cách  dùng được liệt kê trong bảng 1.   Bảng 1. Tỉ lệ các sai sót về hình thức trong toa thuốc.  Không ghi (thiếu) n % Giới 81 10,20 Tuổi 82 10,35 Hàm lượng thuốc 70 8,84 Số lượng thuốc 63 7,98 Cách dùng 64 8,03 Ngày khám 68 8,58 Chữ ký bác sĩ 63 7,95 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 79 Không ghi (thiếu) n % Họ tên đầy đủ của bác sĩ 64 8,06 Cân nặng 59 7,50 Ngày tái khám 65 8,26 Lời dặn 64 8,04 Theo quy định  (2) là chữ viết trên toa phải rõ  ràng,  thì  trong số các  toa chúng  tôi khảo sát có  0,49 %  toa có chữ viết rất khó đọc, 15,59% chữ  viết khó đọc và 83,92% chữ viết có thể đọc được.  Đây là vấn đề mà các bác sĩ thường bị các bệnh  nhân phàn nàn, cũng như báo chí hay nhắc tới.  Trong 791  toa  thuốc không ghi  đầy  đủ  các  mục, thiếu ghi giới tính chiếm tỉ lệ là 10,20% và  thiếu ghi  tuổi  của bệnh nhi  chiếm 10,35%,  là 2  thiếu sót thường gặp nhất. Tuy nhiên, điều đáng  quan tâm là 8,84% trong số các toa này ghi thiếu  hàm  lượng thuốc  là điều không thể chấp nhận,  vì có thể dẫn đến việc dùng thuốc quá liều hoặc  không đủ  liều  lượng  thuốc  ảnh hưởng đến kết  quả điều trị.  Xét về người ghi toa, chúng tôi ghi nhận có  8,09%  các  toa do  các bác  sĩ  thuộc biên  chế  của  khoa khám bệnh ghi và  91,91%  các  toa do  các  bác sĩ từ các khoa nội trú ra tham gia khám bệnh  ghi. Điều này phù hợp với sự phân công nhân  sự của Phòng Tổ chức cán bộ. Các bác sĩ  thuộc  các nhóm tuổi khác nhau, bác sĩ có biên chế dưới  05 năm chiếm tỉ lệ 30,72%, các bác sĩ có biên chế  từ 05 đến 15 năm chiếm tỉ lệ 36,51% và các bác sĩ  có biên chế  trên 15 năm ghi chiếm  tỉ  lệ 32,78%.  Điều này chứng tỏ  là đa số các bác sĩ khi được  phân công  ra khoa khám bệnh đều có  ít nhiều  kinh nghiệm từ trên 05 năm trở lên.  Theo  qui  chế  kê  toa  ngoại  trú,  tên  thuốc  phải  ghi  theo  tên  hóa  học  (generic),  trong  nghiên cứu chúng  tôi nhận  thấy chỉ  có 3,46%  các  toa  được  ghi  vừa  tên  hóa  học  vừa  tên  thương mại, 14,1%  các  toa ghi  theo  đúng  tên  hóa học và 82,44% các toa ghi theo tên thương  mại. Điều này sẽ gây khó khăn cho bệnh nhân  nếu như không mua  thuốc  tại nhà  thuốc  của  bệnh viện,  cũng như  chưa  loại  trừ  được  việc  ghi toa theo trình dược viên. Ngoài ra, việc kê  toa thuốc bằng tên hóa học còn giúp giảm chi  phi  điều  trị  cho  bệnh  nhân,  cụ  thể  với  cùng  một một  thuốc  có  cùng  tên  hóa  học  với  chất  lượng điều trị như nhau, nhưng nếu bác sĩ kê  thuốc biệt dược ngoại thì giá sẽ rất cao, chẳng  những tăng thêm gánh nặng chi phí cho người  bệnh mà  còn  ảnh hưởng  đến ngành  sản xuất  dược phẩm trong nước sẽ không phát triển.  Xét  về  nội  dung  và  chất  lượng  toa  thuốc,  chúng tôi ghi nhận có 2041 toa  là không có ghi  kháng sinh chiếm tỉ  lệ  là 34,73% và có 3835 toa  có  ghi  thuốc  kháng  sinh  chiếm  tỉ  lệ  lên  tới  là  65,27%. Theo thống kê của Bộ Y Tế trong 2 năm  2003 và 2004 (1), số tiền chi cho kháng sinh là 54%  và  56%  trên  tổng  số  tiền  thuốc,  kháng  sinh  chiếm  khoảng  36%  tổng  chi  phí  cho  thuốc  và  hoá chất và  tỉ  lệ cao nhất  được báo cáo  tại các  bệnh viện nhi Thành Phố Hồ Chí Minh là lên tới  89%. Cũng theo báo cáo của Cục Quản lý Khám  Chữa  bệnh  năm  2009,  chi  phí  cho  kháng  sinh  chiếm trên 30% tổng chi phí của bệnh viện cho  thuốc và hoá chất. Điều này cho  thấy việc  lạm  dụng kháng sinh ở khu vực phòng khám  là rất  đáng kể, phù hợp với thống kê của Bộ Y Tế.  Toa có ghi thuốc corticoid là 987 toa chiếm tỉ  lệ  là  16,80%,  4889  toa  thuốc  không  có  ghi  corticoid chiếm tỉ lệ là 77,14%. Điều này cho thấy  việc lạm dụng thuốc corticoid là không đáng kể.  Có 1.343  toa  có ghi  thuốc bổ  chiếm  tỉ  lệ  là  22,86% và 77,14% số toa thuốc còn lại không có  sử  dụng  thuốc  bổ  là  4533  toa.  Theo  kết  quả  thống kê của Bộ Y Tế trong các năm 2000, 2001  và 2002 (1) tỉ lệ tiền chi cho thuốc bổ chiếm 5 ‐ 7%  tổng  tiền  thuốc. Trong 2 năm 2003, 2004  (1)  tỉ  lệ  tiền chi cho thuốc bổ chiếm 2% tổng tiền thuốc.  Như  vậy  trong  những  năm  gần  đây,  việc  lạm  dụng  thuốc bổ có chiều hướng gia  tăng  trở  lại,  đặc biệt tại khu vực phòng khám.  Không  có  toa  nào  có  ghi  thực  phẩm  chức  năng. Đây là điều đáng mừng, có lẻ do sự giám  sát  chặt  chẽ  của  Ban Giám  Đốc  và  Phòng Kế  hoạch  Tổng  hợp  không  cho  nhập  thực  phẩm  chức năng vào nhà thuốc của bệnh viện.   Chúng  tôi  cũng  nhận  thấy  có  580  toa  có  phần  thuốc ghi không phù hợp với  chẩn  đoán  bệnh chiếm  tỉ  lệ  là 9,80%. Đây  là  điều  đáng  lo  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa  80 ngại về chất lượng kê toa thuốc của các bác sĩ.  Theo  qui  định  của Qui  chế  kê  đơn  ngoại  trú (2) do Bộ Y Tế ban hành năm 2008, thời gian  kê  toa  tối đa  là 5 ngày, chúng  tôi ghi nhận có  261  toa  thực  hiện  không  đúng  quy  định  này  chiếm tỉ lệ là 4,45%.   Giá  trung bình một  toa  thuốc  là gần 68.000  đồng, toa mắc nhất là 759.000 đồng và rẻ nhất là  600 đồng với độ lệch chuẩn là 49.000 đồng. Với  điều kiện kinh  tế như  thời điểm này, giá  trung  bình của toa thuốc như vậy là hơn cao so với đời  sống người dân, và  thật đáng phê phán khi kê  một toa thuốc có giá cao hơn 1 tháng  lương tối  thiểu  của  cán  bộ  công  nhân  viên  (từ  1/5/2010  mức lương tối thiểu tăng từ 650.000 lên 730.000  đồng /tháng).  Về phần đánh giá sự phù hợp giữa chi phí  toa  thuốc  so  với  chẩn  đoán  bệnh  và mức  độ  bệnh ghi trên toa, chúng tôi nhận thấy có 1.360  toa thuốc có giá tiền không phù hợp chiếm tỉ lệ  là 23,14%.  Khi tìm mối liên quan giữa việc ghi toa cho  kháng sinh, corticoid, thuốc bổ, thực hiện đúng  theo qui chế kê  toa ngoại  trú, sự phù hợp giữa  chẩn  đoán  bệnh  và  thành  phần  toa  thuốc,  với  các yếu tố có  liên quan đến các bác sĩ như biên  chế thuộc khoa Khám bệnh, thâm niên công tác,  khám bệnh trong giờ hay ngoài giờ hành chánh;  chúng tôi ghi nhận được như sau:  Việc cho kháng sinh (KS)  Các bác  sĩ  thuộc biên  chế khoa khám bệnh  ghi  toa  cho  kháng  sinh  nhiều  hơn  các  bác  sĩ  thuộc các khoa nội trú và sự khác biệt này có ý  nghĩa thống kê với P = 0,0083 và OR là 0,75.   Các  bác  sĩ  có  thâm  niên  công  tác  dưới  5  năm  có  xu hướng  kê  toa  có  kháng  sinh  thấp  hơn các bác sĩ có thâm niên 5 – 15 năm và trên  15 năm, và  sự khác biệt  có ý nghĩa  thống kê  với P <0,001; OR lần lượt là 0,73 và 0,76. Giữa 2  nhóm bác sĩ thâm niên trên 5 năm thì không có  sự khác biệt về việc kê toa có kháng sinh.  Các bác sĩ khám bệnh trong giờ hành chánh  ít  cho KS hơn  các bác  sĩ khám ngoài giờ hành  chánh và sự khác biệt này có ý nghĩa  thống kê  với P<0,001 và OR là 1,39.   Để  lý giải cho những điều này,  theo chúng  tôi nghĩ có chăng các bác sĩ trẻ (dưới 5 năm), các  bác sĩ trong các khoa nội trú và khám bệnh trong  giờ  hành  chánh  còn  kê  toa  theo  bài  bản,  lý  thuyết hơn là các bác sĩ lớn tuổi, bác sĩ của khoa  khám bệnh và bác  sĩ ngoài giờ  chỉ kê  toa  theo  kinh  nghiệm  và  lạm  dụng  kháng  sinh  nhiều  hơn; hay chăng là còn lý do nào khác.   Việc cho Corticoid  Các bác  sĩ  thuộc biên  chế khoa khám bệnh  cho  Corticoid  nhiều  hơn  các  bác  sĩ  thuộc  các  khoa  nội  trú,  và  sự  khác  biệt  này  có  ý  nghĩa  thống kê với Pr =0,0095 và OR là 0,73. Có chăng  các  bác  sĩ  của  khoa  khám  bệnh  lạm  dụng  Corticoid vì nghĩ rằng sử dụng Corticoid sẽ mau  hết bệnh hơn.  Các bác sĩ có thâm niên công tác dưới 5 năm  và từ 5 ‐ 15 năm có xu hướng kê toa có Corticoid  thấp hơn các bác sĩ có thâm niên trên 15 năm, sự  khác biệt này có ý nghĩa  thống kê với P <0,001  và OR lần lượt là 0,71 và 0,73.   Các bác sĩ khám bệnh trong giờ hành chánh  ít cho Corticoid hơn các BS khám ngoài giờ hành  chánh và sự khác biệt này có ý nghĩa  thống kê  với P = 0,0077 và OR là 0,83.   Chúng tôi nghĩ rằng các bác sĩ trẻ hơn (dưới  5 năm và  từ 5  ‐ 15 năm) và khám  trong giờ có  thể không  lạm dụng Corticoid, còn ghi toa một  cách bài bản chứ không  theo kinh nghiệm như  các bác sĩ lớn tuổi và bác sĩ khám ngoài giờ.  Việc cho thuốc bổ (TB)  Các bác  sĩ  thuộc biên  chế khoa khám bệnh  cho TB nhiều hơn các bác sĩ thuộc các khoa nội  trú, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với  P < 0,001 OR  là 0,57. Có phải  chăng  các bác  sĩ  thuộc biên chế khoa khám bệnh quan  tâm đến  vấn  đề dinh dưỡng  cho BN hơn  các bác  sĩ  các  khoa nội trú, hay có lý do nào khác.   Các bác  sĩ  có  thâm niên  công  tác  từ  5  ‐  15  năm  có  xu hướng kê  toa  có  thuốc bổ  ít hơn  2  nhóm bác sĩ dưới 5 năm và trên 15 năm, sự khác  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 81 biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,001; và OR  lần lượt là 1,48 và 0,62.  Các bác sĩ khám bệnh trong giờ hành chánh  ít  cho TB hơn  các bác  sĩ khám ngoài giờ hành  chánh và sự khác biệt này có ý nghĩa  thống kê  với P = 0,0077 và OR là 0,83.  Để  lý giải cho những điều này,  theo chúng  tôi nghĩ có chăng các bác sĩ trẻ (dưới 5 năm và từ  5 ‐ 15 năm) và khám bệnh ngoài giờ hành chánh  kê toa cho TB nhiều hơn là các bác sĩ lớn tuổi và  bác sĩ khám bệnh trong giờ vì không tự tin, thích  cho  nhiều  thuốc;  hay  chăng  là  còn  lý  do  nào  khác như nói trên.   Về  thời  gian  kê  toa  đúng  theo  quy  định  của qui chế kê toa ngoại trú  Không được cho thuốc quá 5 ngày  Sự khác biệt về  thời gian kê  toa  đúng  theo  qui  định  giữa  các  bác  sĩ  thuộc  biên  chế  khoa  khám  bệnh  và  các  bác  sĩ  của  c
Tài liệu liên quan